Thứ Sáu , 15 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / “Tôi Đã Làm Hết Sức”

“Tôi Đã Làm Hết Sức”

Tác giả: MICHAEL GREEN
do best
“Tôi Đã Làm Hết Sức

Không Ai Có Thể Làm Tốt Hơn”

Cơ Đốc Giáo là một tôn giáo đưa ra phương pháp giải cứu. Buồn thay đó cũng là lý do vì sao nó không được nhiều người ưa chuộng. Bởi nó đi vào cốt lõi bản chất con người và làm nên sự khác biệt. Nhưng khi con người tạm dừng cuộc đua sinh tồn trong giây lát để suy nghĩ về chính mình theo những tiêu chuẩn thông thường, họ thường nảy ra hai thái độ chính. Một là có cái nhìn lạc quan về bản chất con người và trong thực tế họ nói rằng: “Tôi đã làm hết sức. Chắc hẳn thế đã đủ tốt cho bất kỳ vị thần linh nào. Hai là tôi sẽ ổn thôi.” Những người khác bi quan hơn thì nói rằng: “Tốt xấu gì tôi cũng làm rồi. Không gì thay thế quá khứ được.” Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng quan điểm: quan điểm lạc quan trong chương này, và quan điểm của người bi quan trong chương kế tiếp. Trong thực tế hai quan điểm này liên hệ rất gần với nhau. Cả hai đều là những phản ứng trái chiều đối với vấn đề tội lỗi.

Vấn đề tội lỗi

Dù bạn cứng rắn đến đâu, thì cũng sẽ có những lúc bạn cảm thấy mình bẩn thỉu, sa đọa, tội lỗi. Nó có thể đay nghiến bạn trong nhiều năm giống như trải nghiệm của một trong những tên cướp trong vụ cướp tàu hỏa khét tiếng nhất nước Anh vào năm 1963. Đó là Buster Edwards, người đã không chịu nổi cảm giác tội lỗi dằn vặt và cuối cùng đã tự ra đầu thú. Có thể cảm giác ấy chỉ đến với bạn trong một chốc lát, giống như trong thơ của Roger McGough, Hãy Đến Gần và Ngủ (Come Close and Sleep Now).

Một ngày nào đó

 bạn khẽ nói

Tôi hạnh phúc

Vì tham dự vào bóng tối,

Bờ môi nên yếu đi,

Một khởi đầu mệt mỏi.

Hãy đến và ngủ 

Vì bình minh lên

Khi một cảnh sát

Ngụy trang thành mặt trời

Lẻn bước vào phòng,

Và mẹ bạn

Cải trang thành những chú chim

Réo gọi từ những cành cây,

Bạn sẽ khoác lên chiếc áo tội lỗi

Và đôi giày của những lý tưởng cao xa đổ vỡ

Từ chối ly cà phê làm cho tỉnh táo

Bạn chạy về nhà tìm nơi trú ẩn

 dù biết nó tạm thời.

Bài thơ này làm quan điểm trên trở nên sáng tỏ và cảm động. “Đôi giày với những lý tưởng cao xa đổ vỡ.” Chúng ta đều mang những đôi giày ấy. Chúng ta sẽ làm gì?

Vâng, điều hiển nhiên đó là hãy quên nó đi. Điều tồi tệ đã xảy ra, đau khổ cũng vô ích. Hãy quên nó đi. Nhưng không dễ thế đâu. Hơn phân nửa số giường bệnh tại Anh là của những bệnh nhân mắc một chứng lo âu nào đó. Con người đã đưa những phần không mong muốn trong tính cách đi sâu vào tiềm thức, và những khía cạnh đó không mất đi được; chúng tiếp tục quấy rầy chúng ta. Gần đây tôi đã tư vấn cho một số trường hợp mà những ức chế chính yếu đối với sự sợ hãi đã được gợi lại từ sâu trong tiềm thức, và một khi chúng được giải quyết, sự chữa lành toàn diện kịch tính xảy ra. Chúng ta là những sinh vật phức tạp, và giả vờ quên đi cảm giác tội lỗi trong quá khứ chẳng thể giải quyết được gì: nó đơn thuần chỉ đem lại phiền muộn trong tương lai.

images

Và thậm chí khi nó không gây phiền muộn, chúng ta vẫn sẽ đứng trên con đường sầu thảm. Thử tưởng tượng một người gây án sát nhân và chưa bị bắt; giả sử anh ấy cố gắng quên điều đó đi, và kiên quyết không làm điều tương tự lần nữa – điều gì sẽ xảy ra nếu ba mươi năm sau bằng chứng bị đưa ra ánh sáng, giống như những phạm nhân từng phục vụ Đức Quốc Xã? Câu trả lời rất đơn giản: người này là một tội nhân, dù người đó có cố gắng quên nó đi, dù người đó có cố gắng trong bao lâu, dù về sau người đó có cố gắng đi con đường ngay thẳng. Quên đi không phải là điều tốt, thậm chí là dưới ánh sáng công lý của con người.

Vậy Đức Chúa Trời sẽ làm gì đối với sai phạm của con người? Phải chăng Ngài nói rằng: “Thôi hãy quên nó đi?” Đó không phải là Đức Chúa Trời mà tôi đọc thấy trong Kinh Thánh! Một mặt tôi mong ước Ngài sẽ nói: bỏ qua thì quá dễ đối với ta và với con, tôi không chắc là như vậy. Nhưng suy nghĩ kỹ, tôi mừng vì Đức Chúa Trời không phải như vậy – nhẹ nhàng, yếu đuối, không có công lý, coi trắng là đen và đen là trắng trong khi chúng ta đều biết rõ là không đúng. Vâng, tôi vui mừng vì Đức Chúa Trời là thánh khiết và đối kháng với sự xấu xa của con người. Nếu không như thế thiên đàng sẽ trở thành địa ngục.

Vấn đề không phải ở chỗ tôi hy vọng gì về Đức Chúa Trời. Tôi không thể biết được nếu Ngài không bày tỏ chính Ngài. Quả thật Ngài đã bày tỏ cho tôi được biết. Ngài đã bày tỏ qua nhiều phương cách, ít nhất là trong Đức Chúa Giê-su Christ, như chúng ta đã thấy trong chương 5. Đức Chúa Giê-su đã dạy về sự phán xét của Đức Chúa Trời một cách nghiêm túc hơn bất kỳ tiên tri nào trong Cựu Ước từng dạy. Hãy nhớ rằng: chính Đức Chúa Giê-su đã dạy về hai con đường mà con người có thể đi: đường dẫn đến Đức Chúa Trời và đường kia là sự chết. Có hai nhóm người: lúa mì dành cho kho thóc; hoặc cỏ dại dành cho lửa. Có hai số phận chờ đợi con người: bên trong – bữa tiệc vui mừng; hoặc bên ngoài – nơi có khóc lóc và nghiến răng. Lời dạy của Đức Chúa Giê-su nhắm thẳng vào sự lạc quan dễ dãi của chúng ta khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời là một người bạn tốt và sẽ không quá khó tính về những thành tựu của chúng ta. Bởi vì Ngài là tốt lành nên Ngài sẽ vô cùng khó tính. Ngài là Đức Chúa Trời thánh khiết đạo đức mà tâm trí của chúng ta không dễ dàng gì suy tưởng hết được về Ngài. Ngài quan tâm một cách sâu sắc đến sự khác biệt cốt lõi giữa đúng và sai, Ngài sẽ không giả vờ chấp nhận những điều có thật  là không có thật. Ngài sẽ không xóa tội lỗi một cách ngẫu nhiên. Đức Chúa Trời Toàn Năng không nợ chúng ta sự tha thứ. Sự tha thứ không hề rẻ chút nào. Nó có cái giá của nó.

 

(Còn nữa)

 

Translated by Vinh Hien

Bài trước:

https://huongdionline.com/2016/04/07/thanh-tam-van-chua-du/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn