GIỚI THIỆU VÀ PHÊ BÌNH THƠ
Tình yêu với mùa xuân đã giúp Nguyễn Bính xoá tan những ảm ảnh của cuộc đời, đánh thức những tư duy xúc cảm của con người. Mỗi khi Xuân về, Nguyễn Bính lại trào lên tứ thơ nồng nàn. Vẻ đẹp trong trẻo của mùa xuân thật khó cưỡng, màu má em đã nhuộm sắc cho xuân thêm tươi mới. Từ ngõ xóm, đường làng, hàng cây, ruộng vườn, bến sông, con đò đều bừng tỉnh, dập dìu…
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng
Nhưng “Sao chẳng về đây” lại tạo dựng một quang cảnh “xuân – chờ đợi” với sự hối thúc của tác giả. Nhiều khi quá bon chen nơi chốn thị thành xô bồ để vật lộn với cuộc sống, nên không còn biết gì là xuân sang, Tết đến. Sực tỉnh ra điều đó, thi sĩ đã vội vàng về cái xóm Dừa yêu dấu của mình để đón xuân, thưởng thức một mùa xuân đượm chất quê hương với đầy những hình ảnh vô cùng yêu thương của làng quê.
Xuân đã sang rồi em có hay
Tình xuân chan chứa, ý xuân đầy
Kinh kỳ bụi quá xuân không đến
Sao chẳng về đây, chẳng ở đây
🙂
Một bài thơ hay ít nhất phải có hai yếu tố: 1/ ý tưởng hay. 2/ từ ngữ trong sáng nhưng bay bổng.
Hồ Ga-li-lê không còn xa lạ với các diễn đàn thơ Cơ đốc. Anh viết khỏe, nhiều cảm xúc nhưng trong hình thức tu từ vẫn còn nhiều chỗ chưa thuyết phục được những bạn đọc khó tính. “Sắt mài nhọn sắt” – hy vọng qua vài lời phê bình và edit, chúng ta sẽ giúp đỡ cho nhà thơ Quảng Nam của chúng ta trở nên lão làng hơn.
Tôi có lần nói đùa với Hồ: “Anh là một hồ thơ, còn tôi chỉ là một ao thơ.” Ao thơ thì làm sao có thể phê bình hồ thơ? 🙂 Vì vậy viết vài lời phê bình cũng chỉ là “múa rìu qua mắt thợ”. Thợ không chê là OK.
Hồ Thơ giới thiệu mùa xuân đến:
XUÂN THÁI HÒA
Vừa thức giấc tiếng chim kêu rộn rã
Gọi xuân về trong nắng ấm ban mai
Sương long lanh điểm tô từng ngọn cỏ
Chúa xuân về trong xác pháo tung bay!
Em trong bốn câu sau là ai? 🙂 “Em ánh ngời trong màu áo thiên thanh.” Màu áo thiên thanh có thể là mây trời hoặc là của một nàng somebody nào đó… Thơ là như vậy “ý tại ngôn ngoại”.. 🙂
Em nghe chăng! Kìa mùa xuân đang đến
Đem yêu thương bao cánh én nghiêng chào
Khúc nhạc yêu trào dâng lòng phơi phới
Em ánh ngời trong màu áo thiên thanh.
Đào, Lan, Quế + Mai, Cúc, Hồng = Xuân 🙂
Đào, Lan, Quế tinh anh như muôn thuở
Mai, Cúc, Hồng rực rỡ đón xuân sang
Bầu trời xanh cho nắng tỏa trên cành
Cảm tạ Chúa… ơn lành từ thiên thượng.
Ý tưởng bốn câu tiếp theo không có gì mới:
Nhìn cảnh vật mà lòng con vọng ngưỡng
Dẫu đó đây còn máu đổ chiến tranh
Còn khổ đau, còn tranh giành hơn thiệt
Ở trong Ngài vui hưởng mãi mùa xuân.
Trong khổ thơ tiếp theo, tác giả mời gọi bạn đọc đến với Chúa Jesus – Ngài là nguồn của mùa xuân.
Đến với Giê-su để hưởng mùa xuân “thái hòa miên viễn”. Câu này mang nặng tính quảng bá cho Phúc Âm, nhưng thực ra trong Chúa cũng có cả mùa đông với những hệ lụy của nó. Cuộc đời đâu phải lúc nào cũng mùa xuân! 🙂 Nhưng trong Chúa cho dù có khổ đau, mất mát thì mọi u buồn cũng biến thành xuân. Đây chính là đức tin của nhà thơ và cũng là của tôi, của bạn?
Này bạn hỡi! hãy đến với Giê-su
Nhận hạnh phúc… Xuân thái hòa viên viễn
Đừng loanh quanh… lạy tượng hình mê tín
Nối nhịp cầu thập tự để lộ sinh.
Mùa xuân đến rồi, “Lòng trỗi khúc hoan ca.”. Có Jesus là có mùa xuân. Không có Ngài, thì xuân cũng như đông…
Xuân đến rồi! Ta cùng hát hòa thinh
Dâng lên Đấng đáng tôn vinh chúc tạ
Ngợi khen Ngài mùa xuân vui xán lạn
Xuân thái hòa… Lòng trỗi khúc hoan ca.
Hồ Galilê – Xuân 2017.
Edited by Tuong Vi