Ông đã vào tận trong nhà thổ để cứu chúng tôi!
Thành phố Chiang Mai năm nay có tổ chức một Đại Hội đặc biệt trong một nhà hàng mà nhà tài trợ không phải ai khác mà là những người bạn của Len Jones, một cựu chiến binh Úc đã thành lập ra tổ chức World Out Reach (Đến với trần đời). Khách được mời tới dự có khoảng hơn năm trăm người tới từ mọi miền của thế giới. Vì là nhiều người trong nhiều nơi cho nên hình như tất cả mọi người biết rất ít về nhau. Khi mọi người còn đang tìm cách nói chuyện xã giao để làm quen thì trên sân khấu đã xuất hiện MC, mọi người rất dễ nhận biết đó là nam danh ca nổi tiếng một thời với cái tên vô cùng ngộ ngộ, Angry A với cái đầu trọc, giọng trầm và thân hình đầy xăm trổ.
“Do chúng ta có quá nhiều khách… và tất cả chúng ta ở đây đều là những gương mặt của công chúng… Vậy tôi xin chúng ta hãy cứ tự nhiên giới thiệu với nhau trong bàn của mình.” Angry A nói ngắn gọn và cười hiền hòa để lộ ra hàm răng khểnh.
Trong bàn của tôi mọi người bắt đầu tự giới thiệu mình…
– Tôi là David, tôi đã từng là một nhà sinh vật học của trường đại học Centerbury, New Zealand… – Tôi là …, một thương gia tại Nam Phi ủng hộ viên nhiệt tình của Mandela chống lại chế độ kỳ thị chủng tộc… – Tôi là cựu chiến binh trong lữ đoàn Gerkhas Nepal… – Tôi là …, một cựu chiến binh và đã từng là tử tù của Khmer Đỏ, nhưng nhờ ơn Chúa mà tồn tại đến ngày hôm nay… Tôi là luật sư từ Michigan của Mỹ. Tôi là … vũ công của Brazil… Tôi là … công chức trong chính quyền Singapore… Tôi là … kỹ sư cầu đường của Argentina… Rồi đến lượt một người đàn ông, ngồi cạnh ông là người vợ, cả hai đã ở tuổi vượt 70, ông giới thiệu mình là cựu giáo sư của môn Xã Hội Học tại viện đại học Úc… Và người cuối cùng giới thiệu tên mình là người của Cambridge… Tất cả mọi người đều sung sướng và thật sự rất khiêm tốn với nhau cho dù mỗi người đều có những câu chuyện độc đáo để kể cho nhautrong bàn tiệc. Họ thật sự như một bầy chim ríu rít trong buổi xế chiều khi chúng bay về tổ.
Angry A đợi mọi người giới thiệu và thăm hỏi nhau trong ít phút và ông giới thiệu tiết mục văn nghệ cho đêm là do một nhóm những cô gái xứ Thái, mặc những bộ đồng phục rất Thái. Các cô gái Thái chào hỏi theo lễ nghi và họ bắt đầu ca hát. Chỉ nghe qua lần đầu, tất cả mọi người trong hội trường đều nhận ra những cô gái trong ca đoàn thật sự không chuyên nghiệp chút nào. Sự không chuyên nghiệp được thể hiện trong giọng ca và cách trình bày của họ. Họ hát bằng tiếng Anh và sau đó họ hát bằng tiếng Thái; tuy không chuyên nghiệp nhưng ai ai cũng nhận ra rằng họ thờ phượng bằng tất cả tấm lòng chân thành. Họ hát vài bản thờ phượng và bản cuối cùng là, “God will make a way.” (Chúa sẽ mở lối đi.) Khi hát xong bản nhạc ấy thì cũng là khi những khuôn mặt vừa nãy mỉm cười rất Thái kia chuyển sang thành những tiếng khóc. Những giọt lệ của họ chảy xuống làm tan những mảnh than và phấn vì trang điểm… Họ túm tụm với nhau trên sân khấu và thì thầm với nhau bằng tiếng Thái…
“Thưa tất cả quý khách,” người phụ nữ trưởng nhóm lớn tiếng nói bằng tiếng Anh mặc dù còn hơi ngọng nhưng cô không hề tỏ ra một chút ngượng nghịu nào. “Chúng tôi đã ca xong và bây giờ chúng tôi chỉ có một lời muốn cảm ơn Mr. Gow… Xin ông lên đây để chúng tôi có chút quà tặng cho ông.”
Người đàn ông trong tuổi 70 ngồi cạnh tôi như bị xốc. Ông không ngờ những cô gái Thái lại gọi tên mình và mời ông lên trên sân khấu. Ông bẽn lẽn đứng lên, và ngập ngừng bước về hướng sân khấu. Người phụ nữ trưởng nhóm kề miệng vào chiếc microwphone, vẫy tay và nói bằng tiếng Thái cho mời bà xã của Mr. Gow lên theo, “Khập khun kha… Khun Jeny Gow… sơn ma dù thi ní kha.” Nhưng bà Gow hình như đã quyết trong lòng, bà nhất định từ chối và ngồi tại bàn. Miệng bà mỉn cười, và tay trái bà khoát khoát từ chối, “No way… ông xã của tôi sẽ đại diện cho tôi.” Không mời lên được, người người phụ nữ Thái có cái tên khá ngộ, Khun Mủ, lấy trong rổ ra một vòng hoa mầu vàng tươi, ta cô giơ lên. “Hoa này là biểu tượng của hoàng gia của Thái Lan, nhưng hôm nay, thay mặt tất cả gần 200 chị em chúng tôi xin tặng ông vòng hoa này. Mong ông đeo vào cổ giùm cho.” Người đàn ông trong tuổi 70 đó lẳng lặng cúi xuống và các cô đeo vào cổ cho ông vòng hoa vàng tươi nổi bật trên chiếc sơ mi mầu xanh, trong tiếng khóc, tiếng nấc vỡ òa của những cô gái và nhiều người trong hội trường. Một cô gái Thái khác nhanh nhảu, tay cầm vòng hoa mầu vàng từ trong chiếc rổ chạy xuống tận nơi bà Gow và đeo vào cổ cho bà. “Bà không lên, tôi vẫn đeo cho bà… bởi vì đối với tất cả chị em chúng tôi cả hai ông bà đều xứng đáng được vinh danh.” Tôi chỉ nghe và chưa hiểu biết nội tình của câu chuyện nhưng trong lòng đã thấy trào dâng một sự cảm động bất thường.
“Qúy quý vị ơi! Mr. Gow đã cứu chúng tôi với một thông điệp của hy vọng.” Khun Mủ trầm giọng xuống. “Một ngày trong mùa Nô-ên cách đây hơn mười năm, ông đã vào tận trong nhà thổ (1) tại Bankkok Bangkok Thái lan và thuê tôi ra để có một đêm du hí.” Cô ta đứng im, trên sân khấu và giơ tay trái lên, lấy những ngón tay trắng đều của mình để gạt đi những giọt lệ đang lăn tràn xuống má.
“Nhưng Mr. Gow đây không thuê tôi ra để truy hoan như bao nhiêu người khác. Ông thuê tôi ra và cho tôi về khách sạn, và ở đó tôi gặp bà Gow…” Khun Mủ giường như không thể cầm được xúc động, cô đứng im trong giây lát, khiến cả hội trường im lặng cùng cô. Sự im lặng tưởng như có thể nghe được tiếng nhân viên nhà bếp đang xào thức ăn xa xa.
“Về đến khách sạn, ông bà cho tôi ăn uống và họ ân cần hỏi thăm tôi tất cả về cuộc đời. Lần đầu tiên… Lần đầu tiên…” Khun Mủ cố nén xúc động, nghẹn ngào và lặp lại cụm từ ‘Lần đầu tiên’ tới mấy lần. “Lần đầu tiên trong bao nhiêu năm, tôi được thăm hỏi ân cần của một người cha mà không bị sờ soạng hay trao đổi mua bán bằng chính thể xác của mình.” Cô kể trong những khoảng đứt quãng do xúc động, và hội trường gia tăng sự chăm chú.
“Tôi đã khóc khi được thăm hỏi ân cần… vì tôi đã bị chính người cha đẻ của tôi đem bán cho nhà thổ mấy năm trước đó để lấy tiền đánh bạc… Tôi đâu có bao giờ có thể ngờ rằng cuộc đời của tôi lại có thể bị thảm hại và bi đát như thế… Và tôi lại càng không thể ngờ là có ai đó vào nhà thổ thuê tôi cho một đêm truy hoan nhưng mà lại cho tôi gặp bà xã…, được ăn uống đàng hoàng và được đi chơi mà không phải phục vụ.” Khun Mủ cứ nói và cứ khóc, mặc cho những giọt lệ rơi.
“Ông đem Phúc Âm cho tôi và hỏi tôi rất nhiều… sau đó cả gần hai tháng trời ông và bà cứ như vậy thuê tôi và trả tiền cho nhà thổ hằng đêm, cho đến khi tôi nhận ra giá trị của cuộc sống qua Phúc Âm của Cứu Chúa Giê-su. Hôm nay tôi đã trưởng thành là một tín hữu của Chúa, và có mặt ở đây là vì ông bà Gow đã gom đủ tiền để chuộc tôi ra khỏi nhà thổ…” Cả hội trường lặng xuống lắng nghe tâm sự chân thành của Khun Mủ. Những cô gái Thái Land vừa ca nhạc đó và cả bao nhiêu cô đang làm phục vụ cho khách sạn và nhà hàng đó, cũng đứng tại chỗ và ôm mặt mà khóc nức nở.
“Thái Lan còn có rất nhiều nhà thổ, còn có rất nhiều những cô gái bị bán… bị hành hạ thể xác. Thể xác của chúng tôi… là để cho người tôi yêu và nơi để con tôi sinh ra… thiên chức của chúng tôi đã bị trở thành thương vụ…” Người phụ nữ nói và khóc trong tiếng nấc cộng theo bao nhiêu tiếng nấc của những cô gái đang chạy bàn. “Nhờ ông bà mà hàng trăm phụ nữ Thái khác được chuộc ra và được đổi đời…” Lại một khoảng khoảnh khắc im lặng trôi qua, và Khun Mủ nói tiếp.
“Qúy vị ơi! Những người phục vụ trong nhà hàng cho quý vị hôm nay, và họ đang đứng cạnh quý vị đó… Họ trước kia không phải là những nhân viên của nhà hàng đâu… Họ cũng đã như tôi đã hơn một lần bị bán vào nhà thổ và hôm nay họ là bằng chứng là đã được giải thoát.” Tôi nhìn sang với cô gái Thái đang đứng cạnh bà Gow, cô trẻ lắm, tuổi mới độ hai mươi, trẻ và ngộc nghệch như những cô gái trong Hội Thánh của tôi. Hai tay cô bưng khay nước để tiếp khách mà mắt thì nhắm lại, cô khóc và mặc kệ những giọt lệ cứ lã chã rơi xuống.
Chính cá nhân tôi, đã bao năm vào tù thăm viếng nhiều người, cũng không khỏi ngỡ ngàng với những việc mà ông bà Gow đã làm và lời chân thành của một tín hữu của Chúa trong bữa này.
Chiếc Microphone được Khun Mủ đưa sang cho ông Gow, cô muốn chính ông nhắn nhủ điều gì cho những khách trong phòng. Tay ông cầm Microphone và trong khoảng khoảnh khắc ông đứng nhìn mọi người dưới các bàn ăn, cả ngàn con mắt đang chăm chú nhìn ông.
“Nhiều người để lại những công trình nghiên cứu.” Ông nói chậm rãi và tuy tay run run do không chuẩn bị, nhưng giọng ông chắc nịch với phong cách của một con người từng trải trên bục giảng. “Nhiều người để lại những công trình xây dựng và tự hào.” Ông ngưng lại nhìn quanh tất cả mọi người thêm lần nữa. “Tôi đã thành danh tại Úc nhưng khi đến Thái Land du lịch, tự nhiên tôi cảm thấy nô lệ tình dục là một nan đề. Tôi đã bàn với bà xã của tôi về một sự thúc giục trong lòng, và chúng tôi cùng nhau hành động trong đức tin. Khun Mủ này là người đầu tiên tôi tiếp xúc và dẫn ra khỏi nhà thổ. Cả hai vợ chồng tôi đã giúp cô, nhờ cô mà hàng trăm người được cứu… Cảm ơn những nhà tài trợ. Cảm ơn Jen, bà xã của tôi.” Ông ngưng tại đó và đúc kết ngắn gọn đơn giản.
“Tôi đã phục hồi lại nhân phẩm cho những cô gái này. Họ là những con ngườiđã được tạo dựng theo hình thể của của Đức Chúa Trời, họ xứng đáng có nhân phẩm của chính mình… Cảm ơn Khun Mủ đã dạy cho tôi biết nỗi đau của cô và của nhiều người.”
Ông bước xuống khỏi sân khấu trong tiếng hoan hô của mọi người, hòa vào tiếng nấc nghẹn ngào của những cô gái Thái được giải thoát ra khỏi những nỗi đau cùng cực của đời.
Ông trở về bàn ăn và câu chuyện càng trở nên sôi động hơn. Mười người trong bàn là mười sắc tộc khác nhau, nhưng họ chỉ có một thông điệp, đó là Cứu Chúa đã xử dụng họ như những nhịp cầu để Chúa nối giữa Ngài với thế gian và giúp giải thoát mọi người ra khỏi những nỗi đau.
“Đời là bể khổ”, một nhà thông thái nọ của Á Đông đã quan sát và đúc kết rất chính xác trên phương diện lấy con người làm tâm điểm của vũ trụ. Nhưng đời không phải hoàn toàn là bể khổ, con người không phải là trung tâm của càn khôn vũ trụ, và nỗi đau của con người không phải là không có lối thoát cho những ai biết lấy Trời làm gốc. Những ai đến với Cứu Chúa và nhận sự cứu chuộc sẽ không ích kỷ để mặc cho đời chìm đắm trong bể khổ. Họ cũng như ông Gow biết mình có thông điệp, và qua đức tin ông nhận ra Chúa cho mình có khả năng, và dám tư duy vượt qua cái luân lý rẻ tiền để đến với đời bằng phẩm giá của Cứu Chúa.
“Đời là bể khổ”, một nhà thông thái nọ của Á Đông đã quan sát và đúc kết rất chính xác trên phương diện lấy con người làm tâm điểm của vũ trụ. Nhưng đời không phải hoàn toàn là bể khổ, con người không phải là trung tâm của càn khôn vũ trụ, và nỗi đau của con người không phải là không có lối thoát cho những ai biết lấy Trời làm gốc.
“Nếu không có thể giúp tất cả mọi người. Không thể lôi kéo tất cả mọi người ra khỏi chốn trầm luân của đời, thì bằng Phúc Âm của Đức Chúa Trời, tôi cũng có thể giúp từng người mà tôi đã gặp khi họ đang trải qua bể khổ.” Ông Gow nói một câu ấn tượng.
Những người dự tiệc hôm nay không phải là những người không có đủ khả năng giải thích nan đề của thế gian, nhưng họ hiểu sâu hơn là vì thế gian đã là biển khổ, đã có nhiều nan đề cho nên họ không tốn thời gian và cuộc đời của mình để giải thích, nhưng họ có tâm hồn của một đấng Cứu Chuộc và họ làm, họ thực hiện một cách âm thầm như Mr. Gow.
Nếu những cô gái Thái không nói, không vinh danh, không gọi đích tên ông lên trên sân khấu để trao cho ông bà những cảm tình và lòng biết ơn với những việc mà ông bà đã làm, thì tất cả chúng tôi cũng chỉ biết rằng ông là một cựu giáo sư của một trường đại học nổi tiếng nhưng không biết rằng ông đã làm một việc mà ít ai dám làm. Vào tận trong nhà thổ để thuê gái, trả tiền bằng chính đồng lương của cả hai vợ chồng và đem thông điệp cứu chuộc cho những cô gái kém may đó. Ông bà cũng như bao nhiêu người trong bàn tiệc không phải là những chiếc loa phóng thanh của Chúa. Họ ngại làm những chiếc thùng rỗng kêu to, mà họ là những sứ giả đích thật của Chúa. Các cô gái Thái đã nhận ra điều này, họ đã bỗng nhiên được tiếp cận với những sứ giả bằng xương bằng thịt, và hôm nay họ đang là bằng chứng, là sản phẩm của tâm hồn, của niềm tin mãnh liệt trong Chúa của ông bà Gow.
Sau buổi tiệc, tôi trở về phòng riêng của khách sạn và tâm trạng lâng lâng nhưng vô cùng phấn khích. Tôi với tay mở Tivi ra coi, kìa mấy người Thái, trên đài truyền hình, mặc những bộ đồ tôn giáo đang rất nghiêm trang, rất hùng hồn kêu gọi mọi người Thái nên bảo vệ văn hóa Thái và chống bị Tây hóa. Họ nêu ra toàn những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa và tôn giáo của họ. Tôi không thể không cau mày và rồi lại phải nhoẻn miệng cười tự hỏi. “Không hiểu hàng trăm cô gái Thái bị chính người thân của mình bán vào các nhà thổ trong khách sạn đêm nay sẽ nghĩ gì với những lời biện luận hùng hồn trên đài truyền hình kia?” Tắt Tivi, tôi nằm im trong khoảnh khắc yên tĩnh và ngẫm nghĩ khá lâu về cách mà ông bà Gow tiêu tiền. Chúa đã từ trời đến với thế gian và qua Thập Tự Giá mà ông đã nhận ra nhân phẩm. Ông bà Gow không ngồi đó để tận hưởng tất cả những thành đạt trong đời. Họ không ở Úc để tận hưởng nhân phẩm và những nguồn phước mà Chúa đã trao cho họ. Họ không ích kỷ để chiều chiều dạo chơi bên nhau trên bờ biển đẹp của xứ Úc mặc dù họ có dư điều kiện. Ông bà đã đến với nhà thổ và không sợ bị chê cười và trao nhân phẩm của Chúa cho những con người kém may mắn. Tôi thì tự nhủ, cuộc đời này được làm bạn, được ngồi chung bàn tiệc, được nói chuyện với những tâm hồn vĩ đại mà thầm lặng này, thật tương tự như đã được gặp chính Chúa vậy. À chính Chúa nhập thế là đây. Với tôi, ông bà Gow là một mẫu người hùng thật sự.
Đây là câu chuyện thật trong Đại Hội và tên của các nhân vật trong chuyện đã thay đổi.
NGUYỄN UÔNG |