Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Tất Cả Các Tôn Giáo Đều Dẫn Đến Đức Chúa Trời?

Tất Cả Các Tôn Giáo Đều Dẫn Đến Đức Chúa Trời?

Mục Sư Ơi!

-Có Phải Tất Cả Các Tôn Giáo Đều Dẫn Đến Đức Chúa Trời?

 this could

Đây là quan niệm của nhiều người theo các tôn giáo khác trên thế giới đã thường nương dựa để tiếp tục theo đuổi con đường đạo của mình. Họ cho rằng đạo nào cũng đưa người ta đến với Đức Chúa Trời, giống như đường nào cũng dẫn đến La-mã. Vì thế họ cứ tiếp tục theo đạo đã có của mình và không cần tìm hiểu con đường đạo của mình sẽ dẫn đến đâu hoặc họ thấy không cần thay đổi để đi theo con đường nào khác.

 

Có Phải Tất Cả Các Tôn Giáo Đều Dẫn Đến Đức Chúa Trời?

Có một sự khác biệt và là khác biệt rất lớn giữa các tôn giáo. Nhiều tôn giáo tìm kiếm sự giao tiếp gần gủi với thần thánh, nhưng cũng có nhiều tôn giáo không có mục tiêu này.

Trước tiên, phải kể đến những tôn giáo siêu nhiên, huyền bí (occult) như thờ linh vật, phù thủy, pháp thuật và một số nhánh thuộc phái Thời Đại Mới (New Age), những tôn giáo này liên hệ với những tà linh ngự trong cây cối, trong con người hay trong các đình, miếu, đền… Những phù thủy, pháp sư ở Phi Châu, Mông Cổ có những ma thuật để tương thông và điều khiển những linh này. Tôn giáo huyền bí có quan hệ đến thần linh, nhưng không mảy may dính dấp gì đến Đức Chúa Trời.

Thứ hai có thể nói về sự tôn thờ đế quyền (imperial). Những tôn giáo này hướng đến tôn thờ thẩm quyền chính trị tối cao, đòi hỏi thần dân lòng trung thành tuyệt đối. Thời trung cổ thì có các Pha-ra-ôn – vua Ai-cập, các vua của đế quốc A-sy-ri, Ba-by-lôn, đến các Sê-sa của đế quốc La-mã, cùng với Thần đạo Nhật Bản, Hitler, Mao Trạch Đông, Stalin ngày nay.

Thứ ba là những tôn giáo tu khổ hạnh (ascetic) như Ấn giáo, Phật giáo. Những tôn giáo này không hề có mối liên hệ gì đến Đức Chúa Trời, nhưng là tự tu thân, tích đức, tự khổ luyện để giảm dần, triệt tiêu bản ngã. Phật giáo còn cho rằng sau nhiều kiếp khổ tu, cuối cùng sẽ không còn bản ngã (vô ngã) thì Nhập Diệt hay vào Niết Bàn.

Thứ tư là bái sinh thực giáo (genital religions). Họ tôn thờ tình dục và sự sinh sản. Đây là loại tôn giáo rất xưa cổ và cũng rất hiện đại. Từ việc thờ các thần sinh sản của các dân Ca-na-an cổ xưa (vùng Trung Đông ngày nay), đến các tượng khiêu dâm trong đền thờ Hindu, cho đến khu Soho của Luân đôn và thành phố Amsterdam. Các loại phim, truyện, tranh ảnh khiêu dâm là sản phẩm của loại tôn giáo này.

Thứ năm là tôn giáo trưởng giả (bourgeois), nhằm làm thỏa mãn bản năng tâm linh của tầng lớp giàu có, nhàn rỗi. Những “môn đồ” của các giáo phái này không phải chịu kiêng kỵ hay ràng buộc đạo đức, nghi thức tôn giáo nào ngoại trừ việc đóng góp những khoản tiền đáng kể. Đây là những thành phần thuộc Khoa Học Cơ-đốc (Christian Science), Thiền, Phái Khai Mở Tâm Linh (Scientology), Duy Linh Thuyết (Spiritualism), Thần Bí Thuyết (Theosophy) hiện đại cùng nhiều tôn giáo sùng bái con người, những hoạt động tự nổ lực của con người. Tất cả là hướng vào con người, không hướng lên Chúa, không có mối liên hệ gì với Đức Chúa Trời cả.

Kế đến là những tôn giáo của các tiên tri (Prophetic) hình thành từ những nhà lãnh đạo năng động. Hồi giáo (Islam) là một ví dụ rất cụ thể cho loại tôn giáo này và Mô-ha-mét, được xem là tiên tri và là giáo chủ sáng lập. Nhiều thập kỷ sau cái chết của Mô-ha-mét, Hồi giáo đã bành trướng và lan rộng ảnh hưởng ở nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Người Hồi giáo tôn kính nhưng rất sợ Allah – Đức Chúa Trời theo kinh Koran dạy dỗ. “Allah khải thị thông điệp, không bao giờ bày tỏ chính Ngài.”  Họ cầu nguyện trong sự thuần phục chứ không hề có mối liên hệ thân mật với Allah. Chủ nghĩa Mác-xít là một ví dụ khác và cũng tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm, nhất là ở các nước thế giới thứ ba, trong nhiều thập kỷ sau cái chết của Karl Marx. Dù là chuyên chính vô thần, nhưng những “tín đồ” của chủ thuyết này được thuyết phục, khuôn rập để theo đuổi lý tưởng cao xa, không tưởng, sẵn sàng liều mình, tự sát vì lý tưởng như những tín đồ Hồi giáo.
re

 

Cuối cùng là tôn giáo mạc khải (revelatory). Trong lịch sử nhân loại, chỉ có hai tôn giáo dạy rằng Đức Chúa Trời có thể được hiểu biết một cách thân mật, riêng tư bởi các con dân Ngài. Đó là Do Thái giáo và hậu duệ là Cơ-đốc giáo. Đức Chúa Trời bộc lộ chính mình Ngài một cách riêng tư và rất đáng tin cậy cho nhân loại. Người Do Thái hiểu biết rằng Đức Chúa Trời khải thị các thuộc tính của chính Ngài qua các công việc quyền năng Ngài làm để giải cứu dân tộc họ và qua Lời Ngài dùng các đấng tiên tri phán dạy. Người Do Thái tin rằng Đức Chúa Trời chỉ ngự ở giữa cánh của Chê-ru-bim trên nắp thi ân (mercy seat) của hòm giao ước (ark). Hòm giao ước trước đây được đặt trong đền tạm và sau đó là tại đền thờ Giê-ru-sa-lem. Người theo Do Thái giáo ngày nay rất khác biệt: không có hòm giao ước, không có thầy tế lễ, không dâng sinh tế, không đền tạm, không đền thờ. Họ giảm thiểu đi nhiều lề luật tôn giáo, đạo đức và giảm cả nhà hội để thờ phượng.

Cơ-đốc giáo là niềm tin kết nối theo khải thị thiên thượng, mạnh mẽ của Do Thái giáo với đường hướng mới: Chúa Giê-su Christ. Chính Ngài là Đấng làm trọn tất cả những lời hứa Đức Chúa Trời dành cho dân tộc Do Thái và là mạc khải cuối cùng của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Ngài là Emmanuel, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Thánh Phao-lô  tuyên bố, “Đức Chúa Giê-su Christ là hiện thân đầy đủ thần tính của Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 2:9). Và vì thế Cơ-đốc nhân cũng có thể nói như Phao-lô nói rằng, “Tôi biết tôi tin Đấng nào” (2 Ti-mô-thê 1:12), hoặc như Thánh Giăng nói, “Chúng ta biết Ngài ở trong chúng ta, bởi Chúa Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta” (1Giăng 3:24). Có mối liên hệ gần gủi với Đức Chúa Trời là toàn bộ đức tin của người Cơ-đốc. Không có bất kỳ một tôn giáo nào tuyên xưng điều này.

Làm sao tất cả các tôn giáo đều hướng đến chung một Đấng Tối Thượng trong khi Phật giáo không tin là có Đức Chúa Trời, người Hồi giáo thì có sự sợ hãi, phân cách với Đức Chúa Trời, người Hindu, Ấn giáo cố gắng tu luyện trong nhiều kiếp, mong thoát khỏi luân hồi để nhập diệt cùng lúc lại tôn thờ vô số loại hình tượng?

Tất cả những tôn giáo với nỗ lực của con người hướng thượng đều lầm lạc và thất bại. Điều chúng ta cần không phải là tôn giáo, sự tu luyện nhưng là sự mạc khải. Và đó là điều Cơ-đốc giáo xưng nhận.

Tất cả những tôn giáo với nỗ lực của con người hướng thượng đều lầm lạc và thất bại. Điều chúng ta cần không phải là tôn giáo, sự tu luyện nhưng là sự mạc khải. Và đó là điều Cơ-đốc giáo xưng nhận.

Khác với tất cả các sách thánh hiền khác, Kinh Thánh không ghi lại việc con người tìm kiếm Đức Chúa Trời nhưng là việc Đức Chúa Trời tìm kiếm và giải thoát con người. Kinh Thánh bày tỏ bản tính của Đức Chúa Trời và cho biết bản chất của loài người. Loài người không có tấm lòng vàng như chúng ta thường nghĩ, “lòng loài người là dối trá hơn muôn vật và rất là xấu xa.” Kinh Thánh chỉ ra rằng trong bản chất, chúng ta là những kẻ giết người, những kẻ tà dâm, dối trá. Tất cả chúng ta, không có gì khác biệt, đều là những tội nhân, không bao giờ có thể đạt được những chuẩn mực vinh hiển, thánh khiết của Đức Chúa Trời (Giê-rê-mi 17:9, Mác 7:20-23, Rô-ma 3:23, Giăng 3:19).

Chúng ta không muốn Chúa can dự vào đời sống mình, chúng ta muốn tự lèo lái con thuyền đời của mình. Loài người kiêu hãnh, tự tôn tự sức để tìm đến Đức Chúa Trời trong khi Đức Chúa Trời quá lớn lao, vượt khỏi sự mọi sự hiểu biết của loài người. Đây là nguyên nhân chính nảy sinh ra nhiều tôn giáo và các tôn giáo không cùng hướng đến Đức Chúa Trời.”

-Soạn theo tài liệu của Michael Green: “But Don’t All Religions Lead To God?”

 

Mục sư Nguyễn Văn Huệ   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn