Thứ Bảy , 23 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / GIỚI THIỆU VÀ PHÊ BÌNH TẬP THƠ “MẸ ƠI”

GIỚI THIỆU VÀ PHÊ BÌNH TẬP THƠ “MẸ ƠI”

Bài trước:

https://huongdionline.com/2016/04/20/me-oi/

me

(Hình chỉ mang tính cách minh họa)

Tác giả Uông Nguyễn đã viết:

Mẹ ơi! là một tập thơ viết về cuộc đời thật của một người mẹ hiện đang sống trên miền Bắc Việt Nam. Người viết tập thơ này là một nhân chứng của lịch sử và người mẹ của tác giả cũng đang là nhân chứng sống động của lịch sử. Họ là những người đã chứng kiến, những sự chuyển đổi trong lịch sử Việt Nam. Nếu ai đó nói rằng thế kỷ hai mươi là thế kỷ của người Việt, thì khi đọc Mẹ Ơi tự nhiên ta cảm thấy được tác giả dẫn ta quay trở về với lịch sử của một dân tộc mà trong dòng chảy đó có một người phụ nữ tiêu biểu cho khổ đau trên mọi phương diện. Trên quê hương Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu thăng trầm và người mẹ của tác giả cũng như muôn vàn công dân của đất nước ấy gánh chịu hậu quả.”

 

uong chan dung

…….

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy đọc những vần thơ miêu tả cảnh làng quê khi Pháp đến xâm chiếm Việt Nam:

 

Du kích về nằm vùng trong xóm,

giặc đến càn sáng sớm chiều hôm.

Nhà nhà gặp cảnh đạn bom

lệ tang đã trải đầu thôn cuối làng.

Trong cảnh đau thương của làng quê, hình ảnh của người mẹ thật đáng thương. Ngày cũng như đêm lòng mẹ nào được an nghỉ:

Nỗi hãi hùng tràn lan khắp chốn

mẹ đã từng khốn đốn đêm mơ

cái sợ ám ảnh vật vờ

Màn đêm vừa xuống mẹ chờ sáng lên.

Tâm trạng sợ hãi của người mẹ:

Mẹ sợ lắm bóng đen thủa ấy

trong loạn trường kẻ quấy người xoay.

Quan Tây ức hiếp ban ngày,

giặc cỏ đốt đuốc quấy rầy ban đêm.

Bức tranh xã hội của làng quê:

Bao người bị quan trên hãm hiếp

gái trong làng sợ khiếp loạn ly

xã tổng mất hết tôn ti

quan tham giặc cỏ chỉ đi hại người.

Chính sách của thực dân Pháp:

Thực dân Pháp gặp thời bòn rút

Luật thuế thân chúng trút lên dân

địa ngục chúng đẩy lên trần

cho người dân Việt muôn phần thảm thương.

Những câu thơ khắc họa hình ảnh tang thương khi đất nước bị ngoại xâm, người mẹ chịu chung phần với cả một dân tộc. Có người mẹ nào hạnh phúc  khi quê hương tràn ngập bóng quân thù?

Mẹ nài cổ hai sương một nắng

Bán sức mình nuôi giặc ngoại xâm

lòng tham chúng có thỏa đâu

hằng trăm thứ thuế đè đầu người dân.

Tác giả vẽ lên hai hình ảnh trái ngược: hình ảnh ốm yếu của dân tộc bị xâm lược và sự béo tròn của quan Tây:

Toàn xứ khổ từ chân tới cổ

quan Tây muốn xây phố dựng phường

về đây róc thịt rút xương,

dân Việt vỗ béo quan trường phương tây.

“Róc thịt rút xương, “vỗ béo quan trường là những hình ảnh tương phản như hai sắc màu tối sáng trong một bức tranh. Pháp và Nhật là hai cái ách mà người dân Việt phải mang. Tác giả viết ra từng câu thơ theo cách kể chuyện. Âm hưởng của từ ngữ được sử dụng ở đây khiến cho người đọc không khỏi nghẹn ngào khi nhớ về một thời kỳ bi thương của dân tộc:

 

01 Mar 1973, Vietnam --- Vietnamese women with straw hats waters a rice field with an ordinary device in the province Nam Ha in North Vietnam, photographed in March 1973. Only a few weeks before, the peace agreement was signed on the 27th of January in 1973 in Paris and the war against North Vietnam ended. The United States of America flew about 2,000 air attacks on cities and targets in North Vietnam during the "Christmas bombings" in 1972. Photo: Werner Schulze | Location: Nam Ha, Vietnam. --- Image by © Werner Schulze/dpa/Corbis

Họa thực dân còn đang trĩu nặng,

nay thêm ách Nhật giáng lên đầu

chúng vào ‘đuổi Pháp về Âu

diễn tuồng chồn cáo trên đầu người ta.

 

Đám thực dân đã là hèn hạ

p người dân tàn tạ cuộc đời.

Phát-xít quỷ đội lốt người,

lòng lang dạ sói thương người được chăng?

 

Loài cầm thú hung hăng chém giết

dân quê mùa chỉ biết ngồi yên

thực dân ham được có tiền

Phát-xít mong được bá quyền thế gian.

 

Như muôn người miên man nỗi khổ

Trong cảnh đời đổ vỡ lầm than!

Trai gặp chiến sự nguy nan

gái thời lâm cảnh can qua  khó lường

 

Giặc Nhật Bn là loài tàn nhẫn

đám quỷ ma đánh mất lòng nhân

ruộng xuân lởn mởn xanh rờn

chúng ra lệnh nhổ hết phần lúa ngô.

 

Cả triệu người sa cơ đói khổ

mẹ cũng chung vận của non sông,

bao người chết đói ngoài đồng

những oan nghiệt ấy cõi lòng nào quên.

 

Trong bối cảnh mà: “Cả triệu người sa cơ đói khổ, mẹ cũng chung vận của non sông”, có cách nào để người mẹ thay đổi những oan nghiệt của cuộc đời? Cứu cánh nằm ở đâu?

Khi con người tuyệt vọng, thì đó có thể là khởi điểm để Ông Trời hành động. Những vần thơ tiếp theo sẽ cho chúng ta biết người mẹ của Uông Nguyễn đã ra khỏi những phiền muộn của cuộc đời.

me 3

(Còn nữa)

Tường Vi   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn