Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / VAI TRÒ NGƯỜI NỮ THEO KINH THÁNH

VAI TRÒ NGƯỜI NỮ THEO KINH THÁNH

 BÀI TRƯỚC:

https://huongdionline.com/2015/10/03/su-keu-goi-cao-ca-cua-chua-danh-cho-nguoi-nu-2/

Sự Kêu Gọi Cao Cả Của Chúa Dành Cho Người Nữ

1 Ti-mô-thê 2:10-11

IMG_6401

Một trong những nan đề mà Ti-mô-thê đối diện tại Hội thánh Ê-phê-sô là một số phụ nữ đã chiếm đoạt vai trò của người nam, họ mong muốn trở thành giáo sư chính thức. Một số phụ nữ khác thì làm ô uế buổi nhóm thờ phượng bằng việc đến đó với thái độ và cách ăn mặc không thích hợp. Cách cư xử của họ ngược lại với sự tuyên bố rằng họ biết và thờ phượng Chúa. Trong 1 Ti-mô-thê 2:9-15, Phao-lô đưa ra hướng dẫn về vai trò của người phụ nữ trong Hội Thánh – một chủ đề vẫn còn phù hợp đến ngày nay.

Sự phá hủy mục đích của Đức Chúa Trời trong việc to dựng người nữ lúc bấy giờ là rất nghiêm trọng. Vai trò và chức năng của phụ nữ ngày nay đang tiếp tục bị tấn công và làm cho sai trật, mà hậu quả là thiết kế thiên thượng của Đức Chúa Trời dành cho người nữ bị phá hỏng. Hạnh phúc cuối cùng trong cuộc sống, ý nghĩa của nó và cảm giác thỏa mãn của người nữ nằm ở đâu? Điều đáng buồn là phụ nữ không phải là người thắng cuộc mà là những nạn nhân của những cuộc tấn công này. Phụ nữ đượcdạy là hãy can đảm, quả quyết, độc lập, cạnh tranh, nhận lấy vai trò lãnh đạo, sử dụng quyền hành, trở thành người gia trưởng, trỗi dậy đến ngang tầm với người nam, và không ngồi đằng sau trong bất cứ điều gì liên quan. Đáng buồn thay, có những Hội Thánh, học viện Tin Lành, trường Cao đẳng, và Chủng viện đã thâu nhập triết lý này từ văn hóa bên ngoài, mặc dù lời Chúa hoàn toàn rõ ràng về vấn đề này.

Ngày hôm nay chúng ta thấy một số người đã sẵn sàng chối bỏ những dạy dỗ của Kinh Thánh, hay vặn vẹo hoặc biến đổi để phù hợp với tư tưởng mới, hoặc đơn thuần là từ bỏ niềm tin Cơ Đốc trải qua nhiều thế kỷ. Đây là một thảm họa bởi vì phụ nữ không phải là người được lợi nhất từ việc này. Họ nhận lãnh những hậu quả tồi tệ vì bị đẩy vào nắm giữ những vai trò mà Đức Chúa Trời không bao giờ có ý muốn họ phải tham gia vào.

Mới đây tôi suy nghĩ rằng nếu tôi có thể nhận thấy một ý tưởng nào là ý tưởng chính trong tất cả các ý tưởng của Kinh Thánh –ý tưởng được yêu thích nhất theo quan điểm của Chúa sẽ là khiêm nhường. Nếu tôi nhận biết một hành động được yêu thích nhất, đó sẽ là phục vụ.

Kết hợp cả hai, tôi cho rằng Kinh Thánh dạy rằng nỗ lực tối cao của tín hữu là phục vụ trong tinh thần khiêm nhường. Vậy thì đối với phụ nữ phục vụ một cách khiêm nhường chính là có cái đầu suy nghĩ làm thế nào con người có thể đạt được cấp độ cao nhất trong ý định của Đức Chúa Trời dành cho tạo vật xinh đẹp của Ngài. Những mục tiêu cao nhất của người nữ được tìm thấy trong những công tác khiêm nhường mà Chúa đã tạo nên người nữ để làm, dưới sự dẫn dắt và che chở của người nam. Nhưng khi điều đó bị đảo lộn, thì sẽ đem đến những hỗn loạn trong xã hội và gia đình.

Những mục tiêu cao nhất của người nữ được tìm thấy trong những công tác khiêm nhường mà Chúa đã tạo nên người nữ để làm, dưới sự dẫn dắt và che chở của người nam. Nhưng khi điều đó bị đảo lộn, thì sẽ đem đến những hỗn loạn trong xã hội và gia đình.

Đây là điều chúng ta đang phải xử lý trong xã hội của chúng ta, nhưng không phải là điều mà chỉ có xã hội chúng ta phải đương đầu. Chúng ta trở lại ngay với 1 Ti-mô-thê và thấy họ cũng đang có cùng một vấn đề tương tự. Một số phụ nữ trong Hội Thánh đó đang sống một đời sống không trong sạch hoặc không đúng đắn. Điều đó được tìm thấy trong đoạn năm.

Nhưng không chỉ có những người nữ có lối sống không tin kính và không trong sạch thôi, có một số phụ nữ khác còn chiếm đoạt vai trò của những người nam trong Hội Thánh nữa. Họ thèm muốn vai trò lãnh đạo. Có những người nữ khoe khoang ngoại hình và vẻ đẹp của mình trong buổi thờ phượng của Hội Thánh và điều này gây nên sự phân tâm nghiêm trọng giữa vòng hội chúng. Họ cố gắng thu hút đàn ông ngoại tình bằng các giác quan, và Hội Thánh cần phải xử lý một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc này.

Trong 1 Ti-mô-thê 2:9-15, Phao-lô xử lý hai vấn đề: vấn đề phụ nữ lãnh đạo trong Hội Thánh và vấn đề phụ nữ xuất hiện một cách khiếm nhã trong Hội Thánh. Họ đến thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng trong thực tế mong muốn cuối cùng của họ lại là để phô trương chính mình theo những phong cách khiếm nhã vì tư lợi và dâm dục. Nên Phao-lô hướng dẫn Ti-mô-thê có những sự dạy dỗ  thích hợp dành cho Hội Thánh liên quan đến phong cách sinh hoạt không đúng đắn và như thế.

Khi chúng ta xem câu 9 đến câu 15, ở đây có các yếu tố phác thảo mẫu thiết kế mà Lời Chúa dành cho phụ nữ và nói lên vai trò của phụ nữ trong Hội Thánh. Phao-lô nhắc đến vẻ bề ngoài, thái độ, lời chứng, vai trò, mẫu thiết kế mà Lời Chúa dành cho người nữ và đóng góp của họ.

Trong chương trước chúng ta đã thảo luận về vẻ ngoài và thái độ của phụ nữ trong 1 Ti-mô-thê 2:9. Trong chương này, chúng ta sẽ xem lời chứng và vai trò của người nữ.

LỜI CHỨNG CỦA NGƯỜI NỮ (C. 10)

Nhưng dùng việc lành, theo lẽ đương nhiên của người đàn bà tin kính Chúa.”

Tầm Quan Trọng Về Lời Chứng Của Người Nữ

Phao-lô quan tâm rằng lời chứng của người nữ phải trước sau như một. “Đương nhiên” (agathon) muốn nói đến những công việc thật sự là tốt, không chỉ có vẻ ngoài là tốt. Từ Hi-lạp được dịch là “theo lẽ” (epangello) có nghĩa là “thông báo công khai.” Bất cứ người nữ nào công khai tuyên bố kết ước của mình với Đức Chúa Trời nên cư xử theo cách trước sau như một với lời công bố của mình.

“Tin kính” (Tiếng Hi-lạp: theosebeia) có nghĩa căn bản là kính sợ Chúa. Khi một người xưng nhận là Cơ Đốc Nhân, người đó đang xưng nhận thờ phượng và phục vụ Chúa. Bất cứ người nữ nào xưng nhận là thờ phượng và phục vụ Chúa thì nên hành xử theo sự tin kính. Còn làm ngược lại  sẽ đem đến sự sỉ nhục cho danh Đấng Christ. Một người nữ không thể nói mình kính sợ Chúa mà lại bất chấp những gì Lời Ngài phán về thái độ của chính mình. Cô ấy không thể đảo lộn thiết kế của Chúa dành cho cô trong Hội Thánh mà lại tuyên bố rằng mình yêu Chúa.

images (5)

Sự Phạm Thượng Trong Lời Chứng Của Người Nữ

Câu 10 chỉ ra một nan đề lớn đối với phong trào nữ quyền trong Hội Thánh. Một người nữ muốn phục vụ và tôn thờ Chúa không thể bất chấp lời dạy của Ngài về vai trò của phụ nữ.

Nội Dung Của Lời Chứng

Lời chứng của một người nữ theo lẽ tin kính là một đời sống làm việc lành. Những hành động tin kính chứng minh tính chân thật của đức tin người đó. Đối với người nam cũng vậy.

Nội dung lời chứng của người nữ là quan trọng. Tuy nhiên, trong đoạn này, Phao-lô chỉ nhắc đến điều này cách ngắn gọn. Sau đó ông tiếp tục trong câu 11-12 với sự thảo luận về mối quan tâm tiếp theo, mối quan tâm kéo dài suốt chương này qua tiếp chương sau.

Vai Trò Của Người Nữ (câu 11-12)

Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng.”

Phao-lô tiếp tục nói về trách nhiệm của người nữ bằng cách định nghĩa vai trò của họ là một người nghe hơn là người dạy trong buổi thờ phượng chung. Dù là họ không được là người dạy công khai theo ý nghĩa đó, phụ nữ cũng không được làm gián đoạn quá trình học như thường xảy ra trong thế kỷ đầu tiên.

Từ Hi-lạp dịch là “nghe dạy” (manthano) là trong trạng thái bắt buộc, ám chỉ đó là một mạng lịnh. Phao-lô yêu cầu phụ nữ phải được dạy dỗ. Vì phần này trong 1 Ti-mô-thê đang nói về việc Hội Thánh phải sinh hoạt như thế nào (xem 3:15), việc học tập phải có khi Hội Thánh nhóm lại. Chúng ta thấy trong Công vụ 2:42 rằng việc học tập là một ưu tiên lớn khi Hội Thánh đầu tiên nhóm lại. Phao-lô ra lệnh người nữ phải là một phần của quá trình học tập này.

Dạy dỗ và thờ phượng không loại trừ nhau. Hơn thế nữa, hiểu biết về Chúa và Lời của Ngài giúp kích thích sự thờ phượng. Thờ phượng đúng nghĩa là thờ phượng bằng tâm linh và theo lẽ thật (Giăng 4:20-24).

Một trong những nan đề của Hội Thánh Ê-phê-sô đó là những tín hữu Do Thái vẫn còn nắm lấy Do Thái Giáo. Họ vẫn còn bị phân tâm vì gia phả (1 Ti 1:4), trong khi một số người muốn được xem là thầy dạy luật (1 Ti 1:7). Truyền thống Do Thái thời kỳ đó rất xem thường phụ nữ. Thường thì họ không được học hành. Họ không bị cấm đi đến nhà hội nhưng cũng không được khuyến khích để đến đó. Hầu hết các giáo sư không muốn chào hỏi họ nơi công cộng và nghĩ rằng việc dạy dỗ họ là lãng phí thời gian. Thế nên dù người nữ không hoàn toàn bị cấm học hành nhưng họ cũng không được khuyến khích đi học.

Không nghi ngờ gì nữa, quan điểm về việc dạy dỗ phụ nữ của người Do Thái đã dẫn đến mức độ đàn áp nào đó trên họ trong Hội Thánh Ê-phê-sô. Phản ứng lại với vị thế cùng cực đó, một số phụ nữ quyết định dấy lên nắm quyền lãnh đạo. Trong 1 Ti-mô-thê 2:12, Phao-lô nói rằng ông không cho phép phụ nữ dạy dỗ và thi hành quyền lực trên người nam. Nhưng trước khi Phao-lô xử lý vấn đề phụ nữ chiếm đoạt vai trò của người nam thì ông phải giải quyết câu hỏi liệu phụ nữ có quyền học tập hay không? Câu nói ngắn gọn của Phao-lô: “đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy” cho thấy quan điểm của ông.

 JOHN MACARTHUR

(Còn tiếp)

Translated by Van Pham

https://huongdionline.com/2015/09/27/su-keu-goi-cao-ca-cua-chua-danh-cho-nguoi-nu/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn