Người đàn ông ném đống quần áo của vợ ra sân kèm theo tiếng quát :
– Mầy đi ra khỏi nhà nầy, thứ đàn bà ăn cơm nhà lo việc thiên hạ
Người đàn bà im lặng nhặt lấy cái túi li lông rồi gom mớ áo xống bị vứt bừa dưới sân đầy nước mưa. Nàng không khóc. Một sự im lặng cam chịu những lời sỉ nhục của chồng từ nhiều năm qua. Đối với nàng đó là cái giá nàng phải trả cho một cuộc hôn nhân vội-vội, vàng-vàng.
Người đàn bà che chiếc nón lá rồi cúi gầm mặt, bước thật chậm ra khỏi con xóm nhỏ. Nàng không ngoái nhìn lại, cũng không nhìn hai bên đường. Một nỗi đau xót ê chề đến tột cùng. Nàng không biết nên đi đâu. Con đường lất phất những hạt mưa thật buồn nàng nhớ lại mấy câu đã từng đọc đâu đó “Cơn mưa không lớn lắm; Đủ ướt hai mái đầu; Cuộc tình không lớn lắm: Đủ làm đau lòng nhau” Nàng lẩm bẩm “Ôi Chúa, con phải làm sao đây ?”. Rất nhiều năm qua, hàng ngàn cái điệp khúc bị nhục mạ, bị bôi nhọa, bị hà khắc, nhưng nàng vẫn cứ im lặng, và chỉ lặng lẽ thì thầm với Chúa, “Chúa ơi, xin Ngài thăm viếng anh ấy, xin Ngài đổi mới anh ấy”. Nàng tin Chúa nghe lời than thở của nàng, vì nàng vâng theo lời Chúa dạy “Hỡi kẻ làm vợ phải vâng-phục chồng như vâng-phục Chúa” (Ê phê Sô 5:22). Những năm đầu chung sống nàng còn khóc, bây giờ dòng nước mắt đã ráo hoảnh, chỉ còn lại một khuôn mặt tê-tái, lạnh-lùng.
Người đàn ông nhìn theo bóng người đàn bà đã khuất nơi cuối đường. Hắn quay vào nhà với cảm giác hả hê, như nhổ được cái gai nhọn trong mắt. Cái vẻ lầm lì, im lặng của vợ làm cho hắn thấy khó chịu, ngột ngạt, mỗi khi tức giận hắn thích la lên, la càng lớn, nói càng nhiều càng thấy thỏa mãn, cái bản chất hắn là thế. Hắn thích người đàn bà sôi nổi như những đàn bà hàng xóm, khi chồng chửi câu nào họ đáp lại câu ấy, thậm chí nhàu vô ấu đả, cào cấu hả cơn giận rồi hề hà là xong việc. Rồi cũng sanh con đàn cháu lũ.
Còn vợ của hắn thì chán chết. Hắn chửi đúng cũng im lặng, hắn nói sai cũng im lặng. Hắn yêu quý những đồng tiền có được mỗi khi đi làm về, chưa kịp tắm rửa hắn đã bay vào phòng đóng kín cửa rồi xếp từng loại giấy bạc ra giường cẩn thận. Hắn sung sướng ngất ngây mỗi khi thấy sắp tiền lời cao dần lên. Rồi hắn đem cất kỷ vào tủ riêng, mỗi ngày chừa lại vài tờ tiền giấy lẻ cho vợ mua cơm gạo. Hắn không bao giờ dám giao tiền cho vợ giữ bởi nhiều lý do, vì hắn yêu quý công khó hắn làm được hắn trân trận từng tờ giấy bạc còn vợ hắn lại quá thờ ơ. Cái câu nói của vợ làm hắn giận sôi gan đó là “đồng tiền có được để nó phục vụ cho những nhu cầu trong cuộc sống mình, chứ mình đừng làm nô lệ nó”.
Hắn ghét cái lý sự của vợ, hắn ghét nhất là cái gì cũng đem san sẻ cho người nghèo. Hắn không ưa người nghèo vì họ lười hơn hắn, vì họ ngu hơn hắn. vìvân vân. Nói tóm lại hắn không thích tiếp cận với người nghèo, chỉ thiệt thòi. Còn vợ hắn thì khác, có khi hắn về nhà sớm hơn thường lệ là bắt gặp vợ bới cơm cho trẻ con hàng xóm. Hắn đã chửi nhiều trận tưng-bừng thế mà vợ hắn vẫn chứng nào tật nấy. Đúng là “giang san dễ đổi, bản chất khó dời” là vậy!
Chẳng phải thế thôi đâu, những cái làm cho hắn mê mẩn tâm thần thì vợ hắn lại không có một chút xúc động, hắn thích hát karaoke, tốn bao nhiêu không tiếc. Nhất là mỗi khi đi dự tiệc cưới ở nhà hàng hắn đến ký tên, gửi phong bì rồi đi liên hệ với ban nhạc đăng ký hát liền. Đi đám cưới về nhưng bụng trống rỗng đói meo. Nhưng hắn thích vậy, ngược lại vợ hắn không đời nào chịu đi dự tiệc với hắn, hắn rất mong vợ mình đi theo vổ tay tán thưởng hắn, tặng hoa cho hắn nở mặt nở mày với người ta, nhưng vợ hắn lắc đầu nói “lố bịch”. Đến nhà thờ cũng thế, hắn chỉ với mục đích lên hát ngợi khen thôi, còn Kinh Thánh hắn chỉ đọc vào lần bị bệnh thập tử nhất sinh, hết bệnh rồi hắn để Chúa ở lại nhà thờ nghỉ ngơi, còn hắn lo đi làm ăn buôn bán.
Suốt ngày hết việc nhà, vợ hắn chỉ chúi mũi vào mấy quyển sách, mấy tập thơ. Nhất là quyển Kinh Thánh, ghi-ghi, chép-chép. Rồi lên mạng, học trăm thiên ngàn thứ gì mà hắn mù tịt không hiểu. Chỉ một việc download nhạc trên mạng để hát theo, vậy mà vợ hướng dẫn ba năm nay hắn vẫn không tự làm được, phải nhờ vợ làm giùm mãi.
Hắn thong thả lấy bộ đồ đi tắm cho hả hê, dù sao la mắng vợ cũng mệt lắm. Cảm xúc nóng giận dâng tràn cũng làm người nóng bức. Hắn huýt sáo sản khoải khi nghĩ đến “cái gai nhọn” đã nhổ xong. Hắn hứng chí vứt cái khăn tắm vào vách tường kêu cái “soạt” thật mạnh không ngờ hạt bụi khốn kiếp trên tường văn ra bay vào mắt, hắn dụi lia lịa, nước mắt đầm đìa mà hạt bụi lì lượm không chịu ra. Hắn làm đủ cách dân gian, hạt bụi vẫn làm cho hắn đau đớn, hắn phải bịt một bên mắt đi ra cửa. Hắn nghĩ “phải nhờ người lấy ra mới được”. Hắn đứng tần ngần ngoài mé hiên một chập vẫn không nghĩ ra được ai sẽ sẵn lòng giúp đỡ hắn trong lúc nầy? Ai có đủ tình thương để nâng khuôn mặt hắn lên ngay tầm mắt rồi ân cần vạch mí mắt hắn để “bắt sống tên bụi gian ác”. Hắn không dám tin là có người sẵn lòng làm điều đó cho hắn. Nhưng cơn đau trong mắt làm hắn không chịu nổi, thôi thì “đau chân hả họng vậy”
Nghĩ thế hắn bèn lấy hết can đảm bước ra đường. Hắn mừng hú vía khi thấy chị Hai nhà bên đang đứng ngoài ngõ. Hắn hít một hơi thở thật sâu lấy can đảm, rồi hạ độ âm thanh xuống tới nốt nhạc thấp nhất:
– Chị…Hai dùm ơn…giúp…tôi … lấy hạt bụi trong mắt tôi ra
Chị Hai nghĩ là mình nghe nhầm, vì cái gã kiêu căng nầy, xưa nay ra đường chạm mặt cả chục năm ở gần nhà nhau chưa bao giờ hắn chào hỏi chị một tiếng. Chị hỏi lại:
– Ông nói gì?
Hắn nghĩ là chị không chịu làm giùm, nên tay bụm con mắt đau, tay kia chỉ vào khẩn khoản:
– Chị ơi, hay chị chỉ thổi vào mắt tôi một cái cũng được, cho hạt bụi bay ra
Chị Hai đã hiểu ra tình trạng của hắn. Chị thầm nghĩ thì ra hắn bị bụi vào mắt mới biết cần người giúp đỡ, mới hạ giọng gọi chị… Hai. “Cho đáng đời mi chẳng coi láng giềng ra gì, chẳng có một chút tình làng nghĩa xóm. Suốt ngày mắng chửi vợ thậm tệ, rồi đuổi vợ đi. Đúng là báo ứng nhãn tiền”. Chị nghĩ không thèm giúp cho hắn biết thân, biết cuộc sống nầy cần phải có sự tương thân, tương ái, là cần như thế đó. Chị nhớ lại cái giọng điệu xấc láo thường ngày của hắn rồi bắt chước trả lời:
-Đồ đàn ông vô duyên, tui là đàn bà con gái, mà kêu áp vào mặt ông, thổi mắt cho ông hả?.
Hắn xấu hổ, ôm mặt quay về, gặp một anh láng giềng, anh ta vừa nghe chị Hai la lớn nên hiểu chuyện, anh ta nói:
– Phải rồi ông ơi, thổi bụi trong mắt thì nhờ vợ làm chứ ai lại đi nhờ chị hàng xóm!
Hắn như con nhạn cùng lúc trúng hai mũi tên nên loạn choạng chạy về nhà. Hắn tức giận đóng cánh của thật mạnh kêu cái “rầm”. Hai nỗi đau dập vào hắn cùng một lúc. Một hạt bụi nhỏ bé làm hắn đau đớn, hai lời xỉa xói của hàng xóm làm cho hắn đau nhói trong ngực. Xưa nay hắn chỉ nói nặng lời với người khác chứ chưa từng bị ai nói nặng. Quanh năm dù hắn có miệt thị ra sao vẫn chưa từng bị vợ trả đũa, hắn đã quen ở thế thượng phong nay thình lình bị đo ván sãi dài. Hắn tức tối đấm vào chiếc bàn gỗ, chiếc bàn gỗkêu lên một tiếng “bốt” rồi lại lặng thinh, không gian tiếp tục lặng thinh… Lần đầu trong trong đời hắn thoáng nghe trong lòng có một chút gì đó trống trải, cảm giác rất lạ, “hình như mình đang cô đơn…”
Ngày hôm sau hắn thức dậy thấy cả người uể oải, con mắt mắt hắn sưng húp không thể mở ra được. Bụng hắn đói cồn cào, hắn định gọi vợ dọn buổi ăn sáng nhưng sực nhớ “cái gai nhọn” đã nhổ đi hôm qua rồi. Hắn bèn bò dậy, rồi đi nấu gói mì, pha ly sữa. Nhiều năm rồi đây là lần đầu hắn vào bếp. Hơi nóng của bếp ga hực vào mắt, làm hắn thấy nhức nhối hơn, nhức khủng khiếp, nước mắt lại chảy ra, hắn ôm mắt rên rỉ một mình ….
Hắn đã nhập viên, nhiều ngày qua. Người xưa hay nói ” họa vô đơn chí”. Mắt hắn đã bị băn kín do nhiểm trùng nặng làm hư giác mạc phải mổ, cùng lúc ấy cái bệnh trĩ quái ác như một người bạn xấu nết cứ bám theo đời hắn. Đang lúc cơ thể hắn suy kiệt vì đau mắt thì bệnh trĩ lại bộc phát. Toàn thân hắn rã rời không xê dịch nổi. Hắn không thể nhắc nổi cái mông lên khỏi giường, vì cái hậu môn sưng và lồi ra to như cái cùi bắp, đầy máu mủ. Mắt lại băng kín, hắn không sao làm được vệ sinh, vì đã trót đi tiện ra quần không kiềm chế được. Hắn không chịu nỗi mùi hôi trên người, hắn đành kêu cứu:
-Cô y…tá …ơi…xin giúp tôi!
Hắn đã cố hết sức còn lại để gọi, hai lần, rồi ba lần, vẫn không có tiếng trả lời. Hắn đã sắp kiệt sức, vì bênh tật hoành hoành vì nhiều ngày liền không có ai nấu thức ăn cho hắn. Hắn nghĩ bụng mình phải lấy lòng cô y tá thôi. Nghĩ thế hắn mở gói bạc trong giỏ hành lý rồi bịn rịn đếm ra mấy tờ. Hắn thấy có chút tự tin nên cầm tiền chắc trong bàn tay run rẩy. Hắn gọi cô y tá thêm lần nữa. Cánh cửa phòng bệnh kêu lên, cô y tá vừa bước vào phòng đã bit mũi lại la toáng lên:
– Nây ông kia, ông làm gì mà thối dữ vậy?
– Dạ…tôi….tôi không kiềm chế được… tôi đã đi ra quần…Cô dùm ơn giúp tôi.
Nói rồi hắn chìa bàn tay có cầm mớ tiền hướng về cô y tá . Hắn van lơn giọng yếu ớt:
– Xin cô nhận lấy, xin cô …giúp tôi… tôi không ngồi dậy nổi
Cô y tá kéo kín hai lớp khẩu trang, vừa chửi một trận ra trò rồi bước đến cạnh giường hắn:
-Vợ ông đâu, sao không đến đây chăm sóc ông?
Hắn trả lời thật nhỏ, như sợ có người phát hiện ra hắn nói dối:
-Tôi… không có vợ
Cô y tá có vẻ thông cảm, cô nhận tiền rồi đi lôi vào một xe dụng cụ làm vệ sinh cho hắn. Cô lấy cây kẹp, kẹp những mảnh bông băng chùi thật mạnh vào hậu môn hắn, hắn có cảm giác như từng nhát dao cứa vào thân thể, hắn đau đớn đến run rẩy. Người hắn nhũn ra như một con giun đất xấu số bị túm lấy bỏ vào trong tro bếp. Hắn không còn một chút sức lực nào, hắn cắn chặt hai hàm răng cố kiềm nén không cho tiếng rên bung ra khỏi cổ họng. Cô y tá đẩy cây kẹp quá đà tuột miếng bông băng và mũi cây kẹp sút vào hậu môn, làm cho máu mủ xịt ra. Hắn thét lên một tiếng thất thanh làm cô y tá giật cả mình:
– Á, chết tôi rồi!
Cô y tá cũng nổi nóng. :
– Ông bẩn thỉu kinh tởm như vầy còn dám la nữa hả!?
Nói rồi cô làm mạnh tay hơn, hắn tưởng chừng như từng nhát búa, từng nhát búa, bủa mạnh vào mông hắn. Hắn lịm người đi trong đau đớn. Hắn chợt nhớ đến những lần bị bệnh trĩ hành hạ trước kia. Mỗi lần làm vệ sinh hay đấp thuốc cho hắn, vợ hắn mua loại bao tay y tế mềm mại rồi lấy bông thấm nước chùi cho hắn thật nhẹ nhàng, vậy mà hắn còn đau đớn tru tréo. Trong khi vợ hắn vừa chùi rửa vừa động viên:
– Ráng chịu chút nữa nhe mình, ráng chút xíu nữa, em xong rồi.
Và có nhiều lần hắn nghe tiếng chân vợ hắn chạỵ tất tả vào toilet nôn mửa khi đang làm vệ sinh cho hắn dở dang. Hắn nhớ những lần như thế hắn giận lắm, tự ái lắm, hắn chửi đổng lên
– Làm có chút việc vậy mà cũng gớm hả?
Vợ hắn chối quanh;
– Không, không phải vậy đâu mình, tại em đau bao tử mà….
Hắn đang nghĩ miên-man chợt cảm thấy xót-xót, thương-thương, phải chi có vợ bên cạnh, những lúc lâm bệnh thế nầy hắn đâu phải đầu lụy cô y tá. Tự dưng hắn cảm thấy thèm nghe tiếng động viên:
– Cố chịu đau chút xíu nhe mình.
Bây giờ hồi tưởng lại cái âm điệu ấy nghe ngọt ngào làm sao. Nước mắt hắn lại chảy ra ướt cả bông băng mắt. Hắn đã ngộ ra một điều, ấy là hắn rất cần sự dịu dàng của vợ. Chúa đã chỉ rõ trong kinh Thánh, mà vợ hắn đã in to ra, treo trên vách tường nhà cho hắn xem “Chớ tìm-kiếm sự trang-sức bề ngoài, như gióc tóc, đeo đồ vàng, mặc áo quần lòe-loẹt; nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong dấu ở trong lòng, tức là sự tinh-sạch chẳng hư-nát của tâm-thần dịu-dàng im lặng, ấy là giá quí trước mặt Đức Chúa Trời (1Phierơ 3:4)”. Bây giờ hắn đã hiểu ra, vì sao vợ hắn đã sống im lặng nhiều hơn những phụ nữ khác. Còn hắn thì mù mờ không hiểu, không nhận ra cái giá trị cao quí của sự trang sức bề trong. Chỉ vì hắn chỉ quan tâm đến những cái thuộc về đời nầy mau qua. Cho nên những phẩm chất thuộc về thiêng liêng cao quí từ nơi Chúa mà có được hắn không đủ thông sáng để nhận diện ra, để trân trọng, để yêu quí. Trước kia cái hắn yêu quí nhất là những tờ giấy bạc, bây giờ trong cơn đau oằn oại, tuyệt vọng, chờ đợi bác sĩ đưa hắn lên bàn mổ hậu môn, thừa chết, thiếu sống. Hắn nằm cạnh một giỏ giấy bạc mà nó lại vô tri, nó lại vô dụng, nó không giúp cho cơn đau vơi đi, nó không làm cho hắn có được sự êm ái trìu mến…
Có tiếng người phụ nữ nói thật nhỏ nhẹ, thật quen thuộc:
– Cô để tôi làm cho nhe cô y tá, rất cám ơn cô, tôi là vợ anh ấy.
Cô y tá buông cây kẹp xuống chiếc hộp inox. Cô đứng lùi ra nhường chổ cho người phụ nữ mới vào. Cô vừa đi ra cửa vừa nói:
– Cái ông nầy, bệnh hoạn mà còn gian dối, dám nói với tôi không có vợ, báo hại tôi muốn ói nãy giờ.
Nói rồi cô bỏ ra ngoài và khép cửa lại. Người đàn bà lại săn tay áo, đeo bao tay vào và chùi rửa một cách cẩn thận, nhuần nhuyển cho hắn. Không một tiếng than thở, không nhận một đồng tiền công. Điều nàng ao ước được nhận lấy là lòng tôn trọng, là tình yêu thương, như lời Kinh thánh dạy người làm chồng mà nàng thường hay đọc cho chồng nghe đó là:
“Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình như Đấng Chirst đã yêu Hội-Thánh ( Ê Phê sô 5:25 ; 5:28) Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính bản thân mình.”
Hắn đã nhận ra sự hiện diện của vợ, lần đầu trong đời hắn thực lòng hướng tâm linh về Chúa và nói ” con cám Chúa đã tha tội con, cám ơn Chúa đã đưa nàng về”. Tim hắn bỗng dưng rộn-ràng lên như chàng trai mới lớn. Hắn ngần ngại quờ quạng tìm và nắm lấy bàn tay vợ, lời nói ngập ngừng như lời tỏ tình thuở ban đầu :
– Mình ơi… tôi yêu mình, hãy tha thứ cho tôi mình nhé …
(Anne Nguyễn trong buổi Lễ trao giải tại Sài Gòn)
ANNE NGUYỄN