Thứ Bảy , 25 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / TÌNH YÊU NHẬP THẾ

TÌNH YÊU NHẬP THẾ

MÓN QUÀ TÌNH YÊU NHẬP THỂ

The Loving Gift Of The Incarnation – I-sa 9:2-7

merry 1

Giáng Sinh là một sự kiện lịch sử nhân loại toàn câù, và một dấu ấn biểu tượng cho niềm hy vọng và an bình cho nhân thế mà “một đạo thiên binh xuất hiện cùng với thiên sứ ấy, ca ngợi Đức Chúa Trời:

 

“Vinh danh Thượng Đế trên trời.

            Bình an dưới đất cho người Ngài thương” (Luca 2:13,14).

 

Thế giới luôn hân hoan chuẩn bị để nghênh đón Mùa Kỷ Niệm Mừng Chúa Cứu Thế Giê-su giáng thế vào hơn 2000 năm trước.  Hàng tỉ người trên thế giới trong đó có hơn hai tỉ Cơ đốc nhân (Tin Lành và Công Giáo) luôn chuẩn bị từ tâm hồn, tâm linh, tình cảm và thể xác hân hoan, vui mừng kỷ niệm, và ca ngợi sự ra đời của Ngôi Hai Thiên Chúa qua những Bài Thánh Ca Giáng Sinh vui nhộn nhưng tràn đầy ý nghĩa, thần linh nhưng gần gủi với tha nhân, và tôn giáo nhưng là niềm hy vọng, bình an và ơn cứu chuộc con người khỏi chốn hư mất của trần gian đầy đau khổ và vô vọng.  Vì thế, một thiên sứ của Chúa đã xuất hiện trong đêm  mà phán cùng mấy người chăn chiên ở  ngoài đồng:

 

 “Đừng sợ! Vì nầy tôi báo cho các anh một Tin Mừng, một

niềm vui lớn cũng là Tin Mừng cho mọi người.  Hôm nay, tại

thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế vừa giáng sinh cho các anh.  Ngài là Chúa Cứu Thế” (Luca 2:10-11).

 

Theo HoiThanh.Com, Chúa Cứu Thế Jêsus Christ là cái tên được xếp hạng đầu tiên trong số những người mang tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại theo như một hệ thống xếp hạng được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của trang Wikipedia.  Danh sách này được xây dựng dựa trên việc phân tích sự tác động của các nhân vật có tầm ảnh hưởng lên quan điểm của loài người trong suốt chiều dài lịch sử.

Theo HoiThanh.Com, Chúa Cứu Thế Jêsus Christ là cái tên được xếp hạng đầu tiên trong số những người mang tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại theo như một hệ thống xếp hạng được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu của trang Wikipedia. Danh sách này được xây dựng dựa trên việc phân tích sự tác động của các nhân vật có tầm ảnh hưởng lên quan điểm của loài người trong suốt chiều dài lịch sử.

 

Sự giáng thế làm người của Chúa Giê-su đã ứng nghiệm lời tiên tri của Tiên tri Isa (I-sa 7:14).  Chúa Giê-su nhập thể với mục đích  “giáng thế làm người – The word became flesh” (Giăng 1:14), “cư ngụ giữa chúng ta – and made his dwelling among us” (Giăng 1:14), “tràn đầy ân sủng và chân lý – full of grace and truth” (Giăng 1:14), là vinh quang của Con Một đến từ Cha – the glory of One and Only, who came from the Father” (Giăng 1:14).  Trong tiếng Latin, động từ “nhập thể – incarnate” là từ “incarnare” đồng nghĩa với “giáng thế làm người – to make flesh”.  Thánh Kinh ghi chép lại thể nào Chúa Giê-su nhập thể qua các thời điểm và phương cách khác nhau như:

 

“Ngôi Lời đã giáng thế làm người, cư ngụ giữa chúng ta – the Word became flesh” (Giăng 1:14)

“Chúa Cứu Thế ra đời bằng thân xác – Coming in the flesh” (1 Giăng 4:2)

“Con Ngài đến trong xác thịt – sent in the flesh” (Rôma 8:3)

“Đấng Tạo Hóa đã hiện ra trong thân xác người phàm – appearing in the flesh” (1 Timôthê 3:16)

“Chúa Cứu Thế chịu khổ trong thân thể – suffered in the flesh” (1 Phê-rơ 4:1)

“Ngài đã chịu chết phần thân thể – died in the flesh” (1 Phê-rơ 3:18)

“Vì chính Ngài là sự bình an của chúng ta. Qua thân xác mình – in the flesh the enmity” (Êphêsô 2:14)

“Đức Con hy sinh thân báu, Đức Chúa Trời đã giải hoà với anh chị em để trình diện anh chị em trước mặt Ngài,

là những người thánh sạch không tì vết, không ai chê trách được –  (Côlôse 1:22).

 

Sự nhập thể của Chuá Cứu Thế Giê-su chính là trọng tâm giảng dạy của Cơ đốc giáo.  Giáo lý nhập thể của Ngài luôn được gắn liền với hai bản thể của chính Ngài qua Thần Tính (divine nature) và Nhân Tính (human nature).  Bản thể nhân tính của Chúa Giê-su được minh chứng qua sự sanh ra của Ngài qua người nữ đồng trinh Mari (Luca 2:7), Ngài lớn lên cách bình thường như con người (Luca 2:40), Ngài có nhu cầu vật chất trong cuộc sống (Giăng 19:28), Ngài cũng có những cảm xúc (Mathiơ 26:38), Ngài đã học tập (Luca 2:52), Khi Ngài chịu chết để đền tội cho nhân loại, Ngài đã chết với thể xác của con người (Luca 23:46), và Ngài đã sống lại trong thân xác con người (Luca 24:39).  Mặc dù nhập thể để làm người và sống như con người, nhưng Chúa Cứu Thế đã sống hoàn thiện như một đời sống vô tội duy nhất trên đất (Hê-bơ-rơ 4:15).

 

silent

 

Bản thể Thần Tính (Divine nature) của Chúa Giê-su được mô tả qua những dữ kiện lịch sử Thánh Kinh đáng tin cậy.  Thánh Kinh khẳng định Chúa Giê-su là Đấng Tạo Hóa và Đấng Tự Hữu Hằng Hữu (Giăng 1:1-3; Giăng 8:58).  Chính Ngài đã được hạ sanh bởi Nữ đồng trinh Mari qua sự thọ thai bởi quyền năng Thánh Linh (Luca 1:26-31).  Chúa Cứu Thế đã thực hiện nhiều phép lạ được ghi chép trong bốn sách Phúc âm, Ngài có thẩm quyền để tha tội con người (Mathiơ 9:6), Ngài có quyền công nhận sự thờ phượng của con người (Mathiơ 14:33).  “Chúa Cứu Thế Giê-su hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đi” (Hê-bơ-r ơ 13:8).  Ngài cũng là Đấng Toàn Năng (Khải huyền 1:8).

 

“Sự trở nên người – The Word became flesh” của Chúa Giê-su là một cái giá mà Ngài phải trải nghiệm  “Ngài tự bỏ mình – He emptied himself (made himself nothing NIV)”.  Thế thì, Chúa Giê-su đã tự bỏ mình như thế nào?  Vâng, Ngài đã tự bỏ sự vinh hiển, quyền năng vô hạn, và quyền bình đẳng với Đức Chúa Trời (Phi-líp 2:6-8).  Nhà Truyền Giảng Phúc Âm đầy ơn C. H. Spurgeon đã diễn đạt tâm tình “từ bỏ mình” của Chúa Cứu Thế cách kỳ diệu:

 

Mọi kỳ diệu trong vũ trụ sánh với lẽ mầu nhiệm Chúa thành nhục thể không thấm vào đâu!

Đấng Vô-cùng mà thành con trẻ, Hằng hữu mà sanh bởi đàn bà; Toàn Năng mà cần bú; nâng đỡ vũ trụ mà cần mẹ bồng ẵm; làm chủ trời đất mà được gọi là con Giô-sép; kế tự muôn vật mà là con người thợ mộc nghèo nàn; Vua trên trời mà thành người trên đất, chịu nghèo nàn, bắt bớ, bạc đãi.  Tôi tin nhưng không hiểu được vì lạ lùng quá”.                                                                                                   (Trích từ Hiểu Biết Chân Lý II – trang 49, Tác giả Mục Sư Phan Thanh Bình).

2F_Button_background copy

Thiên Chúa vào đời để ban cho mỗi chúng ta Những Món Quà Yêu Thương Nhập Thể: 1) Món quà thiên thượng

(The heavenly gift), 2) Món quà yêu thương (The gift of love), 3) Món quà vĩnh phúc (The gift of eternal life), 4) Món quà ơn phước (The gift of blessings).  Hãy cùng nhau suy niệm những món quà yêu thương nhập thể trong Mùa Vọng này qua lăng kín của Thánh Kinh.                                      

  1. MÓN QUÀ THIÊN THƯỢNG (The Heavenly Gift).

 

Theo Tự Điển Easton’s Bible Dictionary định nghĩa rằng Sự Nhập Thể (Incarnation) là hành động ân điển nơi mà Chúa Cứu Thế đã lấy bản thể tự nhiên con người để hoà hợp với Ngôi vị thần hựu của Ngài, để trở thành con người.  Đấng Christ vừa là Thượng Đế mà còn là con người.  Ngôi vị Thần hựu đã được hiệp thông với bản thể nhân loại (Công vụ 20:28; Rôma 8:32; 1 Côrinht ô 2:8; Hêbơrơ 2:11-14; 1 Timôthê 3:16; Galati 4:4).  Sự nhập thể của Chúa Cứu Thế bày tỏ ân điển diệu kỳ của Ngài cho nhân loại. Thật tuyệt vời cho nhân lọai chúng ta, khi Thiên Chúa chuẩn bị bảy loại ân điển khác nhau cho chúng ta trước khi tin nhận Chúa cho đến khi về an nghĩ trong nước của Ngài.

 

  1. Ân Điển Phổ  Quát (Common Grace) – Đặc biệt là ân điển phổ quát, ân điển chung dành cho tất cả mọi người, người gian ác lẫn người công bình như mưa, nắng, và không khí (2 Phêrơ 3:9-10; Luca 6:35; Rôma 2:5).
  2. Ân Điển Cứu Chuộc (Saving Grace) – Những ai mở lòng tin nhận Chúa, thì sẽ nhận ân điển cứu chuộc của Chúa (Êph. 2:8; Công vụ  15:11; Êph. 1:7)
  3. Ân Điển Biến Đổi (Transforming Grace) – Khi đã trở thành con cái của Chúa, thì Ngài sẽ biệt riêng chúng ta ra theo mục đích của Ngài và thánh hóa con người chúng ta mỗi ngày hầu trở nên giống Ngài càng hơn (Eph. 4:7; Eph.  3:7; Titus 3:5).
  4. Ân Điển Trang Bị  (Equipping Grace) – Chúa sẽ ban ân điển cho mỗi con cái của Ngài (Rôma 12:3) nhằm mục đích phục vụ nhà Ngài và gây dựng lẫn nhau (1 Cor. 1:7; 1 Cor. 12:4-11; Eph. 4:11-13; 1 Cor. 3:10; 1 Peter 4:10,11).
  5. Ân Điển Quan Phòng  (Keeping Grace) – Chúa luôn quan tâm và chăm sóc con dân của Ngài trong cuộc sống mỗi ngày dù trong thuận cảnh hay nghịch cảnh (1 Peter 5:7; Philippians 4:19; Phil. 4:7)
  6. Ân Điển Thêm Sức  (Empowering Grace) – Lắm lúc chúng ta đối diện với thử thách, bệnh tật, và nỗi đau khổ tâm hồn, ân điển thêm sức của Ngài sẽ nâng đỡ, an ủi chúng ta, và Thánh Linh của Ngài sẽ cầu thay cho nhu cầu của chúng ta (1 Cor. 1:4-5; Phil. 4:13; Isa. 40:29-31)
  7. Ân Điển Phấn Hưng (Revival Grace) – “Chúa cứu chúng ta bằng việc rửa sạch của sự tái sinh (rebirth) và sự đổi mới (renewal) bởi Đức Thánh Linh.  Ngài đổ Đức Chúa Linh tràn đầy xuống trên chúng ta qua Chúa Cứu Thế Giê-su, Đấng Cứu Thế của chúng ta”   (Titus 2:11-12;  Titus 3:5; Ps 19:7; Ps 85:4)

 

            Món quà vĩ đại nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại chính là Chúa Cứu Thế Giê-su.  Chính Ngài là Đấng có thể cứu vớt tất cả con người trên trần gian nầy hầu thoát khỏi án phạt và sự chết đời đời nơi hỏa ngục.  Chính Chúa Cứu Thế Giê-su là Tin Mừng cho nhân loại, là Đấng có quyền năng tối thượng ban tất cả mọi ơn phước và sự chữa lành về tâm linh, tình cảm, và thể xác.  Lời Tiên Tri Ê-sai được ghi lại như sau:

 

“Vì một con trẻ đã ra đời cho chúng ta, Chúng ta đã được ban cho một con trai.  Quyền cai trị sẽ ở trên vai Ngài, tên Ngài sẽ được xưng là Cố Vấn Kỳ Diệu, Đức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Đời Đời, Hoàng Tử Bình An”               I-sa 9:5

“For to us a child is born, to us a son is given, and the government will be on his shoulders.  And he will be called Wonderful Counselor, Mighty God, Everlasting Father, Prince of Peace”

 

 Bài thơ “Đức Chúa Trời là Sự Yêu Thương” do Thi Sĩ Tường Lưu cảm tác đầy tràn ý nghĩa:

 

Xin tạ ơn Đức Chúa Trời

Đã sai Con Thánh xuống đời trầm luân

Yêu thương cảnh tỉnh người trần

Lòng con cảm động muôn phần Chúa ơi!

Vượt cao hơn các từng trời

Vượt xa hơn cả mọi lời ngợi ca

Là tình yêu Chúa bao la

Là tình yêu Chúa chan hòa nơi nơi

Là tình yêu Chúa đời đời

Là tình yêu Chúa tuyệt vời xiết bao!

 

Tình yêu thương của Thiên Chúa là sự phản ảnh qua Danh Hiệu và bản chất của Ngài.  Thánh thi 9:10 chép rằng “Những ai biết danh Ngài sẽ tin cậy nơi Ngài.  Vì Ngài không từ bỏ kẻ tìm kiếm Ngài”.  Danh hiệu của Chúa Cứu Thế còn được xưng là Cố Vấn Diệu Kỳ (Wonderful Counselor – I-sa 9:5), là Đức Chúa Trời Quyền Năng (Almighty God – I-sa 9:5), là Cha Đời Đời (Everlasting Father – I-sa 9:5), và là Hoàng Tử Hoà Bình (Prince of Peace – I-sa 9:5).

II) MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG (The Gift of Love)

Có hàng triệu cây bút đã mô tả Tình Yêu của Thiên Chúa qua nhiều thể loại của văn chương, văn hóa dân tộc, nghệ thuật tâm lý và xã hội học cũng như thần học Cơ đốc nhằm minh chứng thực hữu về Tình yêu nhập thể của Chúa Cứu Thế Giê-su.  Đây là Tình yêu cứu chuộc mà Xa-cha-ri nói tiên tri: “Ngợi khen Chúa là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã thăm viếng và cứu chuộc dân Ngài” (Luca 1:68).  Trong Thánh Kinh sách I-sa có chép “Dù núi dời, Dù đồi chuyển Nhưng tình yêu thương Ta dành cho ngươi sẽ không đổi; Giao ước bình an của Ta cũng không thay.  Chúa, Đấng thương xót ngươi, phán như vậy” (I-sa 54:10).

Tình yêu thương cũng được diễn đạt qua bài thơ  “Thương Nhân Thế” của tác giả Bình Tú Ngọc.

Thương nhân thế, Giê-su đành giáng thế                                                           

 Bỏ Thiên đàng, Ngài xuống dưới trần gian                                                                 

Sinh ra nơi máng cỏ thật tồi tàn                                                                                   

Rơm làm gối, không giường êm, nệm ấm.

Thương nhân thế, Ngài lìa nơi nhung gấm                                                                       

Bỏ thân mình, thập tự chịu đóng đinh                                                                                                                                      

Đội mão gai, Ngài chấp nhận rẻ khinh     

     Hông đổ huyết láng lai vì nhân loại.

Thương nhân thế, thương con người bại hoại                                                                

    Giữa biển đời tội lỗi thật đớn đau                                                                             

        Chúa vào đời, tin vui mừng lớn thay                                                      

     Phương cứu rỗi Ngài ban cho ta đó.

Thương nhân thế, tình thương Ngài thật rõ                                             

  Chúa  Giê-su xuống thế  để làm người       

                Quà tình yêu Thượng Đế tặng đó thôi                                    

              Nhận miễn phí bằng đức tin của bạn.

Nầy bạn hỡi, tình yêu Ngài vô hạn                

         Đã ban cho tự năm nảo năm nào                                                         

 Bao con người đời vui thỏa làm sao        

            Vì đón nhận quà tình yêu Thiên thượng.

Này bạn hỡi, sao bạn còn quay hướng                  

                       Chúa Giê-su giáng thế tự bao giờ        

                   Mở lòng ra đón Chúa, chớ thờ ơ      

                  Đời phước hạnh, bình an và vui thỏa.                                                                                                

                Bình Tú Ngọc

            Thánh Kinh đã ghi chép lại thế nào về tình yêu thương mà Thiên Chúa đã bày tỏ cho nhân loại qua sự giáng sinh của Ngài.

“Đây là điêù giúp chúng ta biết tình yêu thương là gì: Ấy là Ngài đã hy sinh mạng sống mình vì chúng ta.  Vậy chúng ta cũng nên hy sinh mạng sống mình vì anh chị em” 1 Giăng 3:16.

“Đây là cách Đức Chúa Trời biểu lộ tình yêu thương của Ngài giữa vòng chúng ta: Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến thế gian để nhờ Con ấy chúng ta được sống” 1Giăng 4:9.

“…Nhưng nếu có ai phạm tội, chúng ta có một Đấng biện hộ với Đức Chúa Cha là Chúa Cứu Thế Giê-su, Đấng Công Chính.  Chính Ngài là lễ vật hy sinh chuộc tội lỗi chúng ta mà thôi, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng tội lỗi của cả thế gian nữa” 1 Giăng 2:2.

 

Thánh Kinh đã minh chứng thể nào Thiên Chúa luôn quan tâm và muốn cứu giúp con người.  “… Ngài kiên nhẫn với anh chị em, không muốn cho một ai hư mất, nhưng muốn mỗi người đều ăn năn” (2 Phê-rơ 3:9). Vua Đa-vít đã phổ bài thơ nhằm bày tỏ lòng biết ơn Ngài.  “Loài người là gì mà Ngài nhớ đến?  Con loài người là chi mà Ngài chăm sóc nó?  Ngài làm cho con người kém hơn Đức Chúa Trời một chút.  Ban cho con người vinh quang và tôn trọng” (Thánh thi 8:4,5).

 

III. MÓN QUÀ CỦA SỰ SỐNG VĨNH PHÚC (The Gift of Eternal Life)

 

Để mô tả ân điển c ứu chuộc nhân loại, Thi sĩ Tường Lưu ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa qua bài thơ “Tình Chúa Nhiệm Mầu”:

 

…Nên năm xưa, Bết-lê-hem thôn nhỏ

Lìa thiên cung, Chúa vinh hiển vào đời

Ban cứu ân cho loài người khốn khổ

Gô-gô-tha Chúa chịu chết thay người.

Cứu ân ấy là tình thương vô hạn

Lau khô đi bao dòng lệ ưu sầu

Xin đừng ước một tinh cầu giá lạnh

Mà hãy tin vào Tình Chúa Nhiệm Mầu.

 

Lời Thánh Kinh cho biết rằng sự sống vĩnh phúc chỉ dành cho những ai mở lòng tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su cách cá nhân.  “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh phúc trong Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta” (Rôma 6:23).  Chúa Giê–su phán “Thật vậy, Ta bảo các người, ai nghe theo lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta sẽ được sự sống vĩnh phúc, và khỏi phải bị đoán phạt, nhưng vượt khỏi sự chết để đến sự sống” Giăng 5:24.

IV) MÓN QUÀ ƠN PHƯỚC (The Gift of Blessings)

 

Chúa Cứu Thế Giê-su là Thượng Đế Toàn Năng và Yêu Thương (Giăng 6:51; Giăng 10:7,11; Giăng 11:25; Giăng 14:6; Giăng 15:1).  Quả thật, “Đức Giê-su đáp: Ta chính là Con Đường, Chân Lý và Nguồn Sống, chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được” (Giăng 14:6).  “Chính Ta là cây nho, còn các con là nhánh; người nào cứ ở trong Ta và Ta trong người ấy thì chắc sẽ sinh nhiều quả, vì ngoài Ta các con không làm gì được” (Giăng 15:5).  Sứ mạng đến trần gian không giống như “Kẻ trộm (ma quỉ) chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt; còn Ta (Chúa Giê-su) đã đến để chiên được sống và sống sung mãn” (Giăng 10:10).  Vì thế, người đặt lòng tin nơi Chúa và sống theo lời Ngài dạy bảo sẽ tận hưởng những ơn phước như sau:

 

  1. Chúa ban cho chúng ta sự sống vĩnh phúc (Eternal life) – Tích 3:7
  2. Chúa ban cho chúng ta sự bình an (Peace) – Thánh thi 29:11
  3. Chúa ban cho chúng ta niềm hy vọng (Hope) – 1 Phê-rơ 1:3
  4. Chúa ban cho chúng ta niềm vui thỏa (Joy) – 1 Phê-rơ 1:8
  5. Chúa ban cho chúng ta tình yêu chung thủy (faithful love) – Giăng 13:1b.

 

Thiên Chúa vào đời để ban cho mỗi chúng ta Những Món Quà Yêu Thương Nhập Thể:  Món quà thiên thượng (The heavenly gift),  Món quà yêu thương (The gift of love), Món quà vĩnh phúc (The gift of eternal life), Món quà ơn phước (The gift of blessings).  Quí vị đã nhận được những món quà này chưa?  Quí vị có muốn nhận lãnh những món quà này chăng?  Hãy nhân Danh Chúa mà cầu xin, Ngài sẽ ban cho chúng ta (Giăng 15:16).

 

Chúa Cứu Thế nhập thể nhằm mục đích đem nguồn bình an cho những con người buồn chán, bất an, niềm hi vọng cho những người đang hụp lặn trong biển tuyệt vọng, tình yêu thương cho những người đang cô đơn và tâm hồn trống vắng, ý nghĩa đời sống cho những người đang sống trong vô vị và không định hướng, và sự cứu rỗi linh hồn cho những người đang muốn nhận ơn sự sống đời đời nơi thiên đàng sau cuộc đời tạm này.

 

Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta tận hưởng niềm vui thỏa, bình an, và nhiều ơn phước trong Mùa Giáng Sinh, Năm Mới và suốt cả đời sống.  Nếu quí vị nào chưa nhận được những ơn phước này, kính mời quí vị hãy cầu nguyện, mở lòng thành tâm tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa cho đời mình và hết lòng thờ phượng Ngài nhằm tận hưởng “sự sống vĩnh phúc, chúng chẳng hư mất bao giờ, và không ai cướp đọat chúng khỏi tay Ta”  (Giăng 10:28).  Chúc quí vị được thỏa nguyện và vui thỏa trong phúc lành Thiên Chúa  “để niềm vui của Ta ở cùng các con được đầy trọn” (Giăng 15:11).  Em-ma-nu-ên!  Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta!

huong merry

Mục Sư Ngô Việt Tân

 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn