Tác giả: J. Dwight Pentecost
Nguyên tác: DESIGN FOR DISCIPLESHIP
Như vậy sự giải thích của Đấng Christ về các chuyện ngụ ngôn chỉ dành cho những ai được kêu gọi là môn đồ của Ngài.
Lần nữa, chúng ta thấy, một sự liên quan nữa về lẽ thật này trong Mác 9:30-32: “Đoạn, đi khỏi đó, trải qua xứ Ga-li-lê, Đức Chúa Jesus không muốn cho ai biết. Vì Ngài dạy các môn đồ rằng: Con người sẽ bị nộp trong tay người ta, họ sẽ giết đi; Ngài bị giết đã ba ngày rồi, thì sẽ sống lại. Nhưng môn đồ không hiểu lời ấy, lại sợ không dám hỏi Ngài.” Từ lẽ thật này chúng ta thấy rằng có nhiều người là những người hiếu kỳ được kêu gọi làm môn đồ, họ nhận thấy vài điều tươi mới và duy nhất trong sự dạy dỗ của Đấng Christ. Họ là những người sẵn lòng cho sự dạy dỗ. Và bài tập dành cho họ là một sự luyện tập của tâm trí. Họ được Chúa trắc nghiệm những gì họ đang nghe Ngài dạy, nhưng họ đã không làm bất cứ một cam kết cá nhân nào với lẽ thật mà Ngài đang dạy hay với người dạy.
Chúng ta sẽ suy luận từ một phân đoạn trong chương sáu của Phúc âm Giăng nơi mà năm ngàn người nam, không kể đàn bà và trẻ em, cùng đến và dành cả ngày để nghe Ngài. Số người hiếu kỳ đó mà được gọi là môn đồ phải là rất lớn. Nếu Đấng Christ có thể thu hút một nhóm lớn hơn năm ngàn người, những người sẵn lòng dành cả ngày để nghe Ngài dạy, đoàn dân đông này là không thể đếm được. Đó là lý do tại sao chính quyền Rô-ma cũng như các nhà lãnh đạo Pha-ri-si cân nhắc sự ảnh hưởng của Chúa trên đám đông; vì họ sợ Đấng Christ rao giảng giáo lý của Ngài trong cộng đồng dân chúng sẽ lật đổ người Pha-ri-si và chính quyền Rô-ma, rồi sau đó đám đông này tôn Ngài làm vua. Đoàn dân đông ở đây chỉ là những người hiếu kỳ!
Ngày nay có nhiều đoàn dân đông sẵn lòng dâng tâm trí của họ cho Lời của Đức Chúa Trời để học tập như là một sự theo đuổi tri thức, lắng nghe những gì Jesus Christ đã phán. Và có thể họ cũng chăm chú lắng nghe sự dạy dỗ và giảng Kinh Thánh từ các bục giảng Phúc âm. Nhưng những người này không có trách nhiệm với lẽ thật hay với thân vị của Chúa Jesus Christ. Họ cho họ là môn đồ của Christ, nhưng Đấng Christ không chấp nhận họ. Thật dễ dàng khi nghe sứ điệp để chỉ đơn giản khuấy động tâm trí đôi chút, như những gì người A-thên đã làm – lắng nghe vài điều mới – mà không có bất cứ liên hệ nào với lẽ thật hay cũng không đóng chặt lẽ thật đó vào đời sống mình. Một người như vậy có thể tự gọi mình là một môn đồ, nhưng anh ta không có uy quyền của Lời Đức Chúa Trời. Người đó chỉ hiếu kỳ nghe giảng nhưng không có bất cứ trách nhiệm nào về lẽ thật đã được trình bày. Chúa Jeus đã phán: “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta.”
Nhưng ở đây có một tiến trình từ người hiếu kỳ thành người bị thuyết phục. Họ là những người dâng chính mình mà có lẽ ngoài sự hiếu kỳ với Lời Đức Chúa Trời, họ cũng có sự hiếu kỳ đến những gì Đấng Christ nói và dạy, và cũng lắng nghe Lời Ngài và lẽ thật về thân vị Ngài. Họ là những môn đồ bị thuyết phục. Tôi thấy điều này trong Giăng chương 2 khi kết thúc phép lạ nước hóa thành rượu tại tiệc cưới Ca-na. Giăng 2:2 ghi lại: “Ấy là tại Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, mà Đức Chúa Jêsus làm phép lạ thứ nhứt, và tỏ bày sự vinh hiển của mình như vậy; môn đồ bèn tin Ngài.” Các môn đồ tin Ngài. Ở đây dân sự đã thay đổi để theo Ngài, lắng nghe lời dạy của Ngài. Họ đã nhận sự dạy dỗ của Ngài; và khi họ nhìn thấy phép lạ này, họ bị thuyết phục về uy quyền của thân vị và lẽ thật của Lời Ngài. Giăng cho chúng ta biết rằng họ tin nơi Ngài.
Một ví dụ về điều này cũng được nhìn thấy trong Ma-thi-ơ 16:13: “…Ngài hỏi môn đồ, mà rằng: Theo lời người ta nói thì Con người là ai?” Sự giải thích nào mà các người đã nghe về các lời Ta, về các công việc của Ta, về thân vị ta? Một vài người nhận Ngài là Giăng Báp-tít, một số nói Ngài là Ê-li, kẻ khác nói là Giê-rê-mi hay một đấng tiên tri nào đó. “Ngài phán rằng: Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” Câu hỏi được đưa ra cho những môn đệ. Đấng Christ muốn trắc nghiệm xem họ có sự tiến bộ hơn hay họ chỉ là những người hiếu kỳ muốn hiểu biết về thân vị Ngài và các lời Ngài. Do đó Ngài hỏi họ trực tiếp, “Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” Si-môn Phi-e-rơ trả lời, “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống.” Đây là một sự xác nhận của đức tin về thân vị của Đấng Christ. Ngài là Con Đức Chúa Trời hằng sống. Nó cũng là sự xác nhận đức tin về công tác của Đấng Christ. Ngài đã đến trong tư cách là Đấng Mê-si. Sau đó Đấng Christ phán rằng lời xác tín đó là một phước hạnh cho Phi-e-rơ. Tại sao? Bởi vì Phi-e-rơ đã trải qua giai đoạn trên mức hiếu kỳ đến giai đoạn bị thuyết phục, và ông xác tín niềm tin của ông nơi thầy mình. Bây giờ ông là một môn đồ có cam kết.
Cùng một lẽ thật được nhấn mạnh trong Giăng 6:67-68. Đoàn dân lúc này trở nên xa cách với Đấng Christ và một số người lui đi không theo Ngài nữa. Trong câu 67 Chúa Jesus phán với mười hai môn đồ, “Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời; chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống.” Những gì Phi-e-rơ thừa nhận trong phân đoạn này nói lên ông đã được Chúa thuyết phục. Lúc này nhóm mười hai người được gọi là môn đồ bởi vì họ bị thuyết phục về lẽ thật trong thân vị của Chúa và những công tác của Ngài.
Dầu chúng ta đã thấy rằng những người được thuyết phục trở thành môn đồ có cam kết đại diện cho sự tiến bộ trên mức hiếu kỳ, chúng ta vẫn chưa có được những tiêu chuẩn cụ thể nào tạo thành một môn đồ. Vì trong các sách Phúc âm, môn đồ hóa không phải là kết quả của sự thỏa mãn tính hiếu kỳ, thậm chí cũng không phải là kết quả của việc thuyết phục rằng Chúa Jesus là chân lý và lời Ngài là lẽ thật. Mặc dù chúng là những đòi hỏi trước hết. Một người trở nên môn đồ trong ý nghĩa của Kinh thánh chỉ khi người đó hoàn toàn phó dâng chính mình cho thân vị của Chúa Jesus Christ và Lời Ngài. Ngoại trừ điều này, người đó không có quyền gọi chính mình là một môn đồ của Chúa Jesus Christ.
(Còn nữa)
Translated by Huong Linh
Bài trước:
https://huongdionline.com/2016/03/23/mo-hinh-mon-do-hoa/