Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Vai trò Của Phụ Nữ

Vai trò Của Phụ Nữ

Thiết kế của Chúa trong sự sáng tạo

Vai trò Của Phụ Nữ Được Mô Tả

god

Đức hạnh và sự tin kính của một người mẹ có thể có ảnh hưởng sâu sắc trên đời sống con cái. Nuôi dạy con cái đem lại cho phụ nữ phẩm cách. Sự đóng góp vĩ đại của người là việc làm mẹ. Tuy nhiên, người phải tiếp tục trong đức tin, tình yêu thương và sự nên thánh. Chỉ có một người mẹ tin kính mới có thể nuôi dạy những đứa con tin kính.
Phao-lô dạy rằng tuy người nữ gây ra sự sa ngã và phải chịu trách nhiệm, nhưng họ có thể được giữ khỏi sự sỉ nhục đó qua việc sinh con cái. Sự giải cứu, giải phóng, ban sự tự do cho phụ nữ khỏi sự kỳ thị của việc dẫn cả loài người vào tội lỗi được diễn ra khi họ nuôi lớn một hạt giống công bình. Thật là một sự tính toán hoàn hảo trong việc Ê-va bị dụ dỗ! Phụ nữ còn lâu là công dân hạng thứ bởi vì họ có một trách nhiệm tối cao trong vệc nuôi dạy con cái tin kính. Mẹ dành nhiều thời gian cho con hơn cha nhiều lắm và vì thế mà có sự ảnh hưởng lớn hơn. Cha thì không thể biết được mối quan hệ gần gũi với con mà người mẹ thiết lập khi mang thai, sinh con, thời kỳ con đỏ và con trẻ. Ý của Phao-lô là trong khi phụ nữ đã dẫn cả nhân loại vào tội lỗi, phụ nữ cũng có đặc ân dẫn cả nhân loại ra khỏi tội lỗi để đến với sự nên thánh.
Rõ ràng là, Chúa có chương trình cho những phụ nữ không trở thành mẹ. Đối với một số người theo 1 Cô-rinh-tô 7, họ có ân tứ độc thân. Một số khác Ngài cho phép vô sinh vì mục đích của Ngài. Nhưng theo lẽ thường thì thiên chức làm mẹ là sự đóng góp vĩ đại nhất mà phụ nữ góp cho nhân loại. Sự đau đớn trong sinh nở là sự trừng phạt tội lỗi, nhưng việc sinh và nuôi con giải phóng một phụ nữ khỏi sự sỉ nhục của tội đó.

images (1)
Để phụ nữ đảo ngược ảnh hưởng xấu ở trên họ trong sự sa ngã và hoàn tất sự kêu gọi của họ, thì họ cần nuôi dạy hạt giống tin kính. Để làm được điều đó, họ phải tiếp tục trong đức tin, tình yêu thương, là nơi thật sự có sự cứu rỗi của họ. Và họ phải tiếp tục trong “sự nên thánh, với nết na” (cũng cùng một từ được dịch “đức hạnh” trong câu 9). Đó chính là vẻ ngoài, cách ăn ở, và cách cư xử bắt buộc ở một người nữ tin kính trong Hội Thánh mà trở thành sự giải thoát họ khỏi bất cứ địa vị thấp kém nào, khi họ sống tin kính và nuôi con lớn lên trong sự tin kính.
Trong phân đoạn này chúng ta thấy cách Chúa cân bằng vai trò của hai giới một cách hoàn hảo như thế nào. Nam giới phải làm lãnh đạo trong gia đình và Hội thánh. Phụ nữ được bảo vệ khỏi mọi cáo buộc về sự thấp kém qua sự ảnh hưởng tin kính mà họ có trên đời sống của các con yêu dấu của mình. Nếu Hội Thánh lìa bỏ trật tự thiên thượng này là kéo dài thảm họa của sự sa ngã.
Phao-lô dưới sự hà hơi của Đức Thánh Linh, nói rằng phụ nữ phải nhận lấy vai trò Chúa ban. Họ không được tìm kiếm vai trò lãnh đạo trong Hội Thánh. Trên hết, họ phải nuôi dạy con cái tin kính. Thật thảm hại khi rất nhiều phụ nữ cảm thấy cuộc đời mình không trọn vẹn bởi vì họ không thể thi hành chức năng như vai trò của nam giới. Nhưng Chúa đã ban cho họ đặc ân độc nhất là nuôi dạy một thế hệ con cái tin kính – và có mối quan hệ gần gũi với chúng mà người cha khó lòng kinh nghiệm được.
Susanna Wesley là một trong những người mẹ Cơ Đốc vĩ đại nhất trong lịch sử. Bà là vợ của một mục sư, và là mẹ của 19 đứa con. Chỉ có một nửa số con ấy sống qua thời kỳ sơ sinh. Hai trong số con của bà là John và Charles Wesley, là những người đem lại sự phấn hưng trên nước Anh trong khi nước Pháp tắm mình trong cuộc cách mạng đầy máu. Susanna dành một giờ mỗi ngày riêng tư với Chúa trong phòng, bà cầu nguyện cho mỗi đứa con của mình.
G. Campell Morgan, vị diễn giả vĩ đại nói rằng: “Sự tận hiến của tôi trong việc giảng lời Chúa thuộc về mẹ. Mẹ không bao giờ nói khi tôi còn là em bé hay một thằng bé con nhưng mẹ cứ chờ đợi. Khi lên tám tuổi, tôi giảng cho em gái tôi và những con búp bê của em xếp hàng thứ tự trước mặt tôi, bài giảng của tôi là những câu chuyện Kinh Thánh mà tôi đã nghe từ mẹ.”
G. Campell Morgan có bốn người con đều trở thành những diễn giả Cơ đốc. Và vào một dịp khi Morgan đang giải thích tại sao mọi người trong gia đình ông đều là diễn giả thì ai đó hỏi ông: “Ai là vị diễn giả vĩ đại nhất trong gia đình ông?”
Ông trả lời mà không hề lưỡng lự: “Mẹ tôi.”
Cha của Charles Spurgeon một lần kia đã kể cho một mục sư người Mỹ về việc khi ông thường phải xa nhà để gieo trồng Hội Thánh, thì ông đã bị cáo trách rằng mình đã lơ là việc giáo dục tín ngưỡng cho chính con mình như thế nào. Nên ông quyết định sẽ giảng ít lại. Khi trở về nhà ông mở cửa và ngạc nhiên khi không thấy đứa con nào ở đó. Khi lên lầu, ông nghe tiếng vợ và biết bà đang cầu nguyện. Bà nêu tên từng đứa con một. Khi bà xong lời cầu thay và giáo huấn của mình thì ông nói: “Tôi có thể tiếp tục công việc của mình vì các con tôi được chăm sóc tốt.”
Đó chính là vai trò của một người nữ tin kính trong Hội Thánh. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta những người nữ tin kính như thế.

Ôn lại:
1. Một trong những lý do Phao-lô viết thư tín 1 Ti-mô-thê là gì?
2. Một trong những sự dạy dỗ mà giáo sư giả ủng hộ là gì?
3. Xung đột giữa hai giới là hậu quả của __________________.
4. Đúng hay sai: Không có phụ nhữ nào được biết đến với cương vị của mục sư hay giáo sư trong Tân Ước.
5. Đúng hay sai: Từ Hi-lạp authentein được dùng thường xuyên trong Tân Ước để nói về việc lạm quyền.
6. Những hạn chế nào được đặt ra đối với việc một phụ nữ sử dụng những ân tứ thuộc linh của mình?
7. Cần phải làm gì khi trên cánh đồng truyền giáo bị thiếu người nam làm lãnh đạo?
8. Đúng hay sai: Phụ nữ không thi hành chức năng trong vai trò lãnh đạo vì họ thấp kém hơn nam.
9. Sự vâng phục không phải là một ___________; đó là ___________.
10. Tại sao sự dạy dỗ của Phao-lô về sự phụ thuộc của phụ nữ không bị loại bỏ như là một thành kiến văn hóa?
11. Phụ nữ được cứu từ việc sinh con cái được hiểu như thế nào?
12. Tại sao 1 Ti-mô-thê 2: 15 không thể ám chỉ về Ê-va hay Ma-ri? Câu đó ám chỉ về ai?
13. Đúng hay sai: Chúa muốn mọi phụ nữ trở thành người mẹ.

images (2)

Suy ngẫm:
1. Cơ Đốc Nhân ngày nay có xu hướng thỏa hiệp về tiêu chuẩn và sự dạy dỗ theo Kinh Thánh. Dưới áp lực của phong trào nữ quyền, một số Cơ Đốc Nhân đã giải thích lại một số dạy dỗ của Kinh Thánh về vai trò của phụ nữ. Một số khác thì giải nghĩa lại vài chương đầu của Sáng Thế Ký trong sự cố gắng vô ích để hài hòa câu chuyện sáng tạo với khoa học giả tạo của thuyết tiến hóa. Một số khăng khăng rằng Kinh Thánh không dạy tất cả những nguyên tắc cần thiết nói về các vấn đề trong cuộc sống. Đức tin “đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 3) thường trở nên như cánh máy xay gió – thay đổi theo từng làn gió thổi qua. Đâu là nguồn thẩm quyền tối cao cho cuộc đời bạn? Khi đối mặt với một mâu thuẫn giữa sự dạy dỗ của Kinh Thánh và một ý tưởng nhất thời, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ tái giải nghĩa Kinh Thánh hay bác bỏ ý tưởng đó? Bạn có sẵn lòng binh vực lời Chúa? Hãy nghiên cứu Thi Thiên 19: 7-11 để xem Chúa mô tả lời Ngài như thế nào, và quyết định duy trì nó.
2. Hỡi những người chồng, bạn đã thực hiện tốt vai trò của mình như người bảo vệ vợ bạn như thế nào? Bạn có bảo vệ vợ khỏi những tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, hoặc bạn có hành hạ thể xác lẫn tinh thần của vợ – hay để các con mình làm vậy không? Hay bạn đã làm hết sức mình để bảo vệ sự thánh khiết và trong sạch của vợ, hay bạn cho phép vợ mình tiếp xúc với những tình huống dễ thỏa hiệp? Bạn có lãnh đạo bằng cách trở nên một người phục vụ đầy hi sinh, hay một nhà độc tài chuyên chế? Bạn có khiến sự vâng phục của vợ đối với bạn là một gánh nặng mà bà khó mang nổi? Hãy tra xét chất lượng tình yêu của bạn dành cho vợ bằng cách so sánh tình yêu đó với cách Đấng Christ yêu Hội Thánh. Có lẽ bạn sẽ muốn bắt đầu bằng việc suy ngẫm Ê-phê-sô 5:25-29.

THE END

John MacArthur
Translated by Van Pham   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn