NHỮNG CÂU CHUYỆN HAY
- Lẫn lộn tai hại.
Một người bán hoa thất bại trong công việc làm ăn của mình đã kể lại kinh nghiệm sau đây:
“Một ngày kia có nhiều người đặt mua hoa. Một đơn đặt hàng từ một đám tang, một đơn khác vừa mới làm đám cưới và dọn vào nhà mới.Nhưng không biết vì một lý do nào đó, điạ chỉ hai đơn đặt hàng đã lẫn lộn với nhau. Lẳng hoa đặt cho vợ chồng mới cưới lại được gởi đến cho đám tang với dòng chữ sau, “Chúc may mắn trong ngôi nhà mới!”. Còn lẳng hoa được đưa đến ngôi nhà mới mang dòng chữ sau đây: “Đau buồn sâu xa nhất gởi đến bạn!”
- Làm việc tốt.
Có một Trưởng hướng đạo sinh yêu cầu các em hướng đạo sinh mới hãy báo cáo làm xong một việc tốt trong ngày. Một em kia tên là Johnny được hỏi đã làm xong việc tốt trong ngày chưa. Em vội vả trả lời: “Thưa chưa.” Người trưởng hướng đạo ra lệnh: “Johnny, hãy đi ra làm ngay việc tốt trong ngày, nếu chưa làm xong thì đừng thấy mặt tôi!”. Một lát sau cậu bé Johnny trở lại áo quần dáng vẻ lù bù xơ xác. Tóc em rối lên, áo quần lôi thôi lếch thếch, mặt thì bị trầy. Vị huynh trưởng hướng đạo hốt hoảng hỏi ngay: “Việc gì xảy ra cho em như vậy?” Cậu bé trả lời: “Em đã làm xong việc tốt trong ngày rồi! Em đã giúp một bà cụ già băng qua đường!” Huynh trưởng hỏi tiếp: “Vậy sao áo quần em nhàu nát và mặt em bị trầy trụa thế?” Câu trả lời buồn bả: “Dạ, tại bà ấy không chịu qua đường ạ!”
- Theo truyền thống!
Có một bà mẹ luôn luôn cắt hai đầu miếng thịt heo (the ham) trước khi đem nấu. Khi cô con gái của bà đi lấy chồng và bắt đầu nấu món thị heo, cô cũng cắt bớt hai đầu. Người chồng mới cưới của cô nhìn cô nấu ăn liền hỏi tại sao lại cắt bỏ hai đầu miếng thịt heo. Cô gái trả lời: “Đó là cách mẹ em nấu món thịt heo nầy!” Một ngày kia trong khi trở lại thăm mẹ, cô gái hỏi mẹ tại sao bà cắt bỏ hai đầu miếng thịt heo trước khi đem nấu. Bà mẹ trả lời: “Đó là cách bà ngoại của con nấu món thịt heo nầy đó!” Cô lại đi hỏi bà ngoại tại sao bà lại cắt bỏ hai đầu miếng thịt heo trước khi đem nấu. Bà ngoại trả lời: “Đó là vì cái nồi của bà quá nhỏ nên bà đã cắt bớt miếng thịt mỗi bên một ít để cho vừa với cái nồi đó mà!”
- Sao em đẹp mà dại thế?
Một người vui miệng nói với vợ, “Em yêu, tại sao Chúa dựng nên em quá đẹp nhưng cũng dại quá như thế?” Cô vợ trả lời: “Chúa dựng nên em đẹp để anh yêu em, và Ngài dựng nên em dại để em yêu anh đấy!”
- Tốt nhất là đi nhà thờ!
Ông R. G. LeTourneau là một trong những nhà sản xuất máy ủi đất giỏi nhất của nước Mỹ. Trong thế chiến thứ hai ông được chính phủ Mỹ đặt hàng chế tạo một máy ủi đất to lớn và phức tạp dùng cho quân đội. Thời gian hoàn thành hợp đồng rất gấp và giới hạn. Ông mời các chuyên gia đến. Họ đã từng làm ra nhiều máy ủi đất rồi nhưng chưa có cái nào to lớn và phức tạp như lần nầy. Dường như họ không thể giải quyết được vấn đề. Họ liên tục họp bàn, nhưng không có ai đưa ra sáng kiến về kiểu xe ủi mới đặt hàng nầy.
Thế rồi ông LeTourneau triệu tập tất cả những nhà vẽ kiểu và sản xuất đến New York. Họ họp suốt ngày Thứ Sáu, cả ngày Thứ Bảy cho đến khuya Thứ Bảy. Một người lên tiếng, “Chúng ta trở lại ngày mai họp tiếp.” Ông R. G. LeTourneau lên tiếng, “Không được, ngày Chúa Nhật tôi phải đi nhà thờ.” Nhưng họ nhắc ông, “Chúng ta phải vẽ kiểu xong vào sáng Thứ Hai mà!”
Ông LeTourneau lặp lại, “Nhưng tôi luôn luôn đi nhà thờ vào Chúa Nhật.” Ông nói tiếp, “Tôi khuyên các bạn cùng đi nhà thờ với tôi. Tôi đi nhà thờ và để vấn đề nầy vào sau đầu. Tôi phải dành sáng Chúa Nhất nầy nói chuyện với Chúa trước mới được.”
Thình lình giữa buổi nhóm, giải pháp cho vấn đề hiện ra trong đầu óc ông cách rõ ràng và có bố cục rất rõ ràng. Ông biết ngay đây là giải pháp. Ông lấy vội tờ giấy của nhà thờ và vẽ vội ra kiểu xe ủi ông vừa có trong đầu. Sau giờ nhóm ông vội về ngay khách sạn và nói với những người bạn, “Đây là giải pháp cho vấn đề của chúng ta.”
- Chị Wong, người hầu việc Chúa ở Trung Quốc
Chị Wong và bà mẹ bị Công an Trung Quốc hạch hỏi nhiều lần, nhưng họ vẫn tiếp tục hầu việc Chúa. Công an đã tịch thu hơn ba trăm cân Anh các sách báo, Kinh Thánh và văn phẩm Cơ-đốc. Cả hai đều bị phạt tiền và chị Wong bị biệt giam trong tù suốt sáu ngày. Mẹ chị bị giam ba ngày.
Trong khi đang điều tra, viên Công an thẩm vấn đã nổi giận, vừa tát vừa đá cô Wong. Lúc đó có một cú điện thoại vang lên. Mẹ anh ta bị xe tông và anh phải đi săn sóc mẹ. Khi bà hỏi anh đang làm gì, anh nói đang thẩm vấn một nhóm tín đồ Tin Lành tư gia. Bà nói khi còn trẻ bà cũng là tín đồ, sau đó bà bỏ đi theo đảng Cọng sản. Bà nói là việc anh bắt bớ tín đồ Chúa là nguyên nhân gây ra tai nạn cho bà. Ông lắc đầu cho là mê tín.
Ngày hôm sau, khi đang phỏng vấn chị Wong, anh lại nhận một cú điện thoại khác. Lần nầy em trai của viên Công an bị thương vì đốt pháo. Người em lập tức cảnh cáo anh là nguyên nhân gây ra tai nạn trong gia đình vì anh bắt bớ tín đồ của Chúa. Sau đó ít lâu, người em gái của anh bị đau. Khi chân của người em gái bị liệt, viên Công an nầy đâm hoảng và bắt đầu tự hỏi về cách mình đối xử với tín đồ của Chúa. Cuối cùng anh đích thân đến xin lỗi chị Wong. Anh mời chị Wong đến cầu nguyện cho em gái của anh. Từ đó, người em gái anh hết bệnh. Lòng anh thay đổi. Anh đem tiền và sách vở tài liệu trả lại cho Hội Thánh. (Voice of the Martyrs, Dec.99).
- Con lừa dẫn đường
Mục sư Gumercindo cởi lừa đi từ làng nầy qua làng kia tại Brazil để giảng Tin Lành. Theo tác giả Don Hare, vị Mục sư trên đường về mệt quá và ngủ quên trên lưng lừa. Vài giờ sau ông tỉnh thức vì đường đi thấy gập ghềnh. Con lừa đã bỏ con đường mòn và đi vào con đường lởm chởm khó đi. Lúc nầy ông Mục sư nổi giận con lừa, nhưng khi thấy đã gần đến làng mình rồi nên ông dịu xuống. Khi về tới thánh đường ông được biết một số người bạn đang họp lại cầu nguyện cho ông về bình an. Hôm đó có một trại chủ không ưa Tin Lành đã sai gia nhân phục kích trên đường Mục sư trở về. Nhưng con lừa đã đưa ông về ngã khác nên được bình an.
- Khiêm nhường có lợi
Một hôm người phát thư đem giao cho thi hào Victor Hugo một phong thư ngoài bì đề: “Kính gởi nhà thơ vĩ đại nhất của nước Pháp.” Victor Hugo bóp trán suy nghĩ. Ông không dám mở thư ra nhưng lại mang phong thư đó đến thi hào Lamartine và nói: “Bưu điện đưa nhầm bức thư nầy cho tôi, lý ra là Ngài mới phải.”
Lamartine cầm bức thư lên xem rồi trao lại cho Victor Hugo, nói: “Vĩ đại nhất nước Pháp chính là Ngài!”
Victor nói: “Không, vĩ đại chính là Ngài!” Không ai chịu nhận mình là nhà thơ vĩ đại nhất nước Pháp, nhưng họ đồng ý mở thư ra xem, thì thấy dòng chữ mở đầu bức thư:
“Kính gởi Alfret Musset vĩ đại!” Musset cũng là một thi hào của nước Pháp đương thời.
Sự khiêm tốn của hai nhà thơ vĩ đại đã tránh được cam bẫy. Cho nên có thể nói càng khiêm tốn giá trị con người càng cao thêm.
- Chưa chi mà đã kiêu ngạo
Có một người đang tập tễnh viết thơ, làm văn và đã có vài bài được đăng báo. Người đó gởi về cho nhà văn Mark Twain của Mỹ một bản thảo, kèm thêm một phong thư, trong đó có câu: “Lửa trong thơ tôi như thế đấy! Và tôi còn nhiều tác phẩm như vậy nữa…”
Nhà văn Mark Twain đọc xong không thấy gì đặc sắc, chỉ làm mất thời gian của mình, liền viết thư trả lời: “Nên cho thơ anh vào lửa ngay…”
Có một anh chàng tập tễnh làm thơ, đem thơ mình đến khoe với Kịch tác gia S. Guitry (1885-1957) nói: “Thưa ngài, tôi vừa mới sáng tác hai bài thơ xin đọc cho ngài nghe thử, luôn tiện xin ngài cho biết thích bài nào?”
Nhà sọan kịch nhã nhặn nói: “Tôi đang muốn nghe đây!” Anh ta đọc hết bài thứ nhất. Guitry nói:
“Thôi đủ rồi! Tôi thích bài thơ thứ hai hơn!”
Một nhà thơ không tiếng tăm gì mấy đem đến biếu cho Đại Văn hào Voltaire một tập thơ và nhờ ông đọc để cho vài dòng cảm tưởng. Tập thơ có tựa đề “A la Génération Future” (Gởi cho thế hệ tương lai hoặc Gởi cho lớp người hậu bối). Voltaire đọc xong và gọi tác giả đến nói:
“Thơ của thầy viết được đó nhưng đã đề sai địa chỉ rồi!”
Có người nói rằng: “Người khoe khoang cũng giống như con gà, nó cứ tưởng rằng mặt trời mọc lên là để nghe nó gáy.”
- Lời nói bày tỏ tấm lòng
Một chuyện trong sách xưa đã kể:
Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng học thầy Quỉ Cốc. Tiên sinh muốn biết đức hạnh và mưu trí của học trò mình, liền bắc ghế ngồi trước cửa rồi nói:
“Trò nào mời ta ra được ngoài sân sau nầy có khả năng làm đến Tướng quốc.”
Bàng Quyên xin mời trước. Quyên nói:
“Bạch Tổ Sư! Bên ngoài kia có rồng chầu phượng múa đẹp lắm!
Tiên sinh mỉm cười: “Hôm nay là ngày xấu, không có việc đó!”
Quyên nói tiếp: “Có Bạch Hạc đồng tử đến mời thầy đi đánh cờ!
Tiên sinh nói: “Bạch Hạc đồng tử đã mời ta hôm qua rồi!
Quyên lại nói: “Mời thầy hoài không ra, tôi phải nổi lửa đốt động, xem thầy có chịu ra không!”
(Một câu nói đó chứng tỏ rằng Bàng Quyên có tâm địa bất nhân lại còn ngoa ngôn và khinh người).
Đến lượt Tôn Tẫn mời Tiên sinh. Tẫn quí xuống nói:
“Bạch Tổ Sư! Đệ tử không có tài mời Tổ Sư từ trong ra ngoài được. Nhưng nếu Tổ Sư đi ra ở ngoài đường, đệ tử sẽ mời được Tổ Sư vào trong!”
Tiên sinh nghe nói lấy làm lạ liền sai đem ghế ra xa để Tôn Tẫn mời mình vào. Khi Tiên sinh an vị bên ngoài, Tôn Tẫn vỗ tay reo:
“Đệ tử mời được thầy ra ngoài rồi! Tiên sinh phục Tôn Tẫn là cao kiến. Về sau Tôn Tẫn cầm quân nước Tề, bách chiến bách thắng.
- Khinh người hại mình
Một thế kỷ rưỡi trước đây, có một nhà thơ Việt Nam tài hoa là ông Cao Bá Quát, tính tình bất khuất, thường có ý khinh thị những người quyền chức mà bất tài, dẫu vua chúa ông cũng khinh ra mặt. Ông Cao chứng kiến hai quan triều ẩu đả nhau, Vua Tự Đức vời ông vào khai rõ sự việc. Ông Cao miệng thuật, tay chỉ chỏ:
— Bên nầy nói chó (chỉ tay về mình)
Bên kia nói chó (chỉ tay vào nhà vua)
Hai bên đều chó (chỉ tay cả mình lẫn nhà vua)
Họ túm lấy họ (ra bộ túm nhau)
Thần thấy thế nguy, thần chạy!…
Vua Tự Đức biết Cao Bá Quát chơi xỏ mình nhưng không thể bắt bẻ gì được. Những chi tiết nhỏ nhặt không thấy đâu nhưng sau đã tích tụ lâu ngày thành bản án tử hình cho Cao bá Quát.
- Tiền Bạc
“Tiền bạc có thể cho ta rất nhiều cái áo quần ở bên ngoài, chứ không cho sự ấm áp trong nội tâm. Nó cho ta nhiều thức ăn chứ không cho sự ngon miệng. Nó cho ta nhiều thuốc men chứ không cho sức khoẻ. Nó cho ta nhiều người quen biết chứ không phải cho sự thân thiết. Nó cho ta nhiều người hầu hạ chứ không cho sự trung thành. Nó cho ta nhiều cuộc vui chứ không cho hạnh phúc.”
Trên tờ giấy nhỏ in đồng bạc một Mỹ Kim mặt nầy và dòng chữ sau đây ở mặt kia:
Tiền bạc sẽ mua được:
Một cái giường nhưng không phải giấc ngủ ngon
Những quyển sách nhưng không phải trí tuệ
Thức ăn nhưng không phải sự ngon miệng
Nữ trang nhưng không phải vẻ đẹp
Một ngôi nhà nhưng không phải mái ấm gia đình
Thuốc men nhưng không phải sức khoẻ
Sự sang trọng nhưng không phải văn hoá
Trò chơi giải trí nhưng không phải hạnh phúc
Một cây thánh giá nhưng không phải một Chúa Cưú Thế
Một ghế ngồi trong nhà thờ nhưng không phải thiên đàng
Điều tiền bạc không mua được
Đức Chúa Giê-xu Christ có thể ban cho miễn phí.
- Không sát sanh
Năm 1963, trên Bán Nguyệt San Phổ Thông ở miền Nam Việt Nam, ông Nguyễn Văn Ba có ghi lại một câu chuyện thật nội dung như sau: Tại thị trấn Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, có một nhà sư vào khất thực tại một nhà dân nằm ven quốc lộ số 1. Lúc ấy chủ nhà là một thiếu phụ đang ở trong phòng tắm, chỉ có một đứa bé gái 6 hay 7 tuổi đang chơi trước sân. Nhà sư đứng đợi chủ nhà ra. Chủ nhà tắm xong bước ra chào nhà sư rồi cấp cơm tiền cho nhà sư, chợt bà hỏi đưá bé: “Chiếc nhẫn của mẹ đâu?” Đứa bé ngơ ngác một lúc rồi chỉ nhà sư. Thiếu phụ chắp tay nói:
–“Khi tôi tắm có giao chiếc nhẫn 2 chỉ vàng cho cháu giữ, thầy có nhặt được xin cho lại.”
Nhà sư để tay lên ngực nói: “Mô Phật, bần tăng không hề nhặt được!”
Chủ nhà làm dữ, nhà sư vẫn nói “Mô Phật!” Lúc ấy Phật Giáo bị Chính Phủ đàn áp. Người lối xóm và đám “Thanh niên Cọng hoà” chạy đến, họ đánh đập dã man nhà sư đó, bình bát cơm bị đổ, họ lột tấm nạp y của nhà sư để lục lọi vẫn không có chiếc nhẫn, họ lục khắp mình mẫy vẫn không có, nhưng họ vẫn đánh đập nhà sư đó đến bầm dập! Người mẹ nhiều lần hỏi lại con mình, đưá bé vẫn nói “Ông thầy lấy!” Sân nhà bằng đất thịt nện chắc, dĩ nhiên chiếc nhẫn không bị lùi dưới sân. Lúc bấy giờ viên Cảnh sát cũng vừa đến, đòi đưa nhà sư về đồn. Lúc đó chiếc xe nhà binh chạy qua cán chết một con ngỗng đực, còn con ngỗng mái chạy tránh khỏi. Nhà sư bấy giờ mới nói: “Chiếc nhẫn ở trong bụng con ngỗng kia, tôi thấy nó xớt chiếc nhẫn trong tay cháu gái, nhưng tôi chụp lại không kịp.”
Người ta mổ diều con ngỗng ra quả có chiếc nhẫn. Ai nấy đều ngậm ngùi. Có người hỏi: “Sao khi nãy thầy không chịu nói sớm để người ta khỏi đánh thầy?
Nhà sư nói: “Mô Phật, thà bần tăng chịu hình phạt, nếu chỉ ra con ngỗng, người ta sẽ làm thịt nó mất.”
Phải chăng, niềm tin quyết định hành động của chúng ta?
13 A. BẦN TĂNG KHÔNG NGÁN AI…
Một cậu bé lên chùa chơi, rồi chạy về nhà khóc nói với bố:
– Con lên chùa chơi, bị nhà sư ở đó đuổi đi, rồi còn hăm dọa đánh con nữa.
Ông bố bực tức, lên chùa. Chùa trên đồi vắng vẻ, chỉ có một nhà sư đang ngồi thiền dưới một gốc cây. Ông bố nói:
-Xin lỗi sư, ngài có phải là nhà sư hăm dọa và đuổi con trai tôi lên đây chơi?
-Tôi chưa từng hăm dọa ai bao giờ.
-Vậy nhà sư có đuổi con tôi đi ra khỏi chùa không?
– Tôi chưa từng đuổi ai bao giờ.
Lúc này ông bố càng nóng giận, ông nói:
-Ông không hăm dọa, không đuổi con trai tôi, vậy người đó là ai? Ông có muốn tôi gây chuyện với ông không?
Nhà sư vẫn trong tư thế ngồi thiền, ung dung đáp:
– Mô phật, từ trước tới nay bần tăng chưa ngán ai bao giờ.
Chỉ được mang về 200 cân thôi.
Một giáo sĩ đến truyền giáo ở Trung Hoa, sau một thời gian ông được gọi lên và nhận lệnh về Mỹ ngay. Ông chỉ được mang về nước 200 cân Anh đồ đạc cá nhân mà thôi. Ông đã chọn một số dụng cụ, máy móc, áo quần đem ra cân. Nhưng con cái ông thì sao? Thì cũng phải cân luôn! Thế là những đồ đạc ông để riêng đem về bây giờ chỉ là rác rớm. Ông đã mang mấy đưá con về nước với ông!
- Tuổi tác.
Trên ghế ở công viên có ba cụ già má hóp, trán nhăn, lưng còng đang ngồi. Một phóng viên dừng lại phỏng vấn ba cụ. Câu hỏi phỏng vấn là: “Cụ có thú tiêu khiển nào và năm nay cụ bao nhiêu tuổi?”
Cụ già thứ nhất nói, “Tôi chơi cờ tướng và năm nay tôi 91 tuổi.”
Cụ thứ hai trả lời, “Tôi cũng thích chơi cờ và tôi được 95 tuổi.”
Cụ thứ ba trả lời, “Tôi uống mỗi ngày ba chai whiskey, hút năm báo thuốc lá mỗi ngày và hôm nào cũng thức trắng đêm.”
Người phóng viên sửng sốt hỏi, “Ông nói ông bao nhiêu tuổi?” Người đó trả lời, “Tôi 27 tuổi.”
Câu chuyện nầy tôi rút ra hai bài học. Một là lối sống của chúng ta để lại dấu ấn trên thân xác chúng ta. Thứ hai, nhìn bề ngoài dễ lầm. Sự việc nhiều khi không giống như ta tưởng.
- Cửa sông Amazone
Có chuyện kể rằng lần đầu khi nhà thám hiểm Columbus và các thủy thủ cập tàu vào cửa sông Amazone. Một người thủy thủ nói, “Chúng ta đã khám phá được một hải đảo.” Nhưng Columbus nhìn vào cửa dòng sông vĩ đại đó và nói: “Không, chúng ta đã khám phá một châu lục mới. Một của sông to như thế không thể phát xuất từ một hòn đảo được!”
Câu nói nầy có nhiều ý nghĩa. Quyển Kinh Thánh kỳ diệu phải phát xuất từ Đức Chúa Trời. Thế giới nầy phải phát xuất từ Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu phải là Đức Chúa Trời.
- Làm chứng cho đến chết:
Ông John Harper là một Mục sư Báp-tít, người Anh, rất có ơn giảng dạy, gây dựng và phát triển Hội Thánh ở Glasgow, Anh quốc. Ông được mời giảng ở Hội Thánh Moody Memorial Church ở Chicago một lần và rất có ơn nên ông được mời lần thứ hai. Lần thứ hai nầy ông cũng nhận lời và đáp tàu Titanic ngày 10 Tháng Tư năm 1912 cùng với cô con gái tên Nina được người dì chăm sóc. Vợ ông đã qua đời khi sinh cháu Nina. Vì thế đi đâu xa ông cũng đem con theo. Bốn đêm trong cuộc hải hành, ông đứng trên boong tàu chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn. Sau đó ông đi làm chứng đạo cho một người và đi ngủ.
Đêm cuối cùng, ông nghe tiếng tàu va chạm vào tảng băng. Ông vội vàng quấn khăn cho con và đưa đến ghe cấp cưú. Khi tàu chìm con gái ông được an toàn trong tay bà dì. Cô Nina còn sống cho đến năm 1986. Cố kể lại nhiều lần về cảnh đèn tàu tắt và tiếng kêu cưú của những người sắp chết. Còn ông Harper thì sao?
Ông lấy phao cấp cưú của ông và trao cho một người khác. Ông la lên, “Hãy để phụ nữ, con nít và người chưa được cứu rỗi lên tàu cấp cứu!” Khi tàu Titanic chìm, ông rơi vào biển và chết luôn.
Nhiều tháng sau, trong một Hội Thánh tại Hamilton, Canada, một người đàn ông đứng lên làm chứng, “Tôi có mặt trên tàu Titanic đêm hôm đó. Tôi bị rơi xuống nước. Nước lạnh cóng . Thình lình, một làn sóng đưa đến một người, đó là Mục Sư John Harper ở Glasgow. Ông ta cũng bám vào một mãnh tàu vỡ.
Ông nói, “Anh ơi, anh đã được cưú rỗi chưa?”
Tôi trả lời, “Tôi chưa được cưú rỗi.”
Trong đêm đen, ông ấy la lớn tiếng, “Hãy tin Chúa Giê-xu , thì anh sẽ được cưú.” Sóng đưa ông ấy đi chỗ khác, nhưng một lát sau ông được đưa đến gần. Ông nói lớn, “Bây giờ anh đã được cứu rỗi chưa?”
Tôi trả lời, “Chưa.”
“Hãy tin Chúa Giê-xu thì anh được cưú,” Nói xong câu đó ông buông mảnh ván và chìm luôn. Và tại đó, một mình trong đêm trên mặt nước cách đáy biển 2 dặm, tôi đã cầu nguyện tin nhận Chúa Giê-xu. Tôi là người qui đạo cuối cùng của Mục sư Harper. Và tôi đã được cứu.”
Đó là ý nghĩa của sự ban cho có phước hơn nhận lãnh vậy.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Một giáo sư triết đứng trước lớp học với một số dụng cụ dùng làm học cụ để trước mặt. Khi lớp học bắt đầu, ông im lặng lấy một bình thủy tinh lớn và trống không để lên bàn rồi lấy đá đường kính 5cm bỏ vào. Một lát sau ông hỏi bình đã đầy chưa? Cả lớp đồng ý bình đã đầy rồi.
Vị giáo sư lại lấy một hộp đầy những viên bi thủy tinh đổ vào bình. Ông lắc nhẹ và dĩ nhiên những viên bi đó tìm chỗ hở để lấp đầy cái bình còn nhiều chỗ trống. Rồi ông hỏi cái bình đã đầy chưa? Cả lớp vừa cười vừa nói bình đã đầy.
Nhưng chưa hết, vị giáo sư lấy ra một bao cát và đổ vào trong bình. Dĩ nhiên những hạt cát nhỏ li ti đã chen vào lấp đầy khoảng trống giữa những viên bi và những cục đá.
Vị giáo sư nói, ”Bây giờ, thầy muốn các em nhận thức rằng đây là đời sống của các em. Những cục đá là những điều quan trọng. Chẳng hạn: gia đình, sức khoẻ, con cái, bạn bè. Đây là những điều còn lại và đời sống các em vẫn đầy cho dù những những thứ khác mất hết đi. Những viên bi là những điều khác giống như công việc, nhà cửa, xe cộ. Những hạt cát là mọi thứ khác trong đời. Đó là những việc nhỏ, không đáng kể. Nếu các em đổ cát vào bình trước thì sẽ không còn chỗ cho những viên bi hay những cục đá. Đời sống chúng ta cũng như vậy. Nếu các em dành hết thì giờ và năng lực cho những việc nhỏ nhoi, các em sẽ không có chỗ trống cho những việc quan trọng đối với đời sống các em. Hãy để tâm đến những điều quan hệ nhất đối với hạnh phúc của các em. Chẳng hạn dành thì giờ chơi với con, lo kiểm tra sức khoẻ, phụ dọn nhà cửa, ăn uống với người thân.” Vậy hãy quan tâm đến những cục đá lớn trước, tức là những việc quan trọng nhất. Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên. Những việc khác sẽ đi theo.”
Quân bình trong đời sống là quan trọng và cần thiết. Điều khó nhất là biết lựa chọn đâu là cục đá, đâu là viên bi.
- Chuyện khôi hài “Nói trước đám đông”
Đây chỉ là câu chuyện khôi hài, nhưng có ý nghĩa.
Anh John là người nhút nhát không đám nói trước đám đông. Vì thế anh rất sợ khi đến phiên mình phải chia sẻ bài học bồi linh trước Hội chúng. Vừa run đôi chân anh vừa nói, “Quí vị biết tôi sắp nói gì sáng nay không?” Mọi người nói, “Không!” Anh nói, “Tôi cũng không biết” và anh chạy khỏi phòng.
Ngày hôm sau anh được yêu cầu thử lại. Anh nói, “Quí vị biết tôi sắp nói gì không?” Lần nầy ai nấy đếu nói, “Biết!” Vui mừng quá anh nói tiếp: “Vậy thì không cần tôi phải nói nữa!” Anh lại chạy ra khỏi phòng.
Lần thứ ba anh được cho cơ hội cuối cùng để thực tập. Anh mở đầu: “Quí vị có biết tôi sắp nói gì không?” Lần nầy, một nửa thính giả nói, “Biết!” và một nửa nói, “Không!” Anh John nắm ngay lấy cơ hội và nói, “Ah! Vậy thì những người biết hãy nói lại cho người không biết.” Nói xong anh vội ra khỏi phòng.
Cả hội chúng yên lặng. Nhưng câu nói cuối cùng của anh John vẫn còn đọng lại: “Những người biết hãy nói lại cho người không biết.”
The best news in the world is the good news of Christ.
- Quyền Năng Của Lời Chúa
Peter V. Deison, trong tác phẩm Priority Of Knowing God, đã kể lại câu chuyện về anh Ramad, một người Ấn độ vốn làm đảng viên một băng đảng ăn cướp. Một lần kia, khi đột nhập một ngôi nhà, anh để ý thấy một quyển sách màu đen có những trang giấy thật mỏng rất tốt cho việc quấn thuốc lá để hút. Thế là anh lấy quyển sách. Mỗi bữa anh xé ra một tờ cắt nhỏ để quấn thuốc hút. Anh để ý thấy trang giấy có những dòng chữ nhỏ in tiếng mẹ đẻ của anh nên anh lấy ra đọc hết trước khi quấn thuốc.
Một đêm kia, sau khi đọc xong một trang Kinh Thánh, anh đã quỳ gối xuống đất và xin Chúa Giê-xu tha tội cho anh và cứu vớt anh. Sau đó anh đi nộp mình cho Cảnh sát làm họ rất ngạc nhiên. Ramad đã trở nên người tù của Chúa Giê-xu. Ở trong tù anh đã thành người tốt, cho đến ngày mãn hạn tù và anh đã hướng dẫn nhiều người đến cùng Chúa.
Religion can reform but only the Gospel can transform.
- Cháy nhà
Có câu chuyện về người thủy thủ bị đám tàu. Anh tấp vào một hoang đảo chỉ có một mình và anh cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cưú anh. Anh dựng tạm một cái chòi để trú nắng mưa. Một hôm khi đi kiếm thức ăn trở về anh thấy cái chòi cháy rụi, khói bay lên trời. Anh vừa giận vừa than, “Chúa ơi, sao Ngài đối xử với con như vầy?” Tối đó anh ngủ ngoài trời. Sáng hôm sau có người đánh thức anh. Anh hỏi, “Làm sao các ông biết tôi đang ở đây?” Họ nói, “Chúng tôi từ xa đã thấy dấu hiệu đốt khói của anh.”
God may test our faith so we may trust his faithfulness.
- Ảnh hưởng âm thầm
Mặt trăng ở cách quả đất 240,000 dặm và chỉ chiếm 1/400 diện tích mặt trời. Mặt trăng tự nó không có ánh sáng và nhiệt độ, nó chỉ phản chiếu ánh sáng mặt trời. Mặt trăng có vẻ như không quan trọng. Thế nhưng chính mặt trăng đã âm thầm thu hút các đại dương bằng sức hút lạ lùng của nó tạo nên thủy triều mỗi ngày.
Even the smallest light can make a difference in the darkest night.
- Con chó săn lạc hướng
Có chuyện kể về một con chó săn đang chạy đuổi theo con nai. Khi nó đang chạy thì có con chồn chạy băng qua, nó bỏ con nai và chạy theo con chồn. Sau đó một lát có con thỏ chạy qua và nó chạy theo con thỏ. Mỗt lát sau nó thấy con chuột và nó chạy theo con chuột tới tận hang.
- Dân Israel
Mục sư James A. Meads Jr. đã bắt đầu bài giảng của ông với câu tuyên bố, “Lý do quí vị và tôi không thể phớt lờ Đức Chúa Trời có thể được gồm tóm trong một chữ. Đó là chữ Israel. Không một dân tộc nào khác được gọi là tuyển dân của Chúa. Không có một dân tộc nào khác có nhiều điều để nói về tình yêu, sự kiên nhẫn và sự nổi giận của Đức Chúa Trời cho bằng dân Israel. Qua dân Israel, Đức Chúa Trời đã ban cho thế giời một bài học cụ thể về bản tính của Ngài.”
- Làm việc với mục đích cao cả
Vào thời Trung cổ, một tín hữu lên đường đi hành hương đến một nhà thờ được xem là cổ kính nhất trong nước mình. Sau vài ngày đi đường, ông lạc vào một vùng núi đá nắng cháy khô cằn và hiểm trở. Ông thấy có những người thợ đục đá đang đổ mồ hôi đục đẽo và vác trên vai từng viên đá vuông vắn xếp lại từng khối.
Ông đi mon men đến gần một người thợ. Mồ hôi chảy đầm đìa trên tấm thân gầy người thợ làm ông cảm động. Nhưng khi hỏi chuyện đục đá để làm gì, người thợ trả lời có vẻ bực mình. “Ông không thấy tôi đang cực nhọc vất vả hay sao mà còn hỏi?”
Ông đến với người thứ hai. Người nầy nói: “Người ta thuê tôi làm việc. Tôi cố gắng làm để có cơm ăn áo mặc cho vợ con tôi, còn đục đá để làm gì thì tôi không cần biết.”
Ông khách tiếp tục lên đến đỉnh đồi và gặp một người thợ đục đá khác. Người nầy cũng rất mệt nhọc nhưng vẻ mặt có vẻ thanh thản nhẹ nhàng pha chút vui tươi. Tiến đến gần, ông khách hỏi: “Ông đang làm gì đó?” Người thợ mĩm cười dừng tay chào khách và nói: “Tôi đang dự phần xây cất ngôi đại thánh đường.” Người thợ vừa nói vừa chỉ tay xuống vùng thung lũng đang tiến hành công trình xây cất ngôi đại thánh đường. Bạn đang làm gì trên thế giới nầy?
- Vì cây đàn organ bị hư
Vào dịp lễ Giáng sinh tại Oberndorf, nước Áo, năm 1818. Mục sư Joseph Mohr đã viết lời một bài hát mới cho buổi lễ mừng Chúa Giáng sinh và nhạc sĩ Franz Gruber đã phổ nhạc. Nhưng chiếc đàn dương cầm trong nhà thờ của làng nầy đã bị hư. Vì thế nhạc sĩ Gruber đã cầm cây đàn guitar và cùng hát với Mục sư bài hát. Đó là bài thánh ca “Đêm Yên Lặng.”
Câu chuyện không dừng ở đó. Khi có người thợ đến sửa chiếc đàn, nhạc sĩ Gruber đem bài hát ra đánh thử trên chiếc đàn organ. Người thợ sửa đàn nghe thích quá nên xin một bản copy đem về làng của mình. Ở đó có bốn cô gái của người thợ làm tất tay trong làng đã học bài hát và bắt đầu biểu diễn trong những buổi hoà nhạc khắp vùng. Vì chiếc đàn hư, bài thánh ca nầy đã trở thành nguồn phước cho dân Áo và sau nầy cho cả thế giới.
- Không có kiếp sau:
a- Vì nếu có kiếp, mà ký ức về việc làm lành và dữ trong tiền kiếp không có để cho bạn sửa đổi trong kiếp này thì có ích lợi gì?
b- Nếu thú vật biết tu hành để trở thành người thì tại sao lại có người ác độc hơn thú vật?
c- Tội ác của nhân loại càng gia tăng thì số người đủ tiêu chuẩn để đầu thai trở lại kiếp người càng giảm. Tại sao nhân loại đang đang đối diện với nạn nhân mãn?
Con người chỉ có một “kiếp” duy nhất. Cuộc đời này là cơ hội duy nhất để con người đi tới quyết định nhận Thiên Chúa để được sống và sống đời đời như lời Kinh Thánh dạy: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét [chung thẩm]” (Hê-bơ-rơ 9: 27).
30. Quyền năng để thay đổi đời sống
Mục sư Billy Graham giảng Tin Lành trong một hội trường lớn.
Ông bác sĩ đeo kính trắng ngồi kế bên một người đàn ông có cặp mắt khả nghi.
Sau khi nghe giảng xong, ông bác sĩ nói với người đàn ông:
– Tôi không biết anh nghĩ sao về bài giảng này, nhưng tôi quyết định tiến lên phía trước để cầu nguyện tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa.
– Tôi cũng vậy, và đây là cái ví tiền của ông. Xin lỗi ông, tôi là tay móc túi chuyên nghiệp. Người đàn ông nói.
Nếu Tin Lành của Chúa Jesus không có quyền năng để thay đổi đời sống con người từ xấu trở thành tốt, thì đó không phải là Tin Lành.
31. Một Chú Chó Con
Bác sĩ đến nhà một bệnh nhân để khám bệnh. Vị bác sĩ này có thói quen dẫn theo một chú chó con. Ông để nó bên ngoài hành lang và bước vào nhà của bệnh nhân. Người nhà của bệnh nhân đóng cửa lại.
Bệnh nhân: tôi sắp chết rồi, ông có biết sau khi chết tôi sẽ về đâu?
Bác sĩ suy nghĩ để tìm câu trả lời thích hợp thì nghe tiếng con chó đang cọ vào cánh cửa đòi vào nhà, ông từ tốn hỏi lại:
-Ông có biết tại sao con chó của tôi đòi vào bên trong nhà của ông?
-Vì nó biết có ông ở bên trong.
-Đúng rồi, thế này nhé. Con chó hoàn toàn không biết bên trong căn nhà ông có gì, nó chưa từng vào đây. Nhưng nó muốn vào vì nó biết bên trong có tôi là chủ của nó. Cũng vậy Cơ đốc nhân trước khi chết chưa bao giờ vào thiên đàng, và cũng không biết rõ trên thiên đàng như thế nào, nhưng Cơ đốc nhân muốn vào đó vì biết rằng khi về thiên đàng thì sẽ được gặp ai.
Người bệnh nghe xong nở nụ cười và thở hơi thở cuối cùng về bên kia thế giới.
32. Ăn Trái Cam
Câu chuyện này xảy ra khi Liên Bang Xô Viết còn hưng thịnh. Sau khi chế nhạo đức tin Cơ đốc, một diễn giả vô thần hỏi: “Có ai muốn tranh luận với tôi?”
Một anh chàng trước đây say rượu, quậy phá xóm làng nhưng bây giờ đã tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa và đời sống anh thay đổi cách diệu kỳ, bước đến chất vấn ông diễn giả. Anh ta cầm một quả cam bóc vỏ ra rồi ăn trước mặt ông diễn giả. Anh hỏi:
- Ông có biết quả cam này ngọt hay chua?
- Anh làm mất thì giờ của tôi. Làm sao tôi biết được. Anh ăn cam chứ tôi đâu có ăn mà biết.
- Vậy ông không tin Chúa làm sao ông biết được Chúa là như thế nào. Ông cần phải tiếp nhận Ngài giống như ăn cam vậy thì ông sẽ biết Đức Chúa Trời như thế nào.
Chúa Giê-su phán, “người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy.” (Giăng 6:57)
33. BÉ BIẾT THEO AI?
Một em bé gái hỏi mẹ của mình:
– Mẹ ơi, loài người xuất phát từ đâu vậy mẹ ?
Người mẹ trả lời:
– Chúa tạo dựng nên ông A-đam và bà Ê-va; Chúa cho hai ông bà sanh con đẻ cái, và như vậy mà loài người xuất hiện trên trái đất này.
Vài ngày sau em bé lại hỏi người cha của mình y như vậy. Người cha trả lời:
– Lâu thật là lâu về trước có nhiều con khỉ và có một số loài khỉ từ từ biến hóa trở thành con người. Loài người chúng ta phát xuất từ loài khỉ đấy.
Đứa bé thấy khó hiểu và lại đến hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, tại sao mẹ nói với con là loài người do Chúa dựng nên, mà Bố lại nói loài người xuất phát từ những con khỉ mà ra?
Người mẹ nhìn bé mỉm cười nói:
– Con ơi, điều đó cũng dễ hiểu thôi. Mẹ nói cho con biết về phía dòng họ tổ tiên của bên mẹ, còn Bố nói về phía dòng họ tổ tiên của bên Bố đó con ạ!
34. CHIẾC GƯƠNG SOI
Vào thời xa xưa, có hai vợ chồng nọ sống ở sâu dưới những ngọn đồi và rất hiếm khi thấy người qua lại. Một hôm, có người bán hàng rong đi qua, anh ta nhìn thấy ông chồng ngoài cửa nên vồn vã chào mời:
– Ông hay bà nhà có muốn mua thứ gì không?
– Vợ tôi không có ở nhà, nhưng mà anh có gì vậy?
– Người bán hàng rong liền đưa ra các vật dụng gia đình, nào là chảo, xoong, nồi… Tuy nhiên, ông chồng chẳng chú ý lắm mà chỉ nhìn vào một cái gương. Ông chồng hỏi: Cái gì thế?
– Đoạn ông ta cầm nó lên nhìn rồi nói tiếp: Ồ, hình của bố tôi đây mà, nó đẹp thật! Bán cho tôi cái này.
– Sau khi mua chiếc gương, ông ta rất lo lắng vì sợ bà vợ keo kiệt biết mình đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua một đồ vật vô bổ, ông ta liền giấu nó vào trong kho sau những thùng đồ.
– Sau đó, ngày nào ông chồng cũng đến kho và nhìn vào tấm hình trong cái gương hai ba lần khiến bà vợ sinh nghi.
– Thế là một ngày nọ bà chờ chồng đi ngủ rồi đi vào nhà kho và tìm thấy cái gương, bà ta cầm nó lên nhìn rồi nói thầm: Thì ra đây chính là mụ đàn bà xấu xí mà mấy hôm nay ông ta đang tán tỉnh!!!
BÌNH LUẬN: Nhìn gương thấy người khác nhưng lại không thấy chính mình! Có bao giờ bạn sợ khi đứng trước gương soi?
Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. (Gia-cơ 1:22-24)
35. THẬT RA TÔI MỚI LÀ JOHN
36. Chỉ còn một con bò trong chuồng.
Vào một Chủ Nhật mưa gió, vị mục sư ở một vùng quê mở cửa nhà thờ. Chỉ có một bác nông dân đến nhóm.
Mục sư nói: Tôi nghĩ, chúng ta sẽ không có buổi nhóm hôm nay.
Bác nông dân trả lời: Nếu chỉ còn một con bò trong chuồng, tôi vẫn phải đem thức ăn đến cho nó.
Bạn nghĩ xem, câu nói của ai hay hơn?
37. NÉM PHI TIÊU
🙂
38. ĐÁNH RƠI 50 RUPEE
Và rồi vừa đi, người đàn ông lại nghĩ tới người đầu tiên đã viết những dòng chữ trên cột điện. Người đó mới thực sự là ân nhân của bà cụ, cũng là ân nhân của anh và những người khác – người đã giúp họ có cơ hội để giúp đỡ một người đang cần đến nó và cho mọi người thấy rằng cuộc đời này thực ra vẫn còn rất nhiều người tốt.
39. KẺ TRỘM TÁO TRỞ THÀNH CHỦ NHÀ VƯỜN TÁO
40. NẾU ÔNG CHỐI BỎ THIÊN CHÚA…
Vào tháng 4 năm 1817, người ta phát hiện một thiếu nữ trẻ bị lạc đường đi lang thang ở Gloucestershire, Anh, trong trang phục kỳ lạ và nói một ngôn ngữ khó hiểu. Nghĩ rằng cô là một người ăn xin, chính quyền đã giam giữ cô. Tuy nhiên, cô đã thuyết phục mọi người rằng mình là Công chúa Caraboo đến từ hòn đảo Javasu. Trong suốt mười tuần lễ, cộng đồng đã đối xử với cô như một người có xuất thân hoàng tộc, cho đến khi một chủ nhà trọ phát hiện ra rằng cô thực chất chỉ là một người hầu gái tên là Mary Willcocks.
Chúng ta có thể tự hỏi làm thế nào mà người thiếu nữ trẻ này có thể lừa dối cả một cộng đồng trong gần ba tháng. Nhưng sách II Giăng cảnh báo rằng sự lừa dối không phải là điều mới mẻ, rằng “nhiều kẻ lừa dối đã đến trong thế gian” (1:7). Đó là những kẻ phủ nhận rằng Đức Chúa Jêsus đã đến “trong thân xác” (c.7), hoặc những người đi quá xa khỏi sự dạy dỗ của Đấng Christ (c.9), tuyên bố rằng Kinh Thánh không đủ cho chúng ta ngày nay. Cả hai kiểu lừa dối này có thể khiến chúng ta không “nhận được phần thưởng đầy đủ” (c.8) và thậm chí lừa gạt để chúng ta tiếp tay cho việc ác của họ (c.11).
Không ai thích bị lừa dối. Người dân Gloucestershire không mất gì nhiều, chỉ là một vài bộ quần áo và vài bữa ăn. Nhưng Kinh Thánh cho biết rằng hậu quả của tội lỗi và sự lừa dối vẫn sẽ tiếp tục đe dọa chúng ta. Khi gần gũi với Kinh Thánh, Chúa sẽ giúp chúng ta tránh xa sự phỉnh gạt khi “nhiều kẻ lừa dối đã đến trong thế gian” (c.6).