Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / truyện ngắn / ĐẦU HÀNG

ĐẦU HÀNG

ne

“Con sẽ không bao giờ; không bao giờ lấy giáo viên làm vợ.” Đó là cách nói ngạo mạn, ngông cuồng và ngang ngược của một thanh niên nọ. Cậu ta nhìn vào người cha và dõng dạc nói với ông một cách nghiêm chỉnh khi ông cho biết có ý muốn cậu ta tiến đến kết hôn cùng với con gái của một người bạn là thầy giáo bị thất sủng trong vùng. Lý do mà cậu ta từ chối không phải vì cô giáo trẻ kia không xinh đẹp, hay không có tài, nhưng chỉ vì một lý do rất đơn giản, cô ta là một sinh viên trong trường sư phạm, tương lai sẽ là một cô giáo.

“Bố nhớ nhé!” Cậu nói liến thoắng. “Khi con lớn lên, con sẽ không bao giờ lấy giáo viên làm vợ. Bố có nói gì hay bảo sao cũng thế thôi! Con đã quyết định như vậy, nếu là giáo viên thì dù có cho vàng con cũng không thèm.” Ông bố nghe cậu con trai mới lớn nói vậy và ông cười ruồi.
“Vâng! Đó là bố chỉ đề xướng vì nhà người ta có nề nếp, có gia phong…”.  Nói vậy nhưng khuôn mặt của người cha cũng hiện lên nỗi không vui.

“Bố sẽ không ép con. Nhưng hình như người ta bảo, ‘ghét của nào Trời trao của đó con ạ, đừng quá lớn tiếng tự phụ và hứa với mình nhé…” Ông điềm đạm khuyên bảo người con trai ngỗ ngược.

Không chịu nghe thì thôi, cậu ta còn gân cổ lên và nói tiếp.

“Đây là lời con tuyên bố! Con sẽ lấy cô thôn quê làm vợ, con sẽ lấy cô làm nghề chài lưới làm vợ. Con sẽ lấy cô công an, con sẽ lấy cô bộ đội, con sẽ lấy… nhưng dứt khoát sẽ không bao giờ động tới đám giáo viên!”.

Người bố đã từng là một thầy giáo. Ông thuộc thành phần thầy đồ truyền thống đúng ”mác” nhưng sinh ra trong buổi giao thời cho nên bị thất sủng. Vì thể chế chính trị trong quốc gia thay đổi cho nên cả đời ông không bao giờ một lần nữa được hành nghề mà ông đã từng lao tâm mài dũa. Tuy không còn được làm thầy trong trường, trong lớp của nhà nước nhưng ông cũng không bao giờ bỏ nghề mà luôn luôn kiềm cặp chăm nom những đứa con của ông cho nên người. Chính ông đã từng hứa với các con của mình rằng, “Bố có thể là vô dụng cho thể chế chính trị của quốc gia này… Nhưng bố sẽ không bao giờ là vô dụng với các con.” Ông giữ đúng lời hứa và không ngừng tìm cách ảnh hưởng tới các con của mình với cách tư duy truyền thống và bảo thủ của ông.

Có lẽ cũng chính vì vậy mà cậu con trai gần út của ông, là một trong những con người khác tính với tất cả những người con khác. Cậu ta chẳng giống ai. Chính ông bố cũng không hiểu lý do tại sao bỗng nhiên trong nhà ông lại có một thằng con trai ngang ngược và lì lợm. Nhiều khi trong bức xúc đã gọi con ông là thằng Ô-tô-ma-tic, có nghĩa là máy móc, sống theo bản năng nhiều hơn lý trí.

Nghe con mình nói những lời thẳng thừng như vậy và ông đành lắc đầu. Không hiểu lý do tại sao thằng con này lại dứt khoát muốn đoạn tuyệt với những ai trong ngành giáo dục, một truyền thống của gia tộc ông. Nhưng với cậu, đơn giản chỉ vì trong nhà đã có quá nhiều giáo viên, đủ cấp và đủ loại. Chị gái rồi em gái cũng là giáo viên. Các anh em trong họ cũng là giáo viên. Dòng họ của cậu ta đã bao nhiêu đời  cứ tiếp nối nhau với cái nghiệp  làm nhà giáo.

Khi còn trẻ tuổi cậu ta còn ngang tàng bảo với mọi người, “Cái dòng họ gì mà kỳ cục… hễ ra khỏi cửa là gặp thầy giáo và cô giáo. Từ đám đầu râu tóc bạc cho đến mấy người trẻ tuổi mới ra trường…”. Mà làm người theo nghề cũng rất dễ bị biến chứng bởi nghề nghiệp, giáo viên thường bị căn bệnh hay lên lớp. Và vì cậu là đứa trẻ không giống ai cho nên lúc ở nhà đã hay bị lên lớp, rồi khi ra đến ngõ thì cũng lại bị các cô, các chú, các bác, các anh chị trong họ nội ngoại lên lớp. Vào đến trường học thì ôi thôi; khỏi phải nói đến vấn đề bị lên lớp. Đây là chuyện thường tình như cơm bữa. Cậu bị lên lớp nhiều cho đến nỗi ước gì mình không có cái lỗ tai để khỏi phải nghe. Nhưng làm sao có thể bịt được lỗ tai? Do vậy mà nhiều lúc tức tối, lúc nổi máu bất kham, cậu chống đối và phản nghịch ra mặt.

te-1

Thật ra giáo viên không có gì tồi, cậu nghĩ. Bố và người thân cùng các anh các chị em gái thì không có gì là tồi. Người thân trong dòng họ cũng không có gì tồi. Họ là những nhà giáo xuất sắc từ bao nhiêu đời nối lại và họ rất tự hào với cái nghề trồng người truyền thống này của dòng họ. Cái lý do chính đáng nhất để cậu ta muốn xa lánh các nhà giáo là khi mới vào học năm lớp sáu, do khác người và cũng là do ngỗ ngược, thích nghịch hơn là thích học, cho nêncậu bị cô giáo chủ nhiệm chiếu cố một cách rất đặc biệt. Cô đã quyết định cho cậu trẻ bất kham này nếm mùi cay đắng bằng phương pháp mà chỉ có cô mới có thể làm; là đánh đúp cậu, bắt cậu ở lại lớp, bất chấp đó là một học trònghịch nhưng rất sáng dạ.

Một năm học lưu ban là một năm bị tra tấn, bị đày đọa. Sáng sáng khi đi học cùng các bạn bè khác cùng lứa tuổi, là người họ hàng cùng trong lối xóm, mànhững người này học dốt hơn cậu ta rất nhiều nhưng vì họ ngoan ngoãn vàsẵn sàng tuân theo khuôn đã rập cho nên phần thưởng của họ là tất cả đều được lên lớp bảy. Cả một năm học phải ngồi nghe các bài giảng y sì, không có gì thay đổi là cả một năm ngán ngẩm và xấu hổ, do đó càng ngày cậu càngtrở nên ‘mất dạy’ hơn. Cậu còn bị gia đình, bị những thầy cô trong dòng họ tặng thêm cho một cái tên vô cùng độc địa, thằng ‘Ba Đúp.’

Và khi bị réo gọi tên ‘thằng Ba Đúp’ thì máu trong tim của cậu ta tưởng như sôi lên sùng sục. Khổ nỗi, nông thôn Việt Nam và tính con người Việt Nam là thích trêu thích chọc. Người ta trêu chọc nhau cho đến khi không còn đường nào mà chạy. Nỗi đau ấy ám ảnh và hình thành trong tâm trí của cậu một ý nghĩ tự nhiên rằng, giáo viên phải là những con người từ ngoài hành tinh rơi xuống. Giáo viên là những con người của hiện tượng, người của sao Hỏa, xuống trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là để đày học trò.

Cái oái oăm đáng ghét nhất của thời mà cậu đi học đó lại mọi người phải làm theo khẩu hiệu. Học trò mà ngang ngược không nghe theo thầy cô thì phụ huynh sẽ bị mời tới họp, và các phụ huynh của các trẻ em nghịch ngợm cũng bị lên lớp đến mất mặt. ‘Phụ huynh của trẻ em trong một nước xã hội chủ nghĩa thì phải đưa con em họ đi vào nề nếp của mái trường chủ nghĩa xã hộithân yêu…’ Trong khi đó phụ huynh lại là những con người của truyền thống mà cái bệnh sĩ ‘thọ tử hơn thọ nhục’ đã ăn vào tận xương tận tuỷ của họ. Nên khi đi họp chung với các phụ huynh khác mà lại bị lên lớp trước mặt mọi người, bị nêu đích danh về thành tích tệ hại của con cái thì sau buổi họp phụ huynh thì những ngón đòn trừng phạt như để ‘báo thù’, những chú nhóc tì luôn bị gia đình tìm mọi cách để cưa sừng, cắt đuôi. Những giáo viên trong gia đình và trong dòng họ cậu thì chỉ muốn làm sao cho cái thằng Ba Đúp này không tác yêu tác quái và không làm xấu mặt gia tộc. Với cậu, trong những năm tháng tuổi trẻ đó thì giáo viên, không biết ở cấp nào, họ đều là những người ngoài hành tinh. Giáo viên không phải là người, cũng không phải là hạng ‘chúng sinh’ bình thường.

Khi vào đời, nhóc tì năm xưa nay đã là một thanh niên cường tráng, nhanh nhẹn và sắc xảo, có đầu óc quan sát và phân tích hiện tượng khá khác biệt. Cậu có vẻ trầm tính lại hơn, cậu ta cũng muốn có bạn gái và cũng luôn luôn ấp ủ cho mình có một gia đình hạnh phúc. Cậu vẫn luôn luôn ghi nhớ là sẽ không bao giờ làm bạn, không bao giờ giao kết với những ai là giáo viên. Hễ nhìn thấy ai đeo kính cận và có cái nhìn sáng láng mang tính cách của một con người ra dáng là giáo viên thì trong tâm trí của cậu như có ra-đa báo động, ‘giáo viên, người ngoài hành tinh… cấm động tới.’ và cậu tạo mọi điều kiện để tránh mặt.

Cậu càng lẩn tránh giáo viên bao nhiêu thì càng bị cô đơn bấy nhiêu. Nhiều khi chính cậu nghi ngờ rằng liệu mình có bao giờ bình thường để có thể có một hạnh phúc gia đình cho riêng mình. Rồi khi cậu ta đến định cư ở một quốc gia khác. Ở cái tuổi gần ba mươi cậu ta mới quen một người con gái, cô ta cũng vô tình thường hay đeo mắt kính cận, và phải nói rằng cô ấy rất thông minh. Sau thời gian quan sát và làm bạn với nhau cậu ta hỏi han và đi ngay vào vấn đề nghề nghiệp.

“Em làm nghề gì?”

Cô gái kia không hề biết ngọn ngành của câu hỏi và trả lời chân thành, “Em làm nhân viên của bộ Xã Hội.”

“À nhân viên của bộ xã hội… cô ta làm công tác của bộ xã hội… Không phải là giáo viên.” Cậu ta thở phào và như vậy chiếc ra-đa của cậu ta đã bị tháo xuống, đem cất đi. Hệ thống phòng thủ tự vệ cũng hoàn toàn được nới lỏng. Cậu ta tiếp tục quen và phát triển tình bạn. Cậu ta hứng thú và luôn luôn nói với chính mình. “Thế là ta đã có một cô nàng không phải là người ngoài hành tinh, cũng không phải là phụ nữ hiện tượng là bạn…” Và họ quen rồi rất thân với nhau. Họ đã trở thành là hai người bạn tri kỷ và yêu nhau đắm đuối.

Bẵng đi một thời gian, ra-đa của cậu ta không còn xử dụng để chạy báo và phát hiện ra giáo viên nữa. Trong một lần đi chơi cậu ta nghe cô bạn gái nói rằng bên bộ xã hội sẽ cắt giảm nhân viên và những công sở của nhà nước sẽ dần dần bị tư hữu hóa để tư nhân làm việc cho hiệu năng hơn để tiết kiệm ngân sách của chính phủ.

Cậu liền hỏi.

“Thế là bây giờ em sẽ phải đi xin việc mới đúng không? Vậy em sẽ làm nghề gì?”

Không một khoảnh khắc suy nghĩ người bạn gái cho hay cô ta không làm việc cho bên xã hội nữa thay vì cô đã xin vào làm cô giáo trong trường trung học vì cô đã có cả bằng cấp này.
Cô bạn gái của cậu thổ lộ thêm.

teach

“Em sẽ quay trở lại trường và đi dạy tiếng Nhật vì ngôn ngữ này đang rất cần cho học trò nơi đây.” Rất tự tin, cô còn bày tỏ. “Em là người của Chúa cho nên em thiết nghĩ, cái nghề làm giáo viên cũng rất đắc dụng…” Cô không bao giờ biết rằng người bạn trai của cô ta vẫn nhớ lời hứa với bố của mình là, ‘không bao giờ… không bao giờ lấy giáo viên làm vợ. Cho vàng cũng không thèm.’” Ngay sau khi nghe cô thổ lộ là sẽ quay trở lại trường học và chọn nghề đúng sở trường của cô ấy là sẽ làm một giáo viên. Cô còn hùng hồn cho hay thêm.

“Ngành đó sẽ rất tốt. Là thầy cô trong trường em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những học sinh mới di dân đến đây… và sẽ có nhiều thời gian cho con cái trong tương lai khi em lập gia đình…”

Nghe cô nói như vậy, chàng thanh niên tá hoả đến sa sẩm cả mặt mày. Y như là bị võ sĩ thượng thặng dồn lực tặng cho một cú đấm thôi sơn vào giữa mặt. Cậu choáng váng, không còn biết nói gì hơn mà chỉ lắp bắp.

“Thế là em sẽ trở thành cô giáo chứ gì?”

“Vâng!” Cô trả lời ngọt sớt. Không những chỉ trả lời như vậy mà cô còn nghiêng nghiêng khuôn mặt bày tỏ niềm tự hào của một người sẽ trở về với ngành nghề làm một nhà giáo.
Cô hoàn toàn vô tư và không hề biết một chút gì về những suy tư trong tâm trí  của người bạn trai. Cô mạnh dạn nói thêm.

“Em đã nộp đơn và cách đây hai tuần bộ giáo dục đã nhận đơn của em và chỉ còn bốn tuần nữa là em sẽ không làm việc cho bộ xã hội mà chuyển sang làm người của bộ giáo dục.”

“Giáo viên… người của bộ giáo dục..!” Cậu đăm chiêu.

Nhưng khi này cậu cũng đã là người của Chúa và tâm hồn của cậu ta đang được đốt cháy bởi lời Chúa và Đấng Thánh Linh của Ngài. Trên đường về nhà cậu lo âu suy nghĩ. “Tại sao ta đã tránh; cố né tránh và không làm bạn với các cô giáo, ngay cả không đến cùng với người cùng dân tộc mà sang cả cộng đồng khác tìm người. Vậy mà không hiểu sao lại cứ gặp phải… baààà giááááooo viiiiêêêên?”.

“Đám người ngoài hành tinh này sao mà khó tránh đến thế!” Tuy bây giờ cậu không còn phải là con người trẻ tuổi bồng bột như ngày xưa, không còn ngỗ nghịch, ngang ngược và phản nghịch của thủa thiếu thời nữa và Đấng Thánh Linh của Chúa đang làm cuộc phẫu thuật mổ xẻ trong tâm hồn cậu. Nhưng vì bực mình với đời, với Chúa và với người bạn gái cho nên cuối tuần đó cậu quyết không đến thăm người yêu như những cuối tuần trước, thay vào đó là ngay từ sáng sớm cậu lên xe chạy một mạch vào ngay giữa vườn quốc gia mênh mông. Cậu bỏ xe và lếch thếch đi bộ một mình vào sâu trong rừng. Chính trong khu rừng vắng tanh này đây, không có ai mà chỉ có một mình cậu với thú rừng, chim muông, đá và cây cối. Cậu lớn tiếng thét to.
“Chúa ơi! Sao Ngài khéo vẽ là vậy? Sao Ngài khéo vẽ đến thế? Ngài không cho con làm người trong quân đội. Ngài lôi con ra khỏi chiến trường… Ngài đày con… và lôi con đi đến đủ nơi đủ chốn và đối diện với đủ mọi nan đề… Ngài biết con đã to tiếng hứa với bố đẻ của con là, ‘sẽ không bao giờ… không bao giờ lấy giáo viên làm vợ…’ Hôm nay con là con cái của Ngài. Chính Ngài đã mang con lại với cái thời của ngày xưa và lời hứa to với cha mẹ của con. Hôm nay người bạn gái, người mà con đang yêu đắm đuối và sẽ là vợ trong tương lai của con lại sẽ là giáo viên… Chúa ơi! Sao Ngài khéo vẽ là vậy?”

Trong vườn quốc gia yên tĩnh, một mình với rừng, cậu quát thét… rồi cũng chán, cũng mệt và ngồi phịch xuống nghỉ trên một tảng đá rất lớn. Vì vội đi cho nên cậu ta quên không mang theo nước uống. Cơn khát làm cho cậu khôđến như cháy họng, và cậu ta bắt buộc phải lần theo mạch suối để kiếm nước uống tạm để trở về nơi chiếc xe của mình. Cũng chính trong lúc này đây, khi yên tĩnh bên suối nước, Chúa như đã hiện diện và mang cậu ta trở lại với hoạt cảnh để nhìn ra cảnh bị thương và thất lạc trong rừng sâu năm xưa khi chỉ còn chờ đợi cái chết cập kề. Trong khoảnh khắc yên tĩnh đó, lời Chúa như nhắc nhở vào trong tâm khảm đang hậm hực của cậu.
“Ai đem con ra khỏi chốn rừng sâu năm xưa?”

“Ai cứu con trong bom đạn của chiến trường? Ai chu cấp? Ai bảo vệ và aimang con đến đây???” Cậu choáng váng không thể trả lời. Tiếng của Chúa như phán thêm vào trong cõi lòng đang bực tức đó rằng. “Không phải cách đây một thời gian con đã hứa trao đời của con cho Ta và hứa cho ta Ta có toàn quyền dẫn dắt? Không phải con đã hứa là sẽ thờ phượng Ta và chỉ mỗi một mình Ta mãi mãi không thôi?” Bỗng nhiên trong rừng sâu nhìn ra hoạt cảnh cậu oà lên khóc ròng vì xúc động khi biết có Chúa hiện hữu.

“Hãy quay trở về và tiếp tục tin cậy vào Ta. Ta đang dẫn dắt con đi trên con đường mà con chưa bao giờ mơ tới. Hãy về ngay; hạnh phúc này là Ta ban cho con!” Trong yên tĩnh cậu nhớ lại như lời Chúa nhắc nhở.

“Không phải cách đây vài đêm con đọc trong Thi Thiên và lời Ta bảo rằng, ‘…Ta là Đức Chúa Trời ngươi, Đấng đã đem ngươi lên khỏi xứ Ê-díp-tô: Hãy há hoác miệng ngươi ra, thì ta sẽ làm cho đầy dẫy?’”

Ngay trên hòn đá cạnh bờ suối đó cậu ta nhận biết sự hiện diện của Chúa và phủ phục trong sự thống hối và ăn năn cùng Ngài. Đêm đó khi về đến nhà cậutắm rửa và cầu nguyện khẩn thiết, và ăn năn trao lại đời của mình cho Chúa. Ngay cả lời hứa độc địa năm xưa của cậu cũng đem trao lại cho Ngài.

Vừa thông công với Chúa xong thì điện thoại reng reng reng reo lên.Cậu bắt điện thoại và tiếng ở đầu dây bên kia không phải là ai khác mà chính là tiếng của người bạn gái, một cô giáo trong tương lai gần.

“Anh anh. Anh đi đâu cả ngày hôm nay? Em đến tìm anh mấy lần trong cả ngày mà em không gặp… Em hơi lo…”

Nghe giọng nói chân thành của người bạn tri kỷ mà cậu không thể nói dối mà thổ lộ rất thật của cõi lòng.

“Anh đang muốn tránh mặt em trong một ngày. Anh chạy xe một mình đến công viên quốc gia và muốn tìm một chút an bình của Chúa.”

Ở đầu dây bên kia tiếng của cô nàng vẫn nhỏ nhẹ bình tĩnh thay vì chất vấnvề lý do tại sao lại cố tình tránh mặt mình như anh ta vừa nói, cô hỏi thăm.
“Anh có cả ngày một mình trong rừng cùng Chúa để tìm an bình. Anh có tìm thấy an bình hay không? Anh anh san sẻ kinh nghiệm đó với em nhé.”

“Có! Anh đã tìm ra một sự an bình… Anh đang ăn năn cùng Chúa của anh…”

“Vậy, em sẽ để anh tận hưởng thời gian an bình và ăn năn cùng Chúa… À mà vào cuối tuần sau chúng mình có thể gặp nhau hay không, hay anh lại muốn vào rừng để tìm Chúa, và tìm an bình?”
“Có! Chúng ta nhất định sẽ gặp nhau… Anh cũng có việc rất hệ trọng muốn bàn với em.”

“Em sẽ đợi để nghe về việc hệ trọng đó.”

Đêm hôm đó, cậu quay trở lại với Chúa về việc bạn tri kỷ, người mà cậu đã thật sự yêu thương và hy vọng sẽ cưới cô làm vợ nhưng chỉ một nan đề nổi cộm, đó là ‘giáo viên’.

“Chúa ơi! Bây giờ con biết làm sao? Chẳng có lẽ con cứ cứng cổ làm theo ý con… và sẽ chối bỏ tình bạn tri kỷ và chân thành của người bạn gái chỉ vì cô ta là giáo viên…?”

UÔNG NGUYỄN

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn