Nashville, Tennessee
Liên hiệp Tin Lành là một hiệp hội các hội thánh Tin Lành cam kết sâu sắc đổi mới đức tin của chúng ta vào phúc âm của Chúa Jesus và cải cách các hoạt động mục vụ để tuân thủ hoàn toàn theo Kinh thánh. Chúng tôi đã trở nên vô cùng lo ngại về một số phong trào “cấp tiến” trong Tin Lành truyền thống đang làm suy yếu đời sống thuộc linh của tín nhân và khiến họ xa rời các niềm tin và hoạt động của mình. Một mặt, chúng tôi lo lắng về sự sùng bái chủ nghĩa tiêu dùng cá nhân và chính trị hóa đức tin; mặt khác, chúng tôi đau khổ vì sự chấp nhận không bị thách thức của chủ nghĩa tương đối về thần học và hạ thấp các tiêu chuẩn Kinh thánh về đạo đức. Những phong trào này đã dẫn đến việc dễ dàng từ bỏ lẽ thật và cuộc sống được biến đổi theo đức tin thuần chánh của chúng ta. Chúng tôi không chỉ nghe về những ảnh hưởng này mà còn thấy tác động của chúng. Chúng tôi đã cam kết sẽ tiếp thêm sinh lực cho các hội thánh bằng hy vọng mới và niềm vui thúc đẩy dựa trên những lời hứa nhận được chỉ bởi ân điển qua đức tin nơi Chúa Jesus Christ mà thôi.
Chúng tôi tin rằng trong nhiều hội thánh Tin Lành có sự đồng thuận sâu sắc và rộng rãi về các chân lý của phúc âm. Tuy nhiên, chúng ta thường thấy lễ tiệc thánh kết hợp chúng ta với Chúa Jesus được thay thế bằng những sức hấp dẫn của các phụng vụ và bí tích. Những gì thay thế phúc âm sẽ không bao giờ thúc đẩy một đức tin có tinh thần truyền giáo. Đức tin đó được giữ gìn trong chân lý và được thể hiện trong hành động của các môn đồ vượt qua những thử thách của sự kêu gọi và sẵn sàng hy sinh vì vương quốc Đức Chúa Trời. Chúng tôi mong muốn tiến lên trên con đường của Vua muôn vua, luôn hướng tới việc ủng hộ, khuyến khích và giáo dục Cơ đốc để các nhà lãnh đạo hội thánh hiện tại và thế hệ tiếp theo được trang bị tốt hơn. Điều này sẽ thúc đẩy các chức vụ của họ bằng các nguyên tắc và thực hành tôn vinh Đấng Cứu Rỗi và làm điều tốt cho những người mà Ngài đã mua chuộc bằng chính huyết mình.
Chúng tôi muốn tạo ra một nỗ lực thống nhất giữa tất cả mọi người – một nỗ lực nhiệt thành tôn vinh Chúa Jesus và nhân bội lên các môn đồ của Ngài. Chúng ta hãy cùng tham gia vào một liên minh vững chắc cho Chúa Jesus. Một sứ mệnh thống nhất và có nền tảng Kinh thánh như vậy là tương lai bền vững duy nhất cho các hội thánh. Thực tế này thúc đẩy chúng ta đứng cùng với những người khác đang tin rằng lòng thương xót của Chúa Jesus Christ được bày tỏ qua sự cứu rỗi vĩnh cửu. Chúng tôi mong muốn bảo vệ phúc âm này với sự rõ ràng, lòng trắc ẩn, can đảm và niềm vui – vui vẻ kết nối tấm lòng mình với những người tin Chúa khác trên các giáo phái, các dân tộc và giai cấp.
Mong muốn của chúng tôi là phục vụ hội thánh mà chúng tôi yêu mến bằng cách mời tất cả anh chị em tham gia cùng chúng tôi trong nỗ lực đổi mới hội thánh đương đại theo đúng phúc âm căn bản của Chúa Jesus, để chúng ta thực sự nói và sống cho Ngài theo cách truyền đạt rõ ràng trong thế kỷ 21. Là những mục sư, chúng tôi dự định thực hiện điều này trong các nhà thờ của mình thông qua các phương tiện thông thường của ân điển như: cầu nguyện, chức vụ rao giảng Lời Chúa, phép Báp têm, Tiệc Thánh, và sự thông công của các thánh đồ. Chúng tôi mong muốn làm việc với tất cả những ai tìm kiếm quyền tối cao của Chúa Jesus trên toàn bộ cuộc sống với hy vọng không nao núng vào quyền năng của Chúa Thánh Linh để biến đổi các cá nhân, cộng đồng và các nền văn hóa khác nhau.
LỜI CẢM ƠN
Hướng dẫn nghiên cứu này được điều chỉnh và sử dụng tài liệu từ cuốn Chúa Jesus Đòi Hỏi Chúng Ta Điều Gì (What Jesus Demands from the World – Wheaton, IL: Crossway, 2006) của John Piper. Tôi viết theo phong cách của riêng mình và tôi chỉ cho độc giả các chương có liên quan từ sách của John Piper vào cuối mỗi buổi học.
Tôi muốn cảm ơn đến Brian Daniel, Collin Hansen, David Mathis và John Piper đã mời tôi viết phần hướng dẫn nghiên cứu này – và đã hỗ trợ tôi theo nhiều cách khác nhau để hoàn thành dự án. Ngoài ra, tôi xin ghi nhận sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Bethlehem College & Seminary và sự động viên vô giá của vợ tôi là Kristin Tabb đã đọc bản nghiên cứu và đưa ra nhiều nhận xét hữu ích.
Brian J. Tabb
Minneapolis, MN
Bethlehem College and Seminary
CÁCH SỬ DỤNG SÁCH NÀY:
THAM GIA TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRONG NHÓM
XEM video hướng dẫn.
THAM GIA các cuộc thảo luận nhóm.
HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỌC các bài học hàng ngày và hoàn thành các câu hỏi.
GHI NHỚ câu Kinh Thánh được gợi ý của mỗi tuần.
THÀNH THẬT với bản thân và người khác về suy nghĩ, và kinh nghiệm của bạn khi bạn nghiên cứu và áp dụng sách này.
CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA cho bạn thấy lẽ thật của Ngài về từng điều răn, lời giảng dạy để bạn trung thành và vâng lời Chúa Jesus.
ĐỌC SÁCH Đọc toàn bộ quyển sách “Chúa Jesus Đòi Hỏi Chúng Ta Điều Gì” của John Piper, Crossway, 2006, ISBN 978-1-4335-2057-0
LỜI GIỚI THIỆU
Mục đích của cuốn sách này là tôn vinh và vâng phục Chúa Jesus. Vì mục đích đó, tôi đang tìm cách tuân theo lệnh truyền cuối cùng của Chúa Jesus: “Hãy làm cho muôn dân trở thành môn đồ, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi” (Ma-thi-ơ 28:19-20). Lệnh truyền cuối cùng của Chúa Jesus là dạy người khác giữ mọi điều răn của Ngài.
Trên thực tế, lệnh truyền cuối cùng chính xác là như thế này. Ngài không nói, “Dạy họ mọi điều răn của Ta”. Ngài nói, “Dạy họ giữ mọi điều răn của Ta”. Bạn có thể dạy một con vẹt mọi điều răn của Chúa Jesus. Nhưng bạn không thể dạy một con vẹt tuân theo chúng. Vẹt sẽ không ăn năn, không thờ phượng Chúa Jesus, không tích trữ kho báu trên trời, không yêu kẻ thù của mình, không ra đi như chiên giữa bầy sói để rao giảng vương quốc của Chúa.
Dạy mọi người lặp lại mọi điều Chúa Jesus truyền thì dễ. Dạy họ tuân theo mọi điều Chúa Jesus truyền thì không dễ. Chúa Jesus đã dùng từ đó. Khi một người giàu không thể từ bỏ của cải của mình và theo Ngài, Chúa Jesus đã nói, “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào vương quốc của Đức Chúa Trời…. Với loài người thì không thể được, nhưng với Đức Chúa Trời thì không phải vậy. Vì mọi sự đều có thể được với Đức Chúa Trời” (Mác 10:25-27).
Do đó, người tự đặt mình vào việc tuân theo lệnh truyền cuối cùng của Chúa Jesus – ví dụ, dạy một người giàu tuân theo lệnh truyền “từ bỏ mọi sự mình có” (Lu-ca 14:33) – là đang cố gắng làm điều không thể. Nhưng Chúa Jesus đã nói rằng điều đó không phải là không thể. “Mọi sự đều có thể được với Đức Chúa Trời”. Vì vậy, thách thức lớn nhất khi viết cuốn sách này là nhận ra cách Chúa biến sự không thể vâng phục thành có thể.
Chúa Jesus đã nói rằng mục tiêu này đạt được thông qua việc giảng dạy. “Hãy môn đồ hóa muôn dân… dạy họ tuân giữ mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi”. Tất nhiên, còn nhiều điều hơn thế nữa – như sự chết chuộc tội của Chúa Jesus (Mác 10:45), công việc của Đức Thánh Linh (Giăng 14:26), sự cầu nguyện (Ma-thi-ơ 6:13)… Nhưng cuối cùng Chúa Jesus tập trung vào việc giảng dạy. Tôi hiểu điều này có nghĩa là Chúa Jesus đã chọn làm điều không thể thông qua việc giảng dạy tất cả những gì Ngài đã truyền lệnh. Đó là điều tôi cầu nguyện cuốn sách này sẽ chứng minh sự giảng dạy mà Chúa sử dụng nhằm mang lại sự không thể vâng lời Chúa Jesus thành có thể. Và tất cả những điều đó vì vinh quang của Chúa.
BẠN PHẢI ĐƯỢC SANH LẠI
BÀI 1
Thảo luận nhóm
BẮT ĐẦU
Chào mừng đến với thảo luận nhóm này về chủ đề Những Điều Chúa Jesus Đòi Hỏi.
Để tạo điều kiện cho phần giới thiệu và giới thiệu chủ đề Những Điều Chúa Jesus Đòi Hỏi, hãy đọc Ma-thi-ơ 28:18-20 và thảo luận các câu hỏi sau.
“Đức Chúa Jêsus đến gần và phán cùng môn đồ rằng: “Hết cả quyền phép trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy hãy đi khiến muôn dân trở thành môn đồ ta, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”
MA-THI-Ơ 28:18-20
Bạn hiểu thế nào về yêu cầu của Chúa Jesus đối với việc làm môn đồ?
Nếu giải thích cho bạn bè, bạn sẽ nói gì với họ về lời hứa của Chúa Jesus là Chúa sẽ luôn ở cùng chúng ta?
- Để chuẩn bị xem DVD, hãy đọc Giăng 3:1-8:
- Bấy giờ có một người Pha-ri-si tên là Ni-cô-đem, một người cai trị dân Do Thái. Người này đến gặp Chúa Jesus vào ban đêm và nói với Ngài, “Thưa Thầy, chúng tôi biết rằng Thầy là một giáo sư đến từ Đức Chúa Trời, vì không ai có thể làm những dấu lạ mà Thầy làm nếu Đức Chúa Trời không ở cùng.” Chúa Giê-su trả lời, “Quả thật, quả thật, Ta nói với ngươi, nếu một người không được sinh lại, người ấy không thể thấy vương quốc của Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem nói với Ngài, “Làm sao một người có thể được sinh ra khi đã già? Người ấy có thể trở lại lần thứ hai vào lòng mẹ mình và được sinh ra lần thứ hai không?” Đức Chúa Jesus đáp rằng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về lời ta đã phán cùng ngươi rằng: Các ngươi phải được sanh lại. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Hễ ai sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.”
- XEM Video
- Xem phần 1 trên DVD và sử dụng các điểm sau đây làm hướng dẫn.
- Kinh thánh không chỉ ra lệnh cho các tín đồ phải thông báo cho người khác về mọi điều răn mà còn phải nói, dạy và cầu nguyện theo cách mà mọi người thực sự làm theo những gì Chúa Jesus truyền lệnh.
- Chúa Jêsus phân chia nhân loại thành hai loại người: người chết tâm linh và người sống tâm linh. Tất cả chúng ta sinh ra đều đã chết tâm linh và cần sự sống mới của Đấng Christ.
- Bạn không thể làm theo những đòi hỏi của Chúa Jêsus trừ khi bạn đã được sanh lại. Bạn sẽ ghét những điều răn của Ngài nếu bạn không phải là con của Đức Chúa Trời. Bạn phải có đời sống được tái sanh.
- Tải xuống video có sẵn tại: www.lifeway.com/WhatJesusDemands
PHẢN HỒI
Thảo luận phân đoạn DVD với nhóm của bạn bằng cách sử dụng các câu hỏi bên dưới.
Trong đoạn video clip, điều gì khiến bạn đồng cảm nhất?
“Nói, dạy và cầu nguyện theo cách mà mọi người thực sự làm theo những gì Chúa Jesus truyền lệnh” có ý nghĩa gì đối với bạn?
Bạn nghĩ gì về hai loại người được đưa ra trong video này? Hãy dành một chút thời gian để thảo luận về hình ảnh này trong nhóm của bạn.
Nếu sự vâng phục hoàn toàn trong các lệnh truyền của Chúa Jesus là một hành động không thể thực hiện, tại sao chúng ta lại phấn đấu cho loại vâng phục này? Chúng ta nên hy vọng đạt được điều gì?
CẦU NGUYỆN
Hãy sử dụng thời gian này để kết thúc cuộc thảo luận nhóm của bạn bằng cách cầu nguyện cho nhau.
Các điểm chính được cung cấp để hướng dẫn lời cầu nguyện của bạn.
• Xin Chúa mở lòng và trí của bạn để biết những gì Ngài dạy bạn trong bài học này.
• Ngợi khen Ngài vì đã sai Chúa Jesus đến chết thay cho bạn.
Cầu nguyện để Chúa dạy cho nhóm của bạn về tầm quan trọng của việc được tái sinh như đã thảo luận trong bài học tuần này.
Đọc bài nghiên cứu cá nhân cho buổi 1 và hoàn thành các câu hỏi hoạt động trước buổi thảo luận nhóm tiếp theo.
Nghiên cứu cá nhân
Kinh thánh ghi nhớ trong tuần này:
“Chúa Jesus trả lời: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người không được tái sinh thì không thể thấy được vương quốc Đức Chúa Trời.”
GIĂNG 3:3
Sách vở, các phương tiện truyền thông và bài giảng thường đề cập đến “những Cơ đốc nhân tái sinh”, nhưng cụm từ đó có nghĩa là gì? Trong cuốn tự truyện bán chạy nhất của mình “Được Sanh Lại”, tác giả Charles Colson mô tả sự cải đạo mạnh mẽ của ông khi ở trong tù vì vụ bê bối Watergate.¹ Nhóm nghiên cứu Barna sử dụng nhãn “tái sinh” cho những người “nói rằng họ đã ‘có cam kết cá nhân với Chúa Jesus Christ, điều này vẫn quan trọng trong cuộc sống của họ ngày nay’ và cũng cho biết họ tin rằng khi họ chết, họ sẽ lên Thiên đường vì họ đã thú nhận tội lỗi của mình và đã tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Đấng cứu rỗi.”2 Nhà truyền giáo Billy Graham nói, “Bạn đã được tái sinh chưa? Hãy gọi đó là sự cải đạo, hãy gọi đó là sự cam kết, hãy gọi đó là sự ăn năn, hãy gọi đó là được cứu rỗi, nhưng điều đó đã xảy ra với bạn chưa? Chúa Jesus có sống trong tấm lòng bạn không? Bạn có biết điều đó không? Nhiều người đã suy nghĩ rất lâu về tôn giáo và Cơ đốc giáo nhưng chưa bao giờ thực hiện một cam kết. Bạn có cam kết với Chúa Jesus Christ không?”3
Buổi học này sẽ khám phá yêu cầu của Chúa Jesus rằng chúng ta phải “tái sinh”. Chúng ta sẽ thấy rằng tái sinh không chỉ là một quyết định cá nhân, không chỉ là có tư cách thành viên trong một nhóm tôn giáo hay một khối bỏ phiếu chính trị, và không chỉ là một câu nói sáo rỗng của Cơ đốc giáo. Về cơ bản, được tái sinh có nghĩa là tiếp nhận và trải nghiệm sự sống tâm linh mới từ Chúa. Chúng ta sẽ xem xét nhu cầu được tái sinh của mình (Ngày 1), công việc của Chúa trong sự tái sinh (Ngày 2), yêu cầu của Chúa Jesus rằng chúng ta phải ăn năn (Ngày 3), và chúng ta sẽ thấy sự tái sinh dẫn đến việc đến với Chúa Jesus trong sự thờ phượng thật (Các ngày 4-5)
-
Đương lúc Ngài ở thành Giê-ru-sa-lem để giữ lễ Vượt-qua, có nhiều người thấy phép lạ Ngài làm, thì tin danh Ngài. Nhưng Đức Chúa Jesus chẳng phó-thác mình cho họ, vì Ngài nhận biết mọi người, và không cần ai làm chứng về người nào, bởi Ngài tự hiểu thấu mọi điều trong lòng người ta.Trong vòng người Pha-ri-si, có người tên là Ni-cô-đem, là một người trong những kẻ cai trị dân Giu-đa. Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Jesus mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được.GIĂNG 2:23-3:2Những lời mở đầu của Ni-cô-đem “chúng tôi biết” làm nổi bật kiến thức, logic và sự khôn ngoan thông thường của riêng ông. Ông nghĩ rằng mình hiểu Chúa Jesus, mặc dù chỉ cần một câu nói của Chúa Jesus là đủ vạch trần sự thiếu hiểu biết và nhu cầu thực sự của Ni-cô-đem. Chúa Jesus nhìn thấu lời ca ngợi và “đức tin” của đám đông là những người tìm kiếm các dấu hiệu như Ni-cô-đem. Hãy chú ý đến các cụm từ liên kết: Chúa Jesus “biết mọi người… chính Ngài biết những gì trong lòng người… Bấy giờ có một người.” Sách 1 Sa-mu-ên 16:7 cho chúng ta biết: “Người ta xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.” Đó chính xác là những gì Chúa Jesus nhìn thấy trong Giăng chương 3. Chúa Jesus biết tất cả về động cơ trong lòng, ý định thực sự và những đấu tranh thầm kín của Ni-cô-đem. Ngài không cần sự chứng thực, lời khen ngợi hay đánh giá tích cực về các việc làm và mục vụ của Ngài từ Ni-cô-đem hay bất kỳ ai khác. Ni-cô-đem và chúng ta đều cần Chúa Jesus.Đọc Giăng 2:23-3:2. Ni-cô-đem và dân chúng biết gì về Chúa Jesus? Chúa Jesus biết gì về họ? Ghi lại câu trả lời của bạn vào các cột bên dưới.Những gì dân chúng biết về Chúa Jesus?Những gì Chúa Jesus biết về mọi người?Chúng ta thường lo lắng về những gì người khác có thể nghĩ về chúng ta. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đến nhà thờ. Chúng ta muốn trông giống như những Cơ đốc nhân thuộc linh trưởng thành. Nhưng Chúa Jesus nhìn thấu mọi điều của bạn vào ngày Chủ Nhật và hiểu được tấm lòng, động cơ của bạn.Sự tương tác của Chúa Jesus với Ni-cô-đem ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của bạn về ngoại hình/diện mạo/sự xuất hiện của bạn?ĐƯỢC CHÚA SINH RAYêu cầu của Chúa Jesus rằng chúng ta phải được tái sinh là một thách thức vì người chết tâm linh không thể tự mình sống lại. Hãy xem Giăng 1:9-13:Sự sáng nầy là sự sáng thật, khi đến thế-gian soi-sáng mọi người. Ngôi-Lời ở thế-gian, và thế-gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế-gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền-phép trở nên con-cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí-huyết, hoặc bởi tình-dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.Khi Giăng ghi lại: chẳng phải sanh bởi khí-huyết, hoặc bởi tình-dục, hoặc bởi ý người, có nghĩa là gì? Câu này đang mô tả ai?Từ “tiếp nhận” được sử dụng nhiều lần trong Phúc âm Giăng. Theo bạn, “tiếp nhận” Chúa Jesus có nghĩa là gì?Những người được tái sinh “tiếp nhận” Chúa Jesus và “tin vào danh Ngài”. Đây thực sự là hai cách để nói cùng một điều. Chúng ta phải rời mắt khỏi chính mình và cầu xin Chúa làm điều mà chỉ Ngài mới có thể làm được – ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên. Những người con thật của Chúa tiếp nhận Chúa Jesus như là điều đáng mong ước và tin rằng Ngài là Đấng rất đáng tin cậy.Bạn sẽ tìm thấy bằng chứng nào ở một người tin rằng Chúa là điều đáng mong ước và đáng tin cậy?SINH RA BỞI NƯỚC VÀ THÁNH LINHMột cách khác để nói “tái sinh” là “sinh ra bởi nước và Thánh Linh” (Giăng 3:5). Chúa Jesus nhắc lại lời hứa tuyệt vời của Đức Chúa Trời được ghi lại trong Ê-xê-chi-ên 36:25-27:Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô-uế và mọi thần-tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật-lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng-lịnh ta và làm theo.Bạn thấy đấy, mỗi người chúng ta đều không trong sạch vì tội lỗi của mình và không thể làm những gì Chúa đòi hỏi vì bản chất chúng ta cứng cỏi, chai đá.Chúng ta không thể tự gột rửa tội lỗi của mình. Không có bài phát biểu động viên hay danh sách việc cần làm nào có thiện chí có thể thay đổi thực tế rằng chúng ta đã chết về mặt tâm linh. Những nỗ lực tốt nhất của con người chúng ta giống như dán băng keo cá nhân lên xác chết. Chúng ta cần sự thanh tẩy và đón nhận sự sống siêu nhiên, và đó chính xác là những gì chúng ta nhận được khi chúng ta “được sinh lại… bởi nước và Thánh Linh.”Hãy tự mình diễn đạt Giăng 3:5: “Nếu một người không được sinh ra bởi nước và Thánh Linh, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời.”Bạn có thể giải thích lẽ thật này cho một người bạn không tin như thế nào?Giấy khai sinh của bạn cho biết bạn được sinh ra khi nào và ở đâu và cha mẹ bạn là ai. Bạn không quyết định được sinh ra trong bệnh viện đó với cha mẹ. Bạn đến với thế giới này như một đứa trẻ yếu đuối, phụ thuộc. Để vào vương quốc của Chúa, bạn phải được sinh ra bởi Chúa, được sinh ra bởi nước và Thánh Linh. Và điều đó có nghĩa là tiếp nhận Con của Đức Chúa Trời và chào đón công việc biến đổi của Ngài trong cuộc sống của bạn.NGÀY 3NGÀY 4TÁI SINH ĐỂ ĐẾN VỚI CHÚA JESUSKhi chúng ta trải nghiệm sự tái sinh và sự ăn năn chân thành, thái độ của chúng ta về Chúa Jesus sẽ thay đổi. Ngoài những công việc siêu nhiên, thì Chúa Jesus trông có vẻ nhàm chán dưới cái nhìn của con người . Ngài không có sức hấp dẫn với nhiều người. Người bình thường ở văn phòng hoặc trong khu phố của bạn coi tiền bạc, tình dục, sức khỏe, gia đình và bạn bè, sự nghiệp, thể thao, kỳ nghỉ, giải trí, nghỉ hưu và hàng chục thứ khác thú vị, quan trọng và hấp dẫn hơn Chúa Jesus và vương quốc của Ngài. Nhưng khi Chúa ban sự thay đổi triệt để từ sự tái sinh và ăn năn, thì chính Chúa Jesus trở thành kho báu quí giá nhất của chúng ta. Sự tái sinh có nghĩa là chúng ta có đôi mắt thuộc linh để thấy Chúa Jesus đầy vinh hiển chứ không phải buồn tẻ hay nhàm chán. Điều đó có nghĩa là vị giác thuộc linh để trải nghiệm Chúa Jesus như bánh sự sống và nước sống làm tín nhân thỏa mãn mọi sự. Điều đó có nghĩa là tâm trí tín nhân tiếp nhận lời Ngài là chân lý và Ngài ban sự sống – không phải giả dối hay gây tổn hại. Điều đó có nghĩa là tội nhân cần đến với Chúa Jesus chứ không phải bất kỳ sự thay thế nào của thế gian để tìm sự yên nghỉ cho linh hồn mình.Xét theo vẻ dáng vẻ bề ngoài, các hành động và quyết định, nền văn hóa của chúng ta có xu hướng coi trọng điều gì nhất?Điều gì có thể cạnh tranh với Chúa Jesus như là kho báu lớn nhất của bạn?NHÌN XEM VINH HIỂN CỦA CHÚA JESUSThật kinh ngạc khi nhiều người nghe Chúa Jesus giảng dạy, thấy Ngài làm bối rối những kẻ chống đối Ngài. Họ kinh ngạc khi Ngài chữa lành người bệnh và khiến người chết sống lại, nhưng họ vẫn không tin Ngài. Tuy nhiên những người được sinh ra bởi Đức Chúa Trời đã phản ứng với Chúa Jesus hoàn toàn khác.Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền-phép trở nên con-cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí-huyết, hoặc bởi tình-dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.Ngôi-Lời đã trở nên xác-thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh-hiển của Ngài, thật như vinh-hiển của Con một đến từ nơi Cha.GIĂNG 1:11-14Một số người đã tiếp nhận Chúa Jesus, những người khác thì không. Một số người nhận ra vinh quang, ân điển và lẽ thật của Đức Chúa Trời nơi Chúa Jesus, những người khác thì không biết đến Chúa Jesus hoặc muốn Ngài chết. Các sách Phúc âm không mô tả các đặc điểm ngoại hình của Chúa Jesus, nhưng chúng ta có thể cho rằng từ Ê-sai 53.2 rằng Ngài xuất hiện với diện mạo như một người đàn ông Do Thái bình thường. Vinh quang của Chúa Jesus đã bị ẩn giấu đối với quần chúng, nhưng sứ đồ Giăng tuyên bố, “Chúng ta đã thấy vinh quang của Ngài.” Để thấy Chúa Jesus là Con vinh quang, độc nhất từ Chúa Cha – nghĩa là thấy Chúa Jesus như Ngài thực sự là – chúng ta cần Chúa ban cho chúng ta sự sống và một tầm nhìn tâm linh mới.Tại sao mọi người không đến với Chúa Jesus? Họ “từ chối” đến với Chúa Jesus (Giăng 5:40); nghĩa là họ không muốn đến. Một số người sẽ nói rằng những người này đang sử dụng ý chí tự do của họ để lựa chọn hoặc từ chối. Chúa Jesus nói rằng họ không đến với Ngài vì họ bị nô lệ cho tội lỗi và cực kỳ thích bóng tối hơn sự sáng (xem Giăng 3:19-20; 8:34).Đọc Giăng 2:11, Giăng 12:41-45 và Giăng 17:24. Bạn nghĩ nhìn thấy vinh quang của Chúa Jesus có nghĩa là gì?SỰ YÊN NGHỈ CHO LINH HỒN CHÚNG TAChúa Jesus không đến để thiết lập một tôn giáo mới hay áp đặt một luật lệ mới nhưng để hiến dâng chính mình cho sự vui hưởng vĩnh cửu của chúng ta và làm bất cứ điều gì Ngài phải làm – kể cả cái chết. Để loại bỏ mọi trở ngại cho niềm vui vĩnh cửu có ở trong Ngài. Hãy suy xét những lời mời sau đây để đến với Chúa Jesus:Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ-nhàng.MA-THI-Ơ 11:28-30Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng Ta sẽ không đói, và ai tin Ta sẽ chẳng khát bao giờ.GIĂNG 6:35Nếu ai khát, hãy đến cùng Ta mà uống.GIĂNG 7:37Chúa Jesus đòi hỏi chúng ta đến với Ngài để các gánh nặng được trút bỏ và tâm hồn được thỏa mãn. Như Augustine đã nói một câu nổi tiếng: “Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta cho chính Ngài, và lòng chúng ta không tìm thấy sự bình an cho đến khi chúng được yên nghỉ trong Ngài.” Đây là mục tiêu vinh quang của sự tái sinh, để thấy Chúa Jesus như Ngài vốn có và đến với Ngài để trải nghiệm niềm vui, sự bình an và sự yên nghỉ.Đọc Ma-thi-ơ 11:28-30, Giăng 6:35 và Giăng 7:37 một lần nữa và lập danh sách những gì Chúa Jesus đòi hỏi và những gì Ngài hứa với các tín đồ?Yêu cầu của Chúa Jesus?Lời hứa của Ngài?Điều nào là thách thức hoặc khích lệ nhất đối với cá nhân bạn?Nhắc lại Ma-thi-ơ 10:28-30 như một lời cầu nguyện và viết xuống:Chúng ta đã thấy rằng sự tái sinh và ăn năn là những món quà từ Chúa, Đấng mở mắt những người mù về mặt tâm linh để thấy Chúa Giê-xu là Đấng chân thật. Vậy hãy đến với Chúa Giê-xu. Hãy chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài, và tìm được sự bình an cho tâm hồn bạn.ĐỌC THÊMJohn Piper, Những gì Chúa Jesus đòi hỏi (Wheaton, IL: Crossway, 2006).44-47 (Yêu cầu 3).NGÀY 5TÁI SINH ĐỂ THỜ PHƯỢNGMỗi người đều tôn thờ và phục vụ một điều gì đó hoặc một ai đó. Như Chúa Jesus đã nói, “Không ai có thể phục vụ hai chủ” (Ma-thi-ơ 6:24). Từ những người sùng đạo nhất đến những người thế tục nhất, tất cả mọi người đều sùng bái một điều gì đó cao trọng để xây dựng cuộc sống của họ xung quanh hình tượng đó. Đó có thể là Thiên Chúa, hoặc là tiền bạc. Nhưng điều khiến nó trở thành sự tôn thờ là sức mạnh thúc đẩy có được điều gì đó quí giá định hình cảm xúc, ý chí, suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Câu hỏi quan trọng nhất không phải là chúng ta có tôn thờ hay không mà là chúng ta tôn thờ điều gì, và chúng ta tôn thờ như thế nào (có hoặc không có sự hiểu biết đúng đắn và tình cảm dành cho hình tượng đó). Hôm nay, chúng ta sẽ thấy cách Chúa Jesus yêu cầu chúng ta phải được tái sinh liên quan trực tiếp đến yêu cầu của Ngài rằng chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời “trong tâm linh và lẽ thật” (Giăng 4:24).Bạn có đồng ý với tuyên bố rằng mọi người đều tôn thờ và phục vụ một điều gì đó hoặc một ai đó không? Tại sao hoặc tại sao không?“Sự thờ phượng” trông như thế nào đối với một người không tham dự nhà thờ, giáo đường Do Thái, đền thờ hay nhà thờ Hồi giáo và thậm chí có thể tuyên bố là người theo thuyết bất khả tri hoặc vô thần?THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG TÂM LINH VÀ LẼ THẬTChúa Jesus giải thích với Ni-cô-đem rằng để vào vương quốc của Chúa, chúng ta phải được tái sinh – “sinh ra bởi nước và Thánh Linh” (Giăng 3:5). Sự sinh ra thuộc linh, siêu nhiên về cơ bản khác với sự sinh ra tự nhiên: “Những gì sinh ra bởi xác thịt là xác thịt, và những gì sinh ra bởi Thánh Linh là linh (thần)” (Giăng 3:6).Đoạn văn này làm sáng tỏ ý nghĩa lời dạy của Chúa Jesus trong Giăng 4:23-24 khi chúng ta được yêu cầu thờ phượng Đức Chúa Trời “trong tâm linh.”Nhưng giờ đã đến, và đã đến rồi, khi những người thờ phượng thật sẽ thờ phượng Cha trong tâm linh và lẽ thật, vì Cha đang tìm kiếm những người như vậy để thờ phượng Ngài. Đức Chúa Trời là thần, và những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong tâm linh và lẽ thật.Hãy chú ý đến mối liên hệ. Ngoài công việc làm sống động, biến đổi của Thánh Linh Đức Chúa Trời, một người là vô hồn và không phản ứng với các thực tại tâm linh – chỉ có sự sống tự nhiên của con người (“xác thịt”). Những tội nhân đã chết về mặt tâm linh không thể trải nghiệm “sự thờ phượng thật” với Đức Chúa Trời. Họ chỉ như một sinh vật vô hồn chạy thi đường dài. Chúng ta cần Đức Thánh Linh ban sự sống để thấy Đức Chúa Trời là Đấng vô cùng xứng đáng và vinh diệu cho chúng ta đến với Ngài trong sự thờ phượng chân chính.Trong Giăng 4:20, người phụ nữ Sa-ma-ri quan tâm đến nơi thờ phượng phù hợp: “Tổ phụ chúng tôi đã thờ phượng trên núi này, nhưng các ông lại nói rằng ở Giê-ru-sa-lem mới là nơi người ta phải thờ phượng.” Chúa Jesus trả lời, “Nhưng giờ đã đến, và đã đến rồi, khi những người thờ phượng thật sẽ thờ phượng Cha trong tâm linh và lẽ thật, vì Cha đang tìm kiếm những người như thế để thờ phượng Ngài” (Giăng 4:23). Thật là một tuyên bố tuyệt vời và bao quát! Điều quan trọng không phải là bạn thờ phượng ở đâu mà là bạn có thờ phượng Thiên Chúa theo lẽ thật hay không và liệu tâm linh của bạn có thực sự được đánh thức và thúc đẩy bởi lẽ thật đó hay không. Chỉ có Chúa Jesus mới có thể nói những lời này. Sự thờ phượng không liên quan gì đến nơi chốn. Ngài là ai? Ngài là Đấng Mê-si-a đã hứa (Giăng 4:25), Ngài là “là đường đi, lẽ thật và sự sống” (Giăng 14:6), và “đền thờ mới” là nơi Chúa hiện diện vinh quang với dân sự của Ngài (Giăng 2:19, 21).Có tranh luận về cách dịch cụm từ cuối trong Giăng 4:24. Bản ESV viết, “Đức Chúa Trời là linh, và những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong tâm linh và lẽ thật” (God is spirit, and those who worship him must worship in spirit and truth). Nhưng bản NIV viết, “Đức Chúa Trời là linh, và những người thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong tâm linh và trong lẽ thật.” (God is spirit, and his worshipers must worship in the Spirit and in truth.)Sự khác biệt giữa những cách giải thích này là gì? Giăng 3:6 giải thích mối quan hệ giữa Thánh Linh và tâm linh chúng ta như thế nào?Giải thích theo lời của bạn tại sao một người phải được tái sinh để có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong tâm linh và lẽ thật?THỜ PHƯỢNG CHÚA JESUSNhững người được sinh ra bởi Đức Chúa Trời có đôi mắt mở ra để nhận ra rằng Chúa Jesus không chỉ là một giáo sư dạy đạo đức hay một nhà tiên tri tốt mà còn là “Con một đến từ Cha, đầy ân điển và lẽ thật” (Giăng 1:14). Hiểu được điều thiêng liêng này thúc đẩy tín nhân thờ phượng Chúa Jesus. Chúng ta thấy điều này trong Giăng 9:35-38 khi người mù được sáng mắt, ông “nhìn thấy” Chúa Jesus là ai.Chúa Jesus nghe nói rằng họ đã đuổi anh ta ra, và khi tìm thấy anh ta, Ngài nói, “Anh có tin Con Đức Chúa Trời không?” Anh ta trả lời, “Thưa ngài, người ấy là ai để tôi tin vào người?” Chúa Jesus trả lời: “Ngươi đã thấy người, và chính người đang nói với ngươi.” Anh ta nói: “Lạy Chúa, tôi tin,” và anh thờ lạy Ngài.Thờ phượng “trong lẽ thật” có nghĩa là loại bỏ những quan điểm sai lầm về Chúa và công nhận Chúa Jesus Christ là sự mặc khải tối cao về thuộc tính, bản chất và vinh quang của Chúa. Chúa Jesus cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng con người không thấy được. Ngài nói với Phi-líp trong Giăng 14:9:“Đức Chúa Jesus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?” Phản ứng đúng đắn của chúng ta đối với Đấng là Chân lý nhập thể, phải là tin cậy và tôn cao Ngài.Liệt kê các hoạt động mà bạn hoặc những tín hữu khác mà bạn biết nối kết với “sự thờ phượng” như thế nào?Yêu cầu của Chúa Jesus rằng chúng ta phải thờ phượng trong tâm linh và lẽ thật thách thức những giả định của bạn về ý nghĩa “sự thờ phượng” như thế nào?Chúng ta đã thấy rằng chúng ta được sinh lại bởi Thánh Linh để chúng ta có thể thấy vương quốc của Đức Chúa Trời và sau đó thờ phượng Đức Vua một cách đúng đắn, trong tâm linh và lẽ thật. Chúa Jesus yêu cầu mọi người trên thế giới xây dựng cuộc sống của mình xung quanh giá trị vô hạn của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus. Hãy cân nhắc xem bạn đang thờ phượng điều gì. Sau đó, hãy cầu xin Chúa Jesus mở mắt bạn ra với lẽ thật về giá trị tối cao của Đức Chúa Trời và đánh thức tâm linh bạn để trân trọng Ngài hơn hết thảy.ĐỌC THÊMJohn Piper, Những gì Chúa Jesus đòi hỏi (Wheaton, IL: Crossway, 2006)99-104 (Yêu cầu 12).(Kết thúc BÀI 1)
