Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / NHẬN DIỆN TÀ GIÁO

NHẬN DIỆN TÀ GIÁO

Thứ nhất, vì thiếu nền tảng Kinh Thánh nên nhiều người không nhận ra sự giảng dạy của một cá nhân, tổ chức nào đó là tà giáo (cult, heresy).

heresy

Nhiều mục sư Việt Nam đơn sơ đến mức cho rằng chỉ có Mormon, Chứng nhân Giê-hô-va, Cơ Đốc Phục Lâm mới là tà giáo, ngoài số này ra thì không phải là tà giáo.

Tà giáo không nhất thiết phải là những nhóm người có nanh vuốt, hình dạng ghê tởm, hoặc lối sống lập dị. Không nhất thiết như thế. Tà giáo không nhất thiết phải là hành hại cơ thể, bức hiếp tình dục, lạm dụng trẻ em. Tà giáo không chỉ giới hạn trong những việc đó. Tà giáo cũng không nhất thiết phải là chối bỏ thần tính, hoặc nhân tính của Chúa Giê-xu. Tà giáo không nhất thiết là phải chối bỏ Đức Chúa Trời ba Ngôi. Tà giáo không nhất thiết là phải phủ nhận sự hà hơi, sự vô ngộ của Kinh Thánh. Tà giáo không nhất thiết là phải phủ nhận sự chết của Chúa Giê-xu để đền tội thay cho nhân loại. Không nhất thiết phải như thế. Tà giáo hiện đại tinh vi hơn nhiều. Đó là những sự dạy dỗ sai trật Kinh Thánh khiến đem đến sự thỏa mãn cái tôi của con người, hơn là sự đầu phục Chúa và sống đẹp lòng Ngài theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Phao-lô nói, những kẻ ấy sẽ xuất phát từ “giữa vòng anh em,” tức là, từ giữa Hội Thánh của Chúa mà ra. Những kẻ ấy cũng trích Kinh Thánh (Ma quỷ cũng trích Kinh Thánh!) nhưng giải kinh theo ý riêng mình, để thuyết phục người khác nghe theo mình, làm theo mình, thay vì theo Chúa.

Đó chính là điều mà James Emery White, cựu viện trưởng Viện thần học Gordon-Conwell, gọi là “sự lẽn vào của tà giáo” (heresy creep). Nếu bạn không tỉnh thức, không cẩn thận, không suy xét thì không thể nhận ra rằng những dạy dỗ tà giáo đã đi vào Hội Thánh tự lúc nào!

Trong cuốn sách “The kingdom of the cults” (Vương quốc các tà giáo), một cuốn sách kinh điển được dùng trong nhiều trường Kinh Thánh làm tài liệu nghiên cứu về tà giáo, tác giả Walter Martin lưu ý, một trong những lý do giúp cho các tà giáo tồn tại và phát triển trong lòng Cơ đốc giáo là tâm lý “dĩ hòa vi quý,” khi mà, người ta nhân danh sự hiệp một mà không nói đến những sai trật. Chúng ta thường xuyên nghe những thông điệp rằng, đừng chú tâm vào những điều khiến chúng ta chia rẽ, hãy chú tâm vào điểm tương đồng giữa chúng ta. Khi những sai trật không được nói đến, nó sẽ có cơ hội để phát triển, cho đến một ngày, Hội Thánh sẽ phải trả giá!

Những nhóm tà giáo hiện đại đã làm thay đổi giá trị trong sứ mệnh của Cơ Đốc Giáo: họ dành năng lực và sự quan tâm làm thế nào để có nhiều người theo, hơn là quan tâm đến sự thuần khiết của Phúc Âm (purity of the Gospel) mà mình rao giảng. Để làm được điều này, những buổi thờ phượng của Hội Thánh đã biến thành những buổi trình diễn kỹ nghệ giải trí như của giới showbiz. Những bài giảng trở thành những bài nói chuyện vuốt ve êm tai người nghe, hứa hẹn chữa lành hoặc giàu có, hoặc kích động cảm xúc, và họ gọi đó là “khích lệ!” Thêm vào đó, các tà giáo lại rất khéo léo sử dụng những thuật ngữ thuộc linh nên nhiều người bị mê hoặc, không nhận ra sự sai trật.

Bạn hãy đọc lại mẩu đối thoại giữa con rắn và bà Ê-va. Rắn chỉ thay đổi chút ít trong lời của Chúa, và Ê-va đã không nhận ra mưu mẹo đó. Ngày nay sỡ dĩ các tà giáo phát triển nhanh và mạnh vì nhiều người không nhận ra những dụng ý khéo léo và tinh vi của những diễn giả đang nhào nặn Kinh Thánh theo ý mình.

Albert Mohler, viện trưởng Viện thần học Southern Baptist Theological Seminary (Louisville, Kentucky), cho rằng tà giáo là kết quả của việc tắc trách trong thần học (results from theological irresponsibility), khi mà các nhà lãnh đạo Hội Thánh thiếu cẩn trọng trong suy xét thần học (theological discernment) nên đã dung nạp, chạy theo, cổ súy những sự dạy dỗ sai trật.

J.K. Van Baalen gọi tà giáo là những hóa đơn chưa trả của Hội Thánh (the cults are the unpaid bills of the church), hàm ý rằng, nếu Hội Thánh giảng dạy theo kiểu tùy tiện, thiếu tôn trọng thẩm quyền Kinh Thánh, thì việc phát sinh tà giáo là việc đương nhiên, như là một báo ứng. Giống như một người tiêu xài vô nguyên tắc thì việc phát sinh nợ nần là chuyện đương nhiên.

Hank Hanegrraff, viện trưởng Viện nghiên cứu Cơ Đốc, được biết đến một cách rộng rãi với vai trò Người giải thích Kinh Thánh (Bible Answer Man) và là một chuyên gia phát hiện tà giáo (heresy hunter) đã nhận xét: “Có những tà giáo cũng mạnh mẽ xưng nhận mình là Cơ đốc nhân, cũng tin vào thẩm quyền tối thượng của Kinh Thánh, nhưng lại bóp méo (distort) Kinh Thánh để phù hợp với niềm tin của mình.”

Thứ hai, tà giáo thường là giàu.

Bạn để ý thử xem: cái giả nào càng giống với cái thật thì nó càng lừa gạt được nhiều người. Một tờ giấy tiền vàng mã sẽ gạt được một em bé. Nhưng một tờ tiền giả tinh vi thì gạt được nhiều người lớn. Đó chính là điều Phao-lô cảnh báo: chúng sẽ quyến dụ môn đồ!

Tà giáo nào bắt chước càng giống với Kinh Thánh, càng dùng Kinh Thánh để điểm tô cho sự giảng dạy của mình, thì càng giàu, bởi vì nó lừa gạt được nhiều người.

Lấy ví dụ một tà giáo gần đây nhất là City Harvest Church (CHC) ở Singapore. Trong bài này tôi không lặp lại CHC tà giáo ở những điểm nào. Bạn hãy tự mình kiểm chứng bằng cách vào Google và gõ những chữ “Is City Harvest Church a cult?” hoặc những chữ “City Harvest Church cult”. Sau đó bạn tự đọc kết quả.

CHC trích Kinh Thánh sai bối cảnh và giảng giải theo lối đánh vào lòng tham của con người. Các Hội Thánh khác kêu gọi tín đồ dâng hiến để sai phái giáo sĩ đi truyền giáo mở mang Hội Thánh, hoặc tài trợ cho việc đào tạo người hầu việc Chúa trong tương lai, hoặc để bày tỏ tình yêu thương qua việc giúp đỡ người nghèo, phục vụ xã hội, thì nhận được những khoảng dâng nhỏ lẻ, bạc cắc. CHC có cách khác quyến rũ hơn: mỗi buổi nhóm đều có người lên micro để kêu gọi dâng hiến, rằng, hãy dâng, Đức Chúa Trời sẽ ban phước lại cho bạn gấp ba chục, sáu chục, một trăm lần! Không khí sôi động giống như một công ty bán hàng đa cấp đang tổ chức sự kiện (event) để khơi dậy lòng tham trong mỗi con người. Bạn hãy đoán xem. Có người bán nhà để dâng. Thật đấy. Người ấy được mục sư Kong Hee tôn vinh như một vị thánh!

Nhờ có những tín đồ như thế nên vợ chồng mục sư Kong Hee đổi chổ ở, chuyển từ một căn hộ trị giá 125 ngàn đô-la tại khu chung cư bình dân sang một căn hộ trị giá 9 triệu đô-la tại một khu chỉ dành cho các triệu phú. Nhờ có các tín đồ như thế nên ca sĩ Sun Ho (là vợ của mục sư Kong Hee) sang Hollywood hành nghề, sống trong căn biệt thự tiền thuê là 20 ngàn đô-la mỗi tháng. Chi phí này được tính vào dự án Crossover do CHC tài trợ! Ca sĩ Sun Ho phát hành album, có khi chỉ một album đã lỗ hàng triệu đô-la. Không sao. Đã có CHC tài trợ. Để nổi tiếng, CHC tài trợ cho Sun Ho bỏ tiền mua thời gian phát sóng trên các đài radio ở Mỹ (ở Mỹ, nếu bạn có đủ tiền thì có thể mua thời lượng phát sóng nhiều bao nhiêu cũng được). Ca sĩ Sun Ho được bình chọn là có thời lượng phát sóng radio nhiều, chứ không phải số lượng thính giả yêu thích nhiều. CHC đã lập lờ giữa hai tiêu chí này, và khoe với tín đồ về sự nổi tiếng của ca sĩ Sun Ho, là vợ của mục sư Kong Hee. Tất cả những chi phí này đều do CHC tài trợ, nhờ có những tín đồ dâng hiến bởi lòng tham lam rằng sẽ được Chúa đền bù lại gấp ba chục, sáu chục, một trăm lần. Nếu sau khi dâng hiến mà tín đồ không được thịnh vượng, CHC đổ thừa cho Chúa! Nếu tín đồ thắc mắc việc chi tiêu tài chính, họ sẽ bị gán tội nghi ngờ lãnh đạo, tấm lòng bị nhiễm độc, hoặc vô tín.

Trong đời sống và chi tiêu xa hoa của vợ chồng mục sư Kong Hee có sự đóng góp từ những đồng tiền nhịn ăn nhịn mặc của một số sinh viên và nhân viên công sở –  vốn tính toán từng cắc từng đồng khi phụng dưỡng cha mẹ hoặc phụ giúp gia đình. Họ sẵn sàng dâng khi nghe theo lời mời gọi, “Chúa sẽ ban cho bạn thịnh vượng gấp ba chục, sáu chục, một trăm lần hơn.” Ở CHC, Đức Chúa Trời trở thành ông thần tài!

Nếu bạn biết rằng ở CHC ban lãnh đạo chi tiêu xa xỉ từ những đồng tiền dâng hiến bởi tín đồ, bạn sẽ thấy rằng Kinh Thánh nói đúng: chúng chẳng tiếc bầy đâu!

Cơ chế làm ra tiền của CHC như sau:

CHC tích cực kêu gọi dâng hiến với sứ điệp rằng, hãy dâng, Đức Chúa Trời sẽ ban phước lại cho bạn gấp ba chục, sáu chục, một trăm lần, bạn sẽ được thịnh vượng. Có nhiều người nghe theo và muốn thử. Có ba trường hợp: (1) nếu anh A dâng hiến tốt và được thịnh vượng, CHC sẽ được tiếng tốt, anh A tiếp tục dâng. (2) Nếu anh B dâng hiến và rồi không được thịnh vượng, CHC sẽ đổ thừa cho Chúa. (3) Đến một lúc nào đó, anh A trong trường hợp (1) sẽ gặp hoàn cảnh giống với anh B. Nếu A và B nản mà không tiếp tục nhóm với CHC nữa thì cũng không sao, vì chanh đã hết nước. CHC lại tiếp tục chiêu dụ những con mồi mới. Có vô số con người với lòng tham sẽ được thịnh vượng muốn thử đáp ứng lời kêu gọi này.

Trong tất cả trường hợp trên, CHC đều đã nhận được tiền!

Có người mỉa mai City Harvest Church là Cash Harvest Cult, một tà giáo chỉ quan tâm làm sao để thu tiền.

Để kích động lòng tham lam giàu có của người dâng hiến, mục sư Kong Hee giảng bài có tựa đề, “Nine reasons why Jesus was not poor” (Chín lý do tại sao Chúa Giê-xu không phải là người nghèo). Bạn hãy tự tìm bài giảng này trên internet và tôi đố bạn nhịn cười được khi nghe kiểu giảng dạy cượng giải Kinh Thánh của mục sư Kong Hee, kiểu nói lấy được, và đặt vào miệng Chúa Giê-xu những lời Ngài không nói.

Đã có nhiều bài viết đề cập đến thứ Tin lành thịnh vượng mà CHC rao giảng. Bài viết này không phân tích đến khía cạnh đó.

CHC rất giàu, và có thể nói là những người đăng ký khai sinh ra nó đã có toan tính ngay từ ban đầu. Vợ chồng mục sư Kong Hee đăng ký khai sinh cho CHC là một tổ chức từ thiện (charity), chứ không phải là một tổ chức tôn giáo. Nguồn thu chính yếu của CHC là những khoản tiền dâng hiến, quyên góp (donations) của tín đồ.

Theo một thống kê, các tổ chức từ thiện trên thế giới dành khoảng 90% thu nhập cho các hoạt động phục vụ xã hội, và 10% thu nhập để duy trì sự tồn tại (chi phí cơ sở, nhân viên, phương tiện…). Tỉ lệ này ở CHC sẽ khiến bạn bất ngờ: CHC dành 7% thu nhập để phục vụ xã hội, và 93% thu nhập để phục vụ chính mình! Bạn hãy thành thật với lương tâm mình: bạn có suy nghĩ gì về cách xài tiền của một tổ chức từ thiện như thế? Cho đến khi vụ án tại CHC được đem ra tòa hình sự, người dân Singapore mới biết được điều này, họ rất bất bình.

Người Việt Nam có câu ca dao:

“Vai mang túi bạc kè kè

Nói quấy nói quá, người nghe rầm rầm

Trong lưng chẳng có một đồng

Lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe”

Vì thế, người ta rất thích nghe theo CHC, rất thích bắt chước theo CHC. Trong khi đó, từ lâu đã có những học giả cảnh báo hiểm họa từ CHC, nhưng đều bị bỏ ngoài tai.

Gần đây, khi mục sư Kong Hee là lãnh đạo khai sinh của CHC bị ra tòa hình sự vì tội thâm lạm ngân quỹ Hội Thánh hàng chục triệu đô-la, thì CHC tích cực làm “pi-a” (nói trại từ chữ PR – Public Relations) để xây dựng lại hình ảnh. Nhiều phái đoàn được gửi đi các nước, nhiều bất thường so với những năm trước, vừa để thanh minh, trấn an, vừa để cải thiện hình ảnh.

CHC có hẳn một cái gọi là “Cyber Force Task” (lực lượng chiến đấu trên mạng) có nhiệm vụ lên mạng internet để “làm chứng tốt” cho CHC. Giống y hệt đội ngũ “dư luận viên” ở Việt Nam!

Tại sao nói rằng cuộc chiến chống tà giáo là đắt đỏ, nên không ai muốn vương vào? Khá dễ để trả lời câu hỏi này. Khi bạn đối đầu với một đối tượng giàu có, thì bạn sẽ gặp những bất lợi sau: (1) bàn dân thiên hạ có khuynh hướng nghe theo người giàu, (2) người giàu có nhiều phương tiện hơn để áp dụng chiêu thức “cả vú lấp miệng em”, (3) người giàu có tiền nhiều hơn để gây sức ép lên các mối quan hệ xung quanh bạn. Biết đâu, họ gây áp lực khiến sếp đuổi việc bạn, hoặc vợ/chồng của bạn bị mất việc! Trong lịch sử, đã có những người vì vạch ra những sai trật của giáo hội mà bị truy sát, hoặc chặn mọi cơ hội tìm kiếm việc làm, chặn mọi cánh cửa để tìm kế sinh nhai.

Tại sao nói rằng cuộc chiến chống tà giáo là đắt đỏ, nên không ai muốn vương vào? Khá dễ để trả lời câu hỏi này

Marc Ronez là một chuyên gia về Quản trị rủi ro doanh nghiệp, một nhà tư vấn hoạch định chiến lược, đang nhóm tại CHC. Anh có cái nhìn của một chuyên gia đầy hiểu biết sâu và rộng về những vấn đề tại CHC. Bài phân tích của anh rất khách quan, rất hay, rất sâu sắc. Bạn có thể đọc thêm tại đây:

http://marcronez.wordpress.com/2013/08/04/city-harvest-case-part-3-the-opportunity-makes-the-thief/

Trong bài viết của mình, anh Marc Ronez có bức hình minh họa cho tín đồ tại City Harvest Church.

Cả một bầy vật (không rõ chính xác là loài vật gì – có vẽ như là những con chiên) đang đi đến chổ lao xuống vực.

Những con đi trước đã rớt xuống vực sâu.

Một con đi phía sau cất tiếng, “Đợi đã…Hình như có gì đó không ổn”

Có tiếng đáp lại, “Im đi, đồ khờ. Cứ làm theo những gì đã được bảo. Mày sẽ được lợi!”

leminhdatms
Mục sư Lê Minh Đạt.

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn