Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / LO BIỆT GIỜ NÊN THÁNH RA

LO BIỆT GIỜ NÊN THÁNH RA

NEW TESTAMENT WORDS  FOR  TODAY

Warren W. Wiersbe

Bài 14

Đức Chúa Jêsus vừa nghe tin ấy, liền bỏ đó xuống thuyền, đi tẽ ra nơi đồng vắng. Khi đoàn dân biết vậy, thì từ các thành đi bộ mà theo Ngài.”

Ma-thi-ơ 14:13

muoibon

Khi  Chúa Jesus bắt đầu chức vụ công khai, có một đoàn dân đông theo Ngài, và  nhiều lần Ngài phải lánh đi khỏi đoàn dân. Tôi  ghi nhận có ít nhất tám lần mà Chúa Jesus phải lánh khỏi đoàn dân và đi tẽ ra một mình hoặc đi với các môn đồ của Ngài: 1/ Sau khi Chúa nhận báp-tem  (Math. 3:13-14). 2/  Sau một ngày bận rộn với chức vụ (Mác 1:32-35).  3/ Sau khi chữa lành người bại (Mác 1:40-45). 4/ Sau cái chết của Giăng Báp-tít (Math. 14:1-13).  5/  Sau khi cho năm ngàn người ăn (Giăng 6:1-15).   6/ Trước khi kêu gọi mười hai sứ đồ (Lu-ca 6:12-16).  7/ Sau khi các sứ đồ tường trình về chức vụ của họ (Mác 6:30-32).  8/ Trước sự hoạn nạn và sự chết của Ngài (Math. 26:36-45).

Sự báp-tem của Chúa là dấu hiệu chỉ ra sự khởi đầu cho chức vụ. Đức Chúa  Cha phán lời xác nhận và Đức Thánh Linh ban cho Ngài quyền năng. Nhưng sau đó Đức Thánh Linh dẫn Chúa Jesus vào đồng vắng kiêng ăn bốn mươi ngày và chiến thắng kẻ ác. Những thì giờ sâu nhiệm thuộc linh của chúng ta phải cân bằng với những ngày u ám của sự hy sinh khổ nạn. Sau một đêm bận rộn với sự chữa lành tại Ca-bê-na-um, Chúa Jesus cần một giấc ngủ ngắn rồi thức dậy rất sớm để cầu nguyện và chuẩn bị cho một ngày bận rộn khác. Chúng ta phải bắt đầu mỗi ngày bằng hành động biệt  riêng thì giờ với Đức Chúa Trời (Ê-sai 40:31; 50:4-7).

Chúa Jesus chữa lành người bại,  truyền lệnh cho người này không được nói cho người khác biết, nhưng người này đã nói cho mọi người về Chúa Jesus. (Hãy đối chiếu: Chúa Jesus bảo chúng ta phải làm chứng về Ngài cho mọi người và chúng ta không nói gì cả!). Chúa Jesus đến nơi vắng vẻ cho sự tĩnh nguyện với Đức Chúa Cha, nhưng đoàn dân bằng mọi giá tìm kiếm Ngài. Chúa Jesus là một đầy tớ phục vụ, không phải là một người tìm kiếm sự nổi tiếng. Ngài biết động cơ trong lòng của dân chúng trong việc theo Ngài. Khi chúng ta cảm thấy thành công, đó là lúc chúng ta nên ở một mình với Đức Chúa Trời.

Cái chết của Giăng Báp-tít đụng chạm mạnh mẽ đến Chúa Jesus, và Ngài đi lên núi  suy nghĩ về sự kiện đó. Ngài biết sự chết của Ngài cũng gần kề. Dân sự của Đức Chúa Trời là con người và cần phải đi qua các nỗi khổ đau. Chúa Jesus cầu nguyện một mình suốt đêm trước khi chọn mười hai sứ đồ (Luca. 6:12-16), và chúng ta phải dành nhiều thời gian hơn tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Cha lúc chúng ta phải đưa ra những quyết định trong thời khắc khủng hoảng. Khi các sứ đồ trở về  thuật lại mục vụ đầu tiên của họ, Chúa Jesus đã dẫn họ đến nơi đồng vắng để họ có thể nghỉ ngơi, phục hồi sự tươi mới cho đời sống thuộc linh. Vance Havner đã từng nhắc nhở, “Nếu chúng ta không biệt riêng thì giờ để nghỉ ngơi thì lúc nào  chúng ta cũng sẽ bận rộn.”  Đôi khi  chúng ta cần một kỳ nghỉ hay  một giấc ngủ ngắn. Đây cũng là một hành động thuộc linh.

“Nếu chúng ta không biệt riêng thì giờ để nghỉ ngơi thì lúc nào chúng ta cũng sẽ bận rộn.” Đôi khi chúng ta cần một kỳ nghỉ hay một giấc ngủ ngắn. Đây cũng là một hành động thuộc linh.

Kinh nghiệm của Chúa Jesus trong vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi Ngài bị bắt đã chuẩn bị cho sự đau đớn tận cùng của Ngài trên con đường khổ nạn:  sự nhạo báng, đòn roi từ kẻ thù, và sau cùng là bị đóng đinh. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể kinh nghiệm nỗi khổ mà Ngài đã từng chịu đựng, nhưng chúng ta có thể bước theo gương mẫu về việc Ngài khước từ tất cả ý riêng trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa Jesus đã nhận chén đau thương và uống nó, Ngài cầu nguyện, “Chẳng phải theo ý con bèn là ý Cha được nên.” Mọi con cái cái Đức Chúa Trời phải có những kinh nghiệm Ghết-sê-ma-nê và có thể tìm thấy sự chiến thắng qua sự cầu nguyện và vâng phục.

Trong những thử thách khó khăn của đời sống Cơ đốc, chúng ta không nên cố gắng trốn thoát  như Đa-vít (Thi 55:6-7) và Giê-rê-mi (Giê 9:2) đã làm. Chúng ta phải lánh khỏi đám đông một thời gian để sau đó chúng ta có thể trở lại với họ trong sức mới của chức vụ. Phần quan trọng nhất của đời sống Cơ đốc là phần mà chỉ có Đức Chúa Trời thấy: thời gian của chúng ta ở riêng với Chúa.

 

“Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va

Thì chắc được sức mới;

Cất cánh bay cao như chim ưng,

Chạy mà không mệt nhọc,

Đi mà không mòn mỏi.”
Ê-sai 40:31

 

 

Translated by Tuong Vi

 

Bài trước:

CHIẾN THUẬT CỦA SATAN

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn