Thứ Ba , 21 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / KHÓC

KHÓC

khoc

Viết xong lá thư, hắn cầm lên, bằng động tác rất cẩn thận, hắn gập những trang giấy đó lại, từ từ cho lá thư đó vào bao phong bì và niêm phong lại. Ngắm nhìn lá thư một hồi thật lâu, hắn viết một cách nắn nót tên cha mẹ, địa chỉ của quê hương ngoài bìa thư và dán tem lên góc. Mọi việc đã xong, nhưng hắn thở dài, rồi hắn thò tay kéo cái hộc tủ ra để bỏ lá thư mới nhất này vào trong ngăn kéo và đóng sập hộc tủ lại.

Trong khoảnh khắc, hắn đứng đó ngây người một cách khá lâu, hắn cúi xuống, bàn tay phải của hắn lại kéo hộc tủ ra. Hắn cầm những là thư lên mà đếm. Năm, mười, mười lăm… hai mươi và cả hằng trăm lá thư hắn đã viết. Láthư nào hắn cũng niêm phong và dán tem một cách cẩn thận, tất cả cùng một kiểu phong bì, tất cả cùng một kiểu chữ nghiêng nghiêng mà hắn nắn nót viết một cách trân trọng tên của cha mẹ, tên quê hương của hắn. Nhưng đã hơn bốn năm trôi qua, kể từ khi  hắn được chuyển đến nơi đây, hắn đã viết bao nhiêu những lá thư về cho cha mẹ, cho gia đình. Hắn viết nhiều lắm. Hắn viếtđều đặn hằng mỗi tuần, nhưng tất cả những lá thư đó đều được bỏ vào phong bì, dán tem, niêm yết, vậy mà chưa bao giờ hắn dám gửi bất kể một lá thư nào cho bố mẹ già, mặc dù hắn biết, bố mẹ hắn đang khóc hắn ở quê hương.

Hắn đứng đó, toàn thân run run, hai tay đưa lên bịt lấy mặt và bỗng nhiên hắn thốt lời.

“Mẹ ơi!”

“Mẹ ơi!” Hắn gọi một cách sẽ sàng trong thổn thức.

“Mẹ ơi! Mẹ bây giờ ra sao?”

Hắn gọi và gạt nhanh dòng nước mắt đang từ từ lăn xuống. Hắn chỉ gọi được đến đó và hắn ngồi phịch xuống trên chiếc ghế, vì xúc động của một người con xa quê, xa cha mẹ.

Hắn khóc nức nở.

“Mẹ ơi! Mẹ còn sống hay đã chết? Ở trên quê hương, bây giờ mẹ ra sao? Mẹ ơi! Mẹ có biết bao năm trời đằng đẵng xa nhà, con nhớ mẹ lắm mẹ có biết không? Nỗi đau bất tận của con là vì con không thể trông nom cha mẹ già…”

Hắn nghĩ lại, trong tâm tư của hắn không bao giờ quên
hình ảnh của người mẹ. Lần cuối cùng mà hắn còn nhìn thấy mẹ khi bà tiễn hắn ra khỏi căn nhà.lẽo đẽo theo hắn, theo cùng mọi người đi ra trên con đường làng. Khoảng thời gian đó, hắn không bao giờ dám nhìn trực tiếp vào khuôn mặt đẫm lệ của người mẹ trong buổi tiễn đưa. Hắn luôn luôn nhìn một cách lơ đễnh vì hắn cố tình dấu diếm cảm xúc của một người con phải đi xa và không biết bao giờ mới có thể trở lại. Khi chia tay người mẹ già́n biết mẹ hắn khóc thật nhiều, hắn không dám nhìn vào đôi mắt đẫm lệ của mẹ, hắn nhìn ra xa, và hứa.
“Mẹ
! Mẹ cứ yên trí. Ba năm nữa con sẽ về.” Hứa vội, và hắn tức khắc quay đi. Hắn bước thật nhanh, bước như chạy ra khỏi khu vực của cảm xúc, trong khoảnh khắc ấy, hắn đã không dám nhìn lại. Chỉ khi hắn đã đi xa vài trăm mét, hắn mới có đủ can đảm để ngoái cổ nhìn về phía người mẹ đang đứng. Và kìa!  Bóng dáng của người mẹ vẫn đứng đó, bà đang lấy cái vạt áo tứ thânđưa lên để lau lệ. Hắn khóc thầm nhưng vẫn cứ phải bước đi. Đi về một nơi mà hắn không bao giờ biết ngày mai sẽ ra sao.

Cuộc đời là một chuỗi đẩy đưa. Hắn đã trải qua tất cả và nay hắn đã sống, đã bao nhiêu năm rồi, hắn chưa một ngày quên hình ảnh của người mẹ đứng đó khóc con.

Hôm nay trong văn phòng, mọi người đã về hết mà chỉ còn lại mỗi một mình hắn. Khoảng cách giữa văn phòng hắn làm việc và quê hương dù xa cả hàng ngàn cây số, nhưng trước mặt hắn, vẫn là một bức tranh, một thanh niên nhìn lại người mẹ già đang khóc và đôi tay bà đưa lên lấy vạt áo tứ thân lau nước mắt. Hắn bồi hồi kêu lên.

“Mẹ ơi! Không phải mẹ chỉ cưu mang con trong bao tháng ngày… không phải mẹ nuôi con lớn  với bầu sữa. Không phải mẹ chỉ khích lệ con với những tiếng mẹ ru, ‘à ơi mẹ ru con ngủ’… Mẹ ơi! Mẹ biết không? Mẹ đã cứu con ngay cả bằng những giọt lệ mà mẹ đã khóc.”

Hắn đứng đó và hình dung. Nếu không phải bóng dáng của mẹ hiền đứng khóc năm xưa. Nếu không phải nhờ hình ảnh mẹ khóc và đôi tay giơ lên lau lệ đầy sống động và lời hứa của hắn năm xưa là sẽ trở về quê hương với mẹ:  hắn  đã nhảy xuống vực thẳm để quyên sinh sau thất bại chua cay của đời. Hắn đã nhận ra không phải hắn đã thoát khỏi cái chết do bom đạn của chiến trường, mà ngay cả là cái chết do chính bàn tay của mình. Hắn lẳng lặng một mình trong văn phòng mà hắn rùng mình nghĩ lại cả một chặng đường mà hắn đã đi qua.
Viết th
ư mà không thể gửi, vì hắn viết là viết cho đỡ nhớ. Hắn viết để vùi dập những tiếng thét của cõi lòng mình. Không gửi được thư, hắn viết lên vài câu thơ.
“Chữ thường đầy thư nhưng thiếu nghĩa báo ân.

Tình mẹ cha trong con hằng chan chứa,

lệ vẫn thường rơi khi nhớ mẹ cha già.”

Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi đó. Hắn đã bằng bẵng xa nhà và sống trong cảnh cố chôn vùi nỗi nhớ mẹ cha. Hắn nhớ như điên như dại nhưng không biết nên phải làm gì cho hết nhớ. Hắn cũng không thể đem bầu tâm sự đó để thổ lộ cùng ai, do đó hắn chỉ biết viết và gửi gắm nỗi nhớ vào những trang thư. Nhưng viết là viết, viết rồi lại bỏ vào trong hộc tủ, và cứ hằng tuần, hộc tủ của hắn lại chất thêm một lá thư.

“Mẹ ơi! Mẹ biết không? Con nhớ mẹ lắm nhưng con không thể gửi những lá thư này. Con biết mẹ vẫn đang khóc. Con biết bố vẫn đang khóc. Con biết bốmẹ của con có thể đã khóc khiến cho mái tóc trên đầu đã rụng hết xuống. Con có thể tưởng tượng trong những bữa cơm, mẹ sẽ đứng lên vì không nỡ chan cơm bằng nước mắt.”

Hắn tự tâm sự với mẹ, vì biết rằng trong văn phòng không còn ai. Chỉ còn mỗi hắn và bốn bức tường. Chỉ khi này hắn mới được quyền tự do để nói chuyện với mẹ trong tưởng tượng cho đỡ nhớ, đỡ thương.

“Xin mẹ cha tha thứ cho con. Không phải con không nhớ. Không phải con không viết thư. Không phải con không có tiền mua tem thư để gửi những lá thư này...”  

Hắn nhìn hằng trăm những lá thư đã viết, có dán tem nhưng vẫn bỏ nằm trong hộc tủ. Hắn viết cho mẹ cha kể từ khi hắn thoát tù và được đặt chân lên trại tị nạn này.

 “Mẹ có biết tại sao con viết thư mà con không dám gửi hay không?” Hắn hỏi và tự giải thích. “Vì con biết hoàn cảnh của con thật éo le vô cùng. Nếu congửi những lá thư này về quê cho thoả nỗi nhớ thương thì hai đứa em trẻ củacon sẽ không bao giờ có cơ hội vươn lên trong đời. Chỉ cần một mảnh tin tức cho hay là con còn sống và đang ở trong trại tị nạn Thái Lan trở về đến quê hương thì như vậy lí lịch của các em của con sẽ bị bôi đen hơn bùn…”

Hắn đã sinh ra và lớn lên ở miền quê đó và hiểu  được cảnh trớ trêu của một xã hội dựa trên lí lịch mà bao nhiêu người thân của hắn đã bị vùi dập cuộc đời chỉ vì lí lịch của họ mà thôi. Hắn có thể thoả mãn, viết cho cha mẹ và gửi về quê để cha mẹ biết rõ rằng hắn đã không bị chết trong chiến trận như người ta đã báo. Nhưng vì lo cho tương lai của những người em mà hắn tự nói với người mẹ trong tưởng tượng và tự sụt sùi.

VCNT 2015

Một ngày nào đó con sẽ về bên mẹ, để xoá đi những nỗi đau của người mẹ mất con. Nhưng hôm nay đây, hàng trăm những lá thư này con viết và khôngthể gửi chỉ vì con sợ. Con không muốn vì sự sống của con qua bao nhiêunghiệt ngã mà bố mẹ và các em của con sẽ bị liên lụy.”

Hắn đứng đó nói chuyện và tự khóc thầm trong yên tĩnh.

Mẹ! Chiến tranh đã cướp đi của con tuổi xuân, chiến tranh đã cướp đi của con những người thân và cả bạn bè. Chiến tranh đã cướp đi của con tình cảm gia đình và ngay cả tình mẫu tử. Và mẹ ơi! Ngay cả lúc này đây, hằng trăm lá thư con viết nhưng con cũng không dám gửi.” Có lẽ chưa lúc nào hắn xúc động hơn khi nói lên tâm sự này.

Con vẫn sống mẹ ạ! Qua bom đạn và tù đày nhưng con vẫn sống. Trời đã bảo vệ và con đang vẹn toàn. Nhưng những lá thư này con không dám gửi. Bố mẹ tha thứ cho con nhé.

Rồi những người bạn trong tại tị nạn cũng được chấp nhận đi định cư. Có một anh bạn thân đang chuẩn bị rời trại đi đến một nước thứ ba. Hắn nghĩ, ‘tưởng cũng đến thời gian ta nên hé ra cho cha mẹ biết rõ rằng ta vẫn còn sống.’ Gặp bạn, hắn nhờ một cách thầm kín.

“Anh sẽ đi đến nước bắc Âu định cư. Trong bao nhiêu năm làm bạn: tôi không nhờ anh điều gì hết thảy. Nay khi anh đến quốc gia đó. Tôi chỉ nhờ anh viết cho cha mẹ tôi vài từ đúng như thế này: Hắn chìa ra địa chỉ và mấy chữ hắn đã viết sẵn, ‘Ông bà đừng khóc thương thằng con đã chết nữa. Nó không chết đâu! Nó vẫn còn sống!’  Anh gửi như thế về cho cha mẹ tôi bằng chính chữ viết của anh. Anh làm giùm tôi nhé!

Người bạn ngạc nhiên hỏi, “Tại sao ông không viết thư gửi mà lại phải qua tôi?”

Nghe hỏi mà hắn chỉ ngần ngại trả lời.

“Tôi viết nhiều lắm… tôi có thể gửi những lá thư dài, nhưng tôi không dám làm. Tôi không muốn vì tôi mà cả gia đình tôi bị liên lụy… Anh làm ơn cứ viết đúng như những gì mà tôi viết và gửi về cho gia đình tôi…”

Cho đến khi, chính hắn cũng được chấp thuận đi định cư. Hắn ngần ngừ không biết có nên mang theo hằng trăm những lá thư mà mình đã viết cho bố mẹ hay không. Cả đời hắn sinh ra và lớn lên trong một xã hội kìm kẹp và nghi ngờ, cho nên hắn không dám tin vào ai. Hắn quyết định không mang theo những lá thư đó, mà đem hỏa thiêu tất cả những trang thư đó đi.

Trước ngày đi xa. Đêm cuối cùng trong trại tị nạn, hắn nổi lửa lên và đem tất cả những lá thư kia ra mà đốt.

Thư viết mà không gửi. Thư viết bằng tất cả tâm tình và… nay bị đốt. Cuộc sống vẫn còn đây mà ta không được trở về. Hắn đốt những lá thư mà trong lòng cứ lặng lặng. Khóc, và khóc. Khóc có phải là tâm điểm của cuộc đời trên thế gian?

Hắn ngồi trong đêm khuya, một mình bên đống lửa bập bùng tay hắn thìb từng lá thư vào đó để đốt. Ngọn lửa liếm lấy những phong bì và cháy xém bên ngoài. Giấy cong lên vì lửa cháy, bày ra cho hắn biết những cụm từ, ‘Bố mẹ kính mến, chúng cứ hiện ra và cháy  đều đều. Hàng trăm lần những cụm từ đó cứ đập vào tâm khảm của hắn, một người con chí hiếu.

 Mấy người bạn cùng tuổi nhìn thấy hắn ngồi đốt thư, họ đi tới và muốn chia sẻ với hắn. Họ muốn nói vài lời gì đó, nhưng khi nhìn thấy hắn không nói, không chào, và điệu bộ hắn ngước mắt nhìn họ. Họ biết! Hắn đang cần mộtkhoảnh thời gian một mình bên những l thư của hắn cho cha mẹ mà đã gần mười năm xa cách. Nỗi đau ghi thư mà không thể gửi, khiến quai hàm của hắn như vít lại. Đám bạn bè nhận biết, đây không phải là lúc nói chuyện hay chọc ghẹo. Đây là lúc hắn muốn được ngồi một mình để đốt đi tất cả. Bạn bèlui vào nhà mặc kệ cho hắn một mình với chồng thư đang đốt dở.

Ngày mai ta sẽ đi xa và không biết bao giờ sẽ có thể quay trở lại nơi đây. Dĩ vãng thì đau khổ, mà tương lai ở một xứ sở xa xôi hắn chưa bao giờ biết. Bố mẹ thì không biết bao giờ sẽ có thể trở về để gặp lại… bạn bè trong chốn tạm thời này cũng sẽ mỗi thằng một ngả, có lẽ, sẽ không bao giờ gặp nhau nữa.Hắn tự tâm sự.

Những lá thư cứ cháy, thiêu đốt những dòng chữ, và thiêu đốt cả tâm tư. Lá thư cuối cùng mà hắn mới viết cách đây ít lâu rồi cũng bị đốt, vẫn cùng một kiểu cháy, lửa xém lên ở góc, lửa làm cong, lưỡi lửa liếm dần và liếm hết những mảnh giấy.

Đã có thời gian hắn phải sử dụng đến rượu nặng để làm cho quên nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ cha, và lời đã hứa cùng người mẹ già mà không thể thực hiện. Hắn muốn uống rượu đễ men say là cho quên hết mọi nỗi sầu. Nhưng men say chỉ là một giải pháp tạm thời mà thôi.

Chỉ cho đến khi trở về trong vòng tay của Chúa, qua tháng ngày được xây dựng trong tình Ngài,  bên cạnh những người bạn trong Hội Thánh hắn mới nhận ra: giá trị của mối tình mà Cha từ ái của hắn đã bao năm thổn thức.

Quê hương của hắn rồi cũng phải mở cửa. Khi có quốc tịch của quốc gia cho phép hắn nhập cư, hắn nôn nóng được trở về quê hương và ngắm nhìn cha mẹ của mình. Lần đầu tiên được trở về quê hương, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm xa cách, nay hắn được ôm cha mẹ vào lòng để tất cả cùng khóc trong ngày hội ngộ. Cha mẹ của hắn chỉ biết gạt lệ nói lên tâm tư, “Bao nhiêu năm nay cha mẹ khóc hết nước mắt vì con…”

Ôm người cha, ôm người mẹ vào lòng và hắn kệ cho những giọt lệ cứ tuôn rơi. Chính trong khoảng thời gian trở về với cha mẹ, được ôm người cưu mang, hắn quan sát và biết liên tưởng đến một mối tình của bề trên cao vời vợi.  Đức Chúa Trời, Cha từ ái của hắn cũng đã bao nhiêu năm thổn thức để nhìn thấy từng người con xa lạc trở về.

Chưa bao giờ hắn nhận ra lời Chúa trong Rôma 8:22-27 lại ý nghĩa đối với hắn như vậy. Với Đức Chúa Trời của yêu thương, Ngài cũng rên xiết, khóc cho những người con và mong ngày họ trở lại: với vạn vật, đang cần những người con biết sống để vinh danh Cha từ ái: với con người tất cả đều ở trong sự rên xiết để biết rõ cội nguồn của những nỗi đau và câu trả lời cho nỗi đau ấy.

Hắn đã khóc và hắn nhận ra câu trả lời cho những giọt nước mắt chia ly. Trong Chúa hắn hiểu thêm sự huyền diệu của tình cảm của Ngài và của con người.

uong nguyen

UÔNG NGUYỄN

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn