Thứ Năm , 14 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Đối Diện Sự Chỉ Trích

Đối Diện Sự Chỉ Trích

Lập Kế Hoạch Cho Công Tác

images

Chia Sẻ Lời Đức Chúa Trời

Lĩnh vực thứ ba của chức vụ mà lương tâm có vị trí rất quan trọng nữa đó là  lĩnh vực chia sẻ Lời Đức Chúa Trời. II Cô-rinh-tô 4:2 nói rằng, “Nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, và chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi tỏ bày lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng.”

II Cô-rinh-tô 5:11 chép, “Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi trong lương tâm mình.”

Phao-lô đang nói đến hai vấn đề ở đây: Khi chúng ta chia sẻ Lời Đức Chúa Trời, lương tâm chúng ta mở rộng trước Đức Chúa Trời. Lương tâm chúng ta cũng mở rộng trước mọi người. Đôi lúc khi tôi nghe một cá nhân chia sẻ Lời Đức Chúa Trời, lương tâm tôi bắt đầu khiến tôi khó chịu bởi vì họ đã không luận giải Lời Đức Chúa Trời một cách chính xác. Phao-lô đã nói với chúng ta rằng, khi chúng ta chia sẻ Lời Đức Chúa Trời, chúng ta phải có một lương tâm trong sạch trước Đức Chúa Trời và trước mọi người.

Một số người bóp méo Lời Đức Chúa Trời cách có chủ đích; họ đã sử dụng sự xảo trá và giả dối. Một số khác lại có ý đồ mà nhờ đó họ có thể chứng minh mọi điều trong Thánh Kinh. Nhưng khi nào bạn dùng Lời Đức Chúa Trời cách chân thật, khi bạn dùng Lời Đức Chúa Trời với một lương tâm trong sạch, thì khi đó Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho bạn.

Nếu khi tôi đang chia sẻ Lời Đức Chúa Trời và lương tâm tôi mở rộng trước các bạn và trước Đức Chúa Trời, thì khi đó Đức Thánh Linh có thể dùng Lời và chúc phước cho đời sống của các bạn. Nhưng nếu tôi đang lừa dối và xảo trá, nếu tôi luận giải Lời Đức Chúa Trời một cách không ngay thẳng, thì Đức Chúa Trời không thể ban phước được. Đáng buồn thay, nhiều người không nhận ra sự khác biệt – họ lắng nghe vị diễn giả và không biết rằng ông có dùng Lời Đức Chúa Trời một cách chính xác hay không. Nếu lương tâm bạn hành động cách đúng đắn, Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn sự thông biết.

Chúng ta không chỉ thành thật trong chức vụ chia sẻ Lời Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta cũng nên thực hành điều chúng ta rao giảng. Rao giảng thì dễ hơn là thực hành. Trong I Ti-mô-thê 3:9,10, Phao-lô đã viết cho các chấp sự: “Nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin. Những người đó cũng phải chịu thử thách trước đã, nếu không chỗ trách được thì mới được làm chấp sự.” Vậy thì chịu thử thách bằng cách nào? Hãy để họ chứng tỏ bằng cách thực hành điều mà họ tin. “Nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin.” Nói cách khác, chúng ta không nên chỉ giữ vững niềm tin mà còn trong cả cách cư xử của mình nữa. Khi chúng ta chia sẻ Lời Đức Chúa Trời thì có một lương tâm tốt là điều rất quan trọng, không bóp méo Lời Đức Chúa Trời, không giải thích Lời Đức Chúa Trời trái với lẽ thật. Diễn giả hay giáo viên Trường Chúa Nhật không nên chuẩn bị một bài giảng hay một bài học nào đó trước rồi sau đó cố gắng tìm một phân đoạn Kinh Thánh phù hợp với nó. Hãy đến với Lời Đức Chúa Trời trước và tìm kiếm điều mà Chúa muốn dạy chúng ta. Và sau đó mới chuẩn bị sứ điệp hay bài học Trường Chúa Nhật.

cri

Đối Diện Với Sự Chỉ Trích

Lương tâm rất quan trọng trong chức vụ chúng ta, không chỉ trong lĩnh vực chinh phục tội nhân, lập kế hoạch trong công tác phục vụ và trong chia xẻ Lời Đức Chúa Trời mà còn cả trong lĩnh vực đối diện với sự chỉ trích.

I Cô-rinh-rô 4:1-5 chép, “Vậy, ai nấy hãy coi chúng tôi như đầy tớ của Đấng Christ, và kẻ quản trị những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành. Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi chẳng tự xử đoán mình nữa; vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội, nhưng tôi cũng không nhờ sự đó mà được xưng là công bình: Đấng xử đoán tôi, ấy là Chúa. Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ bày tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh.”

Phao-lô đã bị các tín hữu ở Hội Thánh Cô-rinh-tô chỉ trích rất nặng nề. Họ so sánh ông với Phi-e-rơ và A-bô-lô. Họ nói rằng Phao-lô là một người viết thơ rất sống động nhưng lại là một người giảng dạy rất nhàm chán. Họ đã phê bình rất nhiều để chống lại Phao-lô và chức vụ của ông. Phao-lô đã đáp trả rất ấn tượng, “Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi chẳng tự xử đoán mình nữa.” Chữ được dịch là “thấy” mà ông đã dùng trong phân đoạn này “Vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội” có cùng một gốc từ với từ “lương tâm” trong chữ Hy-lạp. Ông đã nói: “Vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội.” Sau đó ông nói thêm, “Nhưng tôi cũng không nhờ sự đó mà được xưng là công bình.” Nói cách khác, có thể có một lương tâm trong sạch và vẫn phạm những điều sai trái. Nhưng Phao-lô đã nói, “Khi anh em đối diện với sự chỉ trích và anh em thấy mình đúng, lương tâm anh em sẽ làm mình mạnh dạn, và anh em có thể thắng được”

Cách đây vài năm Tiến sĩ A.W.Tozer đã dạy một bài học rất hay. Ông nói, “Đừng bao giờ sợ sự phê bình chân thành bởi vì nó có thể giúp một ai đó. Nếu người phê bình bạn sai, bạn có thể giúp họ. Nếu người ấy đúng, họ có thể giúp bạn”. Một lời phê bình chân thành sẽ đem lại ích lợi. Nhưng đôi khi trong chức vụ sẽ có rất nhiều lời chỉ trích ác ý và không chân thành cũng như có rất nhiều sự than phiền. Phao-lô đã nói rất ấn tượng “Nếu lương tâm anh em trong sạch, anh em cứ tiếp tục mạnh dạn bởi vì Chúa sẽ ở bên anh em.”

“Đừng bao giờ sợ sự phê bình chân thành bởi vì nó có thể giúp một ai đó. Nếu người phê bình bạn sai, bạn có thể giúp họ. Nếu người ấy đúng, họ có thể giúp bạn”

(Còn nữa)

WARREN W. WIERSBE

Translated by Hoa Da Quy   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn