Thứ Ba , 3 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / ĐIỀU RĂN MỚI

ĐIỀU RĂN MỚI

ĐIỀU RĂN MỚI
Giăng 13: 34-35

Đức Chúa Jêsus ban cho chúng ta điều răn mới trong Giăng 13: 34-35: “Các ngươi phải yêu nhau”.

Jn13

 

Dẫn nhập:
Đức Chúa Jêsus ban cho chúng ta điều răn mới, “Các ngươi phải yêu nhau”. Tại sao tình yêu xuất phát từ con tim mà phải là một mạng lịnh? Lòng không yêu thì làm sao bắt buộc phải yêu? Tình yêu là cả vùng trời bao la bát ngát mà từ cổ chí kim đã có hàng triệu tác phẩm trên mọi mặt đời sống nghệ thuật tán dương ca ngợi… Tình yêu là tặng phẩm quí báu mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại, sống yêu là sống trong hy vọng, hoài bão lạc quan, tinh thần độ lượng nhân từ. Chúa muốn đời sống chúng ta là nguồn phước, con người hưởng được sự hưng phấn của tình yêu, và con người cũng vui thỏa khi sống biết yêu nhau. Chúa ban cho chúng ta mạng lịnh “Các ngươi phải yêu thương nhau” thì Ngài cũng trang bị cho chúng ta có khả năng thi hành mạng lịnh ấy. Chỉ có con người là tạo vật bày tỏ tình yêu phong phú nhất, và tình yêu gắn liền với trách nhiệm, chỉ trách nhiệm mới lượng giá được cho tình yêu. Sở dĩ chúng ta biết Đức Chúa Trời yêu chúng ta vô cùng, vì chính hành động của Ngài là Chúa Jêsus gánh chịu trách nhiệm tội lỗi của chúng ta. Ngài đã chết đền tội cho chúng ta trên thập tự giá đã gần hai nghìn năm qua.
1. TÌNH YÊU ĐỐI VỚI CHÚA.

Điều răn thứ nhất và lớn hơn hết là “Yêu Chúa”. Sau khi sống lại Chúa hỏi Phi-e-rơ ba lần “Ngươi yêu ta chăng?” và Phi-e-rơ xác nhận “Tôi yêu Chúa” rồi cũng ba lần Chúa bảo “Hãy chăn chiên ta” (Giăng 21:15-17). Hội Thánh Ê phê sô đã bỏ lòng kính yêu Chúa ban đầu, mặc dầu họ có nhiều điều đáng khen, vì vậy Chúa kêu gọi họ ăn năn bằng không Chúa sẽ bỏ họ. Một Hội Thánh thiếu tình yêu là Hội Thánh đáng bỏ, thiếu gì thì bỏ qua được, nhưng thiếu tình yêu là điều không thể. Chồng khao khát tình yêu của vợ, cha mẹ khao khát tình yêu của con cái, thì Chúa cũng khao khát tình yêu của chúng ta đối với Ngài. Kinh Thánh cũng xưng tụng Đức Chúa Trời là sự yêu thương, là Tình yêu (1 Giăng 4:8), vì vậy khi truyền sự sống cho con người thì Đức Chúa Trời cũng truyền cho con người tình yêu. Chúng ta có thể sốt sắng, dâng hiến tận tâm lo công việc Hội Thánh, song không vì yêu Chúa mà chỉ vì yêu mình, không vì danh Chúa, mà vì danh mình, không phải vì Chúa được tôn vinh, mà chỉ để mình tự tôn. Hôn là dấu hiệu của tình yêu tốt đẹp, song cái hôn của Giu đa không phải là dấu hiệu của tình yêu mà là dấu hiệu của sự phản bội. Lu ca 22:48, “Hỡi Giu đa ngươi lấy cái hôn để phản bội con người sao?” Dầu chúng ta yếu đuối mà vấp phạm như Phi-e-rơ, song chúng ta phải thành thật mà thưa với Chúa như ông rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa”. Thước đo tình yêu của chúng ta với Chúa, là thái độ chúng ta vâng lời, kính sợ Ngài và đi trong sự dẫn dắt kỳ diệu của Thánh Linh. Bởi khi chúng ta hành động một việc gì, thì Thánh Linh cũng tỏ cho chúng ta lẽ thật, biết việc làm để đẹp lòng Chúa. Trái lại, có những điều mà Chúa buồn, chúng ta biết, ấy thế mà chúng ta vẫn làm, mà cho là ý Chúa. Xin Thánh Linh là Đấng khôn sáng dẫn mỗi chúng ta vào đường công chính của Ngài, chúng ta sẽ kinh nghiệm ngọt ngào trong tình yêu thật của Thiên Chúa, bởi vì tình yêu chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong Lẽ thật.

2. TÌNH YÊU ĐỐI VỚI NGƯỜI

j 2

Đức Chúa Trời là tình yêu, Chúa Jêsus thể hiện tình yêu, Tin Lành là tôn giáo của tình yêu, chúng ta được Chúa cứu bởi ân sủng và tình yêu. Chúa bảo chúng ta phải yêu nhau vì Ngài đã yêu chúng ta trước. Giăng 13:34; 15:12, “Các ngươi hãy yêu nhau như Ta đã yêu các ngươi”. Tình yêu Cơ Đốc là một điều rất mới, nên các nhà nghiên cứu Kinh Thánh có sự phân biệt như sau:

1- Tình yêu nam nữ liên quan đến tình dục “Eros”
2- Tình yêu “Pilia”: Tình yêu đồng ấm giữa hai người gần gũi gắn bó.
3- Tình yêu đặc biệt trong gia đình “Sioger”
4- Tình yêu “Agape”: Sự thương xót – lòng nhân từ.

Chúng ta sử dụng Agape với mọi người, dù người ấy có xấu xa hãm hại làm thương tổn ta, nhưng ta vẫn cứ tử tế, điều nầy chứng tỏ tình yêu Agape. Không phải là cảm xúc thương hại, mà là tình yêu trí tuệ và ý chí, lúc nào cũng có thiện chí tốt, Agape giúp Cơ đốc nhân không cảm thấy cay đắng và không có ý thức trả thù, luôn luôn tìm kiếm một sự tốt đẹp nhất cho mọi người.

A- Yêu nhau là dấu hiệu chúng ta được Chúa cứu, được sanh lại bởi Đức Chúa Trời. 1 Giăng 3:4; 4:7
B- Yêu nhau là dấu hiệu Đức Chúa Trời ngự trong lòng chúng ta. 1 Giăng 4:12
C- Yêu nhau là dấu hiệu chúng ta yêu Chúa.
D- Yêu nhau là dấu hiệu chúng ta là môn đồ của Chúa.

Chúa cũng bảo chúng ta yêu kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ bắt bớ… Đức Chúa Trời khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng người công bình, làm mưa cho kẻ công bình cùng người gian ác. Yêu người yêu mình, yêu người đáng yêu, thì ai cũng yêu được, song yêu người ghét mình, yêu người không đáng yêu, mới là tình yêu, vì đó là tình yêu Chúa, Ngài đã yêu chúng ta như vậy. (Đọc Ma-thi-ơ 5:43).

Nếu vì lý do nào đó, mặt trời không soi rọi những tia nắng ấm lên quả đất nầy, chắc chẳng bao lâu, tất cả sinh vật, kể cả loài người đều chết cóng. Có người bảo tình yêu Thiên Chúa ban cho con người để thương yêu nhau. Nơi đâu thiếu sự yêu thương, nơi đó sinh ra lộn xộn. Nhìn vào thế giới chúng ta đang sống, chắc chắn chúng ta cũng nhận thấy tình yêu thương đang héo úa dần, nên bất an, loạn lạc, chiến tranh ngày càng gia tăng… kể cả cuộc chiến thuộc linh với thế giới tà linh ma quỷ, cuộc chiến tranh giành ngôi vị chức tước, cuộc chiến của xác thịt và tâm linh.

Kinh Thánh là lá thư tình yêu Thiên Chúa gửi cho con người, trong đó bày tỏ Ngài là Đấng yêu thương (Đức Chúa Trời là sự yêu thương) và phương cách để đưa con người sống trong nguồn yêu thương ấy. Câu chuyện người Sa-ma-ri nhơn lành ở Lu-ca 10:25-37 đã nói lên tất cả tình yêu giữa người với người, đã thể hiện tình yêu của người Sa-ma-ri là một dân tạp chủng. Người Sa-ma-ri bị dân Do Thái khinh bỉ, nhưng ông ta đã làm một việc thật là tình người. Yêu đồng loại, yêu kẻ đang bị nạn, yêu người ghét mình, tình yêu ấy mà Chúa Jêsus dùng để trả lời cho thầy dạy luật hỏi “Ai là kẻ lân cận tôi”.

3. CHỨNG CỚ CỦA TÌNH YÊU

Tình yêu thật không phải bằng lời nói và lưỡi, mà bằng việc làm và lẽ thật. Nếu thật lòng yêu Chúa, thì chứng cớ là: Dâng mình cho Chúa như trong Rô ma 12:1. Chúa yêu chúng ta nên đã tự hiến thân mình làm tế lễ đền tội cho chúng ta. Còn nếu chúng ta yêu Chúa, bằng cớ ấy là dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh đẹp lòng Ngài. Dâng thân thể, là trọn đời sống xứng hiệp với việc làm đẹp lòng Chúa. Hết lòng yêu Chúa, thì không thể giữ lại một phần nào cho mình. Ma-ri một phụ nữ nghèo đã dâng một bình dầu cam tòng đắt giá xức xác Chúa trước khi chon. Ôi! quý giá vô cùng, vì thế Chúa rất đẹp lòng, và Chúa đã khen ngợi bà, hễ nơi nào Tin Lành được giảng ra thì người ta cũng thuật lại việc bà đã làm để nhớ đến bà. (Ma-thi-ơ 26:13).

Người thật lòng yêu Chúa, thì đồng thời cũng giữ gìn lời Ngài, vì đó cũng là một chứng cớ, không thể có một người yêu Chúa, mà không giữ lời Ngài (Lu-ca 6:46). “Sao các ngươi gọi ta Chúa Chúa mà không làm theo lời Ta phán”. Chúa buồn về sự cứng lòng của người Do Thái… (Mác 3:5).

Nếu thật lòng yêu người, thì chứng cớ là: Muốn cho họ được cứu chúng ta phải làm chứng cho họ, dân thành Giê-ru-sa-lem đóng đinh Chúa, song khi Chúa sống lại, Ngài phán dặn phải làm chứng bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, nên đã có hàng ngàn người đã tiếp nhận Ngài qua ngày lễ Ngũ Tuần. Vì yêu người, nên Phao Lô đã hết lòng làm chứng, từ khi quy đạo Phao Lô đã có 30 năm làm chứng, chia sẻ cái mình có cho anh em. Sứ đồ Giăng cũng nói, “Nếu ai có của cải đời nầy mà thấy anh em mình cùng túng chặt dạ thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời chẳng ở trong người ấy”. (1 Giăng 3:17).

images

Chứng cớ của tình yêu thật, là chia sẻ cho anh em mình của cải thuộc thể cũng như của cải thuộc linh, có người cho mà không yêu, nhưng không hề có người yêu mà không cho. Tin Lành Giăng 3:16, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hể ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”. Yêu nhiều thì chúng ta sẽ cho nhiều và cho những gì tốt nhất.

Làm sao chúng ta có thể yêu như Chúa dạy? và làm sao chúng ta yêu thật, khi mà chúng ta còn đang tranh chiến…? Lòng mình vị kỷ, lòng Chúa vị tha, ma quỷ ghen ghét, Chúa yêu thương, khi nào Chúa ngự trị trong lòng mình, tức thì Satan bị trục xuất. Được Chúa ngự trị, Ngài đổ tình yêu vào lòng chúng ta, và rồi chúng ta sẽ yêu Chúa và yêu nhau bằng tình yêu của Chúa. Chúa yêu chúng ta, rồi chúng ta yêu lại anh em mình là điều phải lẽ. Thế gian không nhận biết Đức Chúa Trời, không kinh nghiệm tình yêu ấy. Chúng ta là Cơ đốc nhân, chúng ta có chung một niềm tin, cùng thờ phượng Đức Chúa Trời ba ngôi, cùng ngồi chung trong ghế nhà thờ… nào lại không yêu nhau được? Thế gian nhìn Chúa qua chúng ta, qua quan hệ tình cảm của chúng ta, họ nhận biết Chúa chúng ta trên trời. “Vì không yêu anh em mình thấy được, thì làm sao bảo yêu Đức Chúa Trời, là Đấng chẳng hề thấy” (1 Giăng 4:19). “Chúng ta yêu nhau vì Chúa yêu chúng ta trước, ai yêu Đức Chúa Trời mà lại ghét anh em mình là kẻ nói dối…”. “Tình yêu thương là mối dây liên lạc của sự trọn lành” (Cô-lô-se 3:14). Không có tình yêu thì dù nói được nhiều ngôn ngữ các quốc gia, dân tộc, loài người, thiên sứ thì ân tứ đó cũng như đồng kêu lên và chập chõa vang tiếng… thùng rỗng kêu to chứ chẳng ích gì. 1 Cô-rinh-tô 13 là những lời nói lên tình yêu đích thực, các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ, tất cả điều đó sẽ chấm dứt chỉ có Tình yêu là bất diệt, vĩnh cửu và trường tồn.

Nguyện xin Chúa cho chúng ta có tình yêu của Ngài, để rồi tình yêu đó là bài giảng sống, để chinh phục được linh hồn tội nhân trở về với Thiên Chúa. Tình yêu không bằng lời nói, bằng lưỡi mà bằng việc làm, từ lòng đến lòng, từ nơi sâu thẳm nhất của con tim. Lạy Chúa, xin ban cho chúng ta tình yêu đó… Xin Chúa tha hết lỗi lầm gian ác của mỗi một chúng ta – những gì chúng ta đã vấp phạm đánh mất tình yêu Chúa như Hội Thánh Ê-phê-sô từ thuở ban đầu. “Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại công việc ban đầu của mình, bằng chẳng vậy thì ta sẽ cất chơn đèn của ngươi khỏi chỗ nó”. (Khải huyền 2:5)

Khi một con nhộng chui ra khỏi cái kén chật hẹp của mình, nó sẽ bay vào bầu trời xanh bao la đầy hoa tươi và nắng ấm, và đây là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nó. Chim phượng hoàng con chịu thử luyện sử dụng cặp cánh thuần thục, rồi lúc bấy giờ nó cũng bay cao như mẹ nó, nó cũng tìm những ngọn núi cao để làm tổ và đường bay của nó cũng xa tít trên tận mây xanh (Châm ngôn 30:19). Tình yêu cũng vậy, làm một việc gì đó đem lại niềm vui cho người khác đòi hỏi chúng ta phải tự hạ mình, khiêm nhu phục vụ Chúa, phục vụ anh em mình vậy.

Amanda Sradley nói “Niềm vui mang đến niềm vui, và tình yêu mang đến tình yêu, sự ban cho là kho báu chứa đựng sự thỏa lòng”.

Tình yêu là một điều vĩ đại nhất trên thế gian nầy, nó làm cho đời sống có giá trị đáng sống, nó giải phóng chúng ta khỏi luật pháp, một tình yêu chan chứa có thể khuất phục được sự xung đột, tình yêu bảo vệ bạn khỏi điều ác, nó thật sự là cuộc chiến tâm linh. Satan biết điều nầy, vì thế nó chiến đấu với những ai bước đi trong sự yêu thương và kết bạn với những ai có ý tưởng thù ghét. Nếu bạn bước đi trong sự yêu thương, thì bạn sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho vương quốc của sự tối tăm. Nếu lòng ta tư dục vị kỷ, ganh ghét, thì Chúa không vui. Nguyện tình yêu Chúa đặt để trong lòng chúng ta, lòng vị tha bác ái, hãy bước đi trong sự yêu thương của Ngài. 1 Cô-rinh-tô 13:13, “Nên bây giờ còn có ba điều nầy Đức tin sự Trông cậy và Tình yêu thương nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là Tình yêu thương”.

Vậy, bạn hãy nhờ cậy Chúa, cầu nguyện ăn năn xưng tội, mỗi người phải đối diện với Chúa. Khi còn có cơ hội ở thế gian nầy hãy làm một điều gì đó, ít ra cũng thể hiện tình yêu với người anh em mình, như vậy chúng ta mới là môn đệ của Chúa.

images
Kinh Thánh chép về trách nhiệm anh em đối với nhau: “Đừng để ai khinh con vì trẻ tuổi, nhưng con phải làm gương cho các tín hữu trong lời nói, việc làm, tình thương đức tin và tấm lòng trong sạch” (1 Ti-mô-thê 4:12).
Tiến sỹ Harry Ironside làm chứng trong cuốn sách Bình an trong Thượng Đế: “Hãy coi chừng kẻo chúng ta bị sai lầm, lấy thành kiến làm định kiến”. Suốt sáu năm cuối đời của nhạc mẫu tiến sỹ Billy Graham phải sống trong chiếc xe lăn tay, do hậu quả tai biến mạch máu não, nhạc phụ ông cũng là tiến sỹ Nelson Bell vốn là một lực sỹ, y sỹ, giáo sỹ và cũng là một nhà văn với tư cách Chủ tọa Hội thánh Trưỡng Lão miền Nam, ông dành thì giờ săn sóc bằng tình yêu thương. Một hôm ông nói với con gái: “con biết không, đó là những ngày hạnh phúc nhất trong đời ba.” Hạnh phúc có thật khi chúng ta làm trọn tình yêu của Chúa.
.
Có một câu chuyện: Một anh em nhân sự ra đi thăm viếng tín đồ… đến một nhà nọ, gia đình khó khăn đến nỗi không còn gạo nấu… Anh em nhân sự an ủi, khích lệ và cầu nguyện rồi ra về, nhưng không cho họ một chút gì… Trên đường về anh em đó bị Chúa cáo trách con là kẻ giả hình… bởi vì con vẫn còn tiền, mà không cho anh em con một chút gì cả… Anh bèn quay trở lại giúp đở anh anh em mình rồi sau đó ra về lòng bình an vui thỏa.

Nguyện xin Tình yêu Chúa đặt để trong lòng tôi cùng quý vị để chúng ta sống làm sáng danh Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu.

 

hoga

Hồ Ga-li-lê – Hạ 2016.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn