Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / TÀI SẢN MỀM CỦA NƯỚC MỸ

TÀI SẢN MỀM CỦA NƯỚC MỸ

TÀI SN MỀM CỦA NƯỚC MỸ

taisanmem

Mới lập quốc hơn 200 năm, nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu.

C Tng thng J. F. Kennedy tng bày t rõ ràng v giá tr ca tài sn M: “Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì mt quc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình“.

Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1,3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước, nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hi… vì h đã tng tri qua bao thi vàng son cũng như khốn khổ. Hoa Kỳ thì ch mi lp quc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu.
Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh c
ãi, trong góc nhìn ca tôi, 5 tài sn mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:

  1. Niềm tin của người dân

Nếu hỏi một người Mỹ là họ tin vào cái gì, ngoài đức tin vào tôn giáo riêng, câu trả lời sẽ là một giao ước xã hi (social contract). Điều kiện đầu tiên của giao ước là tôi bình đẳng và tự do trước mọi cơ hội để mưu tìm hnh phúc cho mình và gia đình, t vt cht đến tinh thần. Tôi có thể là một đứa bé da mầu, lớn lên trong khu ổ chuột nhưng tôi vẫn có thể làm tổng thống hay là người giàu nhất nước Mỹ hay một văn nghệ sĩ tăm tiếng. Độ cao hay thấp của hành trình hoàn toàn tùy thuc vào kh năng và ước muốn của tôi.
Sau đó, tôi được chính phủ cam kết là không ai có quyền can thiệp hay ngăn trở bất cứ hành vi nào của tôi miễn không phạm pháp. Căn bản cũng như chi tiết của hệ thống pháp luật này phải được xây dựng hay hủy bỏ với sự đồng thuận của đa số cử tri hoặc người đại biểu do dân bầu. Và tôi tin rằng trước pháp luật, tôi sẽ được xét xử bởi những người dân khác (bồi thẩm đoàn) hoàn toàn độc lập với mọi quyền lực có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Theo giao ước, để đánh đổi các quyền lợi trên, tôi phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của những công dân khác, qua bổn phận đóng thuế hay nhập ngũ. Một phần tiền thuế sẽ được dùng để cứu giúp và tạo một mạng lưới an toàn (safety net) cho những công dân kém may mắn. Điều tranh c
ãi thường xuyên ở đây là chính phủ được quyền lấy bao nhiêu tiền của tôi để làm chi phí điều hành cho bộ máy và bao nhiêu để giúp người khác? Đây cũng là đề tài chính cho bao cuộc vận động tranh cử tại mọi tầng lớp xã hi.
Dù th
ế nào, đa số người dân Mỹ tin vào giao ước xã hi này và nhng nhân quyn cùng s t do tim n bên trong. Nim tin là nn tng chung cho mi thành phn trong s vn hành quc gia và nó to s bn vng cho mi kế hoch, ngn và dài hn, ca cá nhân hay ca chính ph.

  1. Văn hóa M quc

Sau những đợt di cư đầu tiên từ Âu châu vào thế kỷ 18, nước Mỹ bắt đầu m ca rng rãi đón nhận mọi sắc dân từ khắp thế giới. Họ đến với một “giấc mơ Mỹ quốc” (American dream), họ chấp nhận giao ước xã hi nói trên và đã không ngng cùng nhau to dng mt nn “văn hóa Mỹ quốc” vô cùng đa dạng nhưng đặc thù, vô cùng năng động nhưng giản dị và minh bạch.

Có nhiều điều để học từ nước Mỹ. Bài viết này rất đáng để đọc.
Căn bản của nền văn hóa dân gian này là sáng tạo trong trí tuệ, hăng say trong công việc, chơi đùa và mua sắm thỏa thích, tôn trọng riêng tư, không ngần ngại sử dụng quyền lực của mình, minh bch trong thông tin, ci m thân thiện với người lạ và ý tưởng mới, không trừng phạt thất bại và tiếp tục cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Trên hết, người Mỹ lạc quan vào sự thành công tối hậu của mục tiêu đời mình. Dĩ nhiên, mặt trái của văn hóa Mỹ cho thấy nhiều nhược điểm. Như một đứa trẻ giàu có, xã hi M khá ngo mn và không quan tâm nhiu đến văn hóa truyn thng ca nhân loi. Câu nói “my way or highway” (li ca tôi hay li xa l = không theo tôi thì cút đi) thể hiện trong nhiều hành xử của người Mỹ từ chính trị đến kinh doanh. Nhưng đứa trẻ này lại rất sáng tạo trong thời đại của tri thức, tạo nên những tài sản quý báu cho kho tàng nhân loi, t y tế đến nông nghiệp, từ IT đến giáo dục, từ tài chính đến chính trị.

taisanmy

  1. Nguồn trí tuệ và tài năng

Ngày xưa, mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Ngày nay mi tài năng đu tìm v đấu trường Mỹ. Trung tâm quyền lực chính trị và quân sự tập trung tại Washington DC; tháp cao tài chính nằm ở Wall Street; trung tâm phim ảnh là Hollywood; thế giới của công nghệ cao chọn Silicon Valley làm điểm tựa; và đỉnh cao trí tuệ là liên minh giáo dục của các đại học Ivy League.
Niềm tin về giao ước x
ã hi và văn hóa cởi mở là lý do chính cho s du nhp ca các tài năng thế giới. Đất lành thì chim đậu. Sự lựa chọn môi trường Mỹ để phát huy sáng tạo và xây dựng sự nghiệp của họ là một minh chứng hữu hiệu gấp ngàn lần những khẩu hiệu rỗng tuếch hay chính sách đãi ng trên giy t.
Nh
ư một nàng con gái đẹp, thông minh, đảm đang… nước Mỹ không thiếu những chàng trai trẻ xếp hàng cầu hôn. Ngay tại những quốc gia mà dư luận thế giới cho là có thể vượt mặt Mỹ trong vài chục năm tới như Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ… các tài năng địa phương này đã và đang ào ạt mua vé “một chiều” qua Mỹ. Trong một nền kinh tế kiến thức, tài năng là nhng viên ngc quý cho đội ngũ và Team America chắc còn nm li thế cnh tranh này trong dài hn.

  1. Thương hiệu quốc gia

Tám trong 10 thương hiệu hàng đầu của thế giới là của Mỹ. Dù Made in Japan và Germany có thể hấp dẫn khách hàng trong vài ngành nghề và công nghệ, Made in USA tiếp tục hưởng một premium (giá nâng cấp) khá cao trong suốt 100 năm qua. Không phải thương hiệu Mỹ không có thử thách và đối thủ nặng ký. Trong thp niên 1980 và 1990, k ngh ô tô M b lão hóa và Toyota, Honda nhy vào v thế hàng đầu tại Mỹ về chất lượng và doanh thu. Nhưng GM, Ford và Chrysler đã phc hi nhanh chóng và thương hiệu Mỹ về ô tô lại chiếm thế thượng phong trên thị trường. Trong ngành điện thoại di động, Nokia và RIM (Blackberry) đã nm thi cơ và dẫn đầu thị trường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lại sáng tạo và thay đổi cuộc chơi với công nghệ và ứng dụng mới. Ngày nay, hệ điều hành của Apple và Google Android đã thng lĩnh th phn. Sự thay máu nhanh chóng của tư duy, tầm nhìn và trí tu M là mt vũ khí rất năng động để giữ vững giá trị của thương hiu khi đi din vi cnh tranh.

  1. Cơ chế chính trị và xã hi

Sau cùng, các tài sản mềm trên lại được quản lý bi mt cơ chế vô cùng bền vững suốt lịch sử non trẻ của Mỹ. Yếu tố chính là sự phân quyền rõ rt của 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp Mỹ không cho phép một bộ phận nào có thể thao túng một bộ phận khác bằng các cuộc bầu cử độc lập và tự do; cũng như việc chia quyền để các chính phủ tiểu bang và địa phương không bị sự khống chế của chính phủ liên bang (trung ương).
Cẩn thận hơn, các nhà khai sáng nền dân chủ Mỹ c
òn đặt tự do ngôn luận vào đệ tứ quyền (quyền lực thứ 4) để đảm bảo minh bạch và đầy đủ thông tin t các mng truyn thông. Cơ chế nào cũng đều tồn tại những sai lầm hay xung đột mâu thuẫn. Tuy nhiên, nền tảng phân quyền và dân chủ tạo nên một minh bạch rất cần thiết để ngăn ngừa sai phạm. Những tranh luận tự do khắp nơi khắp lúc đem đến cho người dân một cảm nhận là họ đang tham dự vào việc điều hành đất nước và mọi quyết định quan trọng về hướng đi của chính sách công phải được sự đồng ý ca h. Cơ chế này là yếu tố quan trọng để tạo niềm tin.
***
Tóm lại, có thể thấy trong lịch sử cũng như hiện tại, vị thế của nước Mỹ được xây dựng không phải chủ yếu dựa trên chiến lược tà
i chính, sc mnh quân s hay th thut chính tr,… Chính các tài sn mm quý báu mi là nhân t trng yếu giúp quc gia này gi vng v thế. C Tng thng J. F. Kennedy tng bày t rõ ràng v giá tr ca tài sn M: “Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn đ phán xét các s kin bt n, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì mt quc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình“.

TS. Alan Phan (Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa)

*T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chính của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn