Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Một Đời Sống Trong Sạch

Một Đời Sống Trong Sạch

“Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra” (I Ti-mô-thê 1:5). 

images

Một Cơ Đốc Nhân “trong sạch” là người có cuộc sống cởi mở, thành thật và đáng tin cậy. Một đời sống như thế này thuộc về một người không có gì phải che dấu và sợ hãi. Sự trong sạch trái ngược với giả hình. Từ hypocrite nghĩa là “Một diễn viên kịch đeo mặt nạ.” Nói cách khác, là một kẻ giả hình. Trong thế giới cổ đại, các diễn viên thường đeo nhiều mặt nạ khác nhau và đóng những vai khác nhau trong vở kịch; và hầu hết người Pha-ri-si coi việc theo tôn giáo là đeo mặt nạ và đóng kịch. Đạo đức của các thầy thông giáo và người Pha-ri-si chỉ là giả tạo và Đức Chúa Giê-su đã loại bỏ họ (Ma-thi-ơ 5:20). Đọc Ma-thi-ơ đoạn 23 để biết Chúa chúng ta đã đánh giá về những người tin Chúa giả dối.

ĐỐI DIỆN LƯƠNG TÂM

Trong những thư tín của Phao-lô, ông đã dùng từ “lương tâm” 21 lần, vì vậy nó là một chủ đề quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Trong đoạn Kinh Thánh này, Phao-lô đã nhấn mạnh một đời sống trong sạch của người công chính: một trái tim trong sáng, lương tâm tốt đẹp và đức tin chân thành. Những người giả tạo có trái tim đen tối, không phải trái tim trong sáng và đầy yêu thương. Lương tâm họ bị ô uế và đức tin của họ chỉ là những hành động theo thói quen chứ không đến từ lòng yêu kính Chúa.

Nhưng trước khi tôi xét đoán những người này, tôi phải xét lại đời sống mình đặc biệt là tình trạng của lương tâm tôi. Lương tâm chính là “cửa sổ thầm kín” mà ánh sáng chân lý của Đức Chúa Trời rọi qua giúp chúng ta nhận biết đúng sai. Nếu tôi làm đúng, lương tâm sẽ reo mừng; nếu tôi làm sai, lương tâm sẽ cáo trách tôi. Nếu tôi cứ tiếp tục làm trái lương tâm, cánh cửa sổ này sẽ vẩn đục và ánh sáng sẽ bị mờ đi và mối quan hệ giữa tôi với lương tâm tôi sẽ bị hư hoại. Hãy xem năm lời khuyên sẽ giúp chúng ta vui hưởng một đời sống trong sạch vì có một lương tâm trong sạch.

Nhấn Mạnh Sự Ngay Thẳng – Lương Tâm Tốt Lành.

Sự ngay thẳng trái ngược với sự giả hình và hai lòng như số nguyên với phân số. Người Pha-ri-si là những kẻ hai lòng và trong lòng họ muốn làm tôi hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24). Con người ẩn sâu bên trong họ bị chia đôi. Họ dạy người khác phải làm nhưng họ lại không tuân giữ mạng lệnh của Chúa. Họ tỏ lòng thành kính bằng việc cầu nguyện lớn tiếng trên đường phố và thổi kèn khi họ dâng hiến trong đền thờ. Chúa Giê-su biết điều họ đang làm và Ngài cố gắng giãi bày với họ, nhưng họ chối bỏ Ngài. Ni-cô-đem và Giô-sép người A-ri-ma-thê là một trong số ít người nhận ra chân lý và đặt lòng tin vào Chúa Giê-su ở tòa công luận (Giăng 19:38-42).

Một lương tâm tốt lành phải được trui rèn bằng việc tuân giữ các mệnh lệnh của Chúa (Công Vụ 24:16), nếu không, nó sẽ dần dần mất đi các chức năng có sẵn.

Nhà văn châm biếm người Mỹ H.L Mencken định nghĩa, “Lương tâm là giọng nói bên trong cảnh báo chúng ta rằng có thể có ai đó đang nhìn đấy.” Nhưng người tin Chúa không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình vì họ biết rằng Chúa thấy mọi việc họ đang làm và Ngài đẹp lòng.

Cha chúng ta ở trên trời đã sắm sẵn cho chúng ta và nếu ta tuân theo lời Ngài, Ngài sẽ ban thưởng cho chúng ta. Cơ Đốc Nhân khiêm nhường nhất là người giữ lương tâm mình trong sạch chắc chắn sẽ được Đức Chúa Trời tiếp tục ban phước.

Khuyến Khích Người Có Lương Tâm Yếu Đuối Trưởng Thành.

Khi ta tấn tới trong ân điển và sự thông biết Chúa (II Phi-e-rơ 3:18), lương tâm chúng ta cũng sẽ trưởng thành và trở nên càng ngày càng nhận biết Chúa rõ hơn. Chân lý của Chúa chẳng thay đổi nhưng khi ta tấn tới trong sự hiểu biết, ta áp dụng chân lý đó. Chúng ta phải tấn tới trong sự thông biết và sáng suốt. Khi tôi là một tân tín hữu, một người bạn đưa tôi một đoạn Kinh Thánh và giải thích rằng Chúa có kế hoạch riêng cho cuộc đời tôi và tôi phải theo Ngài chứ không theo người ta (Phi-líp 1:9-11). Vâng, người khác có thể dạy tôi và khuyến khích tôi, nhưng chỉ có Giê-su mới là Chúa tôi. Nếu tôi dùng tấm gương của các Cơ Đốc Nhân để bào chữa, để bảo vệ cho những hành động sai trái thì tôi sẽ chẳng bao giờ trưởng thành. Tôi phải theo Thánh Linh để lương tâm trở nên mạnh mẽ khi tôi cầu nguyên, đọc Kinh Thánh, thờ phượng với anh em trong Chúa và tuân theo Lời Ngài.

Tôi học được rằng có một điều được gọi là “phong tục địa phương của người tin Chúa.” Một người bạn của tôi (người mà tôi gọi là Wally) đã lãnh đạo một nhóm người Mỹ rao giảng Phúc Âm ở Phần Lan. Khi anh ấy và nhóm của mình đang cùng người dẫn chương trình chuẩn bị cho buổi truyền giảng, Wally bắt đầu huýt sáo theo giai điệu một bài nhạc thánh. Người dẫn chương trình hỏi, “Ai giảng tối nay?” Wally trả lời rằng, “Tối nay tới lượt tôi giảng.” “Ôi anh không giảng được đâu!” Bạn tôi không biết rằng huýt sáo theo một bài nhạc thánh được coi là tội lỗi ở Phần Lan. Hầu hết mọi tín hữu trong Hội Thánh ngày nay đều tránh xa thuốc lá vì lý do sức khỏe hơn là lý do tôn giáo. Một người với lương tri yếu đuối thiếu sự hiểu biết Kinh Thánh và gặp khó khăn để trả lời câu hỏi, “Điều gì thuộc về Thánh Linh và điều gì thuộc về xác thịt?” Trong Chiến Tranh Thế Giới II, dưới sự che chở của chính quyền thành phố, các giáo viên trường cao đẳng thường đưa cả lớp tới rạp chiếu phim và các sinh viên thường xem một bộ phim giải trí cùng với một vài phim hoạt hình, nghe một bài hát kêu gọi tinh thần chiến đấu và được tặng những con tem tự do. Một vài người bạn Tin Lành từ chối tham gia vì họ tẩy chay những bộ phim, nhưng tôi biết rằng sau khi tốt nghiệp họ lại đi xem phim.  🙂

Hội Thánh ngày xưa bị bắt bí với những câu hỏi liên quan tới kiêng ăn, của cúng thờ thần tượng, và tuân giữ luật Môi-se. Những người Giu-đa tuân giữ luật nghiêm ngặt có quan điểm khác với dân ngoại. Phao-lô giải quyết những vấn đề của Cơ Đốc Nhân tự do trong Rô-ma 14:1-15:3 và I Cô-rinh-tô 8-10, và nguyên tắc chung mà ông đặt ra vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Nhiều Cơ Đốc Nhân trưởng thành hiểu rằng sự tự do trong Đấng Christ của họ không phải là lạm dụng sự tự do bằng việc làm theo các gương xấu gây cớ vấp phạm cho người khác; mà các tín hữu chưa trưởng thành về thuộc linh (Con đỏ trong Đấng Christ) chỉ trích và lên án những người biết sử dụng sự tự do vì danh Chúa. Điều này đơn giản chỉ là vấn đề của sự trưởng thành trong Chúa.

Khi đám trẻ nhà tôi còn nhỏ, vợ tôi và tôi rất cẩn thận không để dao, đinh ghim, kéo hay những đồ vật nguy hiểm khác lung tung trong nhà. Nhưng khi chỉ có hai chúng tôi, chúng tôi không cần giữ nguyên tắc đó. Tại sao? Bởi cả hai chúng tôi đều có kinh nghiệm để tránh nguy hiểm và sử dụng những vật dụng đó hợp lý. Sự khác biệt là chúng tôi đã là người trưởng thành. Điều quan trọng là với các tân tín hữu phải được dạy Lời Ngài và làm thế nào để áp dụng những Lời Ngài và những nguyên tắc này trong đời sống của chính họ. Thước đo của sự trưởng thành là tự do, điều này dựa trên chân lý của Kinh Thánh làm lợi cho Hội Thánh và làm sáng danh Chúa. Chúng ta không được tạo ra ranh giới để thử thách tình anh em hay sự thông công. Mà chúng ta phải tuân lệnh II Ti-mô-thê 2:2 và kiên nhẫn dẫn dắt tân tín hữu trưởng thành trong Chúa.

images

Một lương tâm yếu đuối sẽ làm cho con người trở nên dè dặt và họ hay để ý đến những chi tiết nhỏ lẻ về điều đúng, điều sai nên họ bị mất thăng bằng và mất đi sự tự do. Vài tín hữu sẽ không bước lên vết nứt trên vỉa hè vì họ sợ rằng nếu họ bước lên đó họ sẽ quay lại điểm xuất phát và bắt đầu lại cuộc hành trình. Nhà văn nổi tiếng người Anh Samuel Johnson đã buồn phiền vì điều này. Từ scruple có nguồn gốc từ tiếng La-tinh và nghĩa là “Một hòn đá nhỏ sắc nhọn trong giày của ai.” Có những người luôn băn khoăn cân nhắc những việc nhỏ trong khi ăn, lái xe, và thậm chí cả lúc làm việc và những thói quen này cướp đi của họ niềm vui và đôi khi là hiệu quả công việc. Một lương tâm lành mạnh giúp chúng ta thiết lập được giá trị đúng và tránh xa những thói quen trẻ con sẽ cướp đi sự tự do trong Đấng Christ.

Tránh Xa Sự Ô Uế – Lương Tâm Dơ Dáy.

Hãy nhớ rằng, lương tâm giống như cửa sổ để ánh sáng của Đức Chúa Trời rọi vào sâu trong tấm lòng của mỗi người, và nếu cửa sổ đó dính bụi bẩn, ánh sáng sẽ bị mờ đi.

“Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!” (Ma-thi-ơ 6:22-23).

Quang cảnh quyết định kết quả, và nếu tầm nhìn của ta bị mờ, những quyết định sẽ sai trật và đem đến hậu quả đau đớn.

Mỗi khi chúng ta cố ý phạm tội và không ăn năn tội mình, chúng ta đã làm tổn thương lương tâm của mình cho đến khi nó trở nên dơ dáy tới mức không ánh sáng nào xuyên qua được và (tồi tệ hơn là) ánh sáng trở thành bóng tối. “Mọi sự là tinh sạch cho những người tinh sạch, nhưng, cho những kẻ dơ dáy và chẳng tin, thì không sự gì là tinh sạch cả; trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa” (Tít 1:15). Một tâm thần dơ dáy thì dễ tìm cơ hội để phạm tội, và một lương tâm dơ dáy thì không gặp vấn đề gì khi bảo vệ cho tội lỗi.

Trong Cựu Ước các nhà hội có một cái chậu lớn để đựng nước, và các thầy tế lễ rửa tay và chân khi họ chuẩn bị làm lễ. Cái chậu này không có đáy vậy nên khi chân bị bẩn, thì tay họ cũng bị dơ vì các loại lễ vật hiến tế. Những cái chậu như thế này được làm từ đồng thau bóng loáng, chúng được tặng bởi các phụ nữ của các dân tộc  (Xuất Ê-đíp-tô ký 8), và gương là sự hiện thân về Lời Ngài (Gia-cơ 1:22-25, II Cô-rinh-tô 3:18). Để giữ tâm thần và lương tâm trong sạch, hãy bỏ thời gian đọc và nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy rửa sạch trong chậu rửa làm bằng Lời Ngài! Kinh Thánh là chiếc gương giúp ta thấy chúng ta như thế nào, và nó cũng là nước để rửa sạch tội lỗi chúng ta (Ê-phê-sô 5:25-27). Nếu chúng ta xưng ra tội lỗi của mình, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta và dòng huyết của Đức Chúa Giê-su Christ sẽ rửa sạch mọi tội lỗi khỏi chúng ta (I Giăng 1:5-10).

Để việc xưng tội có giá trị là phải xưng tội chính xác và biết Chúa nói gì về điều đó. Chúng ta biết rằng cái chúng ta đã làm sẽ chỉ tồi tệ hơn khi mà ta cố làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Tội lỗi là tội lỗi và xưng tội với Chúa là phải xưng tội bằng cả lòng thành. “Nếu tôi có tội” là lời xưng tội không trọn vẹn. Nếu chúng ta không đến với Chúa bằng một trái tim tan vỡ và lời xưng tội chân thành thì ta chỉ phí thời gian. Lời cầu nguyện, sự thờ phượng, sự dâng hiến, và việc lành không mang lại sự tha tội mà chỉ có sự ăn năn thật sự và sự xưng tội mình ra thì mới được tha. Bất cứ khi nào phạm tội, chúng ta phải giải quyết vấn đề ngay lập tức và công bố Lời Ngài hứa về sự tha tội. Việc giấu tội sẽ chồng thêm tội dẫn đến lương tâm xấu xa nhất – ác tâm (lương tâm gian ác).

Nuôi Dưỡng Lương Tâm Nhạy Bén – Lương Tâm Gian Ác.

Những người có lương tâm gian ác được miêu tả trong Ê-sai 5:20, “Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối; vật chi cay trở cho là ngọt, vật chi ngọt trở cho là cay!” Giá trị đạo đức của con người ngày nay bị đảo lộn và vài người xưng là Cơ Đốc Nhân khoe khoang về những tội lỗi lặp đi lặp lại của mình mà gọi đó là “sự tự do.”

Nếu chúng ta muốn có một đời sống trong sạch chúng ta phải đối xử với tội lỗi cách nghiêm khắc. Coi nhẹ tội lỗi là tội và dẫn đến hậu quả là hủy diệt…

“Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn;

Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm Ngôn 28:13).

Chúng ta có thể phạm tội và che đậy nó với nhiều tội lỗi hơn, cuối cùng trở thành người có lương tâm gian ác hoặc chúng ta xưng ra tội lỗi của mình và chế ngự nó thông qua dòng huyết của Chúa Giê-su và quyền năng của Đức Thánh Linh. Chúng ta phải hết sức bảo vệ chính mình để không trở thành người nhẫn tâm có lương tâm gian ác mà phải gìn giữ sự nhạy bén đối với mọi điều mà Đức Thánh Linh nhắc nhở.

Khi một người xưng mình là Cơ Đốc Nhân đầu hàng các học thuyết của quỷ dữ, giả vờ có Thánh Linh, nhắc đi nhắc lại những lời giả dối, anh ta hay cô ta đã trở thành người có ác tâm (Lương tâm gian ác), “Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì” (I Ti-mô-thê 4: 1-2). Phao-lô nói rằng những người như thế này lương tâm đã “chai lì” và họ không bao giờ đủ nhạy bén để nghe thấy tiếng Chúa nữa. Từ “sear” (chai lì) liên hệ tới miếng thịt đã bị đốt nóng và bị chai lì mất cảm giác. Những người như thế này không gớm ghiếc tội lỗi, không cự tuyệt nó mà trái lại họ chơi đùa với tội lỗi và vui thích với điều đó. Nếu như họ xưng tội mình thì những lời xưng tội của họ rất hời hợt, đầy những lời bào chữa. Họ phân loại tội của mình là nhỏ, trung bình, hay lớn, nhưng hiếm khi chấp nhận sự kinh khủng của tội lỗi mình. Giống như người Pha-ri-si trong ngày Chúa Giê-su bị nộp, họ được quan tâm hơn bởi danh tiếng chứ không phải nhân cách. Nếu bạn đối chứng với họ bằng Lời Ngài, họ sẽ giải thích nó theo cách của họ, rằng: “Đó là cách giải Kinh của bạn.” Đó là cách họ thường dùng để bào chữa cho mình.

co du

Những bước tới gần lương tâm của quỉ dữ được liệt kê trong I Giăng 1:5-10. Nếu chúng ta nói dối người khác (I Giăng 1:6), chúng ta đã giả tạo. Nếu ta lừa dối mình (I Giăng 1:8), chúng ta đã thành kẻ hai lời, hai lòng. Chúng ta nói dối Đức Chúa Trời tức là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối (I Giăng 1:10), và ta trở thành kẻ bội đạo! Khi bạn đọc về cuộc đời của Vua Sau-lơ (I Sa-mu-ên đoạn 9- 31) bạn sẽ thấy sự sa ngã của ông vua này. Sau-lơ là người có năng lực nhưng không liêm chính. Ông khởi đầu tốt nhưng kết thúc trong bi kịch và bị giết bởi những người con trai của mình, bao gồm cả Giô-na-than mộ đạo. Chúng ta phải cầu nguyện hằng ngày để Chúa dẫn dắt ta cho đến cuối cùng. “Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã” (I Cô-rinh-tô 10:12).

Tìm Kiếm Sự Cứu Rỗi – Khôi Phục Lương Tâm.

Các tín đồ không có lương tâm lành mạnh thì giống con tàu không có la-bàn hay máy bay không có ra-đa. Họ là những người khuyết tật, sai lầm từ thất bại này tới thất bại khác và bào chữa đi bào chữa lại, mà không biết con đường Chúa muốn họ bước đi. Nhưng họ vẫn có thể được khôi phục lương tâm.

“Vì nếu huyết của dê đực bò đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô uế còn làm sạch được phần xác thịt họ và nên thánh thay, huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!” (Hê-bơ-rơ 9:13-14).

Tuy nhiên, họ phải được tha tội và rũ bỏ hoàn toàn tội lỗi đó. Bất kỳ ai cũng có thể nhổ đinh khỏi bảng gỗ nhưng chỉ Chúa mới có thể cứu họ khỏi hố sâu tội lỗi. Nếu như tôi hỏi các bạn “Tội lỗi lớn nhất của Vua Đa-vít là gì?” các bạn có thể trả lời, “Phạm tội ngoại tình với Bát-sê-ba và xếp đặt U-ri bị chém chết trong chiến trường.” Nhưng vào thời điểm mà Đa-vít vi phạm luật của Chúa và Ngài đã ra lệnh điều tra dân số. Bảy mươi ngàn người đã chết trong một dịch bệnh bởi tội lỗi của chỉ một người (II Sa-mu-ên 24) Bằng việc phạm cả hai tội trên, Đa-vít đã làm ô uế lương tâm mình và chịu sự sửa phạt của Chúa. Nhưng Thi Thiên 32 và 51 đã minh chứng rằng Đa-vít đã hạ mình và xưng tội mình ra và Chúa đã tha thứ cho ông. Đa-vít cưới Bát-sê-ba và Chúa cho họ sinh một con trai đặt tên là Sô-lô-môn. Đa-vít mua một sân đạp lúa dựng một bàn thờ và dâng của lễ thiêu cho Chúa và bệnh dịch liền ngừng lại (II Sa-mu-ên 24:18-25). Nhiều năm sau, Vua Sô-lô-môn xây đền thờ Chúa tại nơi này!

Chỉ bởi ân điển của Chúa mà Ngài có thể tha thứ cho hai tội lớn nhất của một người và xây đền thờ! “Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (Rô-ma 5:20).

Dù một người con Chúa chống đối Ngài hay họ xa rời ý muốn Chúa ra sao thì Chúa vẫn tha thứ. Chúng ta đừng trì hoãn và bị dụ dỗ nữa mà hãy tìm kiếm Chúa “trong khi Ngài đang ở gần” (Ê-sai 55:6). Chúng ta phải gánh chịu hậu quả của tội lỗi, nhưng mối liên lạc giữa Chúa và con dân Ngài có thể được làm mới lại. Chúng ta luôn có thể bắt đầu một khởi đầu mới, và chúng ta càng sớm làm điều đó thì đời sống và chức vụ của chúng ta càng tốt đẹp hơn và càng vinh hiển danh Chúa nhiều hơn.

“Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn;

Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm Ngôn 28:13).

Image processed by CodeCarvings Piczard ### FREE Community Edition ### on 2016-02-10 22:40:49Z | http://piczard.com | http://codecarvings.com

Cầu mong cho khát khao từ tâm khảm của chúng ta sẽ như Charles Wesley tác giả bài Thánh ca, “I want a principle within.” đã diễn tả, ông là một trong số ít người sáng tác Thánh ca về lương tâm.

I want a principle within
Of jealous, godly fear,
A sensibility of sin,
A pain to feel it near.
I want the first approach to feel
Of pride or fond desire,
To catch the wand’ring of my will,
And quench the kindling fire.

From Thee that I no more may part,
No more Thy goodness grieve,
The filial awe, the fleshly heart,
The tender conscience, give.
Quick as the apple of an eye,
O God, my conscience make;
Awake my soul when sin is nigh,
And keep it still awake.

Almighty God of truth and love,
To me Thy power impart;
The mountain from my soul remove,
The hardness of my heart.
Oh, may the least omission pain
My reawakened soul,
And drive me to that blood again,
Which makes the wounded whole.

Amen and amen.

Warren W. Wiersbe   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn