Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / TRÊN GHẾ ĐÁ BỜ HỒ HOÀN KIẾM

TRÊN GHẾ ĐÁ BỜ HỒ HOÀN KIẾM

ho hoan kiem

Một người cha nọ dẫn theo bầy con của mình về thăm nơi ông sinh ra và lớn lên. Ông đã từng giới thiệu cho các con về lịch sử hào hùng của dân tộc để các con của ông tự hào với quê cha đất tổ của chúng.  Người cha đang muốn giải thích cho các con về cái khôn, cái dũng, cách cập nhật khôn ngoan của người Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Dĩ nhiên ông muốn các con biết về quyền năng của Phúc Âm và ông muốn có cơ hội tốt nhất trong dịp này.

Trưa nay mấy cha con ông đang ngồi uống nước trong nhà hàng Thuỷ Tạ ở bờ hồ Hoàn Kiếm thì có một đoàn người đông lắm, họ ăn mặc kiểu rước lễ đi qua. Tiếng trống tung tung, tiếng kèn toe toe làm gia tăng sự náo nhiệt  trên con đường cạnh bờ hồ.

“Người ta đang làm gì hả bố?” Cậu con trai hỏi người cha bằng chất giọng tò mò.
“Ư
m… Bố cũng không rõ. Để bố hỏi xem họ đang làm gì nhé.” Người cha trả lời và ông đến gần một bác gái tuổi hơn sáu mươi mà hỏi.

“Chị ơi! Hôm nay có lễ hội gì mà lại có trống dong cờ mở như vậy hả chị?”

Chị phụ nữ ăn mặc nai nịt nghe người cha kia hỏi thì chị ta mỉm cười, nhe ra hàm răng trắng đều rất đẹp và trả lời.

“À! Trống dong, cờ mở, hôm nay là lễ hội quan trọng lắm đấy!

“Chị có thể giải thích cho tôi hiểu thêm hay không? Đứa con trai của tôi đang ngồi kia nó muốn biết các bác đang rước lễ gì đây ạ?”

“Ồ hay! Anh không biết sao? Đây là lễ rước kỷ niệm ngày vua Lê Lợi toàn thắng và ngài đem trả lại gươm báu xuống hồ này…”

“Ơ! Vậy sao? Người Hà Nội bây giờ lại có cả lễ hội này à?”

Chị nọ được đà và giải thích một cách hồn nhiên.

“Hồ này thì có từ lâu rồi, nhưng tên của nó thì được đặt theo sự tích của vua Lê Thái Tổ khi ngài mang kiếm đến đây và trả lại cho cụ rùa vàng… Và cái tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu từ đó…”

“Cảm ơn chị.” Người cha nọ liền lật đật trở về chỗ vợ con của ông đang ngồi, và cố giảng giải.

“Hồ này là Hồ Hoàn Kiếm hay tiếng Anh người ta gọi là Sword Lake…” Ông ta giải thích cho các con thêm tường tận về một chút lịch sử. Mấy đứa trẻ thì vừa nghe nói, vừa lôi ra cuốn Lonely Planet và đọc ngấu nghiến.

Đợi cho các con đọc xong và khi chúng xì xào bàn tán thì người cha chậm dãi nêu vấn đề mà tác giả của Lonely Planet không nói tới.

“Người Việt rất giỏi mượn mọi thứ để dựng nước và giữ nước con ạ. Chỉ kể trong thành phố Hà Nội này không thôi ta đã thấy biết bao nhiêu dữ kiện về cách biết mượn này...” Người cha nói và ông để ý thấy các con chú ý lắng nghe, ông ta hứng thú nói thêm.

“Để chiến thắng cường địch từ bắc phương vua Lê đã được cho mượn kiếm báu để dẹp giặc. Chúng ta đang ngồi trên bờ hồ này, ta đang nhìn thấy mọi người rước lễ, đó là bằng chứng của người biết mượn và làm nên sự nghiệp.” Ông ta chăm chú nhìn các con và hỏi.

“Ngày hôm qua chúng ta đã làm gì?” Khi hai người con chưa kịp trả lời thì ông đã nói thay cho họ.

“Hôm qua chúng ta đã đi thăm khu di tích thành Cổ Loa: hướng dẫn viên cho ta biết  rằng để hoàn thành việc xây dựng tường thành, và bảo vệ thành trì đó, vua An Dương Vương cũng đã được cho mượn móng rùa để làm lẫy nỏ liên châu đúng không?” Thấy các con gật đầu,  ông ta cười và nói.

“Từ xa xưa tổ tiên của người Việt đã phải mượn để làm nên trang sử. Vua An Dương Vương mượn được móng rùa: chuyện xảy ra ở ngay cạnh Hà Nội. Vua Lê Lợi được cho mượn gươm thì ở nơi xa hơn: xa mãi tận trong vùng núi rừng Thanh Hoá… Càng ngày những người Việt càng cần phải đi mượn xa hơn.”

Hình như ông muốn nhấn mạnh điểm gì đó cho nên ông không nói nữa. Các con của ông bỗng nhiên thấy người cha ngừng lại, họ biết rõ người cha muốn nêu điểm nhấn của câu chuyện. Khoảnh khắc của im lặng trôi qua; ông ta thủng thỉnh.

“Bố muốn các con nhận ra điều này. Khi muốn đối diện với một thế lực mạnhcủa ngoại bang, nhất là những nước có nền khoa học và kỹ thuật cao cũng như sức mạnh quân sự ghê gớm, thì ngay cả sự dũng cảm của quan và quân người Việt cũng không thể chuyển đổi thế trận. Vì vậy để chiến thắng cường địch, nhiều người đã không thể vay mượn những gì ở gần như Trung Quốc hay Ấn Độ nữa, mà đã đi xa hơn, đến tận Phương Tây và mượn ý tưởng của họ.”

Cả ba người, gồm vợ và hai đứa con của ông ngồi đó lắng nghe cách ông nhìn nhận về lịch sử. Họ gật đầu lắng nghe, mấy đứa trẻ ngay cả chất vấn người cha, cho nên câu chuyện của gia đình họ càng thêm linh động.

“Ai tặng chữ quốc ngữ cho người Việt các con có biết không?” Người cha lại hỏi để gây chú ý.

“Chữ quốc ngữ của người Việt cũng là do được cho mượn đấy. Chính những người Phương Tây, vì muốn truyền giảng Phúc Âm của Chúa mà đã nghiên cứu và tặng cho người Việt cả một kho tàng rất lớn… Người Việt đã phát huy tối đa món quà này… Thật ra chữ quốc ngữ mới chỉ phát huy được trong một thế kỷ nay mà thôi…”

“Phúc Âm của Chúa là một sức mạnh mềm: sức mạnh này ảnh hưởng lớn nhất trên thế gian các con có biết không?” Người cha hỏi và không đợi các con trả lời.
“Này nhé: Nước Nga, và ngôn ngữ được thành lập vì Phúc Âm. Nước Đức, văn hóa của nước Đức, của Bắc Âu, của Mỹ và nhiều lắm trong thế giới mà chúng ta đang sống đều mang nặng dấu ấn của Phúc Âm… Hơn hai trăm trường đại học nổi tiếng nhất trên thế gian hầu hết đều được xây dựng bởi những người muốn Phúc Âm được rao truyền ra cho thế gian các con có biết không?”

Người cha chìa ngón tay ra mà đếm.

“Trường Harvard là do Mục sư John Havard tặng đất và tặng ý tưởng đúng không? Cambridge, Oxford, Princeton… là những trường đại học đầu bảng của họ đều được lập ra để ban cho thiên hạ… Người Việt đã nhiều ý tưởngphương tây nhưng không nhận ra phần nổi của tảng băng chìm, chỉ là một nhành nhỏ trong cây đại thụ của thần học, triết lý và văn hóa do Phúc Âm để lại cho Châu Âu.” Người cha đó ngừng lại và hỏi các con.

“Liệu chúng ta có dám mượn cái nền tảng vững chắc của Phúc Âm để làm nên sự nghiệp của dân tộc này hay không?”

Người cha nói và muốn thách thức các con của mình rằng: không có hệ thống thần học làm nền tảng, không có hệ thống kiên định của niềm tin làm bệ phóng, thì tất cả những nhà tư tưởng của Châu Âu cũng chỉ thường thường như các triết gia Á Đông mà thôi, và không thể nào phát huy tối đa tư duy của họ được.

Trong khoảnh khắc ấy, người cha nọ giải thích cho các con của ông về những mối quan tâm của nhiều người Việt hiện đại. “Đa số người Việt, và đặc biệt là những kẻ sỹ bây giờ rất muốn làm sao để đi theo quỹ đạo của một nước láng giềng gần nhất nhưng có ảnh hưởng rất lớn cả ngàn năm nay trên dân tộc mình.” Người cha giải thích cho các con rằng nếu không có nền tảng trong Phúc Âm của Chúa thì dù người Việt có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể tìm ra câu trả lời cho những quan tâm thiết tha của họ.

“Muốn thoát ra khỏi một thế lực mềm nào đó, một nền tảng do con người lập ra thì phải dựa vào một nền tảng vững chắc hơn, có uy quyền hơn để phát huy một tư duy mới.” Người cha không quên đem ra những minh chứng hùng hồn trong lịch sử cho các con nhận thấy.

“Người Hoà Lan muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Ý thì họ đã dựa vào Phúc Âm của Chúa để rồi từ nghệ thuật đến thần học của Hoà Lan hoàn  toàn độc lập. Người Đức cũng tương tự, muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Ý thì họ cũng dựa vào Phúc Âm để tạo nên văn hóa rất Đức, và người Anh cũng chung một phương thức.” Ông nêu lên tâm điểm của vấn đề.

“Người Việt đã từng biết mượn, và nếu muốn phát huy để thoát những nền văn hóa cũ ảnh hưởng trên dân tôc mình thì không có một kế sách nào khác ngoài học cách của Hoà Lan, Đức và Anh hoặc là khối bắc Âu, mượn Phúc Âm để thoát ra những quỹ đạo đó.”

Ngay cả Trung Quốc là một nước lớn với chiều dài văn hóa và bề dày của lịch sử, nhưng chính Trung Quốc cũng đang rất sợ sự ảnh hưởng của Phúc Âm của Chúa. Người Việt đã biết mượn để thắng, muốn vượt qua quỹ đạo của một nền văn hóa này người Việt phải biết cập nhật Phúc Âm của Chúa, thực tập những gì mà chính người Trung Quốc đang sợ.

“Các con đã nhìn thấy người ta đốt vàng mã và ta cười… nhưng những thứ mà họ đang làm là do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đó. Bằng cách nào người ta không làm nữa?” Ông hỏi và giải thích cho các con của ông.

Cách đây mấy chục năm đã có thời kỳ con người nỗ lực phá hết đình chùa, nhưng cho đến hôm nay, ý tưởng của họ đã bị phá sản. Không chỉ ý tưởng của họ bất thành mà chính họ đã tạo nên một lỗ hổng rất lớn.” Và người cha nhắc nhở các con của mình.

“Chỉ khi Phúc Âm đến và chiếm lĩnh tâm hồn. Chỉ khi họ biết có Đức Chúa Trời, là Cha, là Vua uy quyền cao nhất bảo vệ và quan phòng thì khi đó người ta không còn sợ những cái sợ vô căn cứ nữa… và khi đó họ sẽ không làm những gì mà các con đã nhìn thấy rất vô lý trong đời.”

Đêm hôm đó khi các con của ông đã được chìm sâu trong giấc ngủ, người cha nọ liền đi lên sân thượng của khách sạn để uống cà-phê, đọc sách và suy ngẫm. Từ sân thượng ông có thể nhìn thấy tất cả một góc khá lớn của khu phố. Này Hồ Hoàn Kiếm, kia nhà hàng Thủy Tạ, đó Tháp Bút, và cầu Hê Thúc… Con tim của ông lại thổn thức về một quê hương ông đã được sinh ra và lớn lên. Bất chấp đêm đã khuya, một mình ông lững thững bước xuống khỏi khách sạn, để đi dạo bộ quanh bờ hồ huyền thoại.

Tại trung tâm Hà Nội người ta đang muốn đặt cột mốc số không trên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Người ta đang muốn lấy Hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm. Hoàn Kiếm cái tên chỉ nghe thôi đã toát cho ta thấy một cái gì có vẻ huyền bí, một cái gì đó mang tính cách thiêng liêng. Tại sao cái hồ nhỏ này lại có một cái tên hay như vậy?

Cách khu Ba Đình không xa là căn nhà… và chính nơi đây đã chính thức ra tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên mà các học giả, những nhà cách mạng khác đã sử dụng quốc ngữ ra thành tờ báo để chuyển tải kiến thức. Khi tờ báo bằng chữ quốc ngữ ra đời và nhận được sự hoan nghênh của những người cấp tiến, thì cũng là lúc người Việt đã tuyên bố sự  cáo chung của chữ Nôm-Nho trên nền văn hóa Việt.

Người cha đó lặng đi bộ, mặc dù đêm đã khuya nhưng ông không ngần ngại ngồi một mình trên một chiếc ghế đá bên cạnh bờ hồ. Tâm trí ông tràn về với bao nhiêu ý tưởng. Nếu hơn một ngàn năm trước Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng mở ra một kỷ nguyên mới cho người Việt, thì Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn. Nhưng nếu cụ Hàn Thuyên không đem ra được tính sáng tạo của chữ Nôm cho người Việt thì tư duy độc lập đó khó có thể bước ra khỏi ảnh hưởng của nền văn hóa Hán, chữ Hán. Ý tưởng muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc và ảnh hưởng đótrong tâm trí của người Việt đã có từ rất lâu, nhưng lịch sử đã chứng minh chưa có sự thành công nào cho đến khi chữ quốc ngữ ra đời.

Chữ quốc ngữ thịnh hành xuất phát từ tư duy của những tôi con của Chúa, họ đã sáng tác, và đây có thể là một làn sóng ngầm, cuốn trôi những gì thuộc tôn giáo mà người Việt đã mượn từ Khổng Giáo, Lão Giáo cho đến Phật Giáo.Người Việt đã được mượn, cập nhật và biến những tinh hoa của nhân loại thành di sản độc đáo của mình: móng rùa được đại dụng, lưỡi gươm được trọng dụng, ngôn ngữ được phát huy, người Việt đã biết sáng chế tất cả của người khác thành báu vật của mình để dựng nước, giữ nước.  Chắc chắn trong thời buổi toàn cầu hóa này người Việt sẽ phải đi xa hơn, dám vay mượn để tiếp tục phát huy, biến những tinh hoa ngoài kia của thế gian thành tinh hoa của chính mình.

Trong đêm khuya người cha nọ lặng lẽ suy nghĩ.  Tâm trạng ông như phấn khích, như bồi hồi khi nhớ lại trong Văn Miếu còn ghi lại hàng chữ của Tiến Sỹ nhà Lê, Thân Nhân Trung rằng, ‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’. Người ta chỉ có thể trở thành hiền tài khi họ dám học và dám ứng dụng. Cách Văn Miếu không xa, nơi nhà tổ của Ngô Gia Văn Phái còn để câu nhắc nhở hậu tự,

“Học hay hai chữ, làm hai chữ

Học một đằng sợ làm một đằng.”

Ông suy nghĩ, ông lặng lẽ trong đêm khuya. Đêm đó ông ngủ ít và chỉ muốn buổi sáng đến sớm hơn để ông có thể được tâm sự những khám phá của mình với các con. Ông hy vọng hậu duệ của ông sẽ là những người biết trân trọng sản phẩm mà Đức Chúa Trời ban cho gia đình mình, cho quốc gia, và cho nhân loại.

Ngày mới đã đến. Hôm nay trên bàn ăn cha con nhà ông lại có cơ hội để bàn chuyện rất lớn. Lớn hơn, vĩ đại hơn ngay cả chính cuộc đời của họ.

“Mỗi thời ta được cho mượn một thứ khác nhau, và để thách thức những nan đề khác nhau.” Ông bắt đầu nói trong sự ngơ ngác của vợ và các con.

Con thấy đó: ở quốc gia này bị ảnh hưởng sâu nặng của triết học Trung Quốc và Ấn Độ vậy mà trong những dữ kiện lịch sử chúng ta đã nhìn thấy, người Việt đã phải ra đi và mượn ý tưởng phương Tây để dựng lại đất nước này. Bố tin rằng nếu chỉ mượn những gì trong bề nổi không thôi thì không đủ: ta hãy thử tưởng tượng xem cái gì đã làm nên Phương Tây và khoa học kỹ thuật của họ.”

“Vậy theo bố thì người Việt Nam sẽ làm gì?”

“Hãy mở lòng ra và đón nhận Phúc Âm của Chúa.”

“Dựa vào đâu mà bố có thể nói một cách chắc nịch như vậy?”

“Bố nhận thấy người Việt rất khôn ngoan và biết mượn, nhưng chưa biết mượn một cách chính xác mà thôi. Phao Lô mang Phúc Âm đến Châu Âu và sức mạnh mềm này đã thay đổi mọi phương diện của Châu Âu. Con thử tưởng tượng xem nếu không có Phúc Âm của Chúa liệu họ có những trường đại học hàng đầu, và liệu họ có những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật như ngày hôm nay hay không?”

“Con không biết.”

“Nhớ nhé! Thế giặc nhỏ Trời cho mượn xảo vật nhỏ. Thế giặc mạnh Trời cho mượn ý tưởng lớn. Vũ khí lớn chỉ là phương tiện cho một cuộc chiến mà thôi. Chiến tranh là sản phẩm của con người nhiễm tội lỗi, ta không thể tránh nổi. Khi đối diện với ý tưởng lớn, thách thức toàn cầu, Trời cho ta mượn ý tưởng lớn. Ta đã có ngôn ngữ và ta cần có Phúc Âm để phát huy ra những triết lý an dân, và giờ đây; trong thời hội nhập với thế giới bên ngoài rất lớn, chúng ta lại cần có Trời cho mượn ý tưởng toàn cầu. Không có triết lý nào lại có ý tưởng toàn cầu và phổ cập như Phúc Âm của Chúa. Đại mạng lệnh Chúa ban sau khi phục sinh là hãy đi khắp muôn dân để trao gởi Tin Lành.” Ông nhìn con và âu yếm nêu rõ suy tư.

“Bố rất thích chữ viết để ở trên bức tượng của Mục sư John Harvard, trong khuôn viên của trường Đại học nổi tiếng nhất thế gian.”

“Chữ gì vậy bố?”

“Veritas”

“Tại sao bố thích chữ này?”

“Tại vì đây là lời nhắn nhủ cho hậu thế, Veritas có nghĩa là, phải đi tìm chân lývà tìm mãi mãi không thôi. Khi chân lý, sự thật mà ta không tìm, ta sẽ không bao giờ thấy. Mục sư John Harvard muốn cho người Mỹ và những ai đến đây phải ghi tâm khắc cốt vào quan niệm của kẻ sỹ, đó là một ngày ta còn sống, một ngày còn hơi thở, là một ngày ta còn phải tiếp tục tìm kiếm và phát huy những gì thuộc chân lý của Đức Chúa Trời nhằm phục vụ cho đời…”

“Bố rất thích nghe bài nói chuyện của văn hào người Nga có tên, Alexander Solzhenitsyn, khi ông được mời đến nói chuyện trước các học giả của trường Harvard vào tháng 6 năm 1978. Văn hào này đã không quên nhắc nhở người Mỹ hãy suy gẫm chữ Veritas mà John Harvard đã ghi lại cho họ.”

Có lẽ chưa lúc nào người cha nọ thắm thiết khi nhìn vào vợ và các con để nói về cảm nghĩ của mình trong bữa com trưa hôm ấy cạnh bờ hồ huyền thoại.

“Nay chúng ta đã về đến với quốc gia rất giỏi đi mượn…” Và ông bày tỏ cái khám phá của những quốc gia hàng đầu thế giới là những quốc gia biết đi mượn. Mỹ cũng mượn. Nga cũng mượn. Đức cũng mượn. Thụy Sỹ cũng mượn. Anh cũng mượn vì họ biết mượn mà trở thành những con người xưng hùng trong thiên hạ.

Trên vũ đài tâm linh đang có nhiều chuyển biến. Thế kỷ trước ta đã nghe nhiều về hành trình về phương đông, và thế kỷ này là thế kỷ tâm linh. Người ta sẽ phải tìm cho đến khi nào biết rõ đâu là cơ sở của tâm hồn, tâm linh. Khi không tìm ra thì người ta còn đói, còn sợ, và đây là căn nguyên khiến con  người ta sẽ nhận đủ thứ cho thoả lòng. Tâm linh  không thể không có Đức Chúa Trời. Khi không có Ngài làm chủ thì người ta đi mượn đủ thứ vào để làm sao cho no đủ. Một chủ nghĩa nào đó có mạnh đi chăng nữa cũng chỉ là một trong muôn vàn thứ chủ nghĩa trong thế gian mà thôi. Chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cái tôi, chủ nghĩa bỏ đời chạy theo huyền hoặc… Chủ nghĩa nào cũng lấy đi rất nhiều những chất xám, những gì là đỉnh cao của tư duy, của những con người có tâm huyết… với hy vọng tô vẽ thêm cho chủ nghĩa ấy. 

“Cuộc đời của con người được dấu kín trong Cứu Chúa. (Colosians 3:3) Cái vỏ này sẽ không bao giờ được đong đầy, chỉ khi ta tiếp nhận Đức Chúa Trời và được Ngài sẽ mang vào những gì mà Ngài đã thiết lập cho đời. Chỉ mỗi Ngài biết những gì là cần thiết cấp bách để cho cái vỏ này được đầy, mọi chủ nghĩa, chủ thuyết chỉ có thể làm cho cái vỏ này được lưng chừng, được một vài phần và nếu không cẩn thận nó sẽ là những loại hoại tử… khiến ta không bao giờ đem cho ta biết đến với trọn vẹn.”

“Mặt hồ có đẹp không các con?” Mấy đứa trẻ đang ăn và đang nghe thì lại bị người cha hỏi câu hỏi và chuyển tông câu chuyện mà chúng không biết. Họ ngừng ăn và nhìn người cha một cách ngỡ ngàng.

“Cái hồ này nhỏ hơn nhiều nơi, trên những mảnh đất mà chúng ta đã đi qua, nhưng phải nói là đẹp.” Cậu con trai lém lỉnh đối đáp và hắn cười.

“Người đời đang dâng lễ cho một anh hùng của dân tộc, nhưng chưa thấyĐấng anh hùng vượt qua tất cả mọi anh hùng đang chờ đợi người Việt mở lòng đó con… Vua Lê giúp giải phóng ra khỏi nô lệ của xâm lăng… Giê-su sẽ giúp chúng ta được giải phóng ra khỏi nô lệ của tội lỗi và cả cái chết và cả văn hóa tạp.” Người cha kia vẫn không quên khích lệ con của ông.

“Có ai hứa hẹn gì với phương đông hay không?” Bị hỏi đột ngột vợ và con ông chỉ biết nhìn nhau và cười trừ.

“Không! Chẳng có ai hứa hẹn gì hết thảy. Nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta thì có. Năm ngàn năm trước Ngài hứa với Áp-ra-ham, ông nghe lời Ngài và đi về phương tây để dựng nghiệp. Ông là tổ phụ của dân Do Thái, sắc dân có mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Ngài đã đến thế gian và ta có Giáng Sinh, sau đó Ngài chịu chết và ta có lễ  Phục Sinh. Chính đấng này đây đã dấy lên Hội Thánh và Phao lô, để tiếp tục về phương tây mà chinh phục. Ngày nay đã đến lượt phương đông nếm trải những gì thuộc tha vị và thi vị của Ngài. Chúa gọi các tiên tri Do Thái và nhắc nhở về ý định của Ngài và Ê-sai 46:111  là lời Ngài nhắc chúng ta đó các con.”

UÔNG NGUYỄN

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn