Thứ Bảy , 23 Tháng Mười Một 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / QUAN ĐIỂM CỦA PHAO-LÔ

QUAN ĐIỂM CỦA PHAO-LÔ

Bài trước:

MỐI QUAN HỆ GIỮA LỜI CHÚA VÀ TÍN NHÂN

Điều này sẽ phá đổ đồn lũy của tất cả những người thiên nhiên (người chưa được biến đổi bởi Lời Chúa) bởi vì từ khi người thiên nhiên bước vào trường mẫu giáo rồi lên đến đại học đã được dạy nhiều nguyên tắc cho tiến trình trưởng thành. Người thiên nhiên suy nghĩ thấu suốt, phân tích và nghiên cứu các vấn đề. Anh ta chấp nhận những thông tin dường như có lý và từ chối những điều phi lô-gíc. Không có chỗ nào cho đức tin trong những suy nghĩ hợp lý. Vì chúng ta lớn lên trong một nền văn hóa tin rằng uy quyền cao nhất là lý trí của con người. Từ đó chúng ta thuận phục những quan điểm của số đông người và không có cửa để thấy ánh sáng lẽ thật. Tuy nhiên khi đến với Lời Chúa, Chúa Jesus Christ yêu cầu toàn quyền kiểm soát mọi lĩnh vực của tín nhân. Ngài đòi hỏi quyền kiểm soát, hướng dẫn tín nhân hành động và nói năng như thế nào.
Ngoại trừ mối quan hệ gắn kết giữa tín nhân và uy quyền của Lời Đức Chúa Trời, không điều nào có thể khiến một người trở thành môn đồ Đấng Christ.

j-1

Đây là một định nghĩa nghiêm túc về môn đồ khó cho người Y-sơ-ra-ên chấp nhận. Họ đã được ban luật pháp. Là tuyển dân, họ đã nhận lãnh luật pháp từ Đức Chúa Trời trên núi Si-nai. Các ra-bi đã giải thích luật pháp và dạy cho tuyển dân những gì luật đòi hỏi. Dần dần những ra-bi này lật đổ luật pháp cùng vị trí uy quyền của nó và thay vào đó giáo điều của họ. Các sự dạy dỗ của ra-bi được tập hợp lại, và hệ thống hóa. Họ thuận phục chính họ cho truyền thống và giáo lý của con người. Họ phế truất Lời Đức Chúa Trời khỏi vị trí đúng đắn của uy quyền tối thượng. Đó là lý do trong Ma-thi-ơ 5:20 Chúa Jesus phán, “nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng.” Tại sao? Bạn không thể là môn đồ của Đấng Christ khi bạn còn vui thích với sự dạy dỗ từ truyền thống con người. Bạn phải vui hưởng Lời Đức Chúa Trời và áp dụng nó. Bạn không thể là môn đồ trong khi tán thưởng sự thực hành tôn giáo của con người; các sự thực hành của bạn phải ở trong sự hiệp một với Lời Đức Chúa Trời. Đấng Christ chê trách các tổ chức tôn giáo đang huấn luyện một người nên môn đồ theo một ý nghĩa rất cách xa với Tân Ước.

images-4

Những gì tuyển dân đã đối mặt thì tương ứng với những gì con người đối mặt ngày nay. Con người có truyền thống, triết lý, hệ thống và tổ chức tôn giáo. Những điều này làm cản trở con người đến với lẽ thật, mặc dù chúng được ngụy trang rất khéo khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng đó là những phương tiện để khám phá chân lý. Chúng đã đặt qua một bên vị trí đúng đắn của Lời Đức Chúa Trời. Bạn sẽ suy nghĩ một lần nữa về những gì Đấng Christ phán? Trừ khi bạn cứ (hằng ở) hay phó thác chính mình cho uy quyền của Lời Đức Chúa Trời, bạn không thể là môn đồ Đấng Christ.

images-5
Đây là nền tảng suy nghĩ của sứ đồ Phao-lô trong sách Cô-lô-se chương 3. Vị sứ đồ đã bắt đầu với lời tôn cao vinh hiển Chúa Jesus Christ, Đấng đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Ông tóm tắt hy vọng của các thánh đồ trong câu 4: “Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.” Vị sứ đồ đã đặt một nghĩa vụ trên những ai đã thấy và tin vào Đấng Christ. Họ có hy vọng về tiến trình trở nên giống như Ngài. Ông truyền bảo họ cởi bỏ người cũ, và mặc lấy người mới (câu 10). Rồi ông nói đến những điều  liên quan tới việc mặc lấy người mới. Bắt đầu với câu 12 Phao-lô nói, “Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục; hãy nhường nhin nhau, và tha thứ nhau … lòng thương yêu … và để cho sự bình an của Đức Chúa Trời cai trị lòng anh em.” Trong các câu 12-15 vị sứ đồ đang làm những gì mà ông đã làm trong chương 5 sách Ga-la-ti khi  liệt kê cho chúng ta các trái của Thánh Linh – những phẩm chất tốt đẹp mà Đức Thánh Linh sẽ sản sinh trong con cái Đức Chúa Trời khi Ngài được toàn quyền hành động.

images-6

Trong câu 16, sứ đồ Phao-lô giải thích làm thế nào để những bông trái của Thánh Linh được bày tỏ trong đời sống hằng ngày của con cái Đức Chúa Trời: “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em.” Vị sứ đồ dạy rằng tất cả những thuộc tính của Đấng Christ được tái sản sinh bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời được hoàn tất qua mối quan hệ giữa con cái Đức Chúa Trời và Lời Ngài. “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em.” Từ ở đầy là một từ thú vị. Từ này nghĩa là sự đầy đủ của Lời trong tâm trí của các thánh đồ khi ở nhà, hay lúc đi từ nơi này đến nơi khác mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Lời Chúa đi vào, vững lập trong lòng thánh đồ, và kiểm soát hướng dẫn từng chi tiết trong cuộc sống. Ý tưởng của vị sứ đồ được xây dựng trên những điều mà Đấng Christ đã dạy trong Phúc âm Giăng 8 – là một người không thể trở nên môn đồ chỉ bởi vì người ấy đồng ý với lẽ thật mà Đấng Christ dạy, nhưng người ấy trở nên môn đồ khi anh ta đặt chính mình dưới uy quyền của Lời Đức Chúa Trời và để Lời Đức Chúa Trời kiểm soát mọi ngõ ngách của đời sống.

Khi chúng ta đọc chương 3 của Sáng thế ký, ghi lại sự cám dỗ của Ê-va, chúng ta thấy sự cám dỗ bắt đầu với một câu hỏi về sự toàn vẹn và uy quyền của Lời Đức Chúa Trời. Satan đến với Ê-va, “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán?” Đức Chúa Trời đã ban khải thị cho cho Ê-va. Sự khải thị này được phán trong Lời. Ê-va biết, hiểu và thừa nhận một nghĩa vụ phải vâng phục Lời. Sự cám dỗ đầu tiên là khước từ lẽ thật và uy quyền của Lời Đức Chúa Trời. Ngày nay trong cùng một phương các giống như vậy, Satan đang cám dỗ, lừa gạt các tín đồ. Nếu nó có thể, nó sẽ khiến chúng ta rất bận rộn để chúng ta không có thời gian cho Lời Chúa. Nhưng nó không thể chống lại nếu chúng ta khăng khăng dâng chính mình để đọc Lời và áp dụng những chân lý của Kinh Thánh vào đời sống. Satan biết rằng con người có thể trích dẫn Kinh Thánh từ buổi ban đầu cho đến khi kết thúc, và sẽ tiếp tục phụng sự Ngài và được an toàn trong vương quốc Ngài. Satan không thể làm gì được nếu một cá nhân đọc và học Lời Đức Chúa Trời. Người đó được thuyết phục, cuộc đời anh ta phải thay đổi để đồng hóa với Lời Đức Chúa Trời, và giao thác mình cho uy quyền của Lời Đức Chúa Trời.

b-2

Nếu chúng tôi hỏi bạn có tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và toàn bộ sự mặc khải của Kinh văn? Bạn phải thừa nhận uy quyền, sự đúng đắn, không sai trật, và không sai lầm của Lời Đức Chúa Trời. Trong trường hợp khi tôi hỏi bạn có tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, và bạn đang sống bởi Lời Đức Chúa Trời? Khi đó bạn thừa nhận là bạn không như vậy. Làm sao bạn có thể gọi chính mình là một môn đồ mà không thỏa đáp bài kiểm tra cơ bản này? “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta.” Bạn đã được đặt câu hỏi: Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời? Giờ bạn cần đối mặt với câu hỏi bạn sẽ làm gì với Lời Đức Chúa Trời? Bạn sẽ giao thác chính mình cho uy quyền của Lời? Khi Đức Chúa Trời khải thị lẽ thật về chính Ngài và những gì Ngài đòi hỏi bạn trong Lời, bạn sẽ vâng phục? Bạn được thuyết phục bởi Lời Đức Chúa Trời – hay bạn giao thác chính mình cho Lời Chúa? Đó là vấn đề!
Lời Đức Chúa Trời đòi hỏi uy quyền tuyệt đối trên đời sống bạn. Trừ khi bạn chấp nhận uy quyền của Lời, bạn không có quyền đòi hỏi trở nên môn đồ của Chúa Jesus Christ.

 

(Còn nữa)

J. Dwight Pentecost

Translated by Tuong Vi   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn