Thứ Năm , 14 Tháng Mười Một 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Bài Học từ D.L Moody

Bài Học từ D.L Moody

ĐI ĐẾN MỘT QUYẾT ĐỊNH

Nếu bạn bày tỏ cho một người nào đó về tình yêu của Đức Chúa Trời nhưng không cho họ sự lựa chọn tiếp nhận nó thì thật không hợp lý. Đây là điều Moody đã một lần làm như thế. Và rồi nó luôn ám ảnh ông trong suốt quảng đời còn lại.

images

D.L Moody đã không yêu cầu thính giả tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của họ vào ngày 8 tháng 4 năm 1871. Đêm hôm đó tòa nhà cao tầng nơi ông truyền giảng Phúc âm ở Chicago bị hỏa hoạn. Moody đã giảng cho một số lượng khán giả lớn nhất ở Chicago từ trước cho đến thời điểm đó. Bài giảng của ông hôm ấy có chủ đề: “Bạn có thái độ nào với Jesus, được gọi là Chúa Cứu Thế?” Vào cuối bài giảng ông yêu cầu khán giả suy nghĩ, cân nhắc và sẽ trả lời câu hỏi này vào Chủ nhật kế tiếp, khi họ trở lại. Nhưng khán giả đã không trở lại. Chuông báo hỏa hoạn vang lên trong thành phố không lâu sau đó. Tòa nhà cao tầng phát hỏa và giáo đoàn bị tan lạc.
Moody luôn luôn muốn biết có bao nhiêu khán giả của ông đã có đức tin trước khi họ bị trượt chân vào cõi đời đời.
Chúng ta cần gợi ý thân hữu của mình lựa chọn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy họ dễ dàng đáp ứng với câu hỏi của bạn: Nhân tiện đây tôi xin hỏi, nếu điều bạn đang tin không phải là lẽ thật, vậy bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Khi thân hữu trả lời: Vâng tôi muốn biết. Lúc này bạn có thể mở Kinh Thánh ra và đề nghị họ đọc lớn tiếng Lời trích dẫn. Sau khi họ đọc, bạn đi bước thứ hai: Câu này nói gì với bạn?

images-1
Bây giờ giả định thân hữu của bạn đọc lớn tiếng câu trích dẫn thứ 7 trong bảng câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus: Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. (Khải 3:20)
Khi thân hữu của bạn đã đọc và trả lời theo hướng tích cực bảy câu hỏi trên đây. Đã đến lúc bạn có thể hỏi thêm 5 câu hỏi khác. Nếu bạn không sử dụng phần ghi chép Chia Sẻ Chúa Jesus Không Sợ Hãi trong Tân Ước, bạn có thể sao chép lại Những câu hỏi xác nhận sau đây vào tờ giấy trắng ở những trang cuối Kinh Thánh của bạn:

1. Bạn có phải là một tội nhân?
2. Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?
3. Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết và đã sống lại?
4. Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống cho Chúa Jesus Christ?
5. Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng của bạn?

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về những câu hỏi này.

1. Bạn có phải là một tội nhân?
Câu hỏi đầu tiên này dựa vào Lời trích dẫn đầu tiên trong Rô-ma 3:23, Tất cả mọi người đều đã phạm tội. Câu hỏi này sửa soạn tấm lòng người nghe đối diện với những câu hỏi xác nhận. Sau đó bạn hỏi câu tiếp theo:

2. Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?
Chúng ta đã chỉ ra trong Rô-ma 6:23, Tiền công của tội lỗi là sự chết. Vì thế đây là lúc thân hữu của bạn cần được tha thứ tội lỗi. Đây là sự lựa chọn cá nhân của người đó. Nó tùy thuộc vào quyết định của thân hữu: chọn hay không?

3. Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?
Câu hỏi này mang một yếu tố quyết định bởi vì thập tự giá là trung tâm của Phúc Âm. Khi thân hữu của bạn đọc Rô-ma 10: 9-11, người đó sẽ hiểu ý nghĩa của câu Kinh Thánh này. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.

4. Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống của bạn cho Chúa Jesus Christ?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Nó liên quan đến khả năng tôi có thể dẫn dắt người khác thực hiện một quyết định trước khi người này hiểu được giá phải trả cho quyết định đó. Chúa Jesus luôn luôn khích lệ người ta phải trả giá. Ngài phán trong Lu-ca 12:27-28, Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?
Một lần khác, trong Ma-thi-ơ 19: 16-22, Chúa Jesus nói về câu chuyện của một thanh niên giàu có:
Nầy, có một người đến hỏi Ngài rằng: Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn. Người hỏi: Những điều răn gì? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Những điều nầy: Đừng giết người; đừng phạm tội tà dâm; đừng ăn trộm cắp; đừng làm chứng dối; Hãy thảo kính cha mẹ; (Xuất 20:12-16;Phục 5:16-20)
và hãy yêu kẻ lân cận như mình.] Người trẻ đó thưa rằng: Tôi đã giữ đủ các điều nầy; còn thiếu chi cho tôi nữa? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta. Nhưng khi người trẻ nghe xong lời nầy, thì đi, bộ buồn bực; vì chàng có của cải nhiều lắm.
Khi nghe những câu chuyện này các môn đồ có phần thất vọng, họ hỏi Chúa: Vậy thì ai được cứu?
Chúa Jesus nhắc họ: Điều chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được (Lu-ca18:27)
Tạ ơn Chúa về khả năng vô hạn của Ngài, nếu Chúa không làm được thì tất cả chúng ta sẽ hư mất. Tạ ơn Chúa vì Ngài tha thứ mọi tội lỗi chúng ta nhờ vào sự hoàn hảo của Ngài, không phải của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải bảo đảm cho các bạn hữu và những thành viên khác trong gia đình quyết định chọn lựa tình yêu của Đức Chúa Trời, và sẵn lòng hầu việc Ngài. Chúng ta không được hướng dẫn những người thân của chúng ta tham dự vào một đời sống đức tin dễ dàng mà ở đó tấm lòng và đời sống của họ không hề được thay đổi.
jesus-knocking-on-door
5. Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?
Trong Giăng 1:12, Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.
Chúng ta cần mời, tiếp nhận Chúa Jesus bước vào tấm lòng của mình.
Vui lòng yên lặng
Tôi sẽ gởi đến bạn hai nguyên tắc căn bản. Lưu ý câu hỏi thứ 5: Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?
Khi bạn nghĩ đến câu hỏi số 5, tôi muốn bạn suy nghĩ đến 2 từ yên lặng và cầu nguyện. Một cách nhẹ nhàng hơn tôi khích lệ bạn thay đổi từ yên lặng bằng từ ngậm miệng lại. Dĩ nhiên ngậm miệng lại là một từ thô, không thanh lịch. Từ này làm cho sự lưu ý ở đây trở nên quan trọng. Bất cứ khi nào bạn hỏi câu số 5, tôi yêu cầu bạn sau đó phải ngậm miệng lại trong tình yêu thương!
Bạn phải nhận thức những điều đang xảy ra. Đức Thánh Linh làm việc bên trong tấm lòng con người. Các thiên sứ đang tích cực ủng hộ bạn. Lời Đức Chúa Trời đang gia tăng áp lực trong xương tủy người nghe. Sau khi hỏi câu này thì bạn và thân hữu nên hoàn toàn yên lặng. Khi Đức Thánh Linh thuyết phục tấm lòng tội nhân thì 10 giây yên lặng dài như 10 phút. Tôi đã trải nghiệm mồ hôi vả ra trên trán khi tôi chờ đợi. Nhưng trận chiến này không phải của bạn và tôi. Nó là của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Công việc của bạn và tôi chỉ đơn giản là mở Kinh Thánh ra, mời thân hữu đọc lớn tiếng, rồi hỏi họ: Câu này nói gì với anh chị? Và không lâu sau đó bạn có thể hỏi tiếp câu khác: Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?
Khi bạn đã hỏi xong câu cuối cùng. Hãy yên lặng.
Tôi không thể không nhấn mạnh sự cầu nguyện là vô cùng quan trọng tại thời điểm này. Chiến trận thuộc linh đang diễn ra trên cao. Sa-tan căm ghét những gì đang xảy ra. Hãy cầu nguyện bất cứ khi nào bạn cảm thấy được dẫn dắt để cầu nguyện. Tôi thường nhìn vào những người tham gia chiến trận với Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Tôi biết Chúa rất nhơn từ. Khi tôi cầu nguyện Sa-tan bị cột trói. Tuy nhiên tôi không mở miệng ra cho đến khi thân hữu phá vỡ sự yên lặng.

 

(Còn  nữa)

Nguyên tác: Share Jesus without fear
Chuyển ngữ: Tường Vi

share   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn