Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / ÂN TỨ CHỮA BỆNH

ÂN TỨ CHỮA BỆNH

QUYỀN NĂNG VÀ VINH HIỂN

(1918-1919)

images (1)

Ðầu năm 1918, Sadhu Sundar Singh là một trong những nhà truyền giáo trứ danh tại Ấn độ. Danh tiếng của ông không những đồn ra trong vòng những người Cơ đốc giáo mà còn lan rộng ra giữa những người ngoại giáo như Ấn độ giáo, Hồi giáo, Sikh và Parsees (Thần Lửa Giáo). Người ta nhìn thấy dáng đi đu đưa, cặp mắt lương thiện, lòng thanh sạch của ông khác biệt với tính luồn cúi, gây rối rắm, dối trá của nhiều nhà tu hành khác. Những chuyến mạo hiểm dũng cảm qua những biên cương cấm cửa đã làm say mê ngay cả những người chưa nghe qua chưa đọc một lời truyền giảng nào của ông.  Trên tất cả, đối với những người tầm đạo chân thành, thông điệp giản dị, ngay thẳng và thực tiễn của ông về Ðức Chúa Trời và con người đã thu hút người ta kính nể và bước theo ông.

Trước tuổi hai mươi, danh tiếng ông đã đồn khắp nơi trên bán đảo Ấn độ.  Khi người ta nghe ông sẽ đến nói chuyện tại một thành phố nào, những người nhiệt thành hay những người tò mò nô nức họp lại đông đảo trên đường phố hay các hội trường để nghe ông nói. Mỗi khi ông từ các chuyến mạo hiểm Tây Tạng trở về nơi cư trú ở Simla Hills, hàng đống thư từ chờ đợi ông mở ra. Phần nhiều là các bạn bè hay những người quen biết tình cờ, nhưng càng ngày càng có nhiều hơn từ những người xa lạ cố nài xin thuyết phục ông mở rộng sự truyền giảng đến tận thành phố của họ.

Sadhu thường hội thảo với các bạn bè thân tình tại Simla và Delhi.  Dĩ nhiên ông không thể từ chối các lời yêu cầu của họ.  Ông có một thông điệp mà cả Ấn độ nên nghe. Còn những ai đã từng tiếp xúc với ông ở miền Bắc thì sau này họ trở nên những thành viên khác biệt và hữu hiệu cho sự sống còn của các Hội Thánh Ðấng Christ.  Sinh viên thuộc trường Cao Ðẳng Stephen tại Thủ đô Delhi, nơi ông đã từng lưu trú trong 10 năm trước, đã từng nói chuyện với họ trong hội trường hay tại nhà của Susil Rudra, nay họ là những lãnh đạo các Hội Thánh Ấn theo phương cách mà Sundar từng mơ tưởng đến là tách rời và độc lập khỏi ảnh hưởng của các giáo sĩ Tây Phương mà có niềm tin Cơ đốc và cách thờ phượng diễn đạt theo người bản xứ.

Thật là một chàng thanh niên lạ lùng và hoàn toàn đúng. ông sẵn sàng bỏ sự an toàn sống tại trường Cao đẳng và giáo khu để đổi lấy sự tự do và sự hiểm nguy của đời sống một Sadhu, tu sĩ áo vàng.  Dầu vậy vẫn có nhiều bạn bè lắc đầu nghi ngờ rằng làm sao tránh được những hiểm nguy lớn hơn, khác hơn đang chờ đón ông. Trở lại 10 năm về trước, khi ông bắt đầu chuyến hành trình qua Tây Tạng, danh tiếng của Sundar đã từng vang dội khắp nơi.  Quý vị tưởng rằng Sundar cũng sẽ chịu cùng chung số phận như các thanh niên khác đã bước chân trên các con đường lót thảm họa – thành công, nịnh hót, kiêu hãnh và cuối cùng đi đến thảm họa khốc liệt sao?

sahdu 2

Những người thân thuộc của ông không sợ những tấn công kịch liệt của sự xúi giục như thế. Họ biết ông là một tín hữu Cơ đốc bình thường, quăng bỏ con người cũ để hướng về Chúa Jesus, khiêm nhường trước tình yêu của Ðấng Cứu Thế của mình. Thật vậy, thế giới không có nghĩa nhiều đối với ông. Ông sống trong một thế giới nội tâm thuộc linh mới lạ. Thật khó mà biết về những kinh nghiệm của ông bày tỏ ở thứ bậc nào. Những bản viết tay của ông để lại thật sâu sắc như những bản thảo thời Trung cổ huyền bí. Ý thức về sự hiện diện thân mật của Ðức Chúa Trời có thể làm cho người khác kính sợ và thực tế của thế giới tâm linh làm cho ông nổi giận mãnh liệt với chủ nghĩa duy vật của thính giả của ông.

Vào đầu năm 1918 Sadhu Sundar đi về miền Nam. Ðại hội lớn lần đầu tiên của ông được tổ chức tại Madras và ngôn ngữ là một trở ngại.  Tiếng mẹ đẻ của ông là Hindustani, một ngôn ngữ thông dụng ở miền Bắc. Tại quê ông cũng vậy, có nhiều tiếng nói địa phương và ông học cả tiếng Anh để giao thiệp.  Nhưng chuyến đi miềm Nam này, ông đối diện với một Hội Thánh mà tiếng nói là tiếng Tamil. Có một thông dịch viên, tuy rằng lời dịch thuật không thích đáng lắm nhưng lời của ông cũng làm cảm động mạnh mẽ nhiều thính giả.

Từ Madras, ông tiếp tục chuyến du hành từ thành phố này sang thành phố kia. Tiếng tăm ông đi trước và các Hội Thánh mọc lên như: Arcot, Travancore, Trivandrum. Nhiều thành phố nơi Ấn độ giáo cổ kính đã bị ông xâm nhập và ông bước đi trong chiến thắng của Cơ đốc giáo. Vào buổi sáng, ông nói chuyện với các giáo sĩ, thầy truyền đạo, giáo sư và những người lãnh đạo Hội Thánh. Ông thuyết giảng tại các buổi họp học Kinh Thánh, làm chứng vế những ơn phước Chúa ban cho. Người ta họp nhau dưới bóng mát của các cây dừa bên lề đường, tại những khu đất trống trước những ngôi đền miếu, ngay cả bên bờ sông. Nhiều khi 500 lắm lúc có cả 10 000 thính giả.  Sau mỗi lần hội họp như vậy thường có những câu hỏi, thảo luận hoặc có những nhóm người muốn thảo luận về những vấn đề riêng tư.  Trong mỗi thành phố cộng đồng người Cơ đốc giáo được phục hưng và hàng trăm thân hữu bắt đầu chú ý tìm kiếm lẽ thật.

Sadhu không quen tham dự những buổi họp cộng đồng thảo luận đông đảo và liên tục  như vậy. Việc tổ chức những nơi nào ông đi qua và sắp xếp chương trình bất cứ tại nơi nào ông đến đều do nhiều người.  Vào những lần như thế, rất khó tìm thì giờ để đọc Kinh Thánh và tĩnh nguyện riệng với Chúa, làm cho ông khắc khoải trong lòng. Ông hầu như muốn từ chối nhưng có nhiều người kêu gọi yêu cầu đừng bỏ quên Tích Lan trong chuyến đi này.

Trên hòn đảo có vẻ đẹp vô giá này, với các loại hoa quả rau cải tươi xanh ngon ngọt, với bờ cát trắng thoai thoải, với những làn sóng trắng vỗ vào bờ, đám dân trang phục vui vẻ hồn nhiên, những sinh viên lúc nào cũng hăng say, Phật giáo chính thống còn lưu tồn thì một quyền năng mới đến với Sadhu. Người ta yêu cầu ông thăm một cậu con trai có tên là Williams đang nằm tại bệnh biện.  Ông nhận lời đến bên giường và cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho cậu bé.  Sáng hôm sau, toàn ban nhân viên bệnh viện đều kinh ngạc và cộng đồng người Cơ đốc hết sức kích động, cậu bé Williams chổi dậy khỏi phòng bệnh hoàn toàn bình phục.  Tin này đồn ra khắp nơi trong thành phố, trên đảo và bay về đất liền ở Ấn độ.

Sadhu có ân tứ chữa bệnh.

Thật ra Sundar từ lâu đã biết mình có ân tứ này và giờ đây ông khổ sở để lấy quyết định là từ chối mọi yêu cầu của nhiều người xin cầu nguyện chũa bệnh cho thân nhân. Ông có thể có ân tứ này nhưng ông không phải sử dụng nó. Ông buộc phải có quyết định đó, ông bị áp lực tại nhiều thành phố, làng mạc nơi người ta muốn được chữa bệnh để rồi không tạ ơn Chúa cũng không quan tâm nghe sứ điệp mà ông rao truyền.  Sự chữa bệnh có thể làm ngăn trở sứ điệp của ông hơn là làm cho có hiệu lực.  Sundar thường làm như thế chiến đấu trên chiến trường mà chính Chúa Jesus cũng đã phấn đấu lâu dài trước đây.

Ông có thể có ân tứ này nhưng ông không phải sử dụng nó. Ông buộc phải có quyết định đó, ông bị áp lực tại nhiều thành phố, làng mạc nơi người ta muốn được chữa bệnh để rồi không tạ ơn Chúa cũng không quan tâm nghe sứ điệp mà ông rao truyền. Sự chữa bệnh có thể làm ngăn trở sứ điệp của ông hơn là làm cho có hiệu lực.

Ông rời Tích Lan về nghỉ ngơi tại Bengal và lưu lại nhà của một thi sĩ trứ danh Ấn độ tên Rabindrinath Tagore.  Chính thi sĩ này cũng là bạn của Giáo sĩ CF Andrews, người chí thân của Sundar.

Một kết quả cụ thể khác làm sáng danh Sundar. Tín đồ các tôn giáo như Ấn độ giáo, Hồi giáo Phật giáo, Sikh, Cơ đốc giáo đều thích nghe ông nói về Phúc âm Cơ đốc theo cách trình bày của Ấn độ bởi một người Ấn giải thích trong những thuật ngữ của truyền thống Ấn.  Phần còn lại là những nyuời Ấn không theo thuyết duy linh mà mê tín theo các quốc gia miền Bắc đóng kín. Bất cứ nơi nào ông đi dến không còn sự khủng bố nữa, thay vào đó là sự kính trọng sâu xa.

Vào mùa Xuân 1919, Sadhu rời khỏi những thành trì vững chắc của Tây Tạng, nơi ông một lần nữa đối diện với sự chết để dấn thân vào những chuyến du hành khác. Không đến được Bristish Columbia hay Palestine, ông hướng về miền Ðông đi đến Miến Ðiện.  Buổi lễ lớn tại Ðại Thánh Ðường Rango còn là đoạn mở đầu cho chuyến du hành truyền giáo đắc thắng đưa dẫn ông đến suốt cả nước Miến Ðiện, Mã Lai, Penang, Singapore và tiếp đến Trung Hoa và cuối cùng đến Nhật Bản. Bất cứ nơi nào ông đến dù chiếc áo vàng không được quen biết như tại đất Ấn nhưng khuôn mặt và sự hiện điện uy nghiêm của ông đánh dấu ông một sự khác biệt.

Sự khó khăn về ngôn ngữ tại Singapore đã được giải quyết. Tại Penang ông nói tiếng mẹ đẻ của mình tại một đền miếu Sukh và sau đó ông nói chuyện tại Hí viện Empire dưới sự chủ tọa của vị Tồng Giám Ðốc Cảnh sát và diễn văn bằng tiếng Hindustani của ông được thông dịch ra Anh ngữ, Tamil, Mã Lai và Trung Hoa.  Tại Singapore, thật là kinh hoàng, chẳng có ai tại Hội Trường có thể giúp ông thông dịch.  Do dự trong chốc lát, sau một lời cầu nguyện khẩn cấp, ông bắt đầu mở miệng nói – lần đầu tiên trước công chúng – bằng tiếng Anh. Từ đó, tiếng Anh là tiếng thông dụng của ông cho các buổi hội khác tại Ấn Ðộ.

Bạn bè của ông khắp nơi trên thế giới nhiệt liệt hoan nghênh ông. Ðối với những người miền Ðông, người ta nhận thấy ông nói cũng giống Chúa Jesus và dáng dấp của ông chẳng khác chi Chúa cả. Ông lên đường đi về miền nam kỳ này, mọi người đều biết rằng  ông rất khiêm tốn. Nhưng Sundar cũng có thể gặp nguy hiểm làm hủy hoại ông vì sự tôn sùng của những đám đông quần chúng.

Họ đã sai lầm trong sự nhận định rằng sự khiêm tốn của Sundar sẽ làm cho miễn trừ khỏi sự cám dỗ kiêu căng. Và họ cũng lầm lẫn khi e ngại rằng ông có thể là nạn nhân.

Sadhu đã từng chiến đấu đơn độc trong rừng miền Nam Ấn độ.  Ðôi lần sau này ông đã kể lại cho các bạn nghe câu chuyện huyền bí của riêng ông.

(Còn nữa)

Bài trước:

https://huongdionline.com/2016/03/31/nguoi-cua-duc-chua-troi/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn