Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / NHỮNG CƠ ĐỐC NHÂN BÍ MẬT

NHỮNG CƠ ĐỐC NHÂN BÍ MẬT

THÀNH TRÌ PHẬT GIÁO (1914-1918) 

images (2)

Tây Tạng không phải là quốc gia duy nhất nguy hiểm và cấm giảng Phúc Âm. Sundar Singh, một con người mạo hiểm đã đến để viết tiếp những chương của sách Công vụ các sứ đồ. Tờ tường trình về một bộ lạc không hiếu khách, một biên giới ngăn chận hay một nước mà đạo cứu rỗi của Chúa Giê su Christ chưa được rao giảng đối với ông là một thách thức không thể lẩn tránh được. Sundar tin tưởng rằng Ðức Chúa Trời sai phái ông tới những chỗ không ai có thể đến gần được, nơi mà các nhà truyền bá Phúc âm khó xâm nhập vào. Chính Chúa sẽ chăm sóc ông. Ý thức được điều này, có nghĩa là Ðức Chúa Trời sẽ cho ông sự can đảm, khả năng chịu đựng và tấm lòng bình an. Ðiều đó không có nghĩa là ông sẽ tránh khỏi khó khăn ngay cả sự chết nữa.

Ông thường bảo: “Chúa Jesus phán cùng chúng ta rằng môn đồ thì không hơn Thầy, sứ giả không thể hơn người sai mình (Giăng 13:16). Khi chúng ta từ giã cõi đời này, chúng ta không còn cơ hội thứ hai mang thập tự giá của Ngài. Vì vậy, chúng ta hãy mang nó với tất cả tấm lòng vui mừng ngay bây giờ”.

Ông thường đối diện với sự chết. Những dấu chân hiên ngang của ông qua các vùng rừng rú trong các hang động và tại các túp lều bỏ hoang nơi ông làm bạn với các thú rừng. Những hiểm nguy đe dọa, tuyết giá, băng rơi của Hy mã lạp sơn có thể cầm chân ông lại tại Tây tạng. Sundar bình thản cho biết rằng ông chẳng bao giờ sợ sệt khi các điều này xảy đến.

“Thật dễ chết cho Chúa. Nhưng rất khó sống cho Ngài”. Ông tâm sự với bạn bè.

Thật ra sự chết khó mà chiếm hữu ông cách dễ dàng trong đời sống lúc bấy giờ trừ khi nó đến bất ngờ. Sundar cao 1.83m (6 feet) với vóc dáng phương phi. Sự lưu hành trường kỳ của ông vào đủ các loại thời tiết đã làm cho thể xác ông cứng cáp hơn và ánh sáng rạng rỡ sâu thẳm trong đáy mắt màu nâu của ông như ngọn lửa không bao giờ tàn luôn bùng cháy trong tâm linh. Ông cậy dựa rất ít vào thực phẩm và thuốc men vì ông đã từng học được những huyền bí của rừng rú của những người đã từng sống trong đó mà chẳng cần đến những tiện nghi xa hoa. Sức chịu đựng của ông thật kinh khủng.  Ông được hướng dẫn bởi sự đam mê ấy cho việc phục vụ Chúa của ông. Thật khó có thể tưởng tượng nổi nếu không phải là Sundar Singh thì chẳng ai có thể sống được như vậy. Tuy nhiên chẳng có sự náo nhiệt, cũng không có sự vẻ vang nào về ông. Sự can đảm, sức mạnh của ông được cân bằng với những lúc trời quang mây tạnh.

Sự thanh tịnh của tâm hồn ông, hay vui cười và đặc biệt thường đáp ứng lúc cần vui với những người chung quanh. Tình trạng tiến hay thoái lui của ông cũng phát xuất từ bản tánh tự nhiên và qua lối sống hằng ngày. Tất cả điều đó làm cho nhiều người kết luận rằng: “Sundar có nhiều điều giống Chúa Jesus hơn bất cứ một người nào mà chúng ta từng quen biết”. Họ khám phá rằng sự mầu nhiệm nằm phía sau những đặc tính ưu tú này là những điều đến từ Chúa Jesus chia sẻ qua ông. Giống như chủ của mình, ông biết về giá trị, nhu cầu thiết yếu về sự lặng thinh và tĩnh nguyện.

Rời Kotgarh, ông lên vùng cao nguyên và bặt tăm đôi ngày. Khi nào ở chung với các bạn tại những nơi bận rộn, ông thường lén đi riêng ra xa một lúc, không để ai quan tâm đến mình. Ông ít khi trầm tư trọn cả ngày vì là một người lưu hành đó đây không cho phép ông có những thói quen thường xuyên. Dầu vậy, ngay trong khi một mình đi bộ là lúc ông có cơ hội để suy tư tĩnh nguyện.

Ông hay có thói quen dậy sớm đọc một chương trong Kinh Thánh. Sundar ít khi tỏ ra một cách công khai đời sống tin kính của mình, dù rằng các bài thuyết giảng của ông là kết quả của sự trầm tư và cầu nguyện. Sundar là một con người luôn luôn cởi mở với tất cả bạn bè.

“Dậy sớm, tôi khởi sự đọc một chương trong Thánh Kinh. Tôi ghi chú vào tâm trí những câu gợi ý”. Sundar giải thích cho bạn về phương cách trầm tư của mình. “Rồi khi tôi lặng lẽ đọc trọn chương, tôi trở lại từng câu và suy gẫm lời Chúa, từng câu một. Sau khi rút tỉa hết mọi điều mà Chúa muốn truyền cho tôi qua những câu Kinh Thánh này, lúc bấy giờ tôi dùng chừng mười lăm phút  tập trung tư tưởng cho lời cầu nguyện”.

“Tôi không có một tư thế đặc biệt nào cho sự cầu nguyện. Tôi có thể ngồi, hoặc quỳ hay đứng. Tôi không dùng lời nói. Tôi chỉ nghĩ về những điều mà tôi vừa đọc, về những điều tôi đã làm, về những điều tôi định làm, về những người tôi biết, về chính tôi và về Chúa Jesus. Những ý tưởng  đó là lời cầu nguyện của tôi”.

images (1)

Giữa Ấn Độ và Tây Tạng là những chỏm núi cao ngất của dãy Hy mã lạp sơn, từ cao nguyên Simla trải dài cả trăm dặm đến Assam, có những đồi và thung lũng thuộc những tiểu quốc Garhwal, Bhutan, Nepal và Sikkim. Trong vùng những biên giới đó, có những cảnh trí tuyệt diệu nhất thế giới.  Những thung lũng phì nhiêu lượn xoắn vòng: bên dưới bờ rừng cao nguyên, trên cao là những chỏm núi nhọn như tháp của dãy núi cao nhất thế giới. Qua những cánh rừng và dọc theo những sườn đồi quanh năm tuyết phủ, đó là con đường mòn chật hẹp và nguy hiểm dẫn đến Tây Tạng. Sadhu Sundar dùng con đường mòn này làm con đường truyền giáo dẫn từ Kotgarh, vì ông đã trở nên một nhân vật có tiếng tăm trên những con đường biên giới. Nhiều người Tây Tạng cũng đã muốn ngăn chặn ông vĩnh viễn ở ngoài quốc gia họ bất cứ khi nào họ có thể làm được.  Trên cả hai con đường dẫn đến Tây Tạng và những chuyến đi đặc biệt, Sundar giảng đạo ngang qua những thành trì kiên cố của Phật giáo.

Biết bao nhiêu chuyện của ông có thể kể lại về những cuộc hành trình thách thức với sự chết!

Tại Kantzi, khi đang rao giảng ngoài chợ trời, Sadhu Sundar bị đám đông giận dữ tấn công tới tấp, đánh cho đến bất tỉnh mới thôi. Họ nhặt thân xác mềm nhũn của ông rồi bó tròn với cái mềm.  Số người tụ tập ở chợ trời mỗi lúc một đông hơn la ó ồn ào. Tất cả chen lấn muốn nhìn cho được mặt của thánh nhân áo vàng, người đã bạo gan xâm nhập vào xứ họ mà giảng Tin Lành, một thứ đạo ngoại quốc. Cuối cùng họ léo nạn nhân ra khỏi thành.  Họ kéo xác ông vào rừng. Những người Mông Cổ mập lùn đứng nhìn đám người hành quyết Sundar. Chẳng còn lối trốn thoát nào cả. Họ vấn tròn và cột chặt cái mềm một lần nữa như liệm xác cho ông. Ðoàn dân mong cho có đỉa, bò cạp, rắn chui vào cái thân xác bầm dập trong cái mền đó để hút máu hay cắn rứt cho chết con người bạo gan này. Chắc chắn sẽ có những con báo đang lang thang tìm mồi đêm nay…

Ðoàn dân mong cho có đỉa, bò cạp, rắn chui vào cái thân xác bầm dập trong cái mền đó để hút máu hay cắn rứt cho chết con người bạo gan này. Chắc chắn sẽ có những con báo đang lang thang tìm mồi đêm nay…

Sadhu Sundar buông xuôi, dần dần hồi tỉnh, chẳng biết mình đang ở đâu. Các vết thương đau nhức, miệng khô khan. Ông tìm cách duỗi thẳng chân tay nhưng không cọ quậy được. Trên những cành cây cao, ông thấy những chùm trái cây chín ngon ngọt treo lửng lơ, chờ bàn tay đến hái. Ông giựt mình thấy đau nhức trên chân vì có con bò cạp bò qua. Không xa, có tiếng gầm của con báo rừng. Ông tưởng nhớ lại những khuôn mặt hung dữ của đoàn dân và các thầy tu khi thấy con người mặc áo cà sa vàng mà giảng Phúc Âm của Chúa Jesus. Sundar bất tỉnh trở lại.

Lúc sau, ông tỉnh lại ông nhận biết có người đang rửa mặt cho mình. ông duỗi thẳng tay và cảm thấy được thong thả. Những trái cây treo lơ lửng trên cành mấy giờ trước đó thật kỳ diệu thay đang ở trong tay ông từ lúc nào. Các vết  thương đã được băng bó. Tiếng gầm của thú rừng văng vẳng đàng xa, chung quanh đó đây trong rừng, ông nghe có tiếng dao động. Trong bóng tối mập mờ, thật là khó khăn nhận diện được hai người đang đứng gần ông. Họ là những cái bóng không hơn không kém, khi họ đưa ông qua nơi an toàn bên kia bờ rừng. Chắc họ là những thiên sứ! Thật vậy, ông vẫn nghĩ thế, họ như được Ðức Chúa Trời sai đến. Chắc họ đã giải phóng cho ông một cách kỳ diệu.  Nhưng ông biết họ là ai vì họ đã nói nhỏ vào tai ông trước khi từ giả: “Chúng tôi là những tín đồ bí mật, hội viên của Hội truyền giáo Sannyasi”.

Dạo nọ tại Srinagar thuộc Garhwal, một nhóm thanh niên trẻ tuổi hung hăng khủng bố ông bằng cách đưa một học giả Ấn độ đến để đối chất Sundar về giáo lý vừa được rao giảng. Chính học giả này lại gia nhập vào Hội Truyền Giáo ấy và xác nhận cũng sẵn sàng đứng chung với Sundar để rao giảng Phúc âm cho mọi người muốn nghe.

“Ðã có nhiều người như chúng tôi, Thầy biết không, Sadhufi – thầy thân mến, vị học giả xác nhận. Họ là những tín đồ bí mật, hội viên của Hội Truyền giáo Sannyasi mà thầy đã từng gặp ở Benares, lúc dọn đường cho Chúa.”

Họ chuyện trò với nhau và cùng tâm tình với những người có cảm tình cho đến trăng lên. Hội truyền giáo Sannyasi cũng cứu sống Sundar tại Gurkka thủ đô Nepal, nơi Phật giáo có một lực lượng hùng hậu trên những dãy đồi núi và thung lũng lố nhố những đền miếu, có một vài nơi thờ phượng rất thiêng liêng và có vài nơi khác có tiếng là thờ quỷ như bên Tây Tạng.

Các ngọn Everest và Kanchinjunga vượt lên trên không trung cao hơn cả thành phố Ghum nho nhỏ. Ðây là một nơi Sundar đã rời người bạn Tây tạng Tharchin để tiến vào vùng đất cấm: làng Ibom.

Sau khi đến đây vài ngày, nhiều khốn đốn đã xảy ra không thể nào ngờ được.  Ðầu tiên, Sundar bị bắt bỏ vào tù, nhưng chính là kinh nghiệm đem lại cho ông tràn đầy niềm tin vui mừng – vui mừng vì chịu khổ cho Chúa Jesus.  Trên cuốn Tân Ước, chữ Urdu , ông viết: “Sự hiện diện của Ðấng Christ đã biến đổi cảnh lao tù của tôi thành ra nơi thiên đàng phước hạnh. Có cái gì giống thiên đàng bằng chính nó!” Sundar vui mừng đến nỗi ông ca hát và rao giảng thâu đêm qua cửa sổ nhỏ xiú của cái phòng giam đầy bọ chét.  Ðám đông trong khu chợ trời miễn cưỡng lắng nghe lời ông theo sát họ khi họ đi ngang qua phòng giam. Biến cố này xảy ra làm cho nhà cầm quyền bối rối. Quan tòa triệu tập lính gác cấp tốc. Họ đột nhiên vào phòng giam lôi Sundar ra, kéo đến sân tòa án. Họ ném Sundar trên tấm ván nhám sì rồi bắt đầu cột chặt ông vào tấm ván đó, cũng cách xử giống như xử các tù nhân Tây Phương bị cột vào các đòn cây. Cánh tay ông bị kéo thẳng lên trên đầu và người ta cột thật chặt các bàn tay vào tấm gỗ rồi đưa về lại chỗ cũ. Một trong những người lính mở cửa trại tù và ném cái khung gỗ có Sundar bị cột tay chân ra giữa chợ. Trời nắng như thiêu đốt. Tội nhân phải chịu sức nóng mặt trời, đói khát, đau nhức vì những vết thương trên người.

Ðám đông vừa la hét như điên loạn vừa đấm đá vào thân xác ông đang nửa sống nửa chết đang bị cột chặt vào khuôn gỗ. Họ yên lặng khi Sundar bắt đầu hát ca ngợi Chúa Jesus. Những thầy tu và lính gác say máu độc ác ném cả đỉa – loại đỉa hút máu người và súc vật trên thân xác nằm sải dài của tù nhân. Người ta yên lặng ngắm nhìn những con đỉa bò vào tấm thân trần trụi của Sundar hút máu, rứt rỉa dưới làn da thịt đang run rẩy. Chân tay và thân thể bầm dập sưng lên và máu me tràn ra dưới ánh mặt trời.

Sundar không ngừng ca hát và rao giảng về hạnh phước theo Chúa. Ðoàn dân lắng nghe với vẻ hoài nghi. Ông lại bất tỉnh khi bị họ kéo ông xốc xếch vào rừng bên kia thành phố ném vào đống rác phế thải cho chết.

Ðêm hôm ấy, từ trong số những ngôi nhà, có những cái bóng di chuyển trong đêm trăng mờ. Những nguời nam nữ kéo đến cứu, mở ông ra khỏi khuôn gỗ, băng bó các vết thương và đưa ông đến chỗ an toàn. Một lần nữa, Sundar kể lại cho Tharchin khi lảo đảo đi vào Ghum. Những người cứu mạng ông lại là những Cơ đốc nhân thuộc Hội truyền giáo Sannyasi.   

sadu

 

(Còn nữa)

Bài trước:
https://huongdionline.com/2016/03/28/thien-su-giai-cuu/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn