Thứ Bảy , 23 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / NHỮNG NGĂN TRỞ ĐỐI VỚI SỰ TẠ ƠN

NHỮNG NGĂN TRỞ ĐỐI VỚI SỰ TẠ ƠN

NHỮNG NGĂN TRỞ ĐỐI VỚI SỰ TẠ ƠN

david riggs

David Riggs

Lời giới thiệu:

  1. I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18; Ê-phê-sô 5:20; Hê-bê-rơ 13:15

  1. Chàng thanh niên chia sẻ căn phòng trọ của mình với hai người bạn nữa,những người mà phải làm việc bán thời gian sau giờ lên giảng đường như anh. Họ luân phiên nhau nấu ăn, những bữa ăn mà đa phần là rau củ đóng hộp, thịt hamburger, khoai tây nướng và hầu như nuốt không nổi. Bất kể bữa thức ăn dỡ tệ như thế nào, Joe luôn luôn tuyên bố “Đây là bữa ăn tối thịnh soạn” Một tối nọ, thức ăn tệ hại hơn cả thường ngày và Joe lại tuyên bố như mọi khi. Một người trong bọn nói: “Tại sao anh cứ nói bữa ăn thịnh soạn trong khi thức ăn này không thể nào nuốt trôi?”. Joe đáp: Tôi được sinh ra trong gia đình có 11 anh chị em, mẹ tôi dành cả buổi chiều trong bếp chỉ để chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Một tối nọ, mẹ tôi gọi chúng tôi đến bàn ăn, chỉ có dĩa và ống hút trên đó. Cha tôi nhìn vào chúng và hỏi “Cái ống hút này để làm gì trên dĩa của tôi?” Mẹ tôi trả lời: Oh! Anh nhận thấy à! Đây là lần đầu tiên anh thể hiện rằng anh quan tâm đến cái gì có trong dĩa của mình”. Sau đó Joe nói: Tôi đã thề rằng tôi sẽ luôn luôn bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người chuẩn bị bữa ăn cho mình. (Trích từ “Dear Abby”)

  2. Chúng ta nên biết ơn với những điều mà mình thường được đảm bảo luôn có.

 Chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm một số điều ngăn trở chúng ta đến với sự tạ ơn, với cách nhìn để bẻ gãy những sự ngăn trở đó.

I. Điều ngăn trở thứ 1:

A. Thật thú vị rằng “suy nghĩ” và “cám ơn” cùng có nguốn gốc từ một từ trong tiếng Anglo-Saxon.

1. Thường thì chúng ta không biết ơn vì chúng ta không nghĩ đến.

2. Chúng ta không nghĩ đến những điều mà Chúa đã làm cho chúng ta.

3. Chúng ta không nghĩ đến tình yêu và sự chăm sóc của Chúa dành cho chúng ta.

4. Nhiều người trong chúng ta giống như những con cừu non tham ăn, cứ chúi mũi vào máng ăn, cứ say sưa ăn và chẳng bao giờ quan tâm xem cỏ hay thức ăn đến từ đâu.

B. Có rất nhiều chương trong Thi thiên là những bài ca tuyệt đẹp về sự tạ ơn.

Thi thiên 30:1-12; 103:1-5; 105:1-3; 106:1-3

1. Vì thế, trước giả Thi thiên này liệt kê những điều mà ông ta được ban phước.

2. Chúng ta được phước trong điều gì?

a. Chúng ta cần tạ ơn vì: những quyển Kinh Thánh mà chúng ta có, tòa nhà nơi mà chúng ta gặp gỡ, những người thầy của chúng ta, những người hướng dẫn chúng ta ngợi khen Chúa, và mối tương giao giữa anh em trong Hội thánh.

b. Chúng ta cần tạ ơn vì: được tha thứ, được sự cứu chuộc, biết lẽ thật, lòng thương xót và ân điển của Chúa.

c. Chúng ta có thể cảm tạ cho những việc to lớn nhưng thường chúng ta quên mất những điều nhỏ nhặt.

3. Bác sĩ Paul Rees kể câu chuyện có thật về một người đàn ông làm công việc đưa đón những bệnh nhân tâm thần. Một ngày nọ, sau khi bàn giao một bệnh nhân, ông nghe tiếng gọi “Anh gì ơi” khi ông đang cuốc bộ lại xe của mình. Tiếng gọi đó tứ tầng trên vọng xuống. Ngước mắt lên, người đàn ông hỏi: “Anh đang nói với tôi à? “Vâng, đúng vậy”. Người kia trả lời. “Tôi muốn hỏi anh một điều: Có bao giờ anh dâng lời cảm tạ ơn Chúa vì Ngài cho anh có một trí óc minh mẫn không”. Người tài xế ngỡ ngàng. Ông ta kể rằng, “Tôi nhận ra rằng tôi đưa đón những người như vầy gần 15 năm nhưng chưa bao giờ tôi dâng lời cảm tạ Chúa vì trí óc minh mẩn của mình.”

Thật vậy, chúng ta hãy học cách biết ơn những điều chúng ta thường xuyên được chu cấp, thường xuyên có sẵn cho chúng ta.

II. Điều ngăn trở thứ 2: Thiếu đức tin

  1. Dâng lời cảm tạ là biểu hiện tất yếu của những người xác thực đức tin trong Chúa.

   B.  Rô-ma 1:20-21 Những người mà từ chối tin thì có thể chẳng bao giờ có sự cảm tạ thật.

   C. Gia cơ 1:17 Tất cả mọi ân điển tốt lành đến từ Chúa.

1.  Nếu bạn không cảm tạ, bạn có chắc rằng bạn tin tất cả mọi thứ đến từ Chúa không?

2.  Đáp ứng hời hợt với Chúa đồng nghĩa với đức tin hời hợt, nghèo nàn nơi Chúa.

3. Ted Malone, người có chương trình phát thanh vào mỗi buổi sáng sớm ở Idaho, kể chuyện về một người chăn cừu ở Idaho, người mà viết cho ông bức thư: “Ông có thể làm ơn bỏ nốt “La” ra khỏi chương trình phát sóng của ông không? Tôi là một người chăn cừu luôn ở ngoài trang trại, không có cây đàn dương cầm bên cạnh. Tiện lợi duy nhất cho tôi đó là cây đàn vĩ cầm cũ. Nhưng nó thì không thể chơi giai điệu của nốt “La”. Vì thế nó luôn lạc giai điệu. ông có thể vui lòng bỏ nốt “La” để tôi có thể chơi đúng giai điệu trên cây đàn vĩ cầm của tôi không?” Malone trân trọng đáp ứng lời thỉnh cầu của người chăn cừu nọ. Không lâu sau, ông nhận được một danh thiếp cám ơn từ người chăn cừu nọ với lời nhắn: ”Cám ơn, bây giờ, tôi đã chơi đúng giai điệu”

4. Một trong những điều tệ hại nhất trong cuộc sống là khi một Cơ đốc nhân, thông qua sự không trung tín, trở nên “lạc giai điệu”

a. Thông qua sự ăn năn và cầu nguyện, chúng ta có thể được phục hồi mối quan hệ tương giao với Chúa và trở nên “đúng giai điệu” trở lại.

III. Ngăn trở thứ 3: Không thỏa lòng

psalm-103_1-3

A. Trước khi chúng ta có thể chân thành để tạ ơn, chúng ta phải thêm lên sự thỏa lòng.

Phi lip 4:11-12; I Ti-mô-thê 6:6-8

1.Thật quá đau lòng bởi triệu chứng “cám ơn … nhưng”

a. Họ biết ơn, nhưng không thỏa lòng.

b. Họ nói “cám ơn” nhưng hỏi “làm thế nào để tôi nhận được nhiều hơn?”

c. Họ nói “cám ơn” nhưng lại hỏi “Tại sao tôi không nhận được những thứ khác?”

B. Hãy xem những người hành hương ban đầu đã tạ ơn như thế nào.

  1. 102 người bắt đầu cuộc hành hương đường biển trên tàu Mayflower, 46 người đã chết trong năm đầu tiên.

  2. Một trong những người đồng hành với họ chỉ có ba cặp vợ chồng sống sót.

    3. Họ chỉ có vài vật dụng cá nhân và sống trong những túp lều thô sơ.

    4. Sau những năm đầu tiên khó khăn, họ có phong tục là tại bữa ăn tối của lễ tạ ơn, sẽ có năm hạt bắp trên mỗi dĩa thức ăn. Trước khi dùng bữa mỗi người được yêu cầu nêu ra năm điều mà họ muốn tạ ơn. Năm hạt bắp nhắc nhở họ rằng đã có lúc họ được phân phát bắp mỗi ngày – năm hạt bắp cho một người mỗi ngày.

     5. Thay vì than phiền về những khó khăn và nan đề, chúng ta hãy tập chú tâm vào những điều mà mình có thể tạ ơn.

IV. Ngăn trở thứ 4: Sự ích kỷ

A. Những người được Chúa ban phước phải học biết để ban phước lại cho người khác.

B. Ma-thi-ơ 18:23-35

1. Người quản gia nợ chủ với món tiền rất lớn. Mỗi ta lâng bằng 91 cân. Một cân có 16 oz. Anh ta nợ chủ 10,000 ta lâng, tương đương với 16 triệu mỹ kim. Phải làm 15 năm mới đủ để có một ta lâng. Vì thế, người quản gia này cần 150,000 năm làm thuê để trả hết nợ.

2. Đầy tớ của người quản gia này nợ anh ta 100 đơ ni ê, mức lương phổ biến thời bấy giờ cho một ngày làm việc; vì vậy, chỉ cần 100 ngày lao động để trả hết nợ.

3. Không bày tỏ lòng rộng lượng với kẻ khác chứng tỏ rằng chúng ta không biết ơn về sự rộng lượng mà Chúa dành cho chúng ta. Ma-thi-ơ. 18:35

C. Kẻ ích kỷ nói rằng:

  1. “Tại sao tôi nên cám ơn? Tôi có được mọi thứ bởi chính tôi là ra”

    2. “Tôi xứng đáng nhận nhiều hơn cái tôi đã nhận”.

    3. “Tại sao phải giúp người khác, họ đâu có giúp tôi đâu”.

D. Những người làm công việc nhận những lá thư viết cho ông già Nô en nói rằng họ nhận hàng ngàn thư yêu cầu từ trẻ em như: quà giáng sinh, những điều ước … trong dịp giáng sinh, nhưng chỉ có một lá thư ghi lời cám ơn đến ông già Nô ên vì những món quà.

1. Tôi nhận ra rằng sự ích kỷ, không có sự tạ ơn, thì được hình thành trong lòng con người từ thưở còn niên thiếu.

V. Rào cản thứ năm: Thất bại vì thờ ơ

A. Lu ca 17:11-19

1. Không nghi ngờ gì cà, chin người bệnh phong còn lại đã cám ơn vì được chữa lành nhưng họ thất bại trong việc bày tỏ sự biết ơn.

2. Hầu hết chúng ta cảm tạ Chúa vì những ơn phước Ngài ban, nhưng chúng ta thất bại trong việc bày tỏ sự biết ơn của chúng ta.

Kết luận.

  1. Chúng ta hãy quyết tâm bày tỏ lòng biết ơn với mọi người.

   B. Ở Châu Phi, có một loại quả gọi là “quả thần kỳ”. Nó được gọi như vậy bởi vì nó thay đổi vị giác của mọi người đến nỗi bất cứ thứ gì người đó ăn vào đều thấy ngọt ngào và thơm ngon. Những trái cây chua, nếu ăn vài giờ sau khi ăn “quả thần kỳ” thì trở nên ngọt và thật ngon.

1. Sự tạ ơn giống như “quả thần kỳ” của Cơ Đốc Nhân. Khi tấm lòng chúng ta tràn ngập lòng biết ơn, không có những điều dường như không hài lòng lấn chiếm tấm lòng tạ ơn của chúng ta. Tấm lòng tan vỡ, đắng cay trở nên ngọt ngào bởi lời tạ ơn.

Sự tạ ơn giống như “quả thần kỳ” của Cơ Đốc Nhân. Khi tấm lòng chúng ta tràn ngập lòng biết ơn, không có những điều dường như không hài lòng lấn chiếm tấm lòng tạ ơn của chúng ta. Tấm lòng tan vỡ, đắng cay trở nên ngọt ngào bởi lời tạ ơn.

Gánh nặng trong tâm hồn, hãy làm nhẹ gánh nặng đó bởi những lời ngợi khen, cảm tạ dâng lên Chúa.

Sự thất vọng, ngã lòng, xóa tan những nổi đau đó trong tim của bạn bằng cách thêm lên những lời tạ ơn. Kẻ đau yếu, hãy trở nên mạnh mẽ trong tâm hồn, dâng lời tạ ơn lên Chúa.

      C. Làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn của chúng ta với Chúa vì những điều Ngài đã làm cho chúng ta?

             1.  Chúng ta cần dâng lời cảm tạ vì sự cứu chuộc Ngài ban cho chúng ta.

    1. Chúng ta nên thể hiện lòng biết ơn bằng cách vâng lời Ngài.

HUONGDI MAGAZINE

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn