Chủ Nhật , 5 Tháng Một 2025
Home / Viện đào tạo môn đồ / Sách giáo khoa / CHIA SẺ CHÚA JESUS MÀ KHÔNG SỢ HÃI

CHIA SẺ CHÚA JESUS MÀ KHÔNG SỢ HÃI

bill-faye

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI BIÊN DỊCH:

Share Jesus without fear được biên dịch vào năm 2010. Lúc đó mục sư Lê Tự Quyền từ Oregon, The USA về thăm Việt Nam đã mang theo quyển sách này, anh ấy nói với tôi: Quyển sách này khá hay, anh có thể dịch để khám phá những bài học về công tác chứng đạo trong đó.

Tôi đã làm việc trong khoảng bốn tháng để hoàn thành bản chuyển ngữ sau đây. Hôm nay xin được hân hạnh giới thiệu nó với tất cả mọi người trên huongdionline. Xin Chúa ban phước cho quí vị.

Tường Vi.

 

CHIA SẺ CHÚA JESUS MÀ KHÔNG SỢ HÃI

( Nguyên tác: Share Jesus without fear)

Họ đã nói gì về tác phẩm này?

Tôi bắt đầu những bước phiêu lưu hào hứng với Chúa Jesus Christ từ năm 1944. Vào năm 1951 tôi quyết định dâng đời sống mình để phục vụ Chúa (Rôma 1:1). Kể từ khi được Chúa khuất phục tôi chú tâm nghiên cứu Đại mạng lệnh của Chúa. Trong suốt 55 năm làm chứng nhân cho Chúa Jesus tôi đã gặp một số thánh đồ mà sự sốt sắng và hiệu quả của họ cho công việc Chúa rất mạnh mẽ như Bill Fay. Anh ấy thực sự là nguồn cảm hứng và phước hạnh cho tôi.

Tiến sĩ Bill Bright, Chủ tịch và sáng lập viên Mục vụ Truyền Giáo cho sinh viên.

—————————————————–

Chúng tôi có một khóa học Kinh Thánh trên sóng Radio sử dụng các bài học của Bill. Qua đó chúng tôi đã kinh nghiệm một sự đáp lời lớn nhất từ Chúa trong chức vụ của mình.

Martin R. De haan  II, Giám Đốc Chương trình học Kinh Thánh trên sóng Radio.

—————————————————–

Quyển sách này là nhu cầu khẩn cấp cho bất cứ ai muốn chia sẻ đức tin của mình nơi Chúa. Nội dung của nó không phải là tại sao chúng ta phải chia sẻ đức tin nhưng là làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ đức tin.

Tiến sĩ Edward G. Dobson, Mục sư quản nhiệm hội Thánh Calvary, Grand Rapids, Michigan.

—————————————————–

Bill Fay đã cung ứng một phương cách thực tiễn, đơn giản, hợp lý để chia sẻ đức tin. Sự giảng dạy của Bill giống như thịt và khoai tây được dọn sẵn … và mời bạn thưởng thức! Đây cũng chính là lý do mà tôi thường mời Bill giảng dạy trong các Hội Thánh của tôi, dù đó là Texas, San Diego, hay California.

Tiến sĩ Jim Garlow, Mục sư quản nhiệm Hội Thánh Skyline Wesleyan, San Diego, California.

—————————————————–

Tôi chưa bao giờ biết bất cứ ai mà đem nhiều người về với Chúa và dạy người khác phương cách để làm điều đó giống như Bill.

Tiến sĩ Vernon Grounds, Giám Đốc Emeritus Denver Seminary.

—————————————————–

Bill Fay đã giúp cho thân thể Đấng Christ một mục vụ mạnh mẽ trong sứ điệp  Giới Thiệu Chúa Jesus Không Sợ Hãi. Tôi đã gặp nhiều người  đã bỏ cuộc không dám nói về Chúa nữa, nhưng rồi họ đã đứng lên chia sẻ Phúc Âm không hề sợ hãi sau khi đọc sứ điệp này. Trong tác phẩm của mình, Bill Fay và Linda Evans Shepherd đã nắm bắt tâm linh con người đằng sau mỗi sứ điệp. Nếu bạn thực sự quan tâm đến các bài học này bạn chắc sẽ dùng nó như một quyển sách gối đầu giường chứ không đơn thuần chỉ là một quyển sách để đọc. Chương “Chúng ta phải làm gì khi người khác tiếp nhận Đấng Christ” thì vượt ra ngoài khuôn khổ của một cẩm nang truyền giáo. Nếu bạn là người mới qui đạo thì sứ điệp này bảo đảm cho bạn trở thành chứng nhân với 100% kết quả.

Jimmy Kinnaird, Chuyên viên Chứng Đạo Cá nhân của Giáo hạt Báp tít Oklahoma.

—————————————————–

Hãy sẵn sàng kinh nghiệm sự chiến thắng chắc chắn từ tác phẩm này như tựa đề của nó đã nêu lên. Đây là quyển sách tốt nhất về nghệ thuật chinh phục linh hồn mà tôi đã từng đọc trong suốt 25 năm thực hiện sứ mạng truyền giáo.

Bruce Schoeman, Lowell Lundstrom Ministries Minneapolis, Minnesota.

—————————————————–

Bill Fay là một trong những người giỏi nhất trong mục vụ truyền giáo, trình bày đức tin và lẽ thật từ Kinh Thánh và giảng dạy điều này cho nhiều người. Trong tác phẩm của mình, anh ấy đã kiến tạo một kế hoạch cho những người trẻ và lớn tuổi phương cách để truyền thông Phúc Âm cứu rỗi. Đây là quyển sách đáng nên đọc cho tất cả những ai ao ước chia sẻ đức tin của mình cho cộng đồng.

Dal Shealy, Giám Đốc điều hành

Hiệp Hội Thông Công Các Vận động viên Cơ đốc

—————————————————–

Đây là quyển cẩm nang trình bày những luận cứ và tính phản biện cho  công tác truyền giáo. Nền tảng của nó xuất phát từ Kinh Thánh, đồng thời làm mới lại mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Sự đam mê của Fay là chia sẻ Đấng Christ cho mọi người và anh cố gắng kết nối kinh nghiệm cá nhân của anh với sứ điệp. Quyển sách này đưa ra những bằng chứng về tính khả thi của công tác chứng đạo cá nhân: một người có thể làm chứng cho một người.

E.Glenn Wagner, Ph.D., Mục sư quản nhiệm Hội Thánh Calvary, Charlotte, Bắc Carolina.

CHIA SẺ CHÚA JESUS KHÔNG SỢ HÃI.

William Fay và Linda Evans Shepherd

Quyển sách này trước hết được dâng lên Chúa Jesus, là Chúa và Cứu Chúa của tôi. Mục đích của nó là khích lệ, cung ứng cho bạn sự tự do để chia sẻ đức tin và chắc chắn bạn sẽ không thất bại.

Nếu Chúa không sử dụng những con người chung quanh để nâng đỡ, tỉa sửa tôi thì đời sống tôi cũng chẳng có gì để chia sẻ và quyển sách này hẳn sẽ không được viết ra. Tôi muốn cám ơn vợ tôi, Peg bằng sự kiên nhẫn, cô ấy đã thay đổi tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn Paul và Kathy Grant về tất cả những gì họ làm khiến chức vụ tôi trở nên hiệu quả. Xa hơn nữa tôi muốn cảm ơn bạn tôi, Keita Andrews là người đã đứng lên với một tâm linh bùng cháy đưa dẫn nhiều người về với Đấng Christ sau khi đọc tác phẩm này. Và tôi cũng muốn cảm ơn đến tất cả những người đã cầu nguyện cho tôi trước khi tôi tiếp nhận Chúa.

Tôi gởi lời cám ơn đến Gordon Lewis giáo sư  dạy môn Hệ  Thống Thần Học tại Học Viện Denver là người đã trang bị cho tôi một nền tảng vững chắc về Thần Học hầu cho tôi có thể đặt trọn niềm tin trong uy quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Tôi cũng vô cùng cảm kích người bạn thân thiết của tôi Tom Weins là người luôn bên cạnh và điện thoại cho tôi những khi cần thiết. Đặc biệt hơn tôi muốn  cảm ơn đến tất cả các  mục sư  là những người đã hầu việc Chúa cách trung tín. Tôi nhìn thấy mục vụ của họ mỗi khi tôi viếng thăm Hội Thánh mà họ chăm sóc. Tôi muốn bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đối với họ là những con người học tập vâng phục đi theo sứ mạng của Chúa.

–  William Fay

Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời về quyển sách này. Một ngày nào đó khi chúng ta trở về trong nhà của Chúa tôi sẽ rất vui mừng gặp lại tất cả những ai đã một lần được Chúa đụng chạm khi đọc quyển sách này.

–  Linda Evans Shepherd

MỤC LỤC

Chương1: Bạn không thể thất bại

Chương 2: Bắt lấy khải tượng

Chương 3: Chiến thắng sợ hãi

Chương 4: Chia sẻ những câu hỏi về Jesus.

– Trò chuyện trong khi vận động.

– Năm câu hỏi

Chương 5: Quyền năng của Lời Chúa.

Bảy phần Kinh Thánh cần chia sẻ

Chương 6: Đi đến quyết định

Năm câu hỏi mang tính cam kết

Chương 7: Phải làm gì khi có người tin nhận Chúa?

Mười câu hỏi dành cho tân tín hữu

Chương 8: Sẵn sàng trả lời trước những lời phản đối thông thường

Nguyên tắc tại sao

  • Một tín hữu làm tổn thương tôi
  • Các Giáo phái là câu trả lời?
  • Đức Chúa Trời không thể tha thứ tôi
  • Có thể nào Đức Chúa Trời yêu thương lại có thể ném con người xuống địa ngục?
  • Làm sao tôi biết được Kinh Thánh là chân lý?
  • Bằng cách nào tôi biết mình có đủ đức tin?
  • Tôi không thể sống đời sống Cơ đốc
  • Tôi không tin Đức Chúa Trời
  • Tôi không tin có sự phục sinh
  • Tôi muốn suy nghĩ về việc này
  • Tôi là một người tốt
  • Tôi là hội viên của một tôn giáo khác
  • Thượng đế là tôi
  • Tôi đang có quá nhiều điều vui thú
  • Tôi là một người Do Thái
  • Tôi không phải là tội nhân
  • Tôi không hoàn hảo
  • Tôi chưa sẵn sàng
  • Tôi không chắc là tôi được cứu
  • Tôi luôn luôn tin tưởng vào Đức Chúa Trời
  • Tôi đã làm quá nhiều điều xấu
  • Tôi đã thử cố gắng nhưng chẳng được gì
  • Tôi có niềm tin cá nhân
  • Các bạn tôi sẽ đánh giá tôi điên khùng nếu tôi tiếp nhận Chúa
  • Sự tranh luận này sẽ không bao giờ chấm dứt
  • Hội Thánh này chỉ muốn tiền của tôi
  • Có quá nhiều con đường để đến với Đức Chúa Trời
  • Có quá nhiều tôn giáo trên thế giới này
  • Có quá nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau
  • Có quá nhiều sai lầm trong Kinh Thánh
  • Có quá nhiều người đạo đức giả trong Hội Thánh
  • Còn về gia đình tôi thì sao đây?
  • Những người chưa từng nghe Phúc Âm thì số phận họ sẽ ra sao?
  • Tại sao Đức Chúa Trời cho phép điều ác xảy ra?
  • Bạn không có khả năng để biết đâu là chân lý?
  • Bạn phải nghĩ là bạn tốt hơn tôi

Chương 9: Phát triển và giữ gìn các mối quan hệ bên ngoài cộng đồng Cơ đốc

Chương 10: Làm thế nào để cầu nguyện cho người chưa tin

Chương 11: Hãy ra đi

Phụ lục 1:  Ôn Tập phần Giới thiệu Chúa Jesus.

–  Vận động trong khi trò chuyện

–  Năm câu hỏi giới thiệu Chúa Jesus

–  Giới thiệu Chúa Jesus trong Kinh Thánh

–  Năm câu hỏi xác nhận

–  Lời cầu nguyện tiếp nhận Chúa

–  Nguyên tắc tại sao

–  Các câu hỏi của tân tín hữu và lời chỉ dẫn

Phụ lục 2: Trình bày những huấn lệnh từ Kinh Thánh

Phụ lục 3: Phản hồi từ Kinh Thánh cho các sự phản đối

– Làm thế nào để sử dụng Lời trích dẫn?

– Trả lời cho các câu hỏi phản đối

Phụ lục 4: Sự giao việc

Phụ lục 5: Lời làm chứng của Bill Fay

Những chú giải cuối cùng

Sơ lược về tác giả

Chương 1

BẠN KHÔNG THỂ THẤT BẠI

Tôi là một người có quyền lực. Lúc đó tôi là giám đốc điều hành cho một công ty quốc tế lớn với tài sản hàng triệu đô-la. Tôi xuất hiện trước đám đông là một người lịch lãm, thắt cà vạt với bộ com-lê. Tôi sở hữu một ngôi nhà chứa gái mãi dâm thuộc loại lớn tại Hoa Kỳ. Tôi tham gia vào các vụ tống tiền, đánh cá độ và cờ bạc. Tôi có đồng hồ vàng Rolex, xe hơi có tài xế riêng, tiền bạc, người vợ thứ tư và nhiều cúp vô địch của môn thể thao quần vợt sân tường. Tôi cho rằng tôi có đủ mọi thứ mà nhiều người trên thế giới gọi đó là sự thành công. Tôi chế nhạo tất cả những ai dám chia sẻ đức tin của họ vào Đức Chúa Trời với tôi.

Một buổi sáng kia tôi đến câu lạc bội quần vợt mong đợi một ai đó sẽ chơi bóng với tôi. Khi nhìn qua ô cửa nhỏ của cửa ra vào, tôi thấy trên sân quần vợt là một người Do Thái. Không cần giữ thái độ lịch sự tôi hỏi anh ta: Anh đang làm gì ở đây trong ngày Jom  Kippur? Tại sao anh không ra ngoài kia làm phận sự của một người Do Thái vẫn thường làm trong ngày sám hối?

Paul Grant trả lời: Tôi là một Cơ đốc nhân. Jom Kippur là ngày mà người Do Thái cầu xin Đức Chúa Trời tha tội cho họ. Tôi không cần làm việc này vì Đức Chúa Tròi đã tha thứ cho tôi thông qua Chúa Jesus Christ.

Tôi cười chế nhạo: Thôi được rồi, Hãy để tôi yên.

Trong những tháng sau đó, tôi gặp lại Paul Grant trong văn phòng của anh thì tôi đưa ra những câu hỏi cố gắng làm mất đi sự kiên nhẫn của con người này.  Khi nghe những gì ông ta nói, tôi thầm nghĩ: Thật là một ý tưởng điên khùng. Làm thế nào mà anh ta có mặt ở đây và lại bảo tôi phải làm theo những gì anh ta hướng dẫn.

Mọi sự vẫn bình thường cho mãi đến hơn một năm sau đó. Ngôi nhà chứa gái mãi dâm của tôi bị cảnh sát khám xét cách bất ngờ. Mọi sự trở nên rối bời. Giữa hàng trăm cuộc gọi đến hỏi thăm về tình hình kinh doanh của tôi, số phận của các cô gái làng chơi, chỉ có mỗi Grant hỏi tôi: Anh vẫn ổn chứ?

Đó là lần đầu tiên trong suốt 40 năm chưa có ai từng hỏi tôi một câu hỏi như thế. Tôi bị ấn tượng từ câu hỏi quan tâm đó của Grant. Sau đó khi anh ấy mời tôi đến nhà thờ chung với vợ chồng anh ta, tôi miễn cưỡng chấp nhận.

Tôi vẫn không làm cho Grant dễ chịu chút nào. Khi vào nhà thờ tôi ngồi ở hàng ghế sau.

Khi những người khác ném các đóa hồng vào tôi bày tỏ sự thân thiện. Tôi ném trở lại giống như trong một trò chơi. Sau đó Grant đưa tôi về nhà của anh. Tại đây lần đầu tiên tôi nghe một lời làm chứng từ Kathie, vợ của Grant.

Kathie là mẫu phụ nữ chói sáng mà khi mới thoạt nhìn trên khuôn mặt cô ấy không hề bày tỏ một điều gì. Tôi nhìn chằm chằm vào cô ta trong sự vô tín khi cô ấy kể lại cô ấy bị ngược đãi khi còn là một đứa trẻ, và cô ấy đã bị ô nhục như thế nào khi cô ấy trở nên lăng loàn quan hệ với những người đàn ông khác ở Indonesia. Tôi cho rằng cô ta đã khéo bịa ra câu chuyện để giăng bẫy tôi bị cuốn vào ma trận sùng bái mà cô ta gọi đó là cứu cánh Cơ đốc giáo. Điều buồn cười ở đây là cho dù tôi từ chối lời làm chứng của cô ta trong ngày hôm đó thì tôi vẫn còn nhớ rất rõ chiếc váy mà cô ta mặc. Tôi đã bày tỏ cho họ biết quan điểm của tôi: Cái đó thì tốt cho cô thật đấy. Nhưng tôi không cần những câu chuyện vớ vẩn ấy cho cuộc đời tôi.

( Lời làm chứng đầy đủ của tôi được giới thiệu trong phụ lục 5)

HỌ ĐÃ THẤT BẠI?

Trong suốt nhiều năm đã có nhiều người đến với tôi, chia sẻ đức tin của họ, nhưng tôi không chấp nhận. Tôi đã đuổi họ đi, làm cho họ ngã lòng. Đôi khi tôi lăng mạ, chống đối hoặc khủng bố họ. Và nếu họ bỏ đi luôn.  Có phải chăng họ đã thất bại, họ đã tin vào điều sai lầm? Nhưng về phần tôi, tôi không bao giờ quên tên, khuôn mặt, của bất cứ ai đã nói với tôi về Jesus.

Đức Chúa Trời là Đấng tể trị mọi điều xảy ra. Nếu Ngài có thể thay đổi bất cứ người nào giống như tôi, thì Ngài cũng có thể thay đổi bất cứ ai có mối liên hệ với bạn. Hãy nhận thức điều này: Bạn không chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của một con người hướng đến Đức Chúa Trời hay là từ chối Ngài. Chúa Jesus phán: Không một ai có thể đến với Ta nếu không được Cha là Đấng đã sai Ta đem đến (Giăng 6:44). Đức Chúa Trời kéo người ta đến với Ngài, không phải bạn. Mặc dù vậy, hy vọng là bạn không muốn bỏ qua những cơ hội Đức Chúa Trời dẫn bạn đến để chia sẻ về đức tin của bạn cho người khác. Hay là bạn cố tình bỏ lỡ những cơ hội và không thể kinh nghiệm kế hoạch tốt lành mà Đức Chúa Trời thiết kế cho bạn? Phi-lê-môn câu 6 viết: Tôi cầu xin rằng lòng rộng lượng từ đức tin của anh sẽ giúp anh hiểu biết sâu xa hơn tất cả những phúc lành mà chúng ta có trong Chúa Cứu Thế.

Bạn thấy đó: Sự thành công là chia sẻ đức tin và sống cho Chúa Jesus. Không có gì tốt hơn là khi bạn đem một người nào đó đến với Chúa. Việc này phải làm trong sự vâng phục Chúa. Ngay cả khi bạn không có đặc ân gặp một ai đó phản hồi tích cực khi lần đầu tiên họ nghe bạn chia sẻ đức tin, lúc đó bạn vẫn không thất bại. Vì bạn đã bước đi trong sự vâng phục.

Chương 2

NẮM BẮT KHẢI TƯỢNG

Vào một đêm kia tôi có một giấc mơ. Một người phụ nữ ôm chặt lấy đứa con gái nhỏ, cố gắng giữ lấy đầu của nó nhô lên trên mặt nước. Bên cạnh đó một cơn sóng đang đánh chìm một người đàn ông xuống biển sâu. Ông ta bị nghẹt thở và đang cố gắng bơi bằng cánh tay để trồi lên mặt nước. Chung quanh là biển cả đang gào thét nhấn chìm những người chết đuối. Tất cả mọi người đang cố gắng trong tuyệt vọng tự cứu lấy mình. Tiếng kêu cứu và tiếng khóc sợ hãi của họ vang lên trong tiếng gào thét giận dữ của những đợt sóng bạo tàn bị đùa đi trong gió, nhưng chỉ có sự im lặng đau đớn chết người. Không có dấu hiệu nào của sự cứu hộ cho những con người lẻ loi tuyệt vọng này.

Rồi thì một tảng đá khổng lồ xuất hiện, một giọng nói lanh lảnh vang lên trong đêm tối. Mọi người bắt đầu bám vào phía vách lởm chởm của vầng đá cứu sinh tìm kiếm sự an toàn.

Và khi tất cả mọi người đã an toàn, thì những điều xảy ra sau đó làm tôi không hiểu được. Những người đã ra khỏi sóng nước bây giờ trở nên rất bận rộn. Họ trở nên thực dụng với tiền bạc, cuộc sống và nghề nghiệp của họ xoay quanh tiền bạc. Họ có chung một tần số cộng hưởng về tài chánh. Đôi khi họ đề cập tới những con người đang chết đuối trong biển cả nhưng không có một ai sẵn sàng đi ra để giúp những người này.

Bạn có bao giờ cố gắng chạy hay la hét trong một giấc mơ? Tôi không làm như thế trong giấc mơ của mình. Tuy nhiên tôi muốn chạy và thử la hét thật to: Các bạn có thể nào quên được là các bạn đã từng suýt chết đuối trong biển sao?

Khi tôi nhìn xem những người được cứu chạy về phía vầng đá và lắng nghe cuộc trò chuyện của họ tôi nhận ra vầng đá chính là thập tự giá trên đồi Calvary. Giọng nói họ nghe được chính là lời kêu gọi của Chúa Jesus trong quyền năng của Đức Thánh Linh mời gọi mọi người đến hội hiệp cùng Ngài. Ngài kêu gọi họ từ bờ vực của đại dương là nơi những người chết, bệnh tật, hư mất được tìm thấy. Phần bạn rất có thể được kêu gọi trở lại tại nơi Ngài đã tìm thấy bạn.

Bạn có biết là chỉ có từ 5% đến 10% tỉ lệ số người trong các Hội Thánh chia sẻ đức tin của họ trong những năm qua? Có nghĩa là 90% số người còn lại chọn sự im lặng. Giống như trong giấc mơ của tôi. Những người được cứu ra khỏi sóng nước đã trở nên quá bận rộn và cứ ghì chặt vào vầng đá cứu sinh để tìm kiếm sự an toàn. Họ đã quên mất trách nhiệm tiếp tục đi ra để cứu những ai còn đang chết đuối.

TỘI LÀM THINH

Có một cuộc tranh luận liên quan đến sự chết của Chúa Jesus. Đó là Ngài đã bị nhiều vết thương từ những lằn roi xé thịt làm vỡ tan từng mạch máu. Những vết thương này không giết chết Chúa Jesus. Vết thương mà đã giết Chúa Jesus chính là sự yên lặng: Không có một ai bào chữa cho Ngài!

Khi Chúa Jesus bị quân đội La Mã bắt giữ, thì Phi-e-rơ một trong những môn đệ thân tín của Ngài không cao chạy xa bay nhưng vẫn đi theo Ngài với một khoảng cách an toàn, trong khi Chúa bị dẫn độ đi tới nhà thầy tế lễ thượng phẩm. Các tên lính La-Mã đem Ngài vào bên trong khuôn viên nhà thầy cả thượng phẩm, lúc đó Phi-e-rơ cùng với một nhóm người cũng vào trong sân để xem kết cuộc ra sao. Một số người trong đám đông nhận ra Phi-e-rơ: Anh chính là môn đệ của Jesus phải không? Phi-e-rơ phủ nhận: Xin lỗi, tôi không biết ông ta.

Trước khi gà gáy, vị sứ đồ nhiệt thành này đã chối Chúa 3 lần. Khi chúng ta đọc lại bản tường trình từ các sách Phúc Âm, chúng ta thất vọng về cách hành xử của Phi-e-rơ. Chúng ta có thể nói: Tôi vui mừng là tôi sẽ không bao giờ ứng xử giống như Phi-e-rơ.

Mặc dầu hầu hết chúng ta không bao giờ nói: Tôi không biết Jesus là ai. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những cách khác để phủ nhận Ngài. Chúng ta phủ nhận Chúa Jesus qua thái độ chúng ta không bao giờ mở miệng ra để nói về Ngài. Chúng ta đã từ chối Ngài bằng sự im lặng đáng sợ của chúng ta.

Chúng ta đáng phải sốt sắng nhiệt thành chia sẻ đức tin của mình. Các bạn đang sống trong một thời đại mà nhiều phần Kinh Thánh đã được ứng nghiệm đầy trọn và những lời tiên tri khác vẫn còn đang ở phía trước. Tuy nhiên hầu hết chúng ta vẫn đang yên lặng!

Nếu tình trạng này tiếp tục, hàng trăm ngàn nhà thờ sẽ phải đóng cửa trong những năm kế tiếp. Vì các thành viên trong những Hội Thánh này đã chọn thái độ yên lặng.

Hãy nhìn vào các dấu hiệu của đời sống Cơ đốc nhân đang chết. Bạn hãy tự hỏi chính mình: Tôi có đang chia sẻ đức tin của mình? Tôi chỉ có những người bạn Cơ đốc thôi sao?

Tôi có quan tâm đến những người đang chết, bệnh tật, hư mất? Nếu bạn và những thành viên khác trong Hội Thánh quên mất trách nhiệm của mình, lạnh nhạt với thế giới hư mất, tôi có thể nói rằng Hội Thánh của bạn bắt đầu bị chia cắt, sẽ có những chuyện như: nói xấu sau lưng, tranh đấu với những chuyện không đáng về việc tuyển chọn những bài Thánh Ca, màu sắc của tấm thảm nhà thờ… Khi đó bạn sẽ trở nên người nuôi cá trong bể cá cảnh thay vì là tay đánh lưới người. Hội Thánh như thế là một Hội Thánh đang chết. Từ thực tế này tôi có thể tiên đoán cho bất kỳ Hội Thánh nào quay lưng với công tác truyền giáo, cho các nhóm tín hữu  đã trở nên băng giá với Tin Lành dù là tập thể hay cá nhân. Nếu an phận với tình trạng này thì cộng đồng Cơ đốc đó sẽ hóa thạch.

Có lẽ chúng ta đã quên những gì sẽ xảy ra cho những ai chưa được tái sanh. Trước khi hứa nguyện theo dấu chân Đấng Christ, tôi đã sống một cuộc sống mà tôi cho đó là  cách sống của một người trung lập – tôi ở chính giữa, tôi không ngã về điều ác, nhưng tôi cũng không hoàn toàn tốt lành.

Với quan điểm đó tôi tự đánh giá mình không quá tệ, hy vọng là tôi xứng đáng được lên thiên đàng. Đây chính là sự lừa dối. Kinh Thánh tuyên bố rằng con người chỉ có thể có cha là Đức Chúa Trời hoặc là Sa-tan.  Bạn chỉ có thể thiết lập mối thông công với Đấng Christ hoặc là không. Bạn chỉ có thể rơi vào một trong hai trường hợp: được tái sinh hoặc là không. Bạn chỉ có thể là con cái Đức Chúa Trời hoặc là kẻ đối địch cùng Ngài. Hoặc là bạn đang ở dưới ơn thương xót hoặc là bạn đang ở dưới cơn thạnh nộ của Chúa. Bạn chỉ có thể lên thiên đàng hoặc là xuống địa ngục. Không có một nơi nào trung lập giữa thiên đàng và địa ngục. Không ai có thể đồng thời ở cả hai nơi. Những người nào từ chối Đấng Christ thì đương nhiên là đã bị kết án. Sẽ là sai lầm lớn khi ai đó vẫn giữ quan điểm rằng Đức Chúa Trời yêu thương sẽ không cho phép con người đi xuống địa ngục.

Hãy nghĩ về thập tự giá, Đấng Christ bị treo lên cây gỗ và chịu đựng thập hình vì tội chúng ta. Hành động này bày tỏ tình yêu không thể tin được của Đức Chúa Trời.

Như vậy thì công lý Đức Chúa Trời nằm ở đâu? Khi Đấng Christ, chiên con không tì vết của Đức Chúa Trời được dâng lên làm một sinh tế trên thập giá vì tội lỗi thế gian, Ngài đã kêu lên thống thiết: Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi? ( Ma-thi-ơ 27:46). Kinh thánh nói về Ngài: Tôi bị xem như những người sắp đi xuống huyệt mả, Tôi như người không còn sức lực; Như người bị bỏ riêng giữa những người chết,Như người bị giết nằm trong mộ phần,Kẻ mà Chúa không còn nhớ đến nữa;Là người bị dứt bỏ khỏi bàn tay chăm sóc của Ngài. (Thi thiên 88:4-5)

Kinh Thánh trở nên sáng tỏ khi Đức Chúa Trời quay lưng lại với Chúa Jesus Christ. Ngài đổ sự thạnh nộ của Ngài trên chiên con không tì vết. Tại sao như thế? Vì  Đức Chúa Trời thánh khiết không muốn nhìn thấy tội lỗi, cho dù tội lỗi đó  được Con yêu dấu của Ngài gánh thay cho con người.

Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc nhận ra vấn đề: Những ai không được tái sanh chắc chắn phải bị nguyền rủa. Sẽ không bao giờ có chuyện những người vô tín được đi con đường vòng ngang qua địa ngục về tới thiên đàng hội hiệp cùng với những tín hữu.

Chỉ có 2 loại người đang đọc quyển sách này:

  1. Những người nói về số phận của người đang hư mất.
  2. Những người nói chuyện với người đang hư mất.

Bây giờ tôi không quan tâm bạn là loại người nào. Mối quan tâm của tôi là bạn sẽ trở nên loại người nào sau khi bạn đọc xong những nguyên tắc cơ bản của việc chia sẻ Phúc Âm. Có thể bạn đã là thành viên của nhóm đầu tiên. Niềm hy vọng của tôi là bạn sẽ gia nhập nhóm thứ 2 sau khi bạn đọc xong quyển sách này. Nhưng vẫn còn một số người trong nhóm thứ hai chỉ hành động một cách hình thức khi được gợi ý thay vì đáng lẽ ra họ phải là phao cứu sinh cho những ai đang chết đuối.

Nhiều Cơ đốc nhân bày tỏ rằng họ yêu mến Đức Chúa Trời. Họ ôm lấy người khác và nói rằng: Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn. Tuy nhiên họ chỉ chia sẻ những điều tản mạn của Phúc Âm. Đôi khi họ dán những hàng chữ quảng cáo lên phía sau cản xe hơi của họ: Honk  if you love Jesus (Hãy bóp còi nếu bạn yêu Chúa Jesus). Những người này có thể mặc áo thun với hàng chữ in màu đỏ Giăng 3:16 đi tới sân vận động xem các trận bóng đá.

Những Cơ đốc nhân này không chia sẻ đủ thông tin về Phúc Âm để Đức Thánh Linh tác động lên tấm lòng người nghe. Họ thất bại không thể giúp đỡ cho người khác biết cách làm thế nào bước ra khỏi tình trạng sự chết đến một đời sống sung mãn.

Có bao giờ bạn bị bỏ đói khi đến trong ngôi nhà của một người chủ tốt bụng? Hay là bạn cồn cào trong bụng vì đói, rồi bạn cảm thấy yên lòng khi nhìn thấy một bàn ăn đã được chuẩn bị sẵn ở góc phòng. Trên bàn ăn thanh lịch, xinh xắn là những miếng bánh mì thơm phức cùng với rau xà-lách, khoai tây và thịt. Bạn hẳn sẽ mỉm cười đi một vòng trên thảm bông êm như nhung và ngồi xuống bên cạnh bàn ăn. Nhưng rồi một lần khác ở đó, bạn khám phá là trên bàn ăn chẳng có gì mặc dù từ xa trông nó rất bắt mắt. Những chiếc đĩa đựng thức ăn trống không và đơn giản là bạn đói vẫn hoàn đói.

Cùng nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng cho những ai mà người tín hữu mời họ đến thưởng thức các món ăn thuộc linh. Các khách mời có thể có thể sẽ vui hưởng các món ăn hoặc là họ sẽ ra đi không trở lại với dạ dày trống rỗng.

Một số Cơ đốc nhân thường nói với tôi: Nè Bill, tôi đi nhà thờ đều đặn, tôi có một đời sống đạo đức. Nhưng tôi không bao giờ chia sẻ đức tin của tôi với ai cả.

Vấn đề nằm ở chỗ này: Nếu bạn không chia sẻ đức tin của bạn thì có nghĩa là bạn đã không sống đời sống của một Cơ đốc nhân bình thường. Rô-ma 10:14  được viết: Nhưng làm sao họ có thể kêu cầu cùng Đấng họ chưa tin? Làm sao họ có thể tin Đấng họ chưa nghe? Làm sao họ có thể nghe khi không có người truyền giảng?

Chúng ta phải có một nhận thức rõ ràng: Nếu bạn không chia sẻ đức tin của bạn thì những người khác không có cơ hội để nghe, hiểu, và được Đức Thánh Linh dẫn dắt để đi tới chỗ tin cậy Đấng mà bạn đang tin.

Marnie một phụ nữ trẻ có hai đứa con cầu xin Đức Chúa Trời ban cho cô có lòng thương xót những người đang hư mất. Sau đó không lâu cô viếng thăm một người bạn lớn tuổi trong bệnh viện. Đây là những gì cô ấy kể lại:

Tôi muốn chia sẻ đức tin của tôi với Jim, nhưng tôi không biết phải nói gì. Trong tâm trí tôi chỉ có một ý tưởng: Phải nói cho Jim biết Đức Chúa Trời yêu anh ta. Anh ta có vẻ quan tâm với những lời tôi chia sẻ, nhưng rồi sau đó tôi không còn biết nói gì thêm nữa.” Sau đó không lâu Jim điện thoại cho tôi: Bạn ơi, Bạn chắc sẽ phải nói thêm cho tôi biết về Đức Chúa Trời.

Được rồi. Tôi quyết định sẽ học hỏi thêm để có thể chia sẻ đức tin của mình. Tôi phác thảo một kế hoạch cho buổi gặp gỡ sắp tới với Jim. Tôi cẩn thận chuẩn bị sẵn những phần Kinh Thánh Tân Ước để trưng dẫn cho anh ta. Jim đã lắng nghe chăm chú và hỏi thêm một số câu hỏi. Tôi không cho rằng việc làm chứng cho anh ấy là một điều dễ dàng. Bây giờ tôi tìm kiếm thêm những cơ hội khác tiếp tục làm chứng cho Chúa.”

Một số tín hữu thường nói: “Nè, anh Bill. Làm chứng hay rao giảng Phúc Âm là mục vụ của các mục sư, của các chuyên gia giảng Tin Lành trên TV, không phải là việc của tôi, Chúa không có sử dụng tôi cho công tác này.” Nếu đây là nhận thức của bạn thì có nghĩa là bạn đã quên mất câu Kinh Thánh này: Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những điều dại dột trong thế gian để làm hổ thẹn những người khôn. Đức Chúa Trời đã chọn những điều yếu đuối trong thế gian để làm hổ thẹn những kẻ mạnh (1 Cô 1:27).

Nhưng nếu bạn thực hành nếp sống Cơ đốc giống như Marnie, chia sẻ đức tin của mình cho người khác. Khi đó bạn có cơ hội giải phóng quyền năng của Đức Thánh Linh để thay đổi con người và quyền năng đó có thể thay đổi cả lịch sử.

Nếu bạn cần bằng chứng cho lẽ thật này. Hãy nhìn vào tấm gương phản ánh con người thực của bạn: Khi bạn nghe và tiếp nhận Phúc Âm, cuộc đời bạn đã thay đổi. Nếu đời sống bạn chưa thay đổi thì chắc là bạn chưa từng gặp Chúa. Đã đến lúc bạn phải hành động. Hãy đọc lại phần cuối của chương 6 để nhận ra cuộc đời bạn đã thay đổi bằng cách nào.

PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN

Khi chúng ta nắm lấy những cơ hội để chia sẻ Phúc Âm, những cơ hội này có thể sẽ phát triển giống như trong một phản ứng dây chuyền. Một buổi chiều kia tôi trở lại một trong những nhà hàng quen thuộc The Black- Eyed Pea. Khi ăn xong bữa cơm chiều tôi làm quen với một nhân viên phục vụ:

Quê cô ở đâu?

– Ohio, cô ấy trả lời.

– Bằng cách nào mà từ Ohio cô đến được Denver?

Cô ấy đáp với một chút đăm chiêu:

Tôi đến đây để kết hôn.

Tôi nhìn vào đôi mắt đượm buồn của cô ta:

Câu chuyện đó như thế nào?

Cô ta lắc đầu trong vẻ hổ thẹn:

Khó nói lắm.

Tôi cúi người về phía trước:

Nếu cô muốn, tôi có một giải pháp cho nỗi đau của cô.

Cô ta ngước nhìn lên:

Tôi có thể đi cùng với một người bạn đến gặp ông?

– Được mà, không thành vấn đề.

Và tôi đã gặp lại cô ấy tại khu thương mại Denver, tại siêu thị khu phố số 16 vào ngày sau đó. Trong giờ ăn trưa với những âm thanh ồn ào của thực khách cùng với tiếng chạm cốc thì nơi chúng tôi gặp nhau để nói chuyện có lẽ là một địa điểm tồi tệ nhất.

Mặc dù  trong khung cảnh xô bồ như vậy, hai cô gái ràn rụa nước mắt đã dâng tấm lòng của họ cho chúa Jesus sau khi nghe tôi làm chứng.

Khi cô gái nhìn vào đồng hồ, tôi hỏi ngay:

Có phải tôi đã giữ các bạn quá lâu?

– Ồ không đâu Bill, tôi sẽ trở lại chỗ của tôi và báo cho mọi người biết là họ cũng có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi giống như tôi hôm nay vậy.

Có một vấn đề trong Hội Thánh hôm nay. Nó rất tinh vi, không dễ gì phát hiện. Một số tín hữu có quan điểm như thế này: Hãy chờ đợi, sự hiểu biết của bạn chưa đủ. Bạn  không có Lời Chúa và cũng chưa cầu nguyện đủ. Bạn không thể chia sẻ đức tin của bạn cho bất cứ ai. Bạn chưa sẵn sàng.  

Nhưng trường hợp của người phụ nữ ở giếng nước Gia-cốp thì sao? Sau khi nghe Phúc Âm từ Chúa Cứu Thế, người này đã vào trong thành phố làm chứng cho mọi người. Cô gái tôi gặp cũng thuộc mẫu người đó. Hai mươi phút sau khi chia tay tôi nhận điện thoại

từ nơi làm việc của cô: Ông có thể đến đây gặp tôi được không?

Tôi đã đến và biết được tình trạng hiện tại của cô ta. Trong suốt 13 tháng qua cô ta đã sống ngoại tình. Trong 2 tháng cuối cùng cô ấy tự chia tay với người chồng của mình.

Sau đó tôi được biết: Chỉ 2 ngày sau khi dâng đời sống mình cho Đấng Christ, tôi được thông báo từ người chồng của cô ta: Nè Bill, một điều lạ lùng đã xảy ra với vợ tôi. Cô ấy đã trở về nhà và xin tôi tha thứ cho cô ấy các lỗi lầm.Thật lạ lùng! Điều gì xảy ra với vợ tôi, tôi cũng muốn điều ấy xảy ra với tôi.

Cuối cùng anh ta đã đến gặp tôi để nghe Phúc Âm và tấm lòng anh mở ra tiếp nhận Chúa. Chủ nhật sau đó anh đến nhà thờ cùng với vợ và ngồi ở hàng ghế phía trước. Đôi vợ chồng này đã dâng lên cho Chúa bảng giao ước hôn nhân được phục hồi của họ.

Hai tuần sau đó, tôi nhận được điện thoại từ người đàn ông đã có quan hệ tình dục với    cô gái. Anh ta hỏi tôi tại sao cô gái ấy đã bỏ anh ta ra đi không lời từ biệt.

Tôi mời người này đến nói chuyện.  Anh ta đến lắng nghe nhưng từ chối tiếp nhận Phúc Âm. Tôi có hơi thất vọng. Nhưng tôi biết tôi không thất bại, vì tôi đã bước đi trong sự vâng phục Lời Chúa để rao giảng Phúc Âm và đó là sự thành công. Việc anh ta tiếp nhận hay từ chối không phải là vấn đề của tôi.

KHÔNG RAO GIẢNG MỘT NỬA LẼ THẬT

Sự thành công không phải là ép buộc một ai đó thực hiện cam kết đi theo Đấng Christ. Thông thường tôi không nhận được sự phản hồi tích cực khi tôi chia sẻ Phúc Âm.

Khi tiến sĩ Grant và vợ của ông, Kathie lần đầu tiên giới thiệu Phúc Âm với tôi, tôi đã thẳng thừng từ chối. Nhưng tôi không quên câu chuyện đó. Mục vụ của họ là nhân tố quan trọng cho quyết định cuối cùng của tôi sau đó một năm rưỡi.

Những người ngoại phải được nghe Phúc Âm khoảng 6 hay 7 lần trước khi họ tiếp nhận Chúa. Vì vậy hãy nhớ rằng nếu có ai đó quay lưng khi bạn chia sẻ đức tin, hãy nhớ rằng Lời Chúa bạn gieo ra sẽ không bao giờ vô ích. Có lẽ người đó chưa bao giờ nghe Phúc Âm trước đây, hoặc có thể đây là lần thứ hai anh ta được nghe Phúc Âm, hoặc cũng có thể đây là lần thứ 6. Sự vâng phục của bạn lần này có thể khiến anh ta thay đổi.  Đó chính là lý do chúng ta phải bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy. Vì thế nếu một phụ nữ quay lưng với bức tranh toàn cảnh của Phúc Âm, thì sự giới thiệu về Phúc Âm như thế  chính là hạt giống được gieo ra đến lúc nó sẽ nẩy mầm. Có thể cô ta sẽ đếm lại các lần nghe giảng Phúc Âm trước đó và quyết định tin nhận Chúa.

Loại gặp gỡ nào mà Đức Thánh Linh vận hành để gặt hái những kết quả cụ thể? Ngài sử dụng những chứng nhân được thúc đẩy bởi tình yêu nói ra Lời của Ngài. Theo kết quả khảo sát của Học Viện Tăng Trưởng Hội Thánh Mỹ thì có từ 75% đến 90% người mới qui đạo là những người đã tiếp nhận Chúa nhờ vào các bạn hữu Cơ đốc làm chứng cho họ trên căn bản một người giải thích Phúc Âm rõ ràng cho một người.  Chỉ có 17%  người qui đạo đến từ các sự kiện như là: sứ điệp của mục sư vào sáng chủ nhật, các buổi truyền giảng của Billy Graham hay là các buổi họp mặt thân tình vào ngày chúa nhật. Tuy nhiên hầu hết các Hội Thánh đã tiêu hao năng lực, thì giờ, tiền bạc cho những sự kiện thuộc loại này.

Bạn thử tưởng tượng một doanh nhân khảo sát các cơ hội kinh doanh và rồi ông ta quyết định là sẽ đi theo hướng có lợi nhuận ít nhất? Dĩ nhiên không ai làm như vậy. Ông ta sẽ quyết định tập trung tài nguyên, nhân lực, tiền bạc cho những cơ hội kinh doanh đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Trong lĩnh vực chia sẻ đức tin chúng ta cũng phải đi theo nguyên tắc này. Khi bạn đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc rao giảng Phúc Âm trên căn bản một người nói cho một người. Chúng ta phải sẵn sàng giải thích một Phúc Âm toàn vẹn chứ không phải chỉ nói một ít lẽ thật. Chúng ta không thể chỉ nói với một ai đó: Đức Chúa Trời yêu bạn, tôi sẽ cầu nguyện cho bạn hay là tôi thường xuyên đi nhà thờ. Chúng ta phải chuẩn bị chia sẻ toàn bộ Phúc Âm. Nhưng trong lòng anh chị em hãy biệt riêng Chúa Cứu Thế làm Chúa. Luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh chị em có hy vọng đó. Phải làm điều này với sự nhu mì và kính trọng (1 Phi-e-rơ 3:15).

Quyển sách này được viết ra khích lệ bạn chia sẻ Phúc Âm và bạn không thể thất bại. Nó sẽ làm cho bạn tươi mới, sinh động và bạn thấy rằng việc chia sẻ Phúc Âm là một việc dễ dàng, bạn có đủ sự bạo dạn để nói khi chạm trán với bất cứ ai. Và bạn chắc sẽ thành công. Bạn biết rằng trong tấm lòng của Đức Chúa Trời có một chỗ đặc biệt dành cho những người quyết định vâng phục Lời của Ngài.

Wayne, một lập trình viên máy tính 40 tuổi ở Boulder, Colorado đồng ý với tôi khi anh nói: Kỹ năng làm chứng của Bill dạy đã thay đổi nhận thức và cách sống của tôi, bây giờ tôi làm chứng cho Chúa rất tự nhiên. Khi tôi dùng các câu hỏi mà Bill hướng dẫn để hỏi những người khác, họ biết rằng tôi chẳng những quan tâm đến nhu cầu của họ mà  thực sự chú ý đến những nhu cầu sâu kín của họ: mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Họ biết tôi sẵn sàng lắng nghe những gì họ nói. Họ cần có người lắng nghe. Và bởi vì tôi sẵn sàng làm một cái máy thu âm, nên tôi cũng được họ ban cho những cơ hội sử dụng quyền năng của Lời Chúa trình bày lẽ thật trong một phương cách cởi mở.

Phần bạn thì sao? Bạn có giống như Wayne, sẵn sàng vâng phục Chúa để chia sẻ đức tin? Có lẽ đã đến lúc bạn phải rời bỏ sự an toàn nơi vầng đá cứu sinh để đi ra bờ vực thẳm gieo mình xuống làm chiếc phao cho những ai đang chết đuối. Đã đến lúc phải chia sẻ Lời của Chúa để cứu những linh hồn đang chìm sâu trong bể tội. Chúa Jesus đang đứng trên bờ vực và Ngài kêu gọi bạn tham dự vào đội cứu hộ của Ngài. Câu hỏi này vẫn còn để mở: Bạn có sẵn sàng ra đi không?

Chương 3

CHIẾN THẮNG NỖI SỢ HÃI CỦA BẠN

Một ngày nọ, tôi phải dừng lại chờ trung chuyển chuyến bay tại một phi trường, tôi vào trong một căn phòng trải thảm đỏ chờ đến lượt bay. Trong lúc ở đó tôi nhìn thấy Mohammed Ali, đang ngồi bên cạnh một cái bàn với cái cặp chất đầy những quyển sách nhỏ giới thiệu đức tin của người Hồi Giáo.

Tôi đến bên cạnh anh ta, và nhận được 2 quyển sách nhỏ quảng bá về Hồi Giáo. Vì anh ta bị bệnh Parkinson (một bệnh thuộc hệ thần kinh, làm cho các cơ bị rung và yếu). Anh ta phải vất vả lắm mới ký được tên của anh vào sách trước khi tặng cho tôi.

Khi nhìn Mohammed Ali, tôi nghĩ: Đây là một anh chàng tội nghiệp nhưng vẫn cố gắng đứng lên, sử dụng sức lực và khả năng vô cùng hạn chế của mình để chia sẻ điều dối trá. Thế nhưng có rất nhiều anh chị em Cơ đốc của tôi thuận lợi nhiều điều nhưng e ngại không dám nói ra lẽ thật.

Đây có phải là công việc của bạn?

Đức Chúa Trời kêu gọi mỗi người chúng ta chia sẻ đức tin của mình với một tấm lòng tự nguyện vâng phục. Ngài kêu gọi chúng ta rao giảng Phúc Âm. Nếu một người nào đó từ chối, thoái thác điều này: Xin lỗi tôi không có ân tứ rao giảng Tin lành. Khi đó anh ta cần đọc lại Kinh Thánh. Chắc chắn người đó sẽ khám phá Đại Mạng Lệnh: Rao giảng Phúc Âm, can đảm rao giảng Phúc Âm và cổ vũ rao giảng Phúc Âm.

Tôi muốn giải thích điều này: Tôi không có ân tứ ban cho, nó không phải là ân tứ siêu nhiên mà Đức Chúa Trời ban cho tôi. Tuy nhiên tôi được yêu cầu phải ban cho. Tôi không có ân tứ siêu nhiên về sự thương xót. Tuy nhiên tôi nhận được mệnh lệnh phải bày tỏ lòng thương xót. Công việc của tôi là một giáo sĩ tình nguyện, tuy nhiên thỉnh thoảng tôi vẫn phải làm việc như một người chăm sóc các bà mẹ không con cái hoặc có con bị đột tử. Đôi khi tôi có mặt tại một nơi xảy ra thảm họa và tôi phải cố gắng an ủi những người còn sống sót sau những biến cố đau thương. Thậm chí tôi phải vào bệnh viện nâng đỡ, ủy lạo các nạn nhân bên giường bệnh. Và bởi vì tôi hoàn toàn không có ân tứ thương xót. Tôi phải tùy thuộc vào Đức Chúa Trời để Ngài khai phóng lòng thương xót của chính Ngài qua tôi.

Tất cả chúng ta phải rao giảng Phúc Âm trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Sứ đồ Phao-lô viết: Tôi đủ sức làm được mọi việc nhờ Đấng ban năng lực cho tôi. (Phi-líp 4:13). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta năng lực để chia sẻ đức tin, mặc dù chúng ta thiếu thốn ân tứ, tài năng cho mạng lệnh này. Phao-lô bày tỏ thêm trong Ê-phê-sô 1:17-20: Tôi cầu xin Đức Chúa Trời của Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta, chính Cha vinh quang ban cho anh chị em tâm linh khôn ngoan và được khải thị để nhận biết Ngài.  Soi sáng con mắt trong lòng anh chị em để hiểu thấu niềm hy vọng của ơn Ngài kêu gọi là gì, thế nào là cơ nghiệp giàu có vinh quang của Ngài giữa vòng các thánh,  và thế nào là quyền năng vĩ đại siêu việt Ngài dành cho anh chị em, là những người tin, theo như năng lực mạnh mẽ của Ngài hành động.  Đây là năng lực Ngài tác động trong Chúa Cứu Thế, khiến Con Ngài sống lại từ trong kẻ chết, ngự trị bên phải Đức Chúa Trời trên các tầng trời.

Điều này có nghĩa là chúng ta có một quyền năng tương tự như quyền năng phục sinh của Đấng Christ đang vận hành trong chúng ta. Vì vậy chúng ta không thiếu thốn một phương tiện nào cả để hoàn thành Đại mạng lệnh.

Kinh Thánh xác định rõ điều này khi đề cập đến  chức vụ thầy giảng Tin Lành cũng như các chức vụ mục sư , giáo sư được nói đến trong Ê-phê-sô 4:11-13: Chính Ngài cho một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số làm truyền giáo, một số làm mục sư và giáo sư,  nhằm mục đích trang bị các thánh đồ cho công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế,  cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến sự hợp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa Trời, đến mức trưởng thành, đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế.

Từ phần Kinh Thánh này, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời kêu gọi các chức vụ: mục sư, giáo sư, thầy giảng Tin Lành để chuẩn bị đầy đủ cho các mục vụ để gây dựng thân thể Đấng Christ.

Bởi vì Đức Chúa Trời đã kêu gọi thầy giảng Tin Lành để trang bị cho Hội Thánh, vì thế tôi có thể thực hành nhiệm vụ của mình, giúp đỡ cho các bạn những kỹ năng cần thiết để chia sẻ đức tin. Là một thầy giảng Tin Lành tôi có trách nhiệm hướng dẫn bạn thực hành đời sống Cơ đốc vì tôi biết mục vụ này không dễ dàng với bạn chút nào và bạn có khuynh hướng lãng quên nó. Khi bạn vâng phục Lời Chúa, chia sẻ đức tin là bạn đâng lên Đức Chúa Trời một cơ hội để Ngài làm việc thông qua bạn. Đức Chúa Jesus phán: Hãy đi giảng Tin lành. Đây không phải là một ý tưởng hay một lời đề nghị. Đây là một mạng lệnh.

Vì vậy đó là lý do chúng ta phải nỗ lực chia sẻ đức tin. Tại sao chúng ta e ngại trước mạng lệnh này? Hãy thử nhìn vào 6 nỗi sợ hãi hàng đầu chi phối khiến chúng ta không dám chia sẻ Phúc Âm. Và rồi chúng ta khám phá phương cách khắc phục chúng.

  1. Tôi sợ bị từ chối.

Không có nỗi đau nào lớn hơn là bị từ chối. Bob đã trải nghiệm nó. Nỗi sợ hãi bị từ chối của anh ta quá nhạy cảm đến nỗi anh ấy quyết định cắt đứt các mối dây ràng buộc với con gái của mình. Anh ấy đã không gặp cô con gái Carry từ khi anh sống tách biệt với mẹ của mình hơn 15 năm trước đó. Anh ấy sợ gặp lại Carry, đứa con gái của anh vẫn sống với bà ngoại từ khi anh ra đi.  Anh ta cho rằng cô con gái nầy không thích nhìn thấy anh. Vì vậy anh ta tránh đi thật xa, không để Carry có cơ hội đóng cửa phòng xua đuổi anh.

Có cách nào một người như Bob khắc phục nỗi sợ hãi bị từ chối của mình? Làm thế nào một người như Bob có thể thành công với công tác rao giảng Phúc Âm?

Điều gì quyết định thành công cho công tác truyền giáo? Hãy nhớ đây không phải là một trận thi đấu. Như tôi đã nói ở những trang trước. Sự thành công là chia sẻ đức tin và sống cho Chúa Jesus. Không có loại công việc nào tốt hơn là đem người khác về với Đấng Christ.

Chúng ta không cần trốn chạy để có một chiến thắng ảo. Những thân hữu của chúng ta không bao giờ tiếp nhận Đấng Christ nếu chúng ta ép buộc họ tin. Họ đặt niềm tin nơi Chúa bởi vì Đức Chúa Trời dùng chúng ta nói ra lẽ thật. Nếu chúng ta chinh phục được một ai đó về với Đấng Christ thì có lẽ người ấy chưa được cứu. Moody, người giảng Tin lành trứ danh trải nghiệm điều này khi ông đi trên một chuyến xe lửa sau một chiến dịch truyền giảng. Một lão già say rượu đến bên cạnh Moody: Anh biết đấy, Moody. Tôi là một trong những người qui đạo trong chiến dịch truyền giảng của anh.  Moody nhìn thẳng vào ánh mắt người đàn ông này: Tôi cho rằng anh không phải là người qui đạo trong chiến dịch của tôi, anh không thuộc về tôi vì rõ ràng anh không phải là người qui đạo của Đấng Christ. Moody đã nhìn thấy sự khác biệt ở đây.

Khi người ta từ chối sứ điệp của bạn thì không phải là họ từ chối bạn, nhưng là họ từ chối Chúa Jesus và Lời của Đức Chúa Trời. Vì vậy bạn không thất bại trong việc này. Ngược lại bạn đã vâng phục Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc Âm.  Thậm chí cách bạn chia sẻ đức tin có thể không khéo léo, nhưng Đức Chúa Trời vẫn có thể dùng phương cách đó tác động tấm lòng người nghe. Duy chỉ có điều Đức Thánh Linh không thể làm gì được vì tội yên lặng của bạn.

Tôi đã thấy một vài phương cách chia sẻ Phúc Âm lạ lùng từ những người khác. Đó là có một lãnh đạo thanh niên cùng với một nhóm các em tuổi vị thành niên mua một quan tài. Một em giả làm hình nộm người chết và nằm bên trong quan tài. Họ đem quan tài này xuống khu phố chính. Ở đó họ cột dây vào quan tài kéo nó lên cao rồi hạ xuống thấp quanh một giá đỡ như trong một trò chơi, trong khi đó những người tham gia la ó om sòm nhằm thu hút sự chú ý của đám đông. Khi mọi người hiếu kỳ đã tụ họp lại, người đạo diễn trò chơi mở nắp quan tài để lộ ra bên trong là một hình người mắt nhắm chặt, hai tay gấp trước ngực. Sau đó một người đóng vai mục sư đọc điếu văn ca ngợi người chết: Đây là ông già John, lúc sinh thời ông thích câu cá và đọc sách…

Đột nhiên người chết bật dậy và nhảy ra khỏi quan tài. Anh ta chỉ tay thẳng vào mặt mục sư la lớn: Ông không bao giờ nói cho tôi biết phải được sanh lại để vào nước trời. Ông chẳng bao giờ chia sẻ đức tin của ông cho tôi. Ông không bao giờ cho tôi có cơ hội tiếp nhận Đấng Christ. Bây giờ tôi nằm đây chuẩn bị xuống địa ngục là vì lỗi của ông…

Trong khi mọi người theo dõi vở kịch với sự thích thú thì một bạn thiếu niên đi vòng chung quanh đám đông làm chứng và phát truyền đạo đơn. Một số người có mặt ở đó quyết định cầu nguyện tin Chúa.

Cá nhân tôi không thích cảnh hóa trang làm người chết. Tuy nhiên Đức Chúa Trời vẫn có thể sử dụng phương pháp này, bởi vì các bạn trẻ đã trung tín rao giảng Phúc Âm.

Bây giờ giả định là bạn đi ra ngoài cố gắng chia sẻ đức tin của bạn cho người đầu tiên bạn gặp, và người này  quay lưng bỏ đi. Như thế có nghĩa là bạn đã thất bại? Hiển nhiên là không. Bạn đã chọn lựa vâng phục Lời Chúa để rao giảng Phúc Âm. Rồi hãy tưởng tượng vào ngày sau đó một người bạn khác trong Hội Thánh cũng chia sẻ đức tin với người mà bạn gặp hôm qua. Anh này không chỉ quyết định tin Chúa nhưng còn muốn kế thừa chức vụ của Billy Graham. Như vậy có phải là người bạn trong Hội Thánh kia có công trạng hơn bạn? Hiển nhiên là không!

Khi con người chọn lựa vâng lời Đức Chúa Trời, thì trong vương quốc Đức Chúa Trời không có sự thành công hay thất bại. Cha thiên thượng có thể sử dụng mọi phương pháp chia sẻ đức tin của bạn cho dù nó không khéo léo hay thiếu thốn tình yêu. Sự thật chỉ có một căn phòng trong đời sống Cơ đốc nhân không thể vá víu được: Ngài không thể làm được gì nếu bạn yên lặng.

Sứ đồ Phao-lô chia sẻ đức tin của ông với một tâm trạng: Về phần tôi, khi đến với anh chị em, tôi tỏ ra yếu đuối, sợ sệt và run rẩy (1 Cô-rin-tô 2:3). Tuy nhiên Phao-lô đã làm nên sự khác biệt, vì ông đi ra và Đức Chúa Trời dùng ông. Phao lô chắc không cảm thấy dễ chịu khi ông bị đánh, ném đá, chìm tàu, chịu lạnh, lỏa lồ, rắn cắn…Mặc dù phải trả giá đắt, nhưng Phao-lô đã ra đi. Mỗi chuyến đi truyền giáo Đức Chúa Trời ban trợ quyền năng Đức Thánh Linh trên chức vụ Phao-lô. Đi qua những gian truân, vất vả, khổ đau, ông xem những điều này như là niềm vui của ông.

Điều này phải trở thành tiêu chí sống của chúng ta. Ngay cả khi bị ném đá, đau đớn trăm bề thì Đức Chúa Trời cũng xoay trở nỗi đau của chúng ta thành sự vui mừng.

Bằng cách nào mà chúng ta có thể kinh nghiệm niềm vui khi chính chúng ta bị từ chối trong lúc chia sẻ đức tin? Hãy nhìn vào trường hợp của Bob. Người cha này đã trở nên xa lạ với cô con gái của anh ta trong suốt 15 năm. Khi Bob nghe tôi giảng về tội yên lặng, anh ta đã có một quyết định: gọi điện thoại cho con gái của mình. Anh chân thành nài xin Carry tha lỗi cho anh. Và rồi anh nói với Carry về sự thay đổi mà Chúa đã thực hiện trong anh.

Buổi tối hôm sau hai bố con gặp lại nhau sau nhiều năm cách biệt vì Bob sợ bị từ chối. Một lần nữa Bob xin con gái tha thứ cho mình, và anh hướng dẫn Carry đến với Đấng Christ. Đây chính là một tin mừng.

Không phải mọi người khi chia sẻ đức tin của mình đều nhận được sự phản hồi tích cực ngay. Tôi biết có một thanh niên nhút nhát, e thẹn quyết định chia sẻ đức tin của mình với một người bạn gái trong cùng công ty.   Anh này kể lại: Tôi chia sẻ niềm tin của tôi với Sarah, nhưng cô ấy không hứa nguyện đi theo Đấng Christ.  Tuy nhiên lòng tôi vẫn rộn ràng vì tôi đã giới thiệu với cô ấy tiến trình đức tin của tôi. Trước đây tôi không biết là tôi có thể nói được như vậy.

Một chị em khác, Lauren chia sẻ đức tin cho một thành viên trong gia đình của cô. Và chị nhận được một câu trả lời cộc lốc: Không đời nào tôi chấp nhận những chuyện này.

Về sau, Lauren nói tiếp: Cũng được thôi, xem như tôi là người đầu tiên chia sẻ đức tin. Tôi chưa hoàn thành sứ mạng. Cứ để cho anh chị em của tôi nghe Phúc Âm khoảng 6 hay 7 lần. Khi ấy tôi sẽ bắt đầu trở lại. Tôi chỉ mới ghi được 1 điểm và còn tới 6 lần nữa kia mà!

 

  1. Tôi lo sợ về những gì bạn bè tôi suy nghĩ.

Martha, một chị em tuổi trạc 60 đến nói chuyện với tôi sau buổi hội thảo:

 Chồng và các con tôi chưa được cứu. Chị ấy nói, mắt rơi lệ nhạt nhòa trên đôi gò má. Tôi không đủ can đảm để giải thích Phúc Âm cho bất cứ ai. Tôi luôn luôn lo lắng về những gì họ sẽ suy nghĩ nếu tôi nói ra.

Đây có phải là lý do làm bạn yên lặng? Bạn lo sợ về những gì người khác suy nghĩ? Tôi xin phép hỏi bạn: Ngay bây giờ người khác nghĩ về bạn như thế nào?

Bạn chia sẻ đức tin hay là bạn yên lặng? Hành động nào sẽ khiến các bạn hữu của bạn đi vào địa ngục?

Một số Cơ đốc nhân nói: Tôi sợ thân hữu của tôi cũng sẽ bị bắt bớ như tôi nếu tôi chia sẻ đức tin và họ tin Chúa.

Hãy nhớ lời Chúa phán: Không đầy tớ nào hơn chủ mình được. Nếu họ đã bắt bớ Ta thì cũng sẽ bắt bớ các con. Nếu họ đã vâng giữ lời Ta dạy thì cũng sẽ vâng giữ lời các con ( Giăng 15: 20).

Tuy nhiên điều đó không phải là một tin xấu. Trong Ma-thi-ơ 5: 10-12 lời hứa chúc phước được nhân đôi khi chúng ta bị bắt bớ: Phước cho người vì sự công chính mà bị bắt bớ,Vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ. Phước cho các con khi bị người ta mắng nhiếc, ngược đãi và vu cáo đủ điều ác vì cớ Ta.  Hãy hân hoan, mừng rỡ, các con sẽ được trọng thưởng ở trên trời vì người ta cũng đã bắt bớ các tiên tri của Chúa trước các con như thế.

Có bao nhiêu thân hữu biết bạn là Cơ đốc nhân nhưng họ chưa hiểu Phúc Âm?  Lý do mà họ chưa qui đạo chính là họ chờ đợi bạn giải thích Phúc âm cho họ.

Kristine ngạc nhiên khi khám phá sự thật này. Cô ấy đã biết Joel từ 20 năm nay. Anh này biết Kristine là Cơ đốc nhân nhưng cô ấy chẳng bao giờ giải thích Phúc Âm cho anh. Sau khi  học tập phương pháp chia sẻ đức tin, Kristine quyết định gặp Joel để giới thiệu Tin Mừng. Cô có ý nghĩ là bất luận thế nào cũng phải rao giảng Phúc Âm cho Joel, cho dù điều này có thể làm cho tình bằng hữu của họ kết thúc.

Vài ngày sau đó, Kristine nói với Joel: Joel à, nhiều năm qua anh đã biết nơi định cư của linh hồn tôi. Nhưng còn anh thì sao? Linh hồn anh đang ở đâu?

Bởi vì cuối cùng Kristine đã bắt đầu câu chuyện Phúc Âm. Joel được thuyết phục dâng đời sống anh cho Chúa.

Tôi cũng vui mừng khi biết Martha, một chị em lớn tuổi trước đây không bao giờ dám chia sẻ đức tin của chị với các thành viên khác trong gia đình, đã nắm lấy khải tượng này. Sau buổi hội thảo chị ấy nói với tôi: Tôi đã nhận được sự can đảm và tự do để nói với gia đình tôi về Chúa Jesus. Và người đầu tiên tôi chia sẻ đức tin chính là chồng tôi.

Mặc dù Martha và Albert, chồng cô ấy không bao giờ thảo luận những vấn đề thuộc linh. Bây giờ cô ấy về nhà và đưa ra 5 câu hỏi mở. Khi cô ấy hoàn tất câu hỏi cuối cùng,  người chồng đã cho phép cô bắt đầu trưng dẫn Kinh Thánh. Albert nhìn ra được vấn đề, anh ta nài xin Chúa Jesus tha thứ tội lỗi của anh và mời Ngài làm chủ, làm Chúa cuộc đời anh trong sự vui mừng đầy trọn. Tuần lễ sau đó cả Albert và Martha đồng chia sẻ đức tin cho các con của họ, và bọn trẻ đồng ý tiếp nhận Chúa Jesus là Cứu Chúa của chúng.

Cuối cùng Albert và Martha đã dành thời gian cho công tác rao giảng Phúc âm. Họ đi đến các tiểu bang khác chia sẻ về niềm tin của họ và dẫn dắt mọi người đến với Chúa Jesus.

  1. Tôi không dám nghĩ là tôi có thể chia sẻ đức tin với các bạn đồng nghiệp.

Ray ngày trước là một võ sĩ quyền anh làm việc trong ngành xây dựng, bây giờ là mục sư trong một Hội Thánh nhỏ ở Arizona. Anh ta đã nổi tiếng trước khi  trở nên Cơ đốc nhân. Trên võ đài quyền anh cũng như bên ngoài anh ta luôn là người chiến thắng trong các cuộc chơi. Khi anh ta tin Chúa các bạn đồng môn không những trêu chọc, nhạo báng đức tin của anh mà còn giễu cợt Đức Chúa Trời. Ray nói:  Trước đây tôi không quan tâm đến những người nhạo báng. Tôi rèn luyện tính cách này trước khi trở nên Cơ đốc nhân.

Còn bây giờ tôi cầu nguyện cho các bạn hữu châm chọc tôi và cảnh báo họ phải tôn kính Đức Chúa Trời.

Một ngày kia Ray cùng với hai người bạn đồng nghiệp đang sơn vách tường, họ phải đứng trên giàn giáo cao.  Đột nhiên có một tiếng nổ lớn trong công trình xây dựng hất văng các bạn của Ray ra khỏi giàn giáo, còn Ray thì vẫn bình yên. Hai bạn của Ray rơi thẳng xuống một tấm vách tường đang bốc lửa bên dưới. Ray nhảy xuống cố gắng cứu một người ra khỏi đám lửa. Khi anh ôm chặt người bạn kéo anh này ra khỏi chỗ nguy hiểm. Người này vốn đã từng trêu chọc đức tin của Ray, hỏi: Trước đây anh đã cảnh báo tôi, phải không? 

Ray trả lời: Vâng, tôi đã nhắc nhở anh phải tôn kính Đức Chúa Trời.

Và Ray hướng dẫn người bạn này dâng đời sống của anh ta cho Đức Chúa Trời ngay lúc đó. Đêm hôm ấy Ray đến bệnh viện viếng thăm người bạn còn lại. Anh này quá cảm động vì không nghĩ là Ray có thể quan tâm đến anh, phục vụ anh trong tinh thần của một người đầy tớ sau bao nhiêu lần anh ta giễu cợt đức tin của Ray: Bằng cách nào anh có thể yêu mến tôi, khi tôi đã báng bổ anh trước đây?

Một tuần sau đó, người bạn này xuất viện và mời Ray đến nhà của anh, hướng dẫn anh cầu nguyện tin Chúa. Cả hai người bạn này bây giờ là thuộc viên của Hội Thánh Ray quản nhiệm.

Có quan trọng không khi bạn chia sẻ đức tin cho các đồng nghiệp? Đức Chúa Trời đã đặt những người này trên lối đi của các bạn cũng chính vì lý do đó. Một chị em đã tham gia buổi hội thảo do tôi tổ chức, nói: Bây giờ tôi biết cách chia sẻ đức tin, tôi có một xác quyết mới mẻ, tôi không còn hổ thẹn khi người khác biết tôi là ai tại nơi làm việc. Tôi nhận thức rằng khi bị bắt bớ vì niềm tin nơi Chúa thì tôi lại được phước gấp đôi. Đức Chúa Trời ban cho tôi những cơ hội, qua đó tôi có thể làm chứng cho Ngài. Tôi đặc biệt  thích thú lời của thánh Francis anh đã trưng dẫn: “Giảng Phúc âm mọi lúc và nếu cần thiết, viết ra sứ điệp.”

Tôi không nghĩ là bạn phải  sử dụng thời gian tại nơi làm việc để giảng Phúc Âm. Nhưng nếu có cơ hội bạn nên sử dụng 5 câu hỏi dùng để chia sẻ Chúa Jesus mà tôi sẽ trình bày trong chương 4. Năm câu hỏi này phải được bạn sử dụng trong một thời điểm thích hợp. Vì vậy bạn và đồng sự của bạn phải cảm thấy thoải mái khi trao đổi những câu hỏi này. Các câu hỏi được dùng theo cách dò đá qua sông. Nếu đồng nghiệp của bạn mở lòng với Phúc Âm, hãy mời anh ta đến nhà bạn ăn trưa hoặc đến phòng nhóm nghe trình bày lẽ thật.

Dĩ nhiên có ngoại lệ cho qui luật này, đặc biệt là khi bạn chia sẻ đức tin với người chủ của bạn.  Trong trường hợp của Lois, đã làm trợ lý cho Randal một khoảng thời gian. Cô ấy kể lại câu chuyện của mình:

Anh ta, Randal biết tôi là Cơ đốc nhân và đã từng châm chọc đức tin của tôi. Vào một ngày thứ hai, Anh ta hỏi tôi:

Hôm qua cô đi nhà thờ và làm chuyện vớ vẩn gì trong đó?

Tôi hỏi lại anh ta: Anh có ý nói gì vậy, thế nào là chuyện vớ vẩn trong nhà thờ?

Anh ta đáp lại: Vậy chứ, những người như cô tới đó để làm gì?

Lois trả lời: Tôi sẽ cho anh biết những gì tôi đã học ở Trường Chúa Nhật.

Lois bắt đầu hỏi người chủ này 5 câu hỏi cô ấy đã học được từ trong buổi hội thảo của tôi, và rồi trưng dẫn các phần Kinh Thánh cho Randal thấy. Ngay lúc đó Randal đã cầu nguyện dâng đời sống anh cho Đức Chúa Trời. Sau đó chồng của Lois tiếp tục môn đồ hóa Randal. Bây giờ Lois và Randal cùng cầu nguyện với nhau trước khi bắt đầu ngày làm việc.

  1. Tôi không hiểu biết đủ.

Đôi khi bạn cảm thấy không có đủ kiến thức để chia sẻ Phúc Âm? Hãy tưởng tượng bạn phải chia sẻ Phúc âm cho một người như Nate . Anh này có chỉ số thông minh vượt trên những người bình thường, trong một phút anh ta có thể đọc được 1250 từ.

Người đàn ông này quá xuất chúng, anh ta không chỉ ghi được điểm cao nhất trong các cuộc thi chỉ dành cho các thiên tài mà còn phát hiện ra cái sai của người ra đề thi.

Phải chia sẻ Phúc Âm cho Nate là một việc khó khăn. Anh ta là một người vô thần trong suốt 20 năm, và những thói quen của anh đã làm cho anh cách biệt với tôn giáo.  Bạn thử nghĩ xem, ai sẽ là người được Đức Chúa Trời sai đến để chia sẻ đức tin cho Nate? Một người xuất chúng? Một người đoạt giải Nô-bên hay là người kiệt xuất như Josh McDowell?

Không có ai thuộc loại đó cả. Đức Chúa Trời đã dùng John, một người Ấn độ da đen chỉ mới học xong lớp 12.

Nate phục vụ trong lực lượng vũ trang và anh thường đi chung xe buýt với John.  Một người lính khác trên chuyến xe buýt chọc ghẹo John, lấy cuốn Kinh Thánh của John ném ra bên ngoài xe. John chịu khó xuống xe lấy lại quyển sách không một lời phàn nàn.

Nate hỏi John: Tại sao anh lại bỏ qua hành động khiêu khích của gã kia?

John  trả lời: Thưa ông, bởi vì tôi là một Cơ đốc nhân.

Từ trước đến nay Nate không bao giờ tấn công đức tin của một Cơ đốc nhân. Anh ta là một người lịch sự theo nghĩa né tránh các chủ đề tôn giáo. Tuy nhiên Cơ đốc giáo đã làm anh ta bối rối. Vì vậy anh quyết định sẽ thách thức John về đức tin.

Nate hỏi: Anh có tin là một người nào đó bị cá nuốt, rồi sau đó được nó phun ra trở lại?

Anh chàng John đơn sơ này trả lời: Vâng tôi tin.

Nate hỏi tiếp: Tại sao anh tin?

John trả lời đơn giản: Bởi vì Kinh Thánh của tôi nói với tôi như thế.

Mỗi câu hỏi của Nate được John khẳng định: Kinh Thánh của tôi nói với tôi như thế.

Một tâm trí xuất chúng như Nate  không thể hiểu nỗi câu trả lời của John và điều này làm cho anh ta thêm hiếu kỳ. Đêm hôm đó Nate trở về nhà, anh ta mượn một quyển Kinh Thánh của người láng giềng và bắt đầu đọc.

Một câu trong Gióp 5:9 đánh trúng trái tim của Nate: Ngài làm những việc lớn lao không sao dò thấu, Những việc diệu kỳ không ai đếm nổi.

Nate không thể nào bỏ qua được lẽ thật này, và nó đã biến đổi cuộc đời anh. Bây giờ Nate là một trong những người giỏi nhất bảo vệ đức tin Cơ đốc mà tôi từng biết. Làm thế nào để có được kết quả đó? Bởi vì con người có đức tin đơn sơ là John, với khả năng học vấn hạn chế nhưng tin vào Lời này: Chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải bởi năng lực, Nhưng bởi Thần Ta, CHÚA Vạn Quân phán (Xa-cha-ri 4:6). Và Chúa dùng John đem Nate đến với Ngài.

Tôi thường thấy một số người nói: “Tôi không hiểu biết đủ,” là những người đã đi nhà thờ khoảng 10 năm hoặc nhiều hơn. Khi tôi gặp một ai đó giữ quan điểm này, tôi thách thức họ:  Anh đã cố thủ trong ý tưởng này trải nhiều năm rồi, đã đến lúc anh phải tống khứ nó đi.

  1. Tôi sợ sẽ đánh mất mối quan hệ với bạn bè và người thân.

Tôi đang viếng thăm một nông trại thì Phi-líp, một doanh nhân làm chủ nhiều cửa hàng bách hóa hỏi tôi về Đức Chúa Trời.

Trong lúc tôi ngồi xuống chia sẻ Phúc âm, anh ta lấy ra giấy, bút và bắt đầu ghi chép.

Khi tôi kết thúc, Phi-líp chỉ viết được chừng 2 hay 3 câu.

Anh ta ngước nhìn tôi: Thật quá đơn giản.

Tôi hỏi: Tại sao anh cho là đơn giản?

Phi-líp  không trả lời, anh ta hỏi tiếp: Đức Chúa Trời sẽ xử lý thế nào với việc kinh doanh hiện tại của tôi?

Tôi không biết Chúa sẽ chúc phước hay là không với công viêc của Phi-líp, vì thế tôi áp dụng nguyên tắc tại sao. Tôi đặt câu hỏi cho anh ta: Tại sao anh hỏi như thế? Anh kinh doanh cái gì?

Anh ta ngắt lời tôi và hỏi: Còn về mẹ tôi thì sao?

Tôi nhận ra chúng tôi đang đi vào vấn đề chính. Anh ta nói thêm cho tôi biết, mẹ của anh là một phụ nữ sùng đạo trong một giáo phái kia, nhưng cá nhân bà không có niềm tin vào Đấng Christ. Anh ta cho biết người mẹ này sẵn sàng tuyệt giao với anh nếu anh tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa.

Trong khi lắng nghe câu chuyện của anh tôi mở Kinh Thánh ra, và chỉ cho anh thấy Lời Chúa phán trong Ma-thi-ơ 10:37-38, tôi đề nghị anh đọc lớn những lời này: Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không xứng đáng cho Ta. Ai yêu con trai, con gái hơn Ta cũng không xứng đáng cho Ta.  Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta cũng không xứng đáng cho Ta.

Tôi hỏi anh ta: Lời Chúa nói gì với anh?

Anh ta ngước nhìn tôi lộ vẻ băn khoăn: Tôi lo cho mẹ tôi sau này. Và rồi anh quyết định cầu nguyện tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa.  Hiện giờ anh ấy là chấp sự Hội Thánh đã hơn 12 năm nay.

Chúng ta có bảo đảm một kết quả có hậu cho tất cả những ai chúng ta chia sẻ đức tin? Theo Lời Chúa, chúng ta biết khi Chúa Jesus đến, Ngài đem theo sự phân rẽ: Các con tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới sao? Ta bảo các con: Không, thật ra là đem sự phân ly;  vì từ nay một gia đình năm người sẽ chia rẽ, ba chống hai và hai chống ba;  họ sẽ chia rẽ, cha chống con trai, con trai nghịch cha, mẹ chống con gái, con gái nghịch mẹ, mẹ chồng chống nàng dâu, nàng dâu nghịch mẹ chồng (Lu-ca 12: 51-53).

Khi chúng ta dâng nộp đời sống mình cho Chúa, chúng ta phải trả một giá đắt cho các mối quan hệ của chúng ta. Các bạn phải kể đời sống mình đã chết, khi đi theo Christ và bỏ lại sau lưng những người thân yêu.

Murray đã trở nên một tín hữu. Anh ấy quyết định chia sẻ đức tin của mình với bố mẹ. Cho dù điều ấy đồng nghĩa với việc anh bị những người thân yêu xua đuổi ra khỏi nhà.

Trên đường đến nhà bố mẹ anh dừng lại gặp tôi, và chúng tôi cầu nguyện với nhau. Sau khi cầu nguyện, anh ấy nhìn tôi với đôi mắt ướt: Tôi không có sự chọn lựa nào cả sao Bill?

Tôi lắc đầu.

Anh ấy nói: Hoặc là tôi giữ thái độ yên lặng, không nói gì, chấp nhận để bố mẹ tôi đi địa ngục, vì họ đã bị kết án. Hoặc là tôi công bố Phúc Âm, rồi sẽ bị họ khước từ vĩnh viễn.

Tôi gật đầu.

Anh ta suy nghĩ và nói: Vấn đề đã được giải quyết xong.

Tôi đáp: Vâng.

Thế là anh ta lên đường. Anh ấy đã phiêu lưu bước đi. Anh ấy chuẩn bị tinh thần trong trường hợp bị khước từ. May mắn cho Murray, câu chuyện của anh sau đó có một kết thúc có hậu. Anh ta đã vui mừng không thể tả khi cả bố mẹ anh đều tin Chúa. Tình huống bây giờ đã thay đổi. Murray đã nắm lấy cơ hội và anh chấp nhận trả giá cho việc mình làm.

  1. Tôi không biết phải hành động như thế nào.

Sherry xác định là phải chia sẻ đức tin cho bố mẹ, George và Donna. Cô viết cho họ một lá thư. Sau đó cô lấy vé máy bay đi Texas để viếng thăm bố mẹ. Sau khi thăm viếng xong bố mẹ Sherry đưa cô ra phi trường từ biệt. Lúc bấy giờ Sherry mới nhớ là cô chưa nói gì cả về niềm tin của cô và đôi mắt cô ứa lệ. Người mẹ hỏi: Có vấn đề gì với con thế, con thân yêu?

Sherry trả lời: Con đến thăm bố mẹ để nói điều quan trọng nhất trong cuộc đời con, nhưng mà con vẫn chưa nói được một lời nào cả về chuyện này.

Donna hỏi: Có phải con muốn nói câu chuyện mà con đã viết trong thư?

Sherry gật đầu.

Donna quay đầu nhìn vào bố Sherry và nói: Goerge, hãy nhìn con bé tội nghiệp này.

Vào lúc đó Sherry đã không có lời nào để chia sẻ về đức tin của cô. Cô rơi vào tình trạng nói huyên thuyên nhiều điều ngoại trừ Phúc âm, và đến lúc cần nói thì chỉ diễn tả được bằng nước mắt.

Có thể bạn cũng giống như Sherry muốn chia sẻ Phúc âm nhưng không biết phải làm điều đó như thế nào?

Bây giờ bạn sẽ học được những kỹ năng cơ bản từ quyển sách này, bạn sẽ thấy rằng chia sẻ đức tin là một hành động khá đơn giản.  Bạn hối tiếc là bạn đã không biết phương pháp này sớm hơn.

Sáu tháng sau đó Sherry được nghe về cách chia sẻ Chúa Jesus không cần sợ hãi. Một lần nữa cô ta điện thoại cho bố mẹ và mạnh dạn chia sẻ Tin Mừng cho họ.

Donna và George đã công nhận là họ phải tin. Tuy nhiên Sherry cảm thấy không chắc chắn  đức tin của bố mẹ cô có nền tảng vững chắc, bởi vì cô không có bằng chứng nào về đời sống đức tin của họ. Nhưng cô nói: Tôi đã đưa bố mẹ tôi đến với Phúc Âm, và ít nhất là họ đã chấp nhận lẽ thật. Đây là một sự khởi đầu.

Mới đây có hai chị em trẻ tuổi, Kare và Sharon đến gặp tôi sau buổi thờ phượng: Nè Bill, anh có thể cầu nguyện cho chúng tôi được không? Chúng tôi đang trên đường tới bệnh viện để thăm cha chúng tôi. Ông ấy sắp chết vì ung thư. Chúng tôi cố gắng chia sẻ Phúc Âm cho ông ta trước khi không còn cơ hội nữa. Những gì anh dạy cho chúng tôi hôm nay thật đơn giản để chia sẻ niềm tin. Chúng tôi muốn cố gắng một lần nữa.

Vài ngày sau đó tôi nhận được điện thoại từ Karen: Chúng tôi không chỉ chia sẻ niềm tin mà còn hướng dẫn cha chúng tôi cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Và một người bệnh cùng phòng với ông ấy tình cờ nghe được câu chuyện Phúc âm, ông ta hỏi: Còn tôi sẽ ra sao đây? Và cuối cùng ông này cũng tiếp nhận Chúa luôn. Chúng tôi đang kinh nghiệm sự vui mừng từ Chúa ban cho trong một phương cách mà chúng tôi chưa từng biết. Bởi vì chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể thất bại nữa.

Bỏ rơi những lý do đó 

Nếu bạn ao ước kinh nghiệm một mức độ vui mừng tràn ngập như những người khác, bạn phải vượt qua những lý do kềm chân bạn, không cho bạn rao giảng Phúc âm. Bạn phải vâng phục thực hiện Đại mạng lệnh. Hãy để lẽ thật này không chỉ tác động trên đời sống bạn mà còn trên những người thân của bạn. Hãy trao cho Đức Thánh Linh có cơ hội kéo những người khác đến với Đấng Christ. Nhưng bạn phải kinh nghiệm một đời sống sâu nhiệm trong mối tương giao với Đức Chúa Trời mà bạn chưa từng có trước đây. Cuối cùng Đức Chúa Trời hứa: Ta sẽ ở cùng ngươi (Xuất Ê-díp-tô ký 3:12). Hãy trông đợi Đức Chúa Trời làm việc với những con người bình thường như bạn là những người vâng phục đi ra chia sẻ đức tin của mình.

Chương 4

NHỮNG CÂU HỎI DÙNG ĐỂ CHIA SẺ CHÚA JESUS

Tôi nhớ Dave Nicholl, một thầy giáo dạy học ở Windsor, Colorado. Dave cũng giống như nhiều người trong chúng ta thường thấy hạnh phúc trong việc chia sẻ đức tin của mình. Sau khi Hội Thánh của anh phát động sự cầu nguyện để các tín hữu bày tỏ lòng thương xót đối với những con người đang hư mất, thì xảy ra một biến cố đau thương: hai học sinh của Trường Trung học nơi anh dạy bị giết chết trong một bữa tiệc. Ngày hôm sau Đức Chúa Trời thử nghiệm tấm lòng của Dave. Anh ấy đã minh chứng tội yên lặng không còn chiếm chỗ đời sống anh.

Những ngày sau đó Dave có cơ hội phân phát  quà tặng là những quyển sách cho các học sinh chuẩn bị ra trường. Khi anh đến nhà viếng thăm các em, anh có nhiều cơ hội rao giảng Phúc âm. Ân điển của Đức Chúa Trời hành động qua sự hứa nguyện của anh phục vụ Đấng Christ, đã có hơn 70 người tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa tại Windsor.

Dave nói: Mặc dù tôi đã chia sẻ đức tin với nhiều đường lối khác nhau trong suốt nhiều năm, nhưng các nguyên tắc trong sách Chia sẻ Chúa Jesus không sợ hãi vẫn là dễ dàng nhất để sử dụng. Đơn giản là tôi chỉ đưa ra các câu hỏi và trưng dẫn các phần Kinh Thánh cho người nghe. Đó là một tiến trình cho và nhận. Những câu hỏi này cho phép con người bày tỏ tấm lòng của họ và những phần Kinh Thánh trao cơ hội để Đức Thánh linh thay đổi tấm lòng họ. Những kết quả này là không thể tin được.

Nếu Dave làm được điều đó thì bạn cũng làm được. Bạn chỉ cần biết câu hỏi chính xác để hỏi.

Vận động trong khi trò chuyện

Chúng ta nói về vấn đề một người phải nghe Phúc Âm khoảng 6 hay 7 lần trước khi họ tin Chúa. Làm thế nào chúng ta biết là người đó đã nghe Phúc âm được 7 lần rồi? Chúng ta sẽ không có câu trả lời trừ phi chúng ta hỏi những câu hỏi thăm dò phát hiện ra chỗ mà Đức Chúa Trời hành động để cùng cộng tác với Ngài.

Hỏi những câu hỏi thăm dò cũng giống như sử dụng nhiệt kế trong kỹ thuật nấu ăn. Hãy nghĩ về việc làm bếp ở nhà. Bất cứ khi nào bạn làm món thịt nướng, bạn phải dùng dụng cụ đo nhiệt để kiểm tra phần bên trong của miếng thịt. Nếu không có nó, với một miếng thịt dày mỏng khác nhau bạn phải thay đổi nhiệt độ của lò nướng để bạn biết lúc nào thịt sẽ chín kỹ.

Bây giờ tôi không thể đi vòng chung quanh với một cái nhiệt kế trên tay và hỏi người khác: Bạn đang nấu ăn đấy à? Nhưng tôi sẽ lồng ghép một câu hỏi trong khi đàm thoại để thăm dò Đức Chúa Trời có đang vận hành và theo dõi lòng của họ có mở ra hay không? Ví dụ nếu như tôi đang nói chuyện với một chị em, tôi sẽ đưa ra câu hỏi: Theo cô, vấn đề nào là lớn nhất mà các phụ nữ đang đối diện hôm nay? Đôi khi tôi có thể pha một chút dí dỏm: Câu trả lời của cô không thể giống như quí ông đấy nhé!

Cô ấy có thể cười khúc khích trước khi chỉ ra vấn đề áp lực thời gian để hoàn thành các công việc ở công ty và ở nhà.

Tôi nói: Chờ một chút, các cô được người khác biết đến là những bà mẹ trên cả tuyệt vời, những phụ nữ siêu đẳng. Tôi không biết làm cách nào mà một chị em bình thường có thể làm chừng ấy công việc trong xã hội hiện đại? Nhân tiện đây xin hỏi là cô có loại niềm tin nào cho đời sống tâm linh?

Bạn đã nhìn thấy câu chuyển mạch? Ở giữa bất kỳ một cuộc nói chuyện nào bạn cũng có thể lồng vào một trong năm câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus. Chúng tôi sẽ ôn tập các câu hỏi này cho bạn, qua đó bạn dễ dàng nhận ra Chúa có làm việc trong cuộc trò chuyện đó không? Bạn đã nhìn thấy vấn đề trở nên đơn giản khi bạn biết đem vào trong câu chuyện một nhiệt kế tâm linh?

Bằng cách dùng câu hỏi cuối cùng: Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh? Bất thình lình chúng ta đem câu chuyện vào trọng tâm chính. Đây là khởi đầu Phúc Âm của Chúa Jesus Christ.

Thỉnh thoảng tôi hỏi một người đàn ông: Ông thích môn thể thao nào?

Câu trả lời thông thường tôi nghe là: Bóng đá.

Tôi sẽ nói: Thật đáng ngạc nhiên là nhiều cầu thủ bóng đá đã kiếm được những món tiền khổng lồ. Rồi thì một số người sa bại trong đời sống vì ma túy và những câu chuyện đời tư đầy rác rưởi. Bạn có bao giờ tự hỏi cần phải tốn bao nhiêu tiền để hoàn thiện đời sống của một người đàn ông?

Anh ta có thể trả lời: Chắc phải tốn rất nhiều.

Tôi trả lời: Vâng, đúng vậy. Bạn có loại niềm tin nào cho tâm linh của bạn?

Một cách bất ngờ, tôi đã chuyển hướng câu chuyện từ thể thao sang tâm linh chỉ trong một câu hỏi.

Có một câu hỏi vận động khác tôi vẫn thường dùng: Nhân tiện đây xin hỏi là bạn có đi nhà thờ nào không?

Tôi thường nghe câu trả lời như thế này: Người em bà con với tôi là mục sư ở Nebraska. Hoặc là: Tôi có đến một tòa nhà lớn màu trắng, nhưng tôi không nhớ tên của nó. Những câu trả lời như thế này giống như bạn đã được rải thảm đỏ.

Một lần kia tôi hỏi câu này trong một nhà hàng ở Alaska. Khi một nữ phục vụ đang pha trà, tôi hỏi: Cô có đi nhà thờ nào không? Mặt cô ấy bỗng trở nên đỏ. Tôi nghĩ cô ấy e thẹn với câu hỏi đó, rồi cô ấy lùi lại 2 bước và nói: Tôi đang suy nghĩ về việc ấy trong suốt 2 tuần nay.

Câu chuyện mở đầu giống như tôi đang chơi trò chơi ô chữ! Chúng tôi không dừng lại câu chuyện tâm linh ở đó. Và bước tiếp theo? Dĩ nhiên là tôi nắm lấy cơ hội này để chia sẻ đức tin.

Có một lần tôi ngồi bên cạnh một phụ nữ trên một chuyến bay. Khi  gần đến cuối chuyến bay tôi hỏi:

Đây là điểm đến cuối trong chuyến đi của cô?

– Vâng.

– Cô làm việc cho ai?

– Tôi là kỹ sư cho Hãng Máy bay Hughes.

– Thật tuyệt. Cô có đi nhà thờ nào không?

– Tôi là thành viên của Nhà thờ Công giáo Coptic.

Chúng tôi chỉ nói chuyện được hơn 2 phút trước khi phi cơ hạ cánh và chạy ra tới hàng rào chắn.

Rồi tôi hỏi một câu hỏi tôi chưa bao giờ sử dụng trước đây:

– Làm thế nào giáo hội Công giáo có thể cứu được con người?

Cô ta nhìn tôi: Tôi cũng đang tự hỏi như vậy.

Bạn thấy gì không? Tôi cho là cô ấy đã từng nghe Phúc Âm 6 lần rồi. Nhưng bây giờ tôi không còn nhiều thời gian nữa trên chuyến bay này. Đột nhiên phi cơ trưởng có một thông báo mới. Tôi ngỡ ngàng tiếc nuối vì tôi muốn nói cho cô ấy biết làm thế nào để nhận được sự cứu rỗi, và cô ấy cũng đang háo hức trông đợi nghe những gì tôi nói.

Khi nghe thông báo từ viên cơ trưởng tôi mỉm cười lặng lẽ vì tôi biết Đức Chúa Trời là Đấng tể trị và kiểm soát mọi hoàn cảnh. Viên phi công nói: Xin lỗi quí vị chúng ta không thể ra cổng vào lúc này, vì có một máy bay khác đang nằm ở cổng. Chúng ta phải chờ đợi ở đây.

Cô ấy mỉm cười và tôi cũng vậy. Chúa ôi Ngài đang kiểm soát hoàn cảnh này!

Như thế chúng tôi đã có đủ thì giờ, tôi chia sẻ Phúc Âm và hướng dẫn cô ấy cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

Những lần đối thoại thuộc loại này làm bạn nhạy cảm với sự hướng dẫn của Chúa.

Bạn có thể thử nghiệm nó ngay bây giờ. Hãy  đến với người láng giềng, người bạn hay một người bà con nào đó và nói: Tôi xin lỗi, anh có thể giúp tôi trả lời 5 câu hỏi khảo sát sau đây được không?

Các bước tiếp theo chính là những gì người khác cần nghe bạn chia sẻ đức tin.

Năm câu hỏi

Tôi còn nhớ một lần kia tôi đang ngồi với John và bạn tôi trong một nhà hàng. Tôi được giới thiệu từ người bạn này để nói chuyện với John. Chúng tôi tán gẫu một lúc thì tôi quay sang hỏi John:

Anh có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của anh?

John trả lời:

Vâng có đấy. Tôi đi nhà thờ Công Giáo La Mã, tham gia vào Hội Cơ Đốc Khoa Học và có tham khảo một số tôn giáo khác.

Tôi chỉ trả lời ậm ờ bằng giọng mũi:

Hmmmmm.

Tôi hỏi:

Theo anh, Chúa Jesus Christ là ai?

-Ngài có lẽ là một con người thiện hảo, một giáo sư, một tiên tri, Ngài cố gắng làm nên sự khác biệt trên thế giới này.

-Hmmmmm. Anh có nghĩ là có thiên đàng, địa ngục hay không?

-Tôi không biết. Nhưng đôi khi thế giới này cũng giống như địa ngục vậy.

Tôi mỉm cười:

 -Nếu anh qua đời anh muốn đi về đâu?

-Nếu có thiên đàng, tôi hy vọng tôi sẽ lên đó.

-Tại sao Đức Chúa Trời cho phép anh vào thiên đàng?

-Tôi có một đời sống đạo đức căn bản.

Với một nụ cười thông cảm tôi hỏi John:

– Nếu những gì anh tin không phải là lẽ thật, Anh có muốn biết lẽ thật?

– Tôi rất muốn biết.

Bạn phải lưu ý tiến trình của câu chuyện. Vào câu hỏi cuối John đã cho phép  tôi chia sẻ đức tin của tôi với anh ta. Đương nhiên tôi không bỏ lỡ cơ hội. John đã tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa và anh ấy đã bước đi với Chúa hơn 8 năm nay.

Bạn có nghĩ là tại sao tôi và John không tranh cãi với nhau? Vì sao chúng tôi không bị kéo vào trận chiến lý luận, khoe khoang kiến thức của mình về tôn giáo? Làm thế nào chúng tôi đã tránh đi một cuộc chiến không cần thiết?

Đó là vì tôi đã hỏi anh ta một câu hỏi.

Tại sao những câu hỏi lại có hiệu quả như thế? Bởi vì hầu hết mọi người bình thường đều có ý kiến riêng về mỗi chủ đề, và họ thích nói ra ý tưởng của họ. Và lý do tiếp theo là khi bạn đưa ra câu hỏi bạn đều có chủ đích cho tiến trình của cuộc nói chuyện và bạn cũng không đặt người bị hỏi vào thế phòng vệ.

Hãy làm cho những câu hỏi này trở nên thân thiện với người được hỏi. Đương nhiên bạn không nên ép một ai đó phải đồng ý với bạn. Thay vì vậy bạn cần phải ngồi xuống và lắng nghe câu trả lời từ phía người được hỏi.

Nguyên tắc ậm ừ Hmmmmm

Khi tôi sử dụng những câu hỏi này, tôi không bị chao đảo từ câu trả lời của người được hỏi. Tôi cũng không bao giờ trả lời cho những câu hỏi này. Tất cả những gì người khác nghe từ tôi chỉ là một âm thanh Hmmmm phát ra bằng mũi. Hầu hết những người chồng và vợ đều biết rằng rất khó gây ra tranh cãi với một người mà chỉ biết nói Hmmmm.

Dù có đúng như thế thì cũng có một nguyên tắc bạn cần nhớ.  Đó là nếu bạn thực sự yêu mến và quan tâm đến linh hồn của người khác, bạn phải lắng nghe họ cách chăm chú. Đang khi bạn lắng nghe và xuyên qua quyền năng Đức Thánh Linh, bạn sẽ phát hiện ra những vấn nạn mà người nói đang đối diện.  Đó có thể là tình trạng cô đơn, trống vắng, nỗi đau hay giận dữ của người nói. Từ những điều này bạn biết tại sao lòng anh ta đóng lại với Đức Chúa Trời.

Năm câu hỏi bạn có thể sử dụng để chia sẻ về Chúa Jesus là:

  1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?
  2. Theo bạn, Chúa Jesus Christ là ai?
  3. Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?
  4. Khi qua đời bạn muốn về đâu? Nếu bạn chọn thiên đàng. Tại sao bạn muốn ở đó?
  5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

Những câu hỏi này hành động theo cách dò đá qua sông. Bạn có thể bắt đầu với một câu hỏi bất kỳ nào trong danh sách trên khi bạn cảm thấy được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh. Câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi, và câu hỏi này hành động như một con tàu phá băng, đó là:

  1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?

Tôi không bao giờ hỏi: Bạn có tin vào Đức Chúa Trời không? Bởi vì nếu hỏi như thế thường gây ra vấp phạm, tổn thương. Những người bị hỏi câu này có thể cảm thấy niềm tin vào Đức Chúa Trời không phải là mối quan tâm của họ. Cho dù có đúng như thế thì họ vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi được phỏng vấn một câu hỏi mở mà qua đó họ có thể nói lên ý kiến cá nhân của họ.

Khi tôi hỏi câu hỏi về loại đức tin mà người khác có, nhiều người cho tôi câu trả lời  ngắn chỉ 2 giây, một số khác đưa ra câu trả lời kéo dài 10 phút. Việc này không thành vấn đề. Cái chính là khi bạn lắng nghe thì lòng của họ mở ra với bạn.

Tôi còn nhớ có lần tôi đang đứng trong lối đi ở một nhà hàng địa phương. Một phụ nữ đứng phía trước tôi trang sức lộng lẫy với các món nữ trang đắt tiền. Tôi hỏi cô ta:

Vì sao cô phải trang sức nhiều như thế?

Cô ấy trả lời rằng cô ấy là một pháp sư, một phù thủy chỉ biết làm điều thiện. Tôi gợi ý:

Nếu cô có thời gian, chúng ta có thể uống cà-phê?

– Được thôi.

Tôi ngồi xuống một  bàn cà-phê gần đó và hỏi cô ta: Cô có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của cô?

Tôi lắng nghe cô ta giải thích niềm tin của cô vào ma thuật trong khoảng 20 phút. Tôi chỉ trả lời:  Hmmmmmm.

Cố gắng giữ thái độ lịch thiệp, tôi ngồi đó nghe cô ta nói. Thay vì nhảy lên bịt miệng cô ta lại, tôi kiên nhẫn lắng nghe trong tình yêu thương.

Cho dù người phù thủy nói huyên thiên trong 20 phút hay một người khác chỉ trả lời: Vâng tôi có đức tin cho đời sống tâm linh. Tôi vẫn không bao giờ phản hồi. Tôi chỉ hỏi câu kế tiếp.

  1. Theo bạn, chúa Jesus Christ là ai?

Câu hỏi này phân rẽ, tách biệt người sùng đạo với những người có liên quan khác. Những người sùng đạo thường trả lời câu hỏi này theo cách: Chúa Jesus là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, là người đã chết trên thập tự giá.

Đây là một câu trả lời đúng về thần học nhưng nó rất khách quan.

Nếu tôi hỏi bạn một câu hỏi giống như thế. Tôi hy vọng bạn sẽ trả lời:  Ngài là Đức Chúa Trời của tôi và là Cứu Chúa của tôi.

Bạn chú ý từ “của tôi” trong giọng nói của bạn? Câu trả này bày tỏ bạn có mối liên hệ cá nhân với Đấng Christ.

  1. Bạn tin có thiên đàng, địa ngục?

Một phụ nữ dừng lại trước nhà tôi mời tôi mua một vài món hàng nào đó. Khi cô ta bước vào trong sân nhà, tôi liền hỏi cô ta:

Cô tin thiên đàng, địa ngục có thật không?

– Tôi không tin chút nào.

Khi đó tôi hỏi câu kế tiếp.

  1. Khi qua đời bạn sẽ về đâu?

Người phụ nữ trả lời: Dĩ nhiên là thiên đàng.

Thật là thú vị, cô này muốn đi tới một nơi mà cô ta không tin là nó hiện hữu. Cô ta đã di chuyển sự tin tưởng của cô ta từ cái đầu tới tấm lòng. Cái đầu thì không tin nhưng tấm lòng thì tin!

Bạn có thể tiến đến câu hỏi tiếp theo: Tại sao Đức Chúa Trời cho phép cô vào thiên đàng?

Câu hỏi này sẽ dẫn bạn đến câu hỏi cuối cùng và bạn biết phải làm gì với bước tiếp theo. Đây sẽ là câu hỏi sản sinh hệ quả là bạn được mở Kinh Thánh ra và chia sẻ lẽ thật từ Lời Chúa.

  1. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

 

Đây là một câu hỏi quyết định. Người ta sợ phải bỏ qua những cơ hội bởi vì họ không có các thông tin đúng.

Chỉ có thể có 2 khả năng khi trả lời câu hỏi này: Tôi muốn biết hoặc là tôi không cần biết. Nếu câu trả lời là tôi muốn biết, khi đó bạn được cấp giấy phép để đi bước tiếp theo.

Tôi nói điều này có thể làm cho bạn rất đỗi ngạc nhiên. Trong suốt 16 năm qua  khi hỏi câu hỏi này tôi chưa bao giờ bị sa lầy trong đó.

Tôi xin giải thích. Khi tôi hỏi một ai đó:  Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Có thể tôi sẽ nghe câu trả lời: Tôi không muốn biết.

Lúc đó tôi hoàn toàn yên lặng.

Rồi tôi nghe thêm một câu khác: Nè Bill, anh định không nói lẽ thật của anh cho tôi sao?

Tôi trả lời nhát gừng: Tôi cho rằng anh không muốn biết mà!

Và hầu như câu trả lời bây giờ là: Ồ không, tôi muốn biết, nói đi.

Và rồi tiến trình rao giảng Phúc Âm được tiếp tục. Tôi mở Kinh Thánh ra và đề nghị người đó đọc các phần trích dẫn mà tôi đã chuẩn bị trước. Đây là những nội dung chúng ta sẽ thảo luận ở chương tiếp theo.

Sử dụng nó như một nhu cầu

Bạn có thể sử dụng năm câu hỏi trên đây theo một trật tự thích hợp cho các tình huống, không nhất thiết phải đóng khung nó theo cách cố định. Bạn có thể bắt đầu với bất kỳ câu hỏi nào. Trong kinh nghiệm của tôi, qua cách sử dụng các câu hỏi này, tôi khám phá một người đã nghe Phúc Âm 6 lần rồi.

Một lần kia, tôi gặp một nữ nhân viên của hãng hàng không tại phi trường. Tôi mở lời: Tôi muốn hỏi cô một câu hỏi?

Cô ta nhìn tôi qua cặp kính 2 tròng: Ông muốn biết điều gì?

Tôi trả lời: Xin lỗi, Tôi có hơi tò mò một chút. Nếu cô qua đời vào lúc này, cô muốn đi đâu?

Cô ấy đáp với một giọng mềm mại: Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà chưa có ai hỏi tôi trước đây.

Không quá khó khăn cho tôi để nhận ra Đức Chúa Trời đang làm việc trong đời sống cô.

Đây quả là một đặc ân cho tôi cùng cộng tác với Chúa chia sẻ đức tin cho cô ta. Tôi ngồi xuống với cô ấy trong phòng đợi của phi trường và trình bày Phúc Âm. Lòng tôi rộn ràng khi nhìn thấy tấm lòng cô ấy mở ra tiếp nhận Chúa.

Bạn không thể thất bại.

Khi bạn bắt đầu sử dụng 5 câu hỏi này, tôi nghĩ là bạn sẽ ngạc nhiên biết bao khi thấy tấm lòng của người khác được mở ra với chúng. Nhưng đừng quên rằng động cơ của bạn cho công tác truyền giáo phải là tình yêu của bạn đối với Đức Chúa Trời và với con người. Đây không phải là một điều gì đó bạn tự làm, nhưng là hành động của sự dâng hiến bạn dâng lên cho Đức Chúa Trời. Nó là hành động của đức tin bạn vào Chúa Jesus Christ. Hãy cầu nguyện hằng ngày xin Đức Chúa Trời ban cho bạn những cơ hội trên lộ trình của bạn. Chúa Jesus làm việc ở những nơi nào mà Cha Ngài làm việc. Bạn cũng phải như thế.

Đức Chúa Jesus phán: “Thật vậy, Ta bảo các người: Con chẳng tự mình làm gì, trừ những việc Con thấy nơi Cha, vì điều nào Cha làm thì Con mới làm! (Giăng 5:19).

Bạn có thể quan sát chung quanh rồi cầu hỏi Chúa: Lạy Cha thiên thượng, Ngài đang làm việc ở đâu? Chỗ nào con có thể tham dự với Ngài.

Hãy lấy ra nhiệt kế tâm linh và thăm dò những tín hiệu tích cực từ một cuộc đàm thoại với thân hữu. Khi bạn khám phá chỗ Đức Chúa Trời đang làm việc, hãy cùng tham gia với Ngài và đắt đưa thân hữu của bạn đến với Phúc âm qua các câu hỏi.  Cho dù sự phản hồi của những người nghe Phúc Âm có thể không như mong đợi. Bạn đừng bao giờ nản lòng nếu sự trình bày của bạn không dẫn đến lời cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Hãy nhớ rằng thành công chính là chia sẻ đức tin và sống cho Chúa Jesus. Không có loại công việc nào tốt hơn là đem con người trở lại với Đức Chúa Trời.

Chiến thắng sợ hãi

Có thể bạn vẫn còn tự nói với chính mình: Tôi sợ khi phải chia sẻ đức tin của tôi. Điều này rõ ràng là một thực tế. Sứ đồ Phao-lô đi ra chia sẻ đức tin của ông với nhiều sợ hãi, yếu đuối và run rẫy. Nhưng ông vẫn đi. Tôi không thể bảo đảm là sự sợ hãi của bạn sẽ biến mất hoàn toàn, nhưng tâm trạng của bạn chắc chắn sẽ khá hơn. Đức tin của bạn sẽ đi tới một cấp độ mới mẻ hoàn toàn khi bạn chia sẻ đức tin.

Tôi nhớ tôi đã ngạc nhiên như thế nào khi gặp Wendy. Cô ấy là một tín hữu e thẹn ở bên cạnh nhà tôi. Cô ấy thường đưa đứa con nhỏ đi dạo chơi ngang qua nhà tôi trên một chiếc xe đẩy. Một ngày nọ, tôi nói với cô ta:

Tôi biết cô là một Cơ đốc nhân.

– Uh-huh

– Cô đi nhà thờ nào?

Khi cô ta nói chuyện với tôi, tôi gọi Paul là người đang sửa chữa máng xối trên mái nhà của tôi:

Paul à, Đây là người mà tôi muốn anh gặp. Anh chàng này lập tức trèo xuống qua một cái thang, rồi đứng đó rất lịch sự.

Tôi bước đi đến chỗ khác.

Đôi mắt Wendy mở to ngạc nhiên qua cách xử sự của tôi. Mặc dù bị áp lực, cô ấy đã tin cậy Chúa và chia sẻ Phúc Âm cho Paul. Paul tiếp nhận Chúa ngay sau đó.

Đức Chúa Trời là Đấng nắm quyền tể trị, các cửa địa ngục không thể ngăn cản bước chân của bạn. Không có điều gì có thể làm hỏng đi tiến trình này. Những gì Chúa muốn dạy là Ngài có thể làm việc xuyên qua đời sống của bạn, mặc dù bạn dường như không có đủ tư cách, ân tứ hay tài năng. Như bạn thấy, thầy giáo Dave không phải là người duy nhất Chúa sử dụng. Không có Cơ đốc nhân nào là thứ đáng bỏ đi. Vì tất cả chúng ta đều có chung một quyền năng Đức Thánh Linh cư ngụ bên trong chúng ta. Tôi hy vọng trong tuần này bạn sẽ đi vòng quanh một nơi nào đó, kiên trì cầu nguyện tìm kiếm ý muốn của Chúa: Lạy Chúa Ngài đang làm việc ở đây hay ở chỗ kia? Chúa chắc chắn sẽ hành động trong quảng đời còn lại của bạn.

Và cũng giống như Đức Chúa Trời đã sử dụng một người bán giày dép, biến đổi con người này trở thành Moody, một thầy giảng Tin lành trứ danh phục vụ Đấng Christ. Sẽ rất phấn khích khi Đức Chúa Trời dùng bạn để dâng vinh hiển cho Ngài?

Kinh nghiệm sự phấn khích

Tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một viên chức phụ trách luật pháp mời đến dự một bữa tiệc phát giải thưởng để cầu nguyện trước bữa ăn vào một buổi chiều tối ngày hôm sau. Tôi  nói với Will: Hôm nay chúng ta đi ăn trưa chứ?

Anh ta trả lời: Tôi không thể đi. Tôi phải đến gặp Jeannie. Anh còn nhớ cô ấy không? Cô ta là người sẽ nhận giải thưởng vào ngày mai.

Có phải đó là người phụ nữ bại liệt khi cô ta cố gắng bảo vệ một người đàn ông tại trạm xe buýt  và đã nhận một viên đạn vào đầu?

– Vâng, chính là cô ta.

Tôi nói: Nè Will, phần thưởng của cô ta chỉ là tạm thời. Anh sẽ làm gì giúp cho cô ta nhận một phần thưởng có giá trị đời đời?

Will nhanh chóng trả lời: Hãy gặp tôi tại Conoco.

Tôi gặp Will, anh ấy đưa tôi đến căn hộ một phòng ngủ của Jeannie.

Đức Chúa Trời là Đấng tể trị. Anh trai của cô và  bác sĩ vật lý trị liệu vừa ra khỏi nhà. Tất cả ba người  chúng tôi đối mặt cùng nhau. Tôi nhìn khuôn mặt đang mỉm cười của Jeannie: Tôi là Bill Fay, tôi đến đây phỏng vấn cô vài câu hỏi:

– Cô có đi nhà thờ nào không?

 -Có đấy. Tôi là thuộc viên của Hội Thánh Báp-tít, nhưng tôi chưa được cứu.

– Tại sao?

– Tôi còn đang hút thuốc lá.

Tôi hỏi thêm cô ta các câu hỏi còn lại, trưng dẫn cho cô các phần Kinh Thánh liên quan và hướng dẫn cô cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

Tôi nghe tiếng bước chân của Will đi qua đi lại trong căn hộ bé nhỏ. Cánh tay anh đưa lên cao ca ngợi Đức Chúa Trời: Chúa mãi mãi là Đấng tốt lành.

Ngày hôm sau, tại bữa tiệc trao giải, Jeannie nói: Tôi nhận giải thưởng này nhân danh Chúa Jesus, là Đấng đã cứu tôi và ban cho tôi sự sống đời đời.

Tôi nhìn thoáng qua, Will đứng phía sau Jeannie, anh ta đi vòng chung quanh và ca ngợi Đức Chúa Trời: Chúa mãi mãi là Đấng tốt lành. Chúa mãi mãi là Đấng tốt lành.

Nếu bạn muốn trải nghiệm niềm vui và sự phấn khích giống như Will, hãy khởi sự chia sẻ đức tin của bạn.

Ôn Tập

Đàm thoại tùy chọn.

Xem lại danh sách hoàn tất trong phụ lục 1.

Năm câu hỏi dùng để chia sẻ về Chúa Jesus

Năm câu hỏi này được sử dụng theo cách dò đá qua sông. Bạn có thể bắt đầu với câu hỏi nào cũng được khi bạn cảm thấy được Chúa hướng dẫn.

  1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?
  2. Theo bạn, Chúa Jesus Christ là ai?
  3. Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?
  4. Khi qua đời bạn muốn về đâu? Nếu bạn chọn thiên đàng. Tại sao bạn muốn ở đó?
  5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

Bạn có thể hỏi câu này: Tôi xin phép được chia sẻ Kinh Thánh với anh (chị)? Nếu người đó đồng ý, bạn mở Kinh Thánh ra và bắt đầu trưng dẫn. Còn nếu họ không đồng ý, bạn không làm gì cả. Nhưng hãy nhớ là bạn không thất bại. Bạn đã vâng phục Chúa, rao giảng Phúc âm, và kết quả tùy thuộc vào Đức Chúa Trời.

Lưu ý: Phần này cũng như các cụm từ khác đề cập đến chia sẻ, trình bày cũng được tìm thấy ở phụ lục 1 và 2 trong phần tham khảo nhanh.

Chương 5

QUYỀN NĂNG CỦA LỜI CHÚA

Từ chương đầu tiên đến chương này bạn đã nhận thức là bạn không thể thất bại khi vâng phục Chúa chia sẻ Phúc Âm. Bạn phải học cách biết đưa ra các câu hỏi trong khi trò chuyện. Câu trả lời của người đối diện sẽ giúp bạn xác định Đức Chúa Trời có đang hành động trong đời sống của họ hay không. Khi bạn hỏi: Nhân tiện đây, xin phép được hỏi, nếu điều anh (chị) đang tin không phải là lẽ thật, anh chị có muốn biết lẽ thật là gì? Nếu phản hồi của phía bên kia là tích cực, thì bước kế tiếp bạn phải chia sẻ quyền năng của Lời Đức Chúa Trời.

Quyền năng của Lời Đức Chúa Trời.

Lời Đức Chúa Trời thẩm thấu và thay đổi tấm lòng con người. Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng. (Hê-bơ-rơ 4:12)

Bạn còn nhớ con người thật của bạn ra sao trước khi bạn trở thành tín hữu? Vào lúc đó Kinh Thánh hầu như không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, Kinh Thánh đã trở nên khác biệt từ khi bạn tiếp nhận Chúa.

Kinh Thánh vốn không thay đổi, nhưng bạn đã thay đổi. Bạn trở nên một tạo vật mới. Kể từ đây quyển sách này trở nên sinh động, đầy ý nghĩa, bất diệt trong đời sống của bạn.

Kinh Thánh bày tỏ: Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng. 1 Cô-rin-tô 2:14

Làm thế nào bạn có thể làm cho người khác hiểu về tình yêu của Đức Chúa Trời? Rõ ràng là bạn không thể làm được. Đây là công việc của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh sẽ hành động xuyên qua Lời của Đức Chúa Trời.

Những nguyên tắc Kinh Thánh

Có 2 nguyên tắc căn bản hành động khi bạn chia sẻ Kinh Thánh. Nguyên tắc thứ nhất xuất phát từ Rô-ma 10:17, Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.

Nguyên tắc thứ 2 bắt nguồn từ Lu-ca 10:26, Ngài phán rằng: Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó? Hay nói một cách khác: Chúa Jesus đang hỏi: Phần Kinh Thánh này nói với ngươi điều gì?

Theo cách này, Chúa Jesus có thể truyền đạt sứ điệp và tránh đi sự tranh cãi. Vì Ngài đã bắt đầu bằng một câu hỏi. Đây là một khuôn mẫu tuyệt vời cho bạn! Bạn có thể đi theo phương cách này khi trình bày Lời Chúa.

Câu Kinh Thánh này nói gì với anh”, là một câu hỏi.  Nó không mang tính phòng thủ hay gây ra tranh luận. Tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe câu trả lời từ người đối diện. Bước tiếp theo là bạn mở Kinh Thánh ra, trình bày nó và trông đợi Lời Chúa hành động. Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ thân hữu của bạn hiểu sâu sắc trong Lời của Chúa hơn bất kỳ một lời giải thích hay bài giảng nào mà bạn chia sẻ.

Khẩu súng ngắn

Trước khi bạn lấy quyển Kinh Thánh khổ lớn ra và chuẩn bị trưng dẫn. Tôi muốn nói điều này: Trong con mắt của người chưa tin Chúa, quyển Kinh Thánh khổ lớn bạn đem ra giống như một khẩu súng thần công. Bạn nên dùng một quyển Kinh Thánh cỡ nhỏ có thể bỏ lọt vào bên trong túi áo của bạn. Trong bề ngoài của nó giống như một cuốn sổ ngân phiếu vậy.

Sự cam kết của bạn.

Kinh Thánh đại diện cho lời cam kết của bạn. Khi bạn đem nó theo bạn muốn nói rằng bạn đang sống trong sự hành động của Lời Chúa.

Có bao giờ bạn bỏ quên ví tiền ở nhà hay trên xe hơi khi bạn đến nơi làm việc? Có lẽ bạn cảm thấy hụt hẩng, trống vắng và mất mát? Cũng vậy, khi bạn quên, không chia sẻ Kinh Thánh cho thân hữu trong cuộc nói chuyện. Sau đó bạn cũng cảm thấy hụt hẩng, mất mát. Mục vụ chia sẻ Lời Chúa phải là một phần trong cuộc sống của bạn. Và khi bạn không thực hành điều này, bạn sẽ cảm thấy giống như đánh mất, bỏ quên một cái gì.

Những đề kháng đối với Kinh Thánh

Bạn có thể gặp 2 sự phản đối thông thường khi bạn mở Kinh Thánh ra. Thân hữu của bạn có thể nói:

Có quá nhiều lỗi trong Kinh Thánh.

Bạn có thể đưa quyển Kinh Thánh của bạn cho người đó:

– Anh (chị) có thể chỉ cho tôi xem một lỗi được không?

Ồ, tôi không thể.

– Tôi cũng không thể. Chúng ta thử mở Rô-ma 3:23

 

Có quá nhiều bản dịch.

Khi một ai đó nói với tôi: Có quá nhiều bản dịch Kinh Thánh khác nhau. Tôi sẽ đưa ra câu trả lời mà tôi học được từ Trường Kinh Thánh Denver, để có được câu trả lời này tôi đã phải tốn hết một ngàn đô-la. Vì vậy đừng bỏ phí nó. Tôi chỉ đơn giản trả lời: Vâng.

Bạn phải chú ý điều này: Người chưa tin Chúa cho rằng họ biết điều họ đang phát biểu. Và rồi tôi nói với họ:

Anh đã biết là lời phát biểu của anh hoàn toàn đúng? Có rất nhiều bản dịch Kinh Thánh. Nhưng anh biết là dù cho có nhiều bản dịch, nhưng chúng chỉ có chung một nghĩa?

Ồ, tôi không biết việc đó.

Khi đó chúng ta đi vào vấn đề:

– Bây giờ hãy đọc Rô-ma 3:23

Chúng ta nên có một nghiên cứu tổng quát về Kinh Thánh. Trong suốt 2000 năm, con người đã khảo sát Kinh Thánh để chứng minh nó đúng hoặc sai. Và thật thú vị là không có ai tìm ra một lỗi nào của quyển sách này. Hãy suy nghĩ xem: Nếu cha thiên thượng của bạn không thể viết một quyển sách hoàn hảo, thì tại sao bạn lại trông đợi Ngài có thể đem bạn ra khỏi sự chết?

Tôi phải công nhận là nếu có ai tìm ra một lỗi xác thực nào trong bản gốc của Kinh Thánh, đức tin của tôi chắc sẽ bị tổn thương. Cho dù bạn xem xét nó về phương diện lịch sử, tiên tri hay khảo cổ học nó vẫn không có một lỗi nào.  Đức Chúa Trời tuyên phán rằng một chấm, một nét có trong Kinh Thánh cũng không bởi ý muốn của con người. Con người không thể viết hay sáng tác nên Kinh Thánh. Thay vì vậy, con người được linh cảm, được hướng dẫn bởi quyền năng Đức Thánh Linh để viết ra Lời vô ngộ của Đức Chúa Trời. (Nội dung này sẽ được mở rộng trong chương 8 và phụ lục 3).

Chia sẻ kinh Thánh

Bước thứ hai chia sẻ Chúa Jesus không cần sợ hãi là sử dụng Kinh Thánh để nói.  Đức Chúa Trời dùng Kinh Thánh để thay đổi đời sống con người. Bạn sẽ trưng dẫn một chuỗi các câu Kinh Thánh sau đây và yêu cầu thân hữu của bạn đọc lớn tiếng.

  1. Rô-ma 3:23
  2. Rô-ma 6:23
  3. Giăng 3:3
  4. Giăng 14:6
  5. Rô-ma 10: 9-11
  6. 2 Cô-rin-tô 5:15
  7. Khải huyền 3:20

  Chia sẻ những sự hướng dẫn của Kinh Thánh

Bạn có thể nói: Tôi không bao giờ nhớ tất cả 7 câu Kinh Thánh này. Bạn không cần phải nhớ. Tôi sẽ cho bạn một thẻ ghi nhớ. Bạn không chỉ làm nổi bật các câu trích dẫn này trong Kinh Thánh của bạn, mà bạn còn yêu cầu thân hữu của bạn đọc nó ra. Bạn cũng sẽ đánh dấu câu Kinh Thánh trưng dẫn tiếp theo ở bên lề Kinh Thánh. Nếu bạn dùng một quyển Kinh Thánh còn mới, chưa ghi chú, đánh dấu thì sẽ dễ dàng cho bạn thực hiện các chú thích mới. Việc này cũng làm cho thân hữu theo dõi được phần trình bày của bạn.

(Bạn có thể đọc trong phụ lục 2 để biết cách đánh dấu các phần Kinh Thánh chia sẻ)

Phương pháp sử dụng các phần Kinh Thánh trưng dẫn

Bước này có thể không dễ dàng. Hãy mở Kinh Thánh của bạn ra, và nói với thân hữu:

Anh (chị) hãy đọc lớn câu này.

– (Thân hữu đọc lớn câu Kinh Thánh trưng dẫn).

Câu này nói gì với anh (chị)?

– (Thân hữu trả lời)

– (Mở câu trưng dẫn kế tiếp). Bây giờ anh hãy đọc tiếp câu này. 

 

Người thân hữu không thể nói: Đây chỉ là sự giải thích của bạn. Bởi vì chính anh ta đã đọc và phân tích câu Kinh Thánh đó.  Không phải bạn nhưng là Đức Thánh Linh làm tất cả hành động thuyết phục và cáo trách cho những ai nghe Lời Đức Chúa Trời. Bạn chỉ cần có một mục tiêu: Mở Kinh Thánh ra và chờ đợi Chúa hành động theo cách của Ngài.

Đọc Lời Chúa lớn tiếng

Tại sao tôi yêu cầu bạn hữu của tôi đọc lớn câu Kinh Thánh trưng dẫn?  Bởi vì đức tin đến từ hành động nghe Lời Đức Chúa Trời.

Khi người ta đọc Kinh Thánh, bạn sẽ nhanh chóng ngạc nhiên là họ được thuyết phục để tin nhận Chúa Jesus là cứu Chúa của họ. Hãy trông đợi Đức Chúa Trời hành động và tiếp tục hướng dẫn người khác đọc các câu Kinh Thánh này.

Chia sẻ Lời trong bản chính của Kinh Thánh

Tôi phải chuẩn bị bản chính của Kinh Thánh trong mỗi phần trích dẫn để chỉ cho bạn kỹ thuật này.  Bạn không cần phải quan trọng hóa bản chính của Kinh Thánh. Vấn đề này chỉ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi bạn đưa ra yêu cầu và hỏi:

  1. Hãy đọc lớn câu Kinh Thánh này.
  2. Câu này nói gì với anh (chị)?

Bản chính của Kinh Thánh khá đơn giản, nó không bao hàm nhiều từ làm cho khó ghi nhớ.

Khi bạn nhận được một câu trả lời xác định: “Vâng” cho câu hỏi: Nếu niềm tin của bạn không phải là lẽ thật. Vậy bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Đó là lúc bạn có thể mở Rô-ma 6:23 để trước mặt thân hữu và bắt đầu chia sẻ.

Câu 1: Rô-ma 3:23 “Vì mọi người đều đã phạm tội.”

  • (Bạn chỉ vào phần Kinh Thánh đã được tô màu làm cho nổi bật lên) Anh chị có thể đọc lớn câu Kinh Thánh này.
  • (Thân hữu đọc) Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
  • Câu này nói gì với anh chị?
  • (Bạn mong đợi một câu trả lời như 🙂 Mọi người đều đã phạm tội.

Mở tiếp Rô-ma 6: 23

Lưu ý: Bạn không cần tốn thời gian để giải thích tội là gì. Mặc dù có thể bạn muốn chỉ ra tiêu chí một đời sống hoàn hảo mà Đức Chúa Trời trông đợi nơi con người. Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận là chẳng có ai trên hành tinh này sống một đời sống hoàn hảo giống như Đức Chúa Trời là Đấng hoàn hảo. Kinh Thánh cho chúng ta biết: Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không (Rô-ma 3:12). Điều này có nghĩa là tất cả mọi người đều đã phạm tội, không có khả năng phản ánh sự công chính và hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Bạn có thể xem câu trả lời 16 trong chương 8 hoặc phụ lục 3 nếu thân hữu của bạn không tin anh ta là một tội nhân.

Câu 2: Rô-ma 6:23 “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết”

Lưu ý: Câu Kinh Thánh này quan trọng bởi vì nhiều người hư mất cho rằng hành động của họ như chịu thánh lễ báp têm, làm thành viên của Hội Thánh sẽ đem họ lên thiên đàng. Câu Kinh Thánh này cho phép Đức Thánh Linh chỉ ra: Không ai hy vọng lên thiên đàng mà không có đức tin nơi Chúa Jesus và dâng nộp đời sống cho Ngài.

Bạn: (Mở Kinh thánh ra trước mặt thân hữu) Mời anh (chị) đọc lớn câu này.

Thân hữu: (Đọc) Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.

Bạn: Câu này nói gì với anh (chị)?

Thân hữu: (Bạn đang tìm kiếm một câu trả lời như:) Hậu quả của tội lỗi là sự chết, nhưng Đức Chúa Trời ban sự sống xuyên qua Con của Ngài.

Bạn: (Chỉ vào từ khoanh tròn tội): Anh (chị) có chú ý chữ tội lỗi?

Thân hữu: .

Bạn: (Chỉ vào chính bạn). Điều này nhắc nhở chúng ta chữ tội lỗi ở hình thức số ít. Chúa muốn nói rằng chỉ cần một tội thôi cũng dẫn con người đi vào địa ngục.

Anh (chị) có nhìn thấy từ “sự chết”? Trong Kinh Thánh sự chết muốn nói đến địa ngục.

(Bạn tiếp tục chỉ vào các từ trong bản dịch bạn đang dùng). Những từ này bày tỏ cho chúng ta biết rằng để trở thành Cơ đốc nhân, anh (chị) phải có mối liên hệ với Chúa Jesus, chứ không phải gia nhập một tôn giáo.  

Mở tiếp Giăng 3:3

Tôi được yêu cầu nói chuyện với một phụ nữ trong tù vì tội giết người.  Sau khi hỏi cô ta 5 câu hỏi để chia sẻ về Chúa Jesus, tôi nhận ra chưa có ai chia sẻ Phúc Âm với cô  trước đây. Khi tôi hỏi  Rô-ma 6: 23 nói gì với cô, tôi nhận được câu trả lời: Tôi cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi của tôi và mời Chúa Jesus bước vào lòng tôi. Tôi rất ngạc nhiên! Câu Kinh Thánh này có nói như thế không? Hiển nhiên là không? Cô ta đã có câu trả lời từ đâu? Chính là từ Đức Thánh Linh.

Tôi không nói: Khoan đã, tôi còn có 5 câu hỏi nữa. Tôi hướng dẫn cô ấy cầu nguyện tiếp nhận Chúa ngay tại đó.

Tâm trí chúng ta phải mở ra. Xuyên qua quyền năng Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật trong một hoặc vài câu Kinh Thánh. Chúng ta chỉ đơn giản mở Kinh Thánh ra và hỏi các câu hỏi.

Câu 3: Giăng 3:3, Các ngươi phải sanh lại.

Bạn: (Mở Kinh Thánh để trước mặt thân hữu) Hãy đọc lớn câu này.

Thân hữu: Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.

Bạn: (Trong bản Kinh Thánh, bạn đã đánh dấu + vào câu Kinh Thánh mà bạn định sử dụng để hỏi). Câu này nói gì với anh (chị)?

Thân hữu: (Bạn trông đợi một câu trả lời như 🙂 Ngài đến để chết đền tội cho nhân loại.

Bạn mở ra Giăng 14:6

Câu 4 – Giăng 14:6, “Ta là đường đi.”

Bạn: (Mở Kinh thánh ra) Anh (chị) đọc lớn câu này.

Thân hữu: (Đọc) Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.

Bạn: Câu này nói gì với anh (chị)? 

Thân hữu: (Bạn trông đợi một câu trả lời như 🙂 Không có con đường nào đến được với Đức Chúa Trời nếu không nhờ vào Chúa Jesus.    

Bạn mở tiếp Rô-ma 10: 9-11.

Lưu ý:  Ý tưởng của Giăng 14: 6 rất rõ ràng. Bạn không cần phải giải thích nó. Còn nếu thân hữu của bạn cho rằng còn nhiều con đường khác dẫn tới thiên đàng thì câu này cũng làm cho tâm trí của họ bị chi phối.

Tôi muốn nhấn mạnh : Đang khi bạn chia sẻ Kinh Thánh bạn không phải giải thích  hay là cố gắng loại bỏ những sự dạy dỗ sai lầm. Điều căn bản của bài học chia sẻ Chúa Jesus không cần sợ hãi là trình bày những gì Kinh Thánh nói và để Lời Chúa hành động trong lòng người nghe.

Câu 5- Rô-ma 10:9-11   “Nếu anh (chị) xưng nhận”

Bạn: (Mở Kinh thánh ra) Anh (chị) đọc lớn câu này.

Thân hữu: (Đọc) Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu;  vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.  Vả, Kinh Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn.

Bạn: Câu này nói gì với anh (chị)?

Thân hữu: (Bạn trông đợi một câu trả lời như 🙂 Nếu tôi tin Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại, tôi sẽ được cứu.

Lưu ý: Một trong những điều khó khăn đối với nhiều người là họ không dễ dàng chấp nhận ý tưởng họ có thể nhận được sự tha tội. Có thể bạn không có nhiều sự hiểu biết về những tội lỗi của người chưa tin Chúa. Nhưng chắc chắn hầu hết những người chưa tin đều có những tội lỗi đặc biệt mà họ có thể suy nghĩ đến và đánh giá chúng. Những người này có thể suy nghĩ về tội tà dâm, sự nghiện rượu, lòng căm thù đối với người phối ngẫu hay một kẻ thù cụ thể nào đó. Có thể lòng họ cay đắng, sống trong sự dối trá với nhiều kinh nghiệm trong quá khứ, và vô số các tội lỗi khác chất gánh nặng lên đời sống. Phần của bạn là chỉ ra cho họ Lời của Đức Chúa Trời. Xuyên qua Lời mà Đức Chúa Trời tuôn đổ quyền năng của Ngài. Nếu vì một vài lý do nào đó người thân hữu không hiểu hoặc hiểu nhầm Lời của Đức Chúa Trời, bạn không cần chỉnh sửa mà chỉ khích lệ họ: “Hãy đọc lại lần nữa.”

Hãy nhớ rằng bạn không thể tự sửa chính mình, vì vậy đừng hy vọng bạn sẽ sửa được người khác.  Sẵn sàng đứng bên ngoài và để Đức Thánh Linh làm công việc của Ngài.

Xử lý lời phản đối Rô-ma 10: 9-11

Một người nào đó có thể nói như thế này:

  • Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho người phạm tội giết người, nói dối, ăn cắp…?”

–  “Hãy đọc câu Kinh Thánh này lần nữa.” Bạn nói.

  • – (Thân hữu đọc lại câu trích dẫn)
  • – “Câu này nói gì với bạn?” Bạn hỏi.

–   Để cho thân hữu đọc lại lớn tiếng cho đến khi anh ta hiểu biết rõ ràng về Rô-ma                      10:9-11). Đến lúc đó bạn sẽ hỏi: “Câu này có bao hàm anh (chị) trong đó không?”

Lật qua câu Kinh Thánh 2 Cô-rin-tô 5:15

Lưu ý: Phần việc của bạn là tin cậy Đức Thánh Linh dạy dỗ cho thân hữu biết lẽ thật của Đức Chúa Trời về sự tha thứ. Mục tiêu của bạn là giúp đỡ thân hữu thấy được vấn đề Rô-ma 10: 9-11 bao hàm anh ta trong đó. Đức Thánh Linh sẽ làm việc trong tấm lòng con người để bày tỏ cho họ biết tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời.

Câu 6 – 2 Cô-rin-tô 5:15 “không vì chính mình mà sống nữa”

Bạn: (Mở Kinh Thánh để trước mặt thân hữu) Hãy đọc lớn câu này.

Thân hữu: (Đọc) Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.

  • Câu này nói gì với bạn?” Bạn hỏi.

Thân hữu:  (Bạn trông đợi một câu trả lời như 🙂 Chúng ta phải sống vì Đấng Christ.

Mở đến câu Kinh Thánh Khải huyền 3:20.

Lưu ý: Nếu người thân hữu trả lời sai. Hãy mời anh (chị) ấy đọc lại lớn tiếng câu trưng dẫn cho đến khi họ hiểu ra được vấn đề. Người chưa tin phải hiểu sự cứu rỗi, nắm bắt những lời hứa dành cho họ xuyên qua sự chết của Chúa Jesus. Họ phải từ bỏ những nỗ lực riêng, dâng nộp đời sống cho Chúa bởi đức tin. Tất cả chúng ta đều bình đẳng tại thập tự giá. Khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự biến đổi bên trong để có một đời sống mới. Lúc đó chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi và dục vọng xác thịt, nhưng chúng ta nhìn xem  gương mẫu của Chúa Jesus và noi dấu chân Ngài bước đi. Tấm lòng của người tín hữu được tự do bởi quyền năng Đức Thánh Linh và Đấng Christ chiếm vị trí trung tâm. Một đời sống có Đấng Christ là trung tâm điểm sẽ tuôn tràn tình yêu cho người khác.

   Câu 7: Khải huyền 3:20 “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ”

Bạn: (Mở Kinh thánh ra) Anh (chị) đọc lớn câu này.

Thân hữu: (Đọc) Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.

Bạn: Câu này nói gì với anh (chị)?

Thân hữu: ( Bạn trông đợi một câu trả lời như 🙂 Nếu ai mời Chúa Jesus bước vào trong đời sống của mình. Ngài sẽ bước vào.

Lưu ý: Bạn muốn thân hữu của mình hiểu được vấn đề: Mở cửa tấm lòng là một sự lựa chọn cá nhân. Chúa Jesus rất sẵn sàng bước vào bên trong cánh cửa, nhưng Ngài không bao giờ nài ép một ai đó phải mở cửa.

Vấn đề nằm ở chỗ đó. Bạn chỉ mới hoàn tất phần chia sẻ Kinh Thánh. Hãy kiểm tra phụ lục 1 và ôn lại phần cuối của chương này trong phần tham khảo nhanh.

Đọc lại lần nữa

Điều gì xảy ra khi một người nào đó không hiểu câu Kinh Thánh trích dẫn? Bạn chỉ cần nói đơn giản: Anh (chị) hãy đọc lại lần nữa.

Nào bây giờ thử xem liệu tôi có đánh lừa được bạn hay không. Tôi giả định là bạn đang chia sẻ cho tôi câu Kinh Thánh cuối cùng Khải huyền 3:20. Bạn lấy Kinh Thánh để trước mặt tôi và yêu cầu tôi đọc.

Bill: (đọc) Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.

Bạn:  Câu này nói gì với anh?

Bill:  Nếu Chúa Jesus đang mở cánh cửa thì chắc là Chúa sẽ bước vào.

Tôi hy vọng là bạn hiểu được vấn đề ở đây. Tôi đã nói lên một câu trả lời sai. Chúa Jesus không bao giờ bước vào trong một bữa tiệc khi Ngài không có thư mời. Nếu bạn hiểu được sự gài bẫy của tôi thì bạn rất khá. Nếu bạn chưa đủ nhạy bén nhận ra vấn đề, bạn chỉ cần nói cách nhẹ nhàng: Anh hãy đọc câu này lần nữa.

 

Một lần nọ tôi nhận được một cuộc điện thoại vào lúc 2 giờ sáng từ một thiếu niên 17 tuổi đang say rượu. Tôi nhớ khi Todd gọi tôi. Cậu ấy say bí tỉ, nôn mửa rồi té xuống giường đang khi nói chuyện trên điện thoại. Tuy nhiên cậu ấy đồng ý gặp tôi vào ngày hôm sau trước tiền sảnh một nhà hàng . Tôi nghĩ chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể giúp cậu ta nhớ lại cuộc điện đàm hôm qua. Tôi đã kéo Frank, một người bạn của tôi đi theo. Frank đã nghiện Hê-rô-in trong suốt 28 năm trước khi gặp Chúa Jesus. Tôi mời Frank đi cùng không phải vì Frank quen thuộc với khu phố cổ, nhưng vì anh ấy là người có ngoại hình lớn nhất mà tôi nghĩ tới! Khi  đến nhà hàng, tôi nhận ra tôi không có manh mối nào để phát hiện Todd. Tôi suy đoán nếu cậu ấy là người say rượu tối qua, tôi có thể tìm cách để nhận ra. Và đây có một thiếu niên tiến về phía tôi với bộ dạng lờ đờ mệt mỏi như chết. Tôi nhìn cậu ta: Todd đây phải không?

Khi cậu ấy gật đầu: Vâng, chính là tôi. Tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên má nó.

Tôi quay sang Frank và nói với cả hai người: Chúng ta đi ra khỏi chỗ này nhé. Hôm đó là một ngày nóng, chúng tôi bước vào trong xe hơi chạy đi tìm một nơi mát mẻ. Chúng tôi dừng lại dưới một tàn cây phía trước nhà tù Denver County.

Frank bắt đầu cầu nguyện trong khi tôi yêu cầu Todd đọc lớn tiếng phần Kinh Thánh trong Rô-ma 10: 9-11.

Cậu ấy đọc: Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu;  vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.  Vả, Kinh Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn.

Tôi hỏi: Câu này nói gì với em?

Thình lình, một giọng nói rất lạ – giọng của ma quỉ vang ra từ miệng Todd: Lời đó không thể cứu cậu ta.

Tóc tôi dựng đứng lên. Tôi phớt lờ tiếng nói của tà linh và lập lại yêu cầu với Todd: Hãy đọc lần nữa. Ở chỗ này tôi không chuẩn bị chiến đấu với ma quỉ. Hãy để Đức Chúa Trời bảo vệ Lời của Ngài.  Chúa luôn luôn làm điều đó.

Todd đọc lại câu Kinh Thánh lớn tiếng. Giọng nói của tà linh trở nên cáu kỉnh hơn: Lời đó không thể cứu được anh ta hay bất cứ ai.

Chúng tôi lập lại tiến trình này khoảng trên 10 lần trước khi Lời Chúa bùng nổ dập  tắt tiếng nói của quỉ vương.  Cuối cùng một tiếng thét vang lên và tà linh lìa khỏi Todd.

Tấm lòng của Todd tan vỡ, cậu ta khóc sung sướng trong dãy ghế phía sau xe của tôi. Bất ngờ, hai tay cậu ấy đưa lên và miệng tuôn tràn những lời ngợi khen Đức Chúa Trời. Todd ca ngợi Chúa trong tâm trạng vui mừng xen lẫn với tiếng khóc hạnh phúc trong khoảng 10 phút.  Có bao giờ bạn nhìn thấy một cảnh tượng như thế? Có phải tình huống này cũng sẽ xảy ra ở bất cứ nơi đâu? Tôi theo dõi Todd trong suốt thời gian đó và chợt nghĩ: Tôi sẽ phải làm gì nếu có một cảnh sát đến chứng kiến cảnh này?

Tôi không thích suy nghĩ một mình với những ý tưởng ngớ ngẩn. Tôi chạm vào Frank    đang cầu nguyện và hỏi:

–  Có bao giờ anh nhìn thấy cảnh này?

–  Vâng, tôi cũng trải nghiệm như thế trong ngày qui đạo của tôi.

Cả hai chúng tôi cười lớn và ngợi khen Đức Chúa Trời. Khi tôi viết sách này, 10 năm kể từ khi gặp Todd, thì  cậu ấy đang dự phần hầu việc Chúa trong Hội Thánh và hoàn toàn được giải phóng ra khỏi quyền lực của sự tối tăm. Kết quả đó là do Lời của Đức Chúa Trời hành động.

Một lần khác, khi tôi đang ngồi cạnh Sharon, một phụ nữ trẻ. Tôi lật ra trong Rô-ma 3:23 và khuyến khích cô ấy: Cô có thể đọc lớn tiếng câu này được không? Cô ấy bằng lòng. Tôi tiếp tục:

  • Câu này nói gì với cô?
  • Tôi không tin những lời này.
  • Hãy đọc lại lần nữa xem sao.

Cô ấy đọc lần nữa. Tôi kiên nhẫn: Câu đó nói gì?

Sharon trả lời: Tôi không tin tội lỗi tồn tại.

  • Hãy đọc lần nữa. Và cô ấy đọc. Tôi vẫn hỏi câu hỏi trước:
  • Câu này nói gì?
  • Tôi không tin vào tội lỗi.
  • Hãy đọc lần nữa. Và cô ấy đọc.

Tôi vẫn không bỏ cuộc: Câu này nói gì?

  • Ồ, câu này nói tất cả chúng ta đều đã phạm tội, phải không?

Tôi mỉm cười, vì tôi biết cuối cùng Lời Chúa đã được kích hoạt:

–     Vâng, đúng như thế. “Tất cả chúng ta” có bao hàm cô hay không?

  • Vâng, có đấy.

Tôi hướng dẫn cô ấy qua những Lời trích dẫn khác. Và cuối cùng cô ấy đã dâng nộp đời sống cho Chúa Jesus Christ. Tôi sẽ không bao giờ quên những giọt nước mắt trên khuôn mặt của cô khi cô trải nghiệm sự tha tội từ Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng tốt lành!

Ôn Tập

 

Phần này giúp bạn ôn lại các câu Kinh Thánh trích dẫn bạn dùng để chia sẻ cho các thân hữu và những thành viên khác trong gia đình. Hãy nhớ yêu cầu họ đọc lớn câu Kinh Thánh, sau đó hỏi: Câu này nói gì với anh (chị)?

  1. Rô-ma 3:23 – Mọi người đều phạm tội.

Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời

Câu này nói gì với anh (chị)?

  1. Rô-ma 6:23 – Tiền công của tội lỗi là sự chết

 

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.

Câu này nói gì với anh (chị)?

  1. Giăng 3:3 – Phải được sinh lại

Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.

Vì sao Chúa Jesus đến trần gian để chịu chết?

  1. Giăng 14:6 – Ta là đường đi

Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.

Câu này nói gì với anh (chị)?

  1. Rô-ma 10:9-11 – Nếu anh (chị) xưng nhận

Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu;  vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.  Vả, Kinh Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn.

Câu này nói gì với anh (chị)?

  1. 2 Cô-rin-tô 5: 15 – Không còn sống cho chính mình.

Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.

Câu này nói gì với anh (chị)?

  1. Khải huyền 3: 20 – này Ta đứng ngoài cửa.

Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.

Câu này nói gì với anh (chị)?

Thời điểm quyết định

Đến đây bạn đã thấy quyền năng Đức Chúa Trời hành động xuyên qua Lời trích dẫn. Đây là lúc bạn phải giúp đỡ cho thân hữu đi đến quyết định: Anh ta phải làm gì với Đức Chúa Trời.

Chương 6

ĐI ĐẾN MỘT QUYẾT ĐỊNH

Sau khi tôi nói chuyện tại một buổi hội thảo vào một buổi tối. Một người đàn ông lịch sự đến và nói lời cám ơn.

Tôi hỏi anh ấy:

–  Bạn đã nhận biết Đấng Christ chưa?

Glen trả lời:

  • Tôi vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm Ngài.
  • Hãy cho tôi biết sơ lược về anh?
  • Anh ta thở dài: Tôi là một kỹ sư. Hiện nay hôn nhân của tôi có vấn đề. Tôi có một số câu hỏi về đức tin.
  • Được rồi, cho phép tôi phỏng vấn anh một số câu hỏi để xem anh đang bị cột trói trong vấn đề nào. Anh thừa nhận anh là một tội nhân?
  • Vâng.
  • Anh có muốn nhận được sự tha thứ cho tất cả tội lỗi của anh?
  • Vâng, có.
  • Anh có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?

Anh ta lắc đầu: Tôi không biết.

  • Nè Glen, nếu anh có sự xác quyết Chúa Jesus đã chết và đã sống lại, anh có muốn tội lỗi anh được tha thứ?

Anh ta nghiêm túc gật đầu.

  • Chúng ta sẽ nói về sự sống lại. Đức Chúa Trời bảo đảm những bằng chứng trong lịch sử về thực tế sống lại của Chúa Jesus Christ. Anh có sẵn sàng cầu xin Chúa giúp đỡ, vượt qua sự vô tín của anh?
  • Vâng tôi sẵn lòng.

Tôi đặt tay lên vai anh: Chúa sẽ nghe những gì sâu kín trong tấm lòng anh. Hãy thử dâng lên cho Ngài lời cầu nguyện đơn sơ và chờ đợi Ngài hành động.

Chúng tôi cùng cúi đầu xuống. Tôi hướng dẫn anh ấy cầu nguyện bằng cách lập lại lời cầu nguyện sau tôi:

Lạy Chúa, con là người có tội. Con khao khát được Ngài tha thứ tất cả mọi lỗi lầm. Con tin Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá đền tội cho con. Xin Chúa giúp đỡ để con không còn vô tín. Lạy Cha thiên thượng, xin ban giải pháp trong việc hôn nhân của con. Con muốn dâng nộp cho Ngài đời sống của con. Trong danh Chúa Jesus. Amen.

Glen ngước mắt lên sau khi cầu nguyện. Tôi có thể thấy ánh mắt anh ta lấp lánh niềm vui. Glen khẳng định: Tôi tin tất cả những gì đang diễn ra là sự thật.

Tôi hỏi:

Nè Glen, bây giờ Chúa Jesus đang ở đâu?

  –  Ngài đang cư trú trong lòng tôi.

  – Vợ anh có ở đây không?

  – Vâng có. Tôi sẽ đi gọi cô ấy.

Khi Renee đến, chúng tôi biết cô ấy cũng vừa mới mở lòng tiếp nhận Chúa trong phòng cầu nguyện. Theresa, bé gái 12 tuổi, con của họ đi cùng với mẹ đầm đìa nước mắt. Tôi hỏi Theresa:

– Có việc gì xảy ra với con?

Theresa bắt đầu khóc: Con không biết sắp tới đây con sẽ sống với với bố hay là với mẹ và người chồng mới của mẹ.

Tôi nói: Theresa, bác có thể gặp cháu vào ngày mai được không?

Cô gái nhỏ thì thầm:

Không được bác ơi.

– Bác biết một người có thể an ủi cháu. Cháu đoán xem người đó là ai?

– Chúa Jesus.

– Cháu đã nhận biết Ngài?

– Dạ chưa. Tối nay con đã nghe giảng Phúc Âm. Làm thế nào con có thể tiếp nhận Chúa Jesus?

Lòng tôi tràn ngập niềm vui khi nghe câu hỏi đó. Tôi đưa cả gia đình Glen đến gặp vị mục sư quản nhiệm: Cô bé gái này muốn thiết lập mối quan hệ với Chúa Jesus Christ.

Vị mục sư hướng dẫn Theresa cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

Khi bạn thực hành mục vụ chia sẻ đức tin. Bạn không chỉ chia sẻ cho một người, nhưng có thể là cho một gia đình, một ngôi làng, một tiểu bang hay cả một dân tộc. Thế thì bạn có muốn nhận lãnh đặc quyền này? Gia đình  Glen đã theo tôi đến với Hội Thánh. Họ cảm ơn tôi. Nhưng tôi là người dâng lên Chúa lòng biết ơn sâu đậm. Vì Chúa đã ban ân điển và sử dụng tôi trong đường lối Ngài.

Sự lựa chọn

Hiển nhiên chúng ta trông đợi những cơ hội để trình bày Phúc Âm với mọi người.  Tuy nhiên chúng ta sẽ trở nên tắc trách nếu chúng ta không cho thân hữu có sự lựa chọn: tiếp nhận sự sống hay sự chết. Linda, người cùng viết quyển sách này với tôi đã trải nghiệm câu chuyện sau đây tại một con đê biển nhộn nhịp ở Galveston, Texas khi chị ấy còn là một thiếu niên. Chị ấy nói:

Vào năm 16 tuổi, tôi chuẩn bị chia sẻ đức tin cho một nhóm bạn thanh niên trên một con đê biển. Tôi đã rất hồi họp. Nhưng sự căng thẳng của tôi đã nhanh chóng lắng xuống khi tôi nhìn xem những cơn sóng cuộn tròn uốn lượn bên dưới đê và bầu trời xanh ngắt trên đầu. Tôi bước tới một quày hàng bán vỏ sò lưu niệm và phân phát các sách truyền đạo đơn. Stephanie, bạn cùng làm việc và tôi tình cờ khám phá cũng có 2 thiếu niên nữa đi phát sách giống như chúng tôi đang ẩn nấp như trốn tránh một ai đó. Tôi hỏi: Có vấn đề gì vậy?

Carol cố gắng kiềm chế những giọt nước mắt: Chúng tôi đang phân phát các sách truyền đạo đơn thì chạm trán với một người đàn ông. Ông ta đưa ra một câu hỏi và chúng tôi không thể trả lời được. 

  • Ông ta hỏi gì? Tôi nói.
  • Ông ta muốn biết Đức Chúa Trời có thực sự rất vĩ đại hay không, khi Ngài làm nên những bức tường vững chắc mà ngay cả Ngài cũng không thể phá vỡ được. Khi đó ông ta muốn hiểu tại sao Chúa không thể phá vỡ bức tường nếu như Ngài có khả năng làm được mọi sự?

Ồ, Muốn cho khí cầu rớt xuống phải chọc thủng nó. Tôi phải đối phó với câu hỏi hóm hỉnh vô nghĩa này. Tôi tự hỏi đây là một câu hỏi mưu mẹo hay là niềm tin của tôi có chỗ rạn nứt.

Một câu Kinh Thánh chợt đến trong tâm trí tôi: Hỡi các người tìm cầu Đức Chúa Trời, nguyện lòng các ngươi được sống. (Thi thiên 69:32)

  • Tôi có câu trả lời, Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên bức tường như thế. Nó chính là tấm lòng con người. Mặc dù Chúa có khả năng làm được mọi sự. Ngài không bao giờ chọc thủng bức tường. Ngài chỉ bước vào tấm lòng con người khi Ngài được mời.

Đức Chúa Trời rất lịch sự. Ngài không bao giờ ép buộc chúng ta yêu Ngài hay phục vụ Ngài. Giô-suê đã khám phá điều này. Trước Chúa giáng sinh 14 thế kỷ ông được Chúa kêu gọi dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vượt sông Giô-đanh tiến chiếm miền đất hứa mà Đức Chúa Trời ban cho họ. Sau đó ông tập hợp các chi phái trước mặt Đức Chúa Trời, và nhắc nhở dân sự biết ơn Đấng đã giải phóng các tổ phụ của họ ra khỏi Ê-díp-tô, và giải cứu họ trong những chiến trận với các dân ngoại bang. Giô-suê bảo họ:

Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va.  Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va (Giô-suê 24:14-15).

Giô-suê đã nhìn thấy Đức Chúa Trời vẫn còn bày tỏ tình yêu dành cho dân sự và cơ hội để phục vụ Ngài, nhưng Ngài không ép buộc bất cứ ai phải chọn lựa Ngài. Bạn có thể nhớ lại lịch sử Y-sơ-ra ên, một lần kia Đức Chúa Trời bày tỏ cho dân sự miền đất hứa bên kia sông Giô-đanh, nhưng họ từ chối sự chúc phước của Ngài, vì sợ hãi những dân tộc to lớn ở xứ đó. Hậu quả của điều này là họ phải lang thang trong đồng vắng suốt 40 năm, cho đến khi Chúa dấy Giô-suê lên dẫn dắt họ giành chiến thắng. Lịch sử rất rõ ràng! Sự lựa chọn của chúng ta ngày nay là tiếp nhận sự ban phước của Đức Chúa Trời và phục vụ Ngài hoặc là không.

Khi chúng ta nhìn xem chức vụ của Chúa Jesus trên đất, chúng ta thấy Ngài luôn luôn ban cho con người sự lựa chọn. Ví dụ Chúa Jesus hỏi người bệnh bại liệt bên hồ Bê-tết-đa: Ngươi muốn được chữa lành? Hãy thử hình dung người đàn ông này đã bị bệnh 38 năm. Ông ta nằm trên giường bên cạnh ao. Chung quanh ông là những người đau yếu và bại liệt khác. Mỗi một người trong số họ hy vọng sẽ trở thành người đầu tiên xuống nước khi Đức Chúa Trời sai một thiên sứ đến khuấy động nước trong ao để được chữa lành.  Chúa Jesus làm ra vẻ như Ngài không nhìn thấy khát vọng của người bệnh. Ngài hỏi: Ngươi có muốn được chữa lành không?

Người bệnh đáp: Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã xuống ao trước tôi rồi. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi. Tức thì người ấy được lành, vác giường mình và đi. (Giăng 5:6-9)

Trong câu chuyện này Chúa Jesus không ép buộc người bại tiếp nhận sự chữa lành. Vấn đề nằm ở chỗ là Chúa cho con người có sự lựa chọn. Cần phải có nhiều lần nghe Phúc âm để trải nghiệm sự tái sinh. Con người phải chọn lựa và có quyết định về những gì họ nghe.

Nếu bạn bày tỏ cho một người nào đó về tình yêu của Đức Chúa Trời nhưng không cho họ sự lựa chọn tiếp nhận nó thì thật  không hợp lý. Đây là điều Moody đã một lần làm như thế. Và rồi nó luôn ám ảnh ông trong suốt quảng đời còn lại.

D.L Moody đã không yêu cầu thính giả tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của họ vào ngày 8 tháng 4 năm 1871. Đêm hôm đó tòa nhà cao tầng nơi ông truyền giảng Phúc âm ở Chicago bị hỏa hoạn. Moody đã giảng cho một số lượng khán giả lớn nhất ở Chicago từ trước cho đến thời điểm đó. Bài giảng  của ông hôm ấy có chủ đề: Bạn có thái độ nào với Jesus, được gọi là Chúa Cứu Thế? Vào cuối bài giảng ông yêu cầu khán giả suy nghĩ, cân nhắc và sẽ trả lời câu hỏi này vào Chủ nhật kế tiếp, khi họ trở lại. Nhưng khán giả đã không trở lại. Chuông báo hỏa hoạn vang lên trong thành phố không lâu sau đó. Tòa nhà cao tầng phát hỏa và giáo đoàn bị tan lạc.

Moody luôn luôn muốn biết có bao nhiêu khán giả của ông đã có đức tin trước khi họ bị trượt chân vào cõi đời đời.

Chúng ta cần gợi ý thân hữu của mình lựa chọn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy họ dễ dàng đáp ứng với câu hỏi của bạn: Nhân tiện đây tôi xin hỏi, nếu điều bạn đang tin không phải là lẽ thật, vậy bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Khi thân hữu trả lời: Vâng tôi muốn biết. Lúc này bạn có thể mở Kinh Thánh ra và đề nghị họ đọc lớn tiếng Lời trích dẫn. Sau khi họ đọc, bạn đi bước thứ hai: Câu này nói gì với bạn?

Bây giờ giả định thân hữu của bạn đọc lớn tiếng câu trích dẫn thứ 7 trong bảng câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus: Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. (Khải 3:20)

Khi thân hữu của bạn đã đọc và trả lời theo hướng tích cực bảy câu hỏi trên đây. Đã đến lúc bạn có thể hỏi thêm 5 câu hỏi khác. Nếu bạn không sử dụng phần ghi chép Chia Sẻ Chúa Jesus Không Sợ Hãi trong Tân Ước, bạn có thể sao chép lại Những câu hỏi xác nhận sau đây vào tờ giấy trắng ở những trang cuối Kinh Thánh của bạn:

  1. Bạn có phải là một tội nhân?
  2. Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?
  3. Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết và đã sống lại?
  4. Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống cho Chúa Jesus Christ?
  5. Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng của bạn?

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về những câu hỏi này.

  1. Bạn có phải là một tội nhân?

Câu hỏi đầu tiên này dựa vào Lời trích dẫn đầu tiên trong Rô-ma 3:23, Tất cả mọi người đều đã phạm tội. Câu hỏi này sửa soạn tấm lòng người nghe đối diện với những câu hỏi xác nhận. Sau đó bạn hỏi câu tiếp theo:

  1. Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?

Chúng ta đã chỉ ra trong Rô-ma 6:23, Tiền công của tội lỗi là sự chết. Vì thế đây là lúc thân hữu của bạn cần được tha thứ tội lỗi. Đây là sự lựa chọn cá nhân của người đó. Nó tùy thuộc vào quyết định của thân hữu: chọn hay không?

  1. Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?

Câu hỏi này mang một yếu tố quyết định bởi vì thập tự giá là trung tâm của Phúc Âm. Khi thân hữu của bạn đọc Rô-ma 10: 9-11, người đó sẽ hiểu ý nghĩa của câu Kinh Thánh này. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu;  vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.

 

  1. Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống của bạn cho Chúa Jesus Christ?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Nó liên quan đến khả năng tôi có thể dẫn dắt người khác thực hiện một quyết định trước khi người này hiểu được giá phải trả cho quyết định đó. Chúa Jesus luôn luôn khích lệ người ta phải trả giá. Ngài phán trong Lu-ca 12:27-28, Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?

Một lần khác, trong Ma-thi-ơ 19: 16-22, Chúa Jesus nói về câu chuyện của một thanh niên giàu có:

Nầy, có một người đến hỏi Ngài rằng: Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?  Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn.  Người hỏi: Những điều răn gì? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Những điều nầy: Đừng giết người; đừng phạm tội tà dâm; đừng ăn trộm cắp; đừng làm chứng dối;  Hãy thảo kính cha mẹ; XuXh 20:12-16; PhuDnl 5:16-20

và hãy yêu kẻ lân cận như mình.]

LeLv 19:18

 Người trẻ đó thưa rằng: Tôi đã giữ đủ các điều nầy; còn thiếu chi cho tôi nữa?  Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta.  Nhưng khi người trẻ nghe xong lời nầy, thì đi, bộ buồn bực; vì chàng có của cải nhiều lắm.

Khi nghe những câu chuyện này các môn đồ có phần thất vọng, họ hỏi Chúa: Vậy thì ai được cứu?

Chúa Jesus nhắc họ: Điều chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được (Lu-ca18:27)

Tạ ơn Chúa về khả năng vô hạn của Ngài, nếu Chúa không làm được thì tất cả chúng ta sẽ hư mất. Tạ ơn Chúa vì Ngài tha thứ mọi tội lỗi chúng ta nhờ vào sự hoàn hảo của Ngài, không phải của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải bảo đảm cho các bạn hữu và những thành viên khác trong gia đình quyết định chọn lựa tình yêu của Đức Chúa Trời, và sẵn lòng hầu việc Ngài. Chúng ta không được hướng dẫn những người thân của chúng ta tham dự vào một đời sống đức tin dễ dàng mà ở đó tấm lòng và đời sống của họ không hề được thay đổi.

  1. Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

Trong Giăng 1:12, Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.

Chúng ta cần mời, tiếp nhận Chúa Jesus bước vào tấm lòng của mình.

Vui lòng yên lặng

Tôi sẽ gởi đến bạn hai nguyên tắc căn bản. Lưu ý câu hỏi thứ 5: Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

Khi bạn nghĩ đến câu hỏi số 5, tôi muốn bạn suy nghĩ đến 2 từ yên lặngcầu nguyện. Một cách nhẹ nhàng hơn tôi khích lệ bạn thay đổi từ yên lặng bằng từ ngậm miệng lại. Dĩ nhiên ngậm miệng lại là một từ thô, không thanh lịch. Từ này làm cho sự lưu ý ở đây trở nên quan trọng. Bất cứ khi nào bạn hỏi câu số 5, tôi yêu cầu bạn sau đó phải ngậm miệng lại trong tình yêu thương!

Bạn phải nhận thức những điều đang xảy ra. Đức Thánh Linh làm việc bên trong tấm lòng con người. Các thiên sứ đang tích cực ủng hộ bạn. Lời Đức Chúa Trời đang gia tăng áp lực trong xương tủy người nghe. Sau khi hỏi câu này thì bạn và thân hữu nên hoàn toàn yên lặng. Khi Đức Thánh Linh thuyết phục tấm lòng tội nhân thì 10 giây yên lặng dài như 10 phút. Tôi đã trải nghiệm mồ hôi vả ra trên trán khi tôi chờ đợi. Nhưng trận chiến này không phải của bạn và tôi. Nó là của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Công việc của bạn và tôi chỉ đơn giản là mở Kinh Thánh ra, mời thân hữu đọc lớn tiếng, rồi hỏi họ: Câu này nói gì với anh chị? Và không lâu sau đó bạn có thể hỏi tiếp câu khác: Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?

Khi bạn đã hỏi xong câu cuối cùng. Hãy yên lặng.

Tôi không thể không nhấn mạnh sự cầu nguyện là vô cùng quan trọng tại thời điểm này. Chiến trận thuộc linh đang diễn ra trên cao. Sa-tan căm ghét những gì đang xảy ra. Hãy cầu nguyện bất cứ khi nào bạn cảm thấy được dẫn dắt để cầu nguyện. Tôi thường nhìn vào những người tham gia chiến trận với Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Tôi biết Chúa rất nhơn từ. Khi tôi cầu nguyện Sa-tan bị cột trói. Tuy nhiên tôi không mở miệng ra cho đến khi thân hữu phá vỡ sự yên lặng.

Vài năm trước đây, tôi dạy những nguyên tắc này cho một nhóm thanh niên. Sau đó đang khi tôi đang chơi game bóng đá trên máy tính, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Frank nói hối hả: Nè, Bill tôi đã phá vỡ kỷ lục của anh.

– Anh đang nói gì thế? Tôi hỏi nhưng mắt vẫn không rời màn hình máy tính, tôi đang điều khiển cầu thủ tiền đạo sút bóng vào gôn.

Anh đã từng nói rằng anh đã từng chờ đợi 10 phút sau khi hỏi câu cuối cùng. Hôm nay tôi đã chờ 45 phút khi tôi phỏng vấn một cô gái các câu hỏi của anh. Đôi chân tôi ướt đẫm mồ hôi, và tôi chuẩn bị trốn chạy không còn đủ sức cầu nguyện nữa. Tôi bắt đầu quan tâm tới những gì Frank nói. Tôi bỏ mặc cuộc chơi trên màn hình đang hồi gay cấn, và hỏi: Rồi sau đó chuyện gì xảy ra?

– Đương nhiên là cô ta đã tiếp nhận Chúa.

Bạn sẵn sàng chờ đợi bao lâu? Khi bạn hỏi câu thứ 5, chỉ có hai khả năng xảy ra: người nghe sẽ trả lời hoặc không.

Khi thân hữu trả lời có cho câu hỏi thứ 5. Đây là thời điểm chính xác người đó kinh nghiệm sự tái sinh.  Không phải chỉ khi họ dâng lên lời cầu nguyện của một tội nhân, hay là tuân theo một số nghi lễ của nhà thờ. Đó là khi họ đặt niềm tin của mình tin cậy nơi công tác cứu chuộc đã hoàn tất của Chúa Jesus Christ. Dĩ nhiên chúng ta sẽ hướng dẫn họ dang lên lời cầu nguyện của một tội nhân. Điều này được xem như món tráng miệng vậy!

Bạn sẽ hướng dẫn thân hữu của mình cầu nguyện như sau: Lạy Cha thiên thượng, con là một tội nhân chống nghịch Ngài. Con muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi của con. Con tin Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại. Con muốn dâng nộp đời sống con cho Ngài để làm điều Ngài ao ước. Con muốn Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng con. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus. Amen.

Thật là một thời điểm đáng ghi nhớ! Sự vui mừng tràn ngập, các thiên sứ ca vang bài suy tôn Cha thiên thượng và tấm lòng của bạn hoan hỉ trước sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Bạn cảm thấy như dành được ưu thế sau cái búng đồng xu chơi trò sấp ngữa!

Nhưng nếu như tình huống không như mong đợi  xảy ra. Thân hữu của bạn khước từ lời mời gọi tiếp nhận Chúa, với lời nói: Không, tôi chưa sẵn lòng. Lúc đó bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?

Nguyên tắc tại sao

 

Bất cứ khi nào tôi tiếp nhận câu trả lời không cho câu hỏi thứ 5. Tôi hỏi: Tại sao?

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận một lần nữa về nguyên tắc tại sao để xử lý sự từ chối khi chúng ta tiếp nhận câu trả lời không.

  • Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào đời sống và tấm lòng của bạn?
  • Không.

 Nắm lấy điều không mong đợi

Chúng ta chắc có ý tốt. Chúng ta định dừng lại và chìa tay ra cho người khác, nhưng chúng ta quá bận rộn với cuộc sống, vì thế đôi lúc chúng ta không chú ý tới ai. Chúng ta thường trượt chân trên những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Những điều Chúa ban phước trên gia đình, Hội thánh, công việc, sở thích khiến chúng ta vội vã đi nhanh hơn nữa. Chúng ta không biết rằng Đức Thánh Linh là tác giả của những tình huống không mong đợi.

Chúa Jesus trở nên không có gì thú vị khi chúng ta không dành thời gian đi theo sự  dẫn dắt của Ngài. Chúng ta cần phải chú ý tới những người mà Ngài đã đặt để trên các lối đi của chúng ta.

Có lẽ bạn nói: Anh không hiểu gì cả. Tôi bị tụt hậu phía sau và không có thời gian chia sẻ Phúc Âm cho ai cả.

Tôi sẽ chứng minh rằng khi Chúa đang làm việc, bạn không được làm cho công việc Ngài gián đoạn. Bạn có những cơ hội tuyệt diệu. Bạn không cần lo lắng về việc duy trì những bước chân nhanh của bạn. Khi Đức Chúa Trời ban cho bạn những điều không ngờ tới, Ngài cũng ban cho bạn tất cả thời gian bạn cần để xử lý nó. Bên cạnh đó, chia sẻ Phúc âm không phải là một công việc dài dòng buồn chán. Bạn có biết là có thể chia sẻ Phúc Âm trong vòng 30 giây hoặc ít hơn?

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng 5 câu hỏi xác nhận. Lần đầu tiên tôi thực hành điều này cách đây vài năm. Vào một buổi tối kia tôi đang lái xe trên một con đường không có ánh đèn. Tôi quay đầu xe ở một góc phố. Lúc đó tôi nhìn thấy vài chiếc xe của đội cứu hộ đang bật đèn ưu tiên với ánh sáng nhấp nháy. Tôi cũng nhìn thấy một một chiếc xe Volkswagen Beetle nhỏ đâm vào một cái cây. Tôi thấy một thiết bị cứu hộ thủy lực được sử dụng để kéo một thanh niên khoảng 19 tuổi ra khỏi chiếc xe dập nát. Cậu ấy được đặt nằm trên một cái cáng, hai tay bất động. Các nhân viên y tế đang tìm cách cứu sống người thanh niên này.

Tôi nhảy ra khỏi xe chạy nhanh về phía người bị nạn. Nhưng tôi phải đối diện một vấn đề: Một chiếc trực thăng đang lượn trên đầu chuẩn bị câu người bị nạn lên để đưa tới bệnh viện. Tôi biết chỉ có thể chia sẻ Phúc âm cho cậu thanh niên này trong khoảng 30 giây. Đây là một tình huống nan giải. Cậu ấy đang đau đớn vì vết thương, không thể nói được. Tôi chỉ có thể nghe những âm thanh rên rỉ phát ra từ miệng cậu ấy.

Tôi quì xuống bên cạnh cậu ta và hỏi:

  • Em là một người có tội phải không?
  • Ơ..ơ
  • Em có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?
  • Ơ..ơ
  • Em có tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại?
  • Ơ..ơ
  • Em có sẵn sàng dâng nộp dời sống cho Chúa Jesus Christ?
  • Ơ..ơ
  • Em có sẵn sàng mời Chúa Jesus bước vào cuộc đời và tấm lòng của em?
  • Ơ..ơ

Bạn biết đấy, nếu như những tiếng rên rỉ ơ…ơ này đến từ tấm lòng của người thanh niên, anh ta sẽ được cứu. Phúc âm chỉ đơn giản như thế. Không phải dài dòng và mất nhiều thời gian.

Ngày hôm sau tôi đọc tin trên báo và biết rằng người thanh niên này đã chết. Tuy nhiên tôi hiểu một điều: Đức Chúa Trời yêu thương đã ban cho cậu ấy cơ hội để tiếp nhận Con Ngài là Chúa Jesus Christ trong những giây phút cuối cùng. Nếu cậu ấy thực sự làm điều ấy, một ngày kia chúng ta sẽ gặp lại cậu ta đi trên các đường phố bằng vàng.

Nhưng câu chuyện này vẫn chưa chấm hết. Bảy năm sau đó, tôi đang hướng dẫn một khóa hội thảo và kể lại câu chuyện này. Một bà cụ tiến lại gần tôi sau buổi hội thảo:

Chiếc xe hơi anh nói đến có phải là chiếc Volkswagen Beetle màu xanh lá cây?

Trong nhà thờ lúc đó có lẽ chỉ có Chúa và tôi biết chiếc xe định mệnh này. Tôi trả lời:

Vâng đúng thế. Làm sao bà biết điều đó?

Đôi mắt rơi lệ, bà lão thì thào:

Cậu thanh niên bị nạn là cháu tôi.

Đức Chúa Trời yêu thương đã bày tỏ cho bà cụ này biết cháu của bà đã có cơ hội đến với Ngài trước khi qua đời. Vì thế khi nhìn lại câu chuyện đã qua. Có phải vụ tai nạn xe hơi đã làm cho hành trình của tôi bị gián đoạn hay đó chính là cơ hội mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi? Có lẽ điều này sẽ giúp đỡ bạn có nhận thức mới: Đánh giá những biến cố đã qua trong cuộc đời của bạn, đặc biệt là những biến cố bạn cho là đã làm gián đoạn công việc riêng của bạn.

Keita Andrews đã cho phép cuộc sống của mình bị gián đoạn khi anh nắm lấy những cơ hội Chúa ban cho anh. Vào lúc 4 giờ buổi sáng trong nhà hàng Denny, tôi đã dạy anh ấy và một nhóm các tài xế làm thế nào để chia sẻ đức tin của mình.

Một tuần sau Keita điện thoại cho tôi để thông báo về những người mà anh đã đem họ đến với Đấng Christ. Tâm trạng và cách nói của anh ta dường như đang bay bổng trên mây. Anh ta nói huyên thuyên về những người đã tiếp nhận Chúa qua sự chia sẻ của  anh ở các công viên, quày hàng, khắp mọi nơi…

Tôi ngắt lời: Tôi phải gặp anh.

Và chúng  tôi đã gặp nhau. Tôi cảm thấy anh ấy rất đáng yêu. Chúng tôi trở thành bạn thân. Một ngày nọ cuộc sống của Keita bị gián đoạn. Khi anh ấy nhảy ra khỏi chiếc xe tải của mình, anh ta bị té dẫn đến chấn thương đầu gối và phải đi giải phẫu. Sau ca phẫu thuật anh ta gọi điện thoại cho tôi: Anh có biết Đoàn mục sư nào mà trả tiền cho anh sau khi anh chia sẻ đức tin?

Tôi cười và trả lời: Nè Keita, nếu tôi biết việc đó, tôi sẽ tiến cử chính tôi.

Chiều tối hôm ấy vợ tôi từ nơi làm việc trở về.  Cô ấy là một y tá, làm việc cho một bệnh viện nhỏ trong thành phố. Cô ấy thông báo cho tôi biết Ban Giám Đốc đang tìm kiếm một mục sư phụ trách các mục vụ trong bệnh viện.

Tôi gọi cho Ban Giám Đốc liền sau đó và tiến cử Keita. Thế là anh ấy đảm nhận công việc này.

Vào thời điểm đó, bệnh viện tiếp nhận hơn mười lăm ngàn người trong một năm. Nhiều bệnh nhân đến đến phòng làm việc của Keita, lắng nghe các câu hỏi của anh và đọc các câu Kinh Thánh trích dẫn. Chúng tôi không thể đếm được bao nhiêu người đã tiếp nhận Chúa tại văn phòng này.

Rồi một hôm sau khi vợ tôi kết thúc công việc trong bệnh viện, cô ấy đi ra xe hơi của mình. Một gã đàn ông bước theo sau và giật lấy ví tay của cô ấy. Đầu tiên cô ấy sửng sốt, rồi sau đó cô ấy rượt đuổi tên móc túi, yêu cầu trả lại ví tiền. Gã đàn ông bỏ chạy chui vào trong một ngôi nhà bên ngoài bệnh viện và khóa cửa lại. Vợ tôi đập cửa, la lớn: Nếu anh không trả lại ví tay cho tôi, tôi sẽ mách chuyện này với Bill và Keita.

Sau đó vợ tôi cho tôi biết câu chuyện. Tôi gọi Keita. Anh ấy biết gã đàn ông, vì thế chúng tôi  đến nhà của người này. Một người đàn ông ngồi trên xe lăn ra mở cửa cho chúng tôi. Keita tiếp chuyện và dẫn dắt anh này đến với Chúa. Rồi gã giựt ví tay của vợ tôi cũng ra tiếp xúc với chúng tôi. Keita tiếp tục hướng dẫn người này tiếp nhận Đấng Christ. Vài ngày sau đó chính người này đến gặp vợ tôi xin lỗi và trả lại cái ví tay. Bên trong còn đầy đủ giấy tờ nhưng tiền bạc thì bốc hơi hết.

Tôi không bình luận về câu chuyện của vợ tôi. Nhưng tôi muốn bạn quan tâm một điều: Hãy chú ý đến những tình huống xảy ra làm cho cuộc sống bạn bị gián đoạn. Hãy dâng những cơ hội đó lên cho Đức Chúa Trời và để Ngài bày tỏ quyền năng và tình yêu của Ngài xuyên qua những nghịch cảnh bạn đối diện. Khi bạn làm điều đó bạn sẽ thấy Chúa sử dụng mọi điều cho mục đích tốt lành của Ngài, thậm chí là khi bạn đi giải phẫu đầu gối hay ví tiền của bạn bị đánh cắp.

Hãy cảm tạ

Hãy nhớ khi bạn đang tìm kiếm những cơ hội, Chúa muốn bạn đơn sơ dâng lên lời cảm tạ.

Đức Thánh Linh muốn sử dụng sự trung tín của bạn để chúc phước cho 2 người: Người mà bạn đang chia sẻ Phúc Âm và người còn lại là chính bạn. Ngài muốn bạn kinh nghiệm niềm vui giống như trong Phi-lê-môn câu 6, Tôi cầu xin Ngài rằng đức tin đó, là đức tin chung cho chúng ta, được có hiệu nghiệm, khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta.

Thầy giáo Dave Nicholl đã nói: Mùa hè này tôi bắt đầu chia sẻ đức tin của mình với các sinh viên đang chuẩn bị thi tốt nghiệp, tôi kinh nghiệm một niềm vui trong tâm hồn mình.  Mối tâm giao của tôi với Chúa Jesus trở nên sâu đậm hơn.

Đức Thánh Linh muốn bạn trải nghiệm niềm vui này đến nỗi bạn có sự hiểu biết đầy trọn những đặc ân của bạn có trong Đấng Christ. Xuyên qua tiến trình này bạn sẽ kinh ngạc về ân điển của Đức Chúa Trời khi Ngài sử dụng bạn.

Dave nói thêm: Hãy bước vào chỗ Chúa đang hành động và tranh thủ từng cơ hội. Tôi đã trải nghiệm điều này vào một đêm kia, điện thoại reo. Bên kia đầu giây là một người bán hàng qua điện thoại từ New Mexico thuyết phục tôi mua hàng của anh ta. Tôi lắng nghe danh sách các loại hàng và trả lời: Tôi không quan tâm. Anh ta cố gắng trình bày các loại hàng hóa của anh lần thứ 2, thì tôi ngắt lời: Xin lỗi tôi có một câu hỏi dành cho anh. Anh có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của anh?  Đó là lúc tôi học thêm một số điều. Đức Chúa Trời đang hành động, không chỉ ở Winsor, Colorado nhưng khắp nơi trên thế giới. Tôi vui mừng khi người bán hàng trả lời các câu hỏi và tiếp nhận Chúa.

Hãy tận dụng mỗi cơ hội trên lộ trình của bạn. Khi bạn nhận biết Đức Chúa Trời đang hành động, hãy cộng tác cùng với Ngài. Và rồi giống như Dave, bạn sẽ cảm tạ Ngài khi niềm vui của bạn đầy trọn.

Ôn tập

Những câu hỏi xác nhận:

  1. Bạn có phải là một tội nhân?
  1. Bạn có muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi?
  1. Bạn có tin rằng Chúa Jesus đã chết và đã sống lại?
  2. Bạn có sẵn sàng dâng nộp đời sống cho Chúa Jesus Christ?
  3. Bạn có sẵn sàng mời Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng của bạn?

Sau khi hỏi những câu này, bạn hãy nhớ yên lặng và cầu nguyện. Nếu thân hữu trả lời câu hỏi 5: Vâng có. Lúc đó  bạn sẽ hướng dẫn họ cầu nguyện: Lạy Cha thiên thượng, con là một tội nhân chống nghịch Ngài. Con muốn được tha thứ tất cả mọi tội lỗi của con. Con tin Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại. Con muốn dâng nộp đời sống con cho Ngài để làm điều Ngài ao ước. Con muốn Chúa Jesus bước vào trong cuộc đời và tấm lòng con. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus. Amen.

Lưu ý là bạn có thể viết những câu hỏi này và bài cầu nguyện tiếp nhận Chúa vào những trang cuối của Kinh Thánh. Chương tiếp theo tôi sẽ chỉ cho bạn làm thế nào để giúp đỡ một người đã tiếp nhận Chúa.

Chương 7

CHÚNG TA LÀM GÌ KHI MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ TIẾP NHẬN ĐẤNG CHRIST ?

 

Khi tôi chia sẻ Phúc âm và có một ai đó tiếp nhận Đấng Christ. Tôi sẽ cố gắng xác nhận những gì vừa mới xảy ra. Tôi làm như thế bởi vì khi một người không hổ thẹn  nói lên lời chứng về Phúc Âm, người đó đang đi bước đầu tiên trên con đường đức tin. Kinh Thánh dạy trong 1 Cô-rin-tô 12: 3, Không ai có thể nói Chúa Jesus là Đức Chúa Trời nếu không được cảm thúc bởi Đức Thánh Linh. 

Vào một buổi tối kia tôi gọi  một người bạn của tôi, Jerry. Anh ấy nói ngay trên điện thoại: Nè Bill. Tôi muốn anh gặp một người ở đây. Brenda có một vài tin tức rất vui ở đây.

Khi anh ấy trao điện thoại cho Brenda. Tôi mỉm cười lặng lẽ vì  đoán được điều gì đang xảy ra. Tôi hỏi Brenda:

–     Cô khỏe không?

Cô ấy trả lời:

–    Tôi nghe không rõ vì ở đây ồn ào quá.

  • Tại sao ? Đang xảy ra việc gì thế?
  • Tôi vừa mới tiếp nhận Chúa Jesus.
  • Việc đó cụ thể như thế nào?
  • Tôi cảm thấy đời sống trở nên trống vắng vô nghĩa mặc dù công việc và gia đình của tôi đều rất ổn định. Hôm nay người bạn gái của tôi tổ chức một buổi gặp mặt với Jerry. Anh ta đã yêu cầu tôi đọc lớn tiếng một số câu Kinh Thánh. Sau  đó anh ta hỏi tôi: Câu này nói gì với bạn? Thế  là tôi nhận ra một điều: Tôi cần Đấng Christ.
  • Tôi có thể hỏi cô vài câu hỏi được không?

Brenda cười:

–     Anh cũng hỏi nữa sao?

  • Chúa đã trả giá cho bao nhiêu tội lỗi của cô?
  • Tất cả mọi tội lỗi.
  • Chúa còn nhớ bao nhiêu tội của cô?
  • Tôi cho là Chúa không còn nhớ nữa.

Tôi cười thích thú:

–     Cô nói rất đúng. Bây giờ Chúa Jesus đang ở đâu?

  • Ngài sống trong lòng tôi.

Thật là những thời khắc đáng ghi nhớ! Brenda đã thực sự có một kết ước với Đấng Christ. Nhưng xin bạn lưu ý Jerry và tôi không để cho Brenda ra đi không cần chăm sóc. Bỏ rơi một tân tín hữu cũng giống như bỏ rơi một em bé trong trận bão tuyết vậy. Chúng tôi cần bảo đảm cho Brenda là cô ấy sẽ được chúng tôi tiếp tục hướng dẫn để tiến tới một đời sống sâu nhiệm trong mối tương giao với Đức Chúa Trời.  Bước đầu tiên để giúp đỡ cho một người mới tin là hỏi những câu hỏi giống như tôi đã hỏi Brenda.

Những câu hỏi và Lời hướng dẫn cho người mới tin

Chắc bạn còn nhớ, câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi là:

  1. Đấng Christ đã trả giá cho bao nhiêu tội lỗi của bạn ?

Tôi hỏi câu này bởi vì tôi muốn biết chắc là người đó có thực sự hiểu ơn cứu rỗi hay không. Dĩ nhiên nhận thức của họ và tôi phải giống nhau tại điểm này. I Giăng 2: 2 bày tỏ: Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.   Rõ ràng là Đấng Christ đã chết cho tất cả chúng ta và mọi tội lỗi chúng ta.

Khi tôi nghe câu trả lời: Tất cả tội lỗi của tôi. Tôi đi tới câu hỏi thứ hai:

  1. Đấng Christ còn nhớ bao nhiêu tội của bạn ?

Câu trả lời của người được hỏi thường là: Không nhớ. Có thể bạn sẽ muốn tôi nhắc nhở người tín hữu mới câu Kinh Thánh trong Hê-bơ-rơ 10:17, Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa.

Thật là quan trọng khi tân tín hữu nhận ra chính anh ta đã là một tạo vật mới trong Đấng Christ. 2 Cô-rin-tô 5:17 nói, Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.

  1. Bây giờ Đấng Christ sống ở đâu?

 

Câu trả lời chúng ta mong đợi là: Đấng Christ sống trong tôi. Ga-la-ti 2:20 nói, Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.

Đây là một ý niệm quan trọng. Chỗ này tôi muốn biết chắc những tín hữu mới hiểu họ có mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ. Bây giờ tôi đi một bước khác.

  1. Chúng ta hãy cầu nguyện

Tôi thích dạy cho tân tín hữu phương cách thưa chuyện cùng Đức Chúa Trời. Tôi nói với người đó: Anh hãy bắt đầu với câu “Lạy Cha thiên thượng” rồi sau đó nói với Chúa những gì có trong lòng anh. Và khi kết thúc đừng quên câu này: “Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus. Amen”

Tôi thường nghe những lời cầu nguyện kéo dài từ 10 giây đến 10 phút. Thời gian cầu nguyện dài hay ngắn không thành vấn đề. Điều quan trọng là tiến trình của đời sống cầu nguyện đã được bắt đầu.

  1. Ai đã thường xuyên cầu nguyện cho bạn?

Tôi luôn luôn hỏi tân tín hữu câu này: Ai đã thường xuyên cầu nguyện cho bạn? Và tôi nhận thấy có đến 95% tân tín hữu trả lời: Người thường xuyên cầu nguyện cho tôi là: mẹ, cha, bà nội, bà ngoại, bạn hữu, các thành viên khác trong gia đình của tôi . . . Lúc này tôi hỏi câu tiếp theo:

  1. Bạn có biết người thân của bạn đi nhà thờ nào?

Tôi hỏi câu này vì tôi muốn biết người thân của họ có đi đến một Hội Thánh mà ở đó các mục vụ giảng dạy có đặt nền tảng căn bản trên Lời Chúa hay không. Nếu tôi nghe được câu trả lời khiến tôi an tâm tôi sẽ nói:

  1. Bạn có biết số điện thoại của người thân bạn hay không? Chúng ta sẽ gọi cho người ấy ngay bây giờ.

 

Nếu không có trở ngại nào cho việc gọi điện thoại. Tôi hỏi:

Bạn có số điện thoại của người đó không?

– Vâng có.

Tôi gọi liền sau đó, thông báo cho người bên kia đầu giây biết  người thân của họ đã cầu nguyện tin Chúa. Thân hữu của tôi thường nói với người phía bên kia trong khi mắt ngấn lệ như thế này: Tôi chợt có ý nghĩ là tôi sẽ gọi điện thoại và nói cho anh biết tôi vừa mới dâng nộp đời sống tôi cho Chúa Jesus Christ.

Thông thường người nhận điện thoại phía bên kia cũng tràn ngập vui mừng khi biết tin. Đây cũng chính là lý do tôi thường nhận được các cuộc điện thoại từ những tân tín hữu. Tôi cố gắng chuyển tiếp  đi niềm vui mừng của tôi đến các chi thể khác trong thân thể Đấng Christ. Tôi muốn niềm vui của tôi cũng là của mọi người.

Thật quan trọng khi chia sẻ đức tin của mình cho người khác. Tôi khích lệ các tân tín hữu làm điều này. Rô-ma 10: 9 nói, Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.

Chúa Jesus cũng phán dạy trong Lu-ca 9: 26, Vì nếu ai hổ thẹn về ta và lời ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về họ, khi Ngài ngự trong sự vinh hiển của mình, của Cha, và của thiên sứ thánh mà đến.

Vì những lý do này, bạn phải nói cho người khác biết tin tức tốt lành về sự cứu rỗi của bạn. Bên  cạnh đó bạn cũng sẽ có cảm giác dễ chịu khi chia sẻ những điều Chúa đã làm trong cuộc đời bạn.

Alan là một minh họa điển hình. Anh là một tân tín hữu được khích lệ phải chia sẻ đức tin của mình cho người khác. Khi anh trở thành Cơ đốc nhân, anh liền lập tức liên lạc với ba đứa con của anh. Anh nói chuyện với từng đứa  một về đức tin của mình. Vài tuần lễ tiếp theo, sau một khóa học ngắn anh chia sẻ Phúc âm cho 12 người.

Con người này đã nắm lấy mọi cơ hội anh có được để chia sẻ  Phúc Âm. Khi một người bạn gái gọi cho anh  để nhờ anh cho lời khuyên về việc chuẩn bị  ly dị với người chồng. Trong khi nói chuyện, anh chuyển hướng đề tài sang câu chuyện Phúc âm: Nhân tiện đây tôi xin phép  hỏi chị một câu hỏi, chị có niềm tin nào cho đời sống tâm linh của chị?

Bằng việc chia sẻ đức tin anh ấy biết được người bạn nầy cũng là một Cơ đốc nhân. Anh ta liền khích lệ cô ấy phải bước đi đúng đắn với Lời Đức Chúa Trời.

  1. Tôi có thể đưa bạn đến Hội Thánh?

 

Khi thân hữu của bạn tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa, thì một trong những điều quan trọng là người đó cần phải gia nhập vào mối thông công với Hội Thánh của Chúa. Điều này không chỉ quan trọng cho thân thể của Đấng Christ mà còn là vì sự trưởng thành thuộc linh của chính người đó.

Tôi đã gặp Holly cách đây vài năm. Cô ấy đã tiếp nhận Chúa và tôi  giới thiệu cô ấy đến với một Hội Thánh dưới sự điều hành của một mục sư mẫu mực. Nhưng chỉ vài tháng sau cô ấy điện thoại cho tôi bằng một giọng nói nghẹn ngào đầy nước mắt: Tôi gặp quá nhiều rắc rối.

Tôi gọi điện thoại tức thì cho mục sư của cô ta. Và chúng tôi cùng đến gặp Holly. Khi chúng tôi khích lệ và an ủi, cô ấy đã quay trở lại với Chúa Jesus.

Vài năm trước đây, tôi cũng nhìn thấy những khuôn mẫu sinh động khác từ một mục sư đã tạo nên sự khác biệt trong nếp sống của tân tín hữu. Vào một buổi sáng kia sau khi tôi giảng xong, Carlton đã đáp ứng với lời kêu gọi phải ăn năn, thay đổi. Tôi và người mục sư phụ trách không nhận ra anh ấy có mặt trong nhà thờ và đã dâng nộp đời sống mình cho Chúa Jesus Christ, bởi vì anh ấy đã đứng lẫn vào trong đám đông ăn năn tội làm thinh không nói phía trước tòa giảng.

Carlton đã đi những bước đầu tiên trong sự đầu phục mới không dễ dàng chút nào. Một buổi chiều kia người vợ hứa hôn của anh ta trông thấy anh đang nói chuyện với một cô gái khác. Cô này liền cởi bỏ chiếc nhẫn đính hôn trong sự giận hờn, tủi nhục.

Buổi tối hôm đó Carlton trở lại nhà thờ và thông báo cho mục sư: Tôi muốn bước đi trong sự hứa nguyện mới mẻ với Chúa Jesus, nhưng hôn thê của tôi đã tháo bỏ nhẫn đính hôn và lánh mặt tôi.  

Mục sư quản nhiệm giúp Carlton đánh giá vấn đề rõ ràng: Anh có thực sự chấp nhận ý muốn của Chúa trên cuộc đời anh. Nếu anh chọn ý muốn của Chúa anh phải bỏ đi tình trạng sống chung với hôn thê của anh.

Carlton tiếp nhận lời khuyên của mục sư và anh ra khỏi căn hộ mà trước đó là nơi anh sống chung với Gail mặc dù hai người chưa kết hôn. Mục sư quản nhiệm giúp anh tìm một chỗ ở mới và môn đồ hóa Carlton bằng sự cầu nguyện, học Kinh Thánh hằng tuần. Gail không thể làm gì được trong sự chọn lựa của Carlton. Nhưng trong tình huống này tấm lòng và cách sống của Carlton đã thay đổi. Sau đó chính Gail được nghe chia sẻ Phúc âm từ mục sư của Carlton và cô này cũng bằng lòng tiếp nhận Chúa. Thế là mục sư làm lễ kết hôn chính thức cho cặp này trong một buổi lễ đơn giản. Cả cô dâu và chú rễ đều tràn ngập niềm vui trong ngày cưới. Thực ra đó  đó cũng  là niềm vui khi cả hai đã bước theo Chúa trong sự vâng phục. Ngày hôm nay đôi vợ chồng này đã tiến lên những bước cao hơn với Chúa. Họ cùng đi ra chia sẻ Phúc âm cho nhiều người khác.

Mục sư quản nhiệm trong câu chuyện này là một gương mẫu tốt trong mục chăm sóc tân tín hữu. Thân hữu của bạn cũng cần được hỗ trợ từ thân thể Đấng Christ. Nếu bạn có người quen ở cùng khu vực, hãy gợi ý với họ: Tôi có thể đưa anh đến nhà thờ được không? Nếu câu trả lời là có, khi đó bạn phải chuẩn bị đón họ vào sáng chúa nhật và cùng đi nhà thờ với họ. Điều này sẽ giúp cho người quen của bạn không có cảm giác lạc lõng giữa vòng những người xa lạ. Hãy giới thiệu thân hữu của bạn cho mục sư phụ trách. Môn đồ hóa tân tín hữu theo cách này chính là một đặc ân Chúa dành cho bạn. Bạn có thể giúp đỡ và theo dõi sự trưởng thành của anh ta ngày càng sâu nhiệm trong đức tin.

Nếu thân hữu của bạn ở quá xa không thể cùng bạn đi nhóm chung trong Hội Thánh của bạn, bạn có thể hỏi:  Anh cảm thấy dễ chịu trong một nhà thờ nhỏ hay lớn?

Ở chỗ nầy bạn phải chịu khó điều tra xem anh ấy thích kích thước của loại nhà thờ nào để có thể giới thiệu anh ta đến với một Hội Thánh phù hợp đặt nền tảng trên sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Bạn cũng nên giới thiệu cho thân hữu của bạn biết tên và số điện thoại của vị mục sư ở đó.

Thỉnh thoảng tôi giới thiệu một người đến với Đấng Christ khi tôi đang ở một thành phố khác. Trong trường hợp này tôi không có quen biết Cơ đốc nhân nào để giới thiệu tân tín hữu của tôi có thể đến với Hội Thánh tại nơi đó trong lần đầu tiên. Nhưng việc này vẫn có thể giải quyết được. Tôi có thể giúp anh ta tìm ra một Hội Thánh địa phương. Tôi sẽ đi theo cách này:

– Tôi xác định một Hội Thánh địa phương trong cùng khu vực có tân tín hữu đang sống mà tôi nghĩ là đáng tin cậy.

– Tôi điện thoại cho mục sư quản nhiệm, thông báo cho ông ta biết tên và số điện thoại của người này.

– Tôi yêu cầu mục sư gọi cho tân tín hữu của tôi. Tôi không quan tâm mục sư hay là người tân tín hữu của tôi gọi trước và cuộc gọi kéo dài bao lâu. Nhưng đang khi tôi nghe giọng nói của mục sư trên điện thoại, tôi sẽ yêu cầu ông ta hoặc một nhân viên nào đó của Hội Thánh được chỉ định để có thể liên lạc với tân tín hữu của tôi thường xuyên. Tôi sẽ yêu cầu mục sư quản nhiệm không chỉ gọi điện thoại nhưng cũng thông báo lịch sinh hoạt của nhà thờ cho người tín hữu mới, và đồng thời ông ta phải sắp xếp nhân viên lễ tân của  Hội Thánh bắt tay chào mừng tín hữu tại tiền sảnh trong lần đầu tiên đến nhà thờ. Sau đó phải hướng dẫn tín hữu này ghi danh học Trường Chúa nhật và sinh hoạt theo nhóm tuổi. Tâm trí tôi chỉ bình an khi Hội Thánh địa phương làm được như thế cho người mà tôi giới thiệu đến.

–  Một ngày sau đó tôi điện thoại cho mục sư để biết chắc rằng ông ta đã làm mọi việc rất tốt.

Các bạn đã thấy vấn đề này rõ ràng. Khi khoảng cách địa lý giữa bạn và tân tín hữu quá xa, bạn có thể linh động đi theo trình tự trên đây để giúp đỡ anh ta tìm đến một Hội Thánh địa phương phù hợp.

  1. Đọc Phúc âm Giăng.

Ngay sau khi thân hữu của tôi trở thành Cơ đốc nhân, tôi chuẩn bị cho anh ấy một phần Kinh Thánh để đọc hằng ngày, cũng giống như tôi đã làm với Brenda trước đây. Tôi nói: Tôi bảo đảm là nếu anh đọc Phúc Âm Giăng tối hôm nay, anh sẽ tìm thấy một điều gì đó rất khác biệt.

Đọc Kinh Thánh và khám phá ra ý nghĩa thực sự của nó là trải nghiệm của mọi tân tín hữu.  Sau khi tin Chúa Kinh Thánh dường như trở nên khác biệt với anh ta trong ý nghĩa của chính nó, mặc dù Kinh Thánh không thay đổi. Lời Chúa đem tới cho anh ta những nhận thức mới mà trước đây không có như vậy.

Tôi muốn biết chắc là người tín hữu mới có đi theo sự hướng dẫn của tôi. Vì thế tôi nói với anh ta như thế này:

  1. Tôi sẽ điện thoại cho anh để xem kết quả anh đọc Lời Chúa thế nào. ( Lời Chúa có mang một ý nghĩa khác đối với anh hay không?)

Sau một hoặc hai ngày gọi điện thoại cho anh ta để xem anh ta có làm theo yêu cầu của bạn hay không. Khi anh ấy nghiêm túc theo sự hướng dẫn của bạn, lúc đó bạn sẽ hỏi: Ý nghĩa của Kinh Thánh dường như trở nên khác đối với anh phải không?

Khi anh ấy trả lời: Vâng đúng như thế. Bấy giờ bạn sẽ nói: Ý nghĩa của Kinh Thánh dường như trở nên khác đi đối với anh nhưng nó vốn không thay đổi từ trước tới nay. Bây giờ chính trong lòng anh đã có sự thay đổi rồi. Rất có thể trong vài ngày tới đây anh sẽ thấy những ngôn từ mà bấy lâu nay anh sử dụng dường như không còn đúng nữa. Đó chính là những tín hiệu báo cho anh biết Đấng Christ đang sống trong anh. Anh không còn sống cho chính mình nhưng vì Christ.

II Cô-rin-tô 5:15 nói, Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.

 

Tại sao chúng ta phải bám sát để môn đồ hóa tân tín hữu?

Tại sao chúng ta tiếp tục bước theo người tân tín hữu? Cuối cùng quyết định  chọn  Đấng Christ của thân hữu đã được thực hiện. Công tác của chúng ta chưa hoàn tất sao? Dĩ nhiên là chưa. Chúa Jesus đã trao sứ mạng môn đồ hóa cho chúng ta: Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ,  và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. (Ma-thi-ơ 28:19-20)

Môn đồ của Chúa Jesus nghĩa là gì? Thứ nhất, môn đồ của Chúa là một tín hữu đã được tái sanh. Thứ hai, một môn đồ thực sự cần phải  trưởng thành trong mối tương giao với Đấng Christ.

Các bạn hãy thử suy nghĩ theo cách này: một tân tín hữu giống như một em bé mới sinh. Người đó cần sự chăm sóc và nuôi dưỡng. Sự trưởng thành của người này là một tiến trình theo sau sự cầu nguyện, đọc Lời Chúa, thông công, thờ phượng và phục vụ.

Chúng ta có trách nhiệm cung ứng mọi điều trên đây nhằm giúp cho tân tín hữu vươn tới đời sống trưởng thành.

Jerry, bạn tôi hiểu rõ nguyên tắc này. Đó là lý do anh ta luôn theo sát bước chân của Brenda và tìm cách đưa cô này đến một Hội Thánh mà ở đó Lời Chúa được tôn cao. Hành trình thuộc linh của Brenda đã khởi động. Khi cô ta vươn tới sự trưởng thành cô đã trải nghiệm sự chăm sóc và yên ủi của Đức Chúa Trời giữa những hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn. Thật là một hành trình đầy phấn khởi! Và điều tuyệt vời là giờ đây cô ấy không còn độc hành trên con đường phục vụ.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ ôn lại phương cách phản hồi khi đối diện với 36 câu hỏi phản đối thông thường nhất.

Ôn tập

Sau khi thân hữu của bạn tiếp nhận Chúa, hãy hỏi người ấy những câu hỏi sau đây:

  1. Đấng Christ đã trả giá cho bao nhiêu tội lỗi của bạn?
  2. Đấng Christ còn nhớ bao nhiêu tội của bạn?
  3. Bây giờ Đấng Christ sống ở đâu?
  4. Chúng ta hãy cầu nguyện
  5.    Ai đã thường xuyên cầu nguyện cho bạn?
  6. Bạn có biết người thân của bạn đi nhà thờ nào?
  7. Bạn có biết số điện thoại của người thân bạn hay không? Chúng ta sẽ gọi cho

người ấy ngay bây giờ.

  1. Tôi có thể đưa bạn đến Hội Thánh?
  2. Hãy đọc Phúc âm Giăng
  3. Ngày mai tôi sẽ điện thoại cho anh để xem kết quả anh đọc Lời Chúa

thế nào (Lời Chúa có mang một ý nghĩa khác đối với anh hay không?)

Chương 8

SẴN SÀNG TRẢ LỜI NHỮNG PHẢN ĐỐI THÔNG THƯỜNG.

Cách tốt nhất để chinh phục được sự phản đối là đưa ra câu hỏi: Tại sao? Khi ai đó nói: Tôi chưa sẵn sàng. Chỗ này  bạn không cần suy đoán lý do của anh ta. Thay vào đó, hãy làm những gì mà một nhà tâm lý học thường làm. Nhiều người sẵn sàng trả cho một chuyên gia tâm lý một trăm đô-la một giờ chỉ để nghe ông ta hỏi: Tại sao anh (chị) cảm thấy như thế?  Ông ta thường hỏi: Tại sao? bởi vì ông ta không suy đoán ra vấn đề cho đến khi ông được thông báo cho biết vấn đề đó.

Nguyên tắc Tại sao” sẽ giúp đỡ chúng ta. Bạn không biết được lý do một người không sẵn sàng chấp nhận Đấng Christ.  Đừng suy đoán, thay vào đó, hãy hỏi: Tại sao? Đó là cách duy nhất để khiến cho thân hữu của bạn bày tỏ những vấn đề thật sự của anh ta.
Đây là tiến trình của cuộc đối thoại:

Bạn: Anh có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào cuộc đời của anh? 

Thân hữu: Không

Bạn: Tại sao?

Thân hữu: Tôi chưa sẵn sàng.

Bạn : Tại sao?

Bây giờ bạn đã hỏi: Tại sao? Thân hữu của bạn có thể nói lên những vấn đề thực tế. Ví dụ, anh ta có thể nói: Vợ tôi sẽ bỏ tôi. Tôi thích tiệc tùng, hoặc tôi sẽ mất bạn bè . Những vấn đề này bạn có thể đối phó được một khi bạn biết chúng là gì. Hơn nữa, khi người thân hữu nói lớn tiếng lý do thực sự của anh ta, thì anh ta cũng không chắc chắn với lý do của mình.

Tôi nhớ một lần “Nguyên tắc Tại sao”  đã hoạt động theo cách này. Tôi  nói chuyện với một người đàn ông, ông ta nói: Tôi chưa sẵn sàng tiếp nhận Chúa Jesus Christ. Tôi hỏi: Tại sao?

Ông ta đưa ra một số nhận xét mông lung về việc kinh doanh của mình, và khi nói xong, anh ta nhìn tôi: Điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì phải không?

Tôi nói: Không. Nhưng anh có sẵn sàng dâng cuộc sống của mình cho Đấng Christ? Ông ta sẵn sàng và tiếp nhận Chúa ngay sau đó.

Một khi bạn khám phá sự phản đối của thân hữu, đừng bao giờ rơi vào cám dỗ tranh luận. Không  nên bị thúc đẩy bởi mong muốn chứng tỏ mình đúng hoặc để chứng minh rằng người đó sai. Thay vào đó, phải có động cơ để chia sẻ tình yêu của Chúa Giê-xu. Như một câu ngạn ngữ nói rằng, ” Không thể bày tỏ tình yêu với một thái độ hằn học“. Vì vậy, hãy giữ sự điềm tỉnh. Hãy đưa ra câu hỏi: Tại sao? Và lắng nghe sự phản đối của thân hữu. Đây là  cách tốt nhất bạn có thể chứng minh tình yêu của bạn cho con người cũng như cho Đức Chúa Trời.

CÁC PHẢN ĐỐI THƯỜNG GẶP NHẤT

Trong phần này, bạn sẽ tìm thấy một cuộc thảo luận về những lời đáp đối với ba mươi sáu câu phản đối phổ biến nhất mà tôi đã từng nghe. Đừng lo lắng về việc ghi nhớ những câu trả lời, thay vào đó, hãy đọc và nghiên cứu chúng, từ đó bạn sẽ được chuẩn bị cho những lần chạm trán về sau. Kinh Thánh nói, ” Hãy luôn luôn sẵn sàng để trả lời mọi kẻ  hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, ” (1 Phi-e-rơ 3:15)..

Sau đây là danh sách của mười câu phổ biến nhất trong số ba mươi sáu câu phản đối. Con số cuối mỗi câu phản đối là vị trí của trả lời tương ứng của nó trong chương này cũng như trong phụ lục 3.

  1. Tôi chưa sẵn sàng. (18)
  2. Bạn bè của tôi sẽ nghĩ tôi khùng nếu tôi chấp nhận Chúa Giêsu. (24)
  3. Còn về gia đình tôi thì sao? (32)
  4. Tôi đã làm quá nhiều điều xấu. (21)
  5. Tôi đang hưởng lạc thú quá nhiều. (14)
  6. Tại sao Đức Chúa Trời cho phép những điều xấu xảy ra? (34)
  7. Có nhiều con đường dẫn đến Đức Chúa Trời. (27)
  8. Có nhiều tôn giáo trên thế giới. (28)
  9. Tôi đã luôn luôn tin cậy vào Đức Chúa Trời. (20)
  10. Có quá nhiều kẻ đạo đức giả trong nhà thờ. (31).

Ba mươi sáu câu phản đối sau đây và trả lời của chúng được liệt kê theo thứ tự A-B-C. Nếu bạn cần một danh sách đầy đủ của tất cả các câu trả lời cho ba mươi sáu phản đối, hãy xem trong phần tham khảo nhanh,  hoặc là phụ lục 3.

  1. Một Cơ đốc nhân đã làm tổn thương tôi

Jeannie nói: Tất cả các Cơ đốc nhân tôi biết điều thô lỗ nhưng trước mặt tôi họ cố gắng thuyết phục tôi cải đạo. Khi tôi không đáp ứng theo cách họ muốn, điều này dường như hủy hoại tình bạn của chúng tôi. Tôi có cảm tưởng họ coi thường tôi.
Khi tôi nghe một điều gì đó như thế này, tôi nói: Tôi rất lấy làm tiếc sự việc đã xảy ra. Xin bạn vui lòng chấp nhận lời xin lỗi của tôi cho những người đã làm điều đó với bạn?

Xin lưu ý rằng, tôi đã không có cách nào để biết  nhận thức của cô ấy là có giá trị pháp lý, nhưng điều đó không quan trọng bởi vì đối với cô ấy nó là một thực tế. Vì vậy, khi tôi nhìn thấy vẻ mặt bên ngoài tổn thương của cô ấy, tôi nói: Tôi rất hối tiếc nếu cha của bạn là một người quan liêu cố chấp hoặc một Cơ đốc nhân nào đó giận dữ đối với bạn. Tôi muốn xin lỗi thay cho họ. Chúa Jesus  không muốn điều đó xảy ra với bạn “.

Đôi khi tôi nói với Jeannie hoặc ai đó giống như cô ấy: Bạn đã bao giờ cố gắng để yêu ai đó và cố gắng sắp xếp lại trật tự cuộc đời của họ? Ý định của bạn là tốt nhưng rồi mọi thứ đã trở nên tồi tệ. Bạn có nghĩ rằng có một khả năng trong mong muốn của thân hữu là người đó cũng muốn biết Chúa Jesus, nhưng rồi họ đã đi lạc hướng?

Bạn có nhận thấy tôi luôn luôn đặt câu hỏi không? Tôi không bao giờ tranh luận. Ngoài ra, khi bạn cho phép một người nào đó chống đối, lúc đó sự chống đối sẽ ra đi. Người  ấy có thể nói:Có lẽ anh nói đúng về người bạn của tôi, nhưng một số Cơ đốc nhân khác dường như quá nông cạn và giận dữ.

Tôi nói: Anh (chị) biết đó, Anh (chị) và Chúa Jesus phải đi tới thỏa thuận điều này: Ngài không thích tính cách nông cạn hay giận dữ của Cơ đốc nhân. Nhân tiện đây, xin anh (chị) cho biết Chúa Jesus là ai theo hiểu biết của anh (chị)?

  1. Các Giáo phái là câu trả lời ?

Các thành viên giáo phái dễ dàng bị phát hiện bởi vì họ từ chối thần tánh của Chúa  Jesus, bên cạnh đó họ dạy rằng bạn phải nỗ lực để có được sự cứu rỗi. Thật khó khăn để xác định những gì họ tin, bởi vì họ có cách nói nước đôi trong giáo lý của họ. Điều đó có nghĩa là họ sử dụng các cụm từ Cơ đốc có dụng ý để tranh thủ lòng tin của bạn.
Khi bạn gặp một người tham gia vào các giáo phái, không nên cố gắng để đánh bại họ, hãy đặt câu hỏi trực tiếp: Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật, bạn có muốn biết lẽ thật không?

Một sáng kia, khi tôi chuẩn bị đi ra ngoài, tôi thấy một phụ nữ với một chiếc vali và một cậu trai mười tuổi đứng trước cửa của tôi. Tôi biết ngay họ là thuộc viên của Chứng Nhân Giê-hô-va.  Mặc dù còn rất ít thời gian, nhưng tôi đã không muốn bỏ lỡ  cơ hội để chia sẻ Phúc Âm.

Khi tôi ra mở cửa, người phụ nữ nói:  Chào anh, tôi là người của Tháp Canh. (Tên một tạp chí của Chứng Nhân Giê-hô-va)

Tôi hỏi ngay:

– Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật, bạn có muốn biết lẽ thật không?
Những gì tôi tin là lẽ thật, và tôi ở đây để cung ứng cho anh lẽ thật.
Tôi hỏi một lần nữa:

–  Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật, bạn có muốn biết  lẽ thật không?
– Tôi đã biết lẽ thật rồi “.
Tôi phải cố gắng đến 12 lần để giới thiệu cho cô ta lẽ thật. Cuối cùng cô ấy đã thừa nhận, Vâng, tôi muốn biết lẽ thật.

Từ đó đến nay, cô ấy đã thăm tôi hai lần, và tôi vẫn còn tiếp tục chia sẻ với cô ấy.

Một câu hỏi khác tôi hỏi là: Chúa Jesus Christ là ai?

Thông thường các thành viên giáo phái trả lời: Ngài là một giáo sư giỏi.

Tôi hỏi: Các giáo sư giỏi có nói dối không?

Những  giáo sư giỏi không nói dối.

Có thú vị không khi Chúa Jesus phán rằng Ngài là Đức Chúa Trời?

Ở mặt sau cuốn Kinh thánh của tôi, tôi đã liệt kê danh sách các tài liệu tham khảo của Kinh Thánh một số điểm về thần tánh của Đấng Christ. Tôi mở nó ra để tra cứu. Điều này cũng cho bạn ý tưởng hay để trình bày mặt sau cuốn Kinh Thánh của bạn những câu trích dẫn như:

  • Ta với Cha là một” (Giăng 10:30). Nghĩa gốc của câu này: Chúa Jesus và Cha thiên thượng có cùng một bản chất.
  • Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; Và từ bây giờ, các ngươi biết và đã thấy Ngài “(Giăng 14:07).
  • Chúa là Đức Chúa Trời, ĐẤNG HIỆN CÓ, ĐÃ CÓ, VÀ CÒN ĐẾN là Đấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga. (Khải 1:8). Chúng ta biết đây là những lời Chúa Jesus phán trong sách Khải huyền. Quyển sách này được đóng lại với câu:

Đấng làm chứng cho những điều ấy, phán rằng: Phải, ta đến mau chóng. – A-men, lạy Đức Chúa Jesus, xin hãy đến!

Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jesus ở với mọi người! (Khải 22: 20-21)

  • Cũng vậy, câu sau đây nêu ra một điểm thuyết phục: “Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. “(Cô-lô-se 1:15-16).
    Trước khi chưa có Áp-ra-ham đã có ta ! (Giăng 8:58). Những người Do Thái biết Chúa Giê-xu đề cập đến mình là Đức Chúa Trời khi Ngài tự gọi mình là: Ta là Đấng Tự hữu, Hằng hữu. Ngài đang ám chỉ đến danh thánh của Đức Chúa Trời trong Xuất Ê-díp-tô ký 3:14 . Đức Chúa Trời phán với Môi-se: Ta là ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU. Và Ngài phán rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi .'(Xuất Ê-díp-tô ký. 3:14)”.
  • Vì lý do này người Do Thái đã cố gắng càng hơn để giết Ngài, không chỉ vì Ngài vi phạm ngày Sa-bát, mà còn làm cho mình bình đẳng với Đức Chúa Trời” (Giăng 5:18).
    Tôi cũng nêu ra cho thành viên các giáo phái một vài câu Kinh Thánh bày tỏ Chúa Jesus cho phép thờ phượng chính Ngài.
  • ‘Sau đó, người đàn ông nói,’ Lạy Chúa, tôi tin, và ông tôn thờ Ngài” (Giăng 9:38).• “‘Thô-ma nói với Ngài,’ Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời của tôi! ‘ Sau đó, Chúa Jesus nói với ông, ‘ Vì ngươi đã nhìn thấy ta, nên ngươi tin . Phước cho những kẽ chẳng từng thấy mà đã tin vậy “(Giăng 20:28-29).
  • Và một lần nữa, khi Đức Chúa Trời đem Con sanh đầu tiên của Ngài vào thế gian,Ngài phán, ‘Hãy để tất cả các thiên thần của Đức Chúa Trời tôn thờ Ngài” (Hê-bê-rơ 1:6)

Tiếp theo tôi hỏi:  Chúa Jesus có bao giờ phạm tội không?

Không có.

Bạn đúng rồi. Ngài không bao giờ phạm tội trong cả tư tưởng hoặc hành động.

Vì chúng ta không có một thầy tế lễ thượng phẩm đấng không thể thông cảm với những  nhược điểm của chúng ta, nhưng chúng ta có một Đấng đã bị cám dỗ về mọi mặt, cũng như chúng ta – song chẳng phạm tội” (Hê-bê-rơ 4:15)

Tôi nói với các thành viên giáo phái: Ngài là Đấng mang tội lỗi cho bạn và cho tôi. Ngài đã dạy chúng ta thờ phượng chỉ một mình Đức Chúa Trời. Tại sao Chúa Jesus cho phép thờ phượng Ngài, trừ phi Ngài không bao giờ phạm tội?

Tôi cũng hỏi: Ai có thể tha thứ tội lỗi, ngoại trừ một mình Đức Chúa Trời? Nếu Chúa Jesus đã không phải là Đức Chúa Trời,  thì làm thế nào Ngài có thể tha thứ tội lỗi, và chính mình Ngài không hề phạm tội?

* Một số  người đàn ông mang đến cho Ngài một người bại liệt, nằm trên giường. Khi Chúa Giê-xu thấy đức tin của họ, Ngài nói với người bại liệt,  Hãy vững lòng, Hỡi con trai, tội lỗi của con đã được tha ‘… Nhưng để con có thể biết rằng Con Người có quyền trên trái đất để tha thứ tội lỗi … Sau đó, Ngài nói với người bại liệt, Hãy đứng dậy, vác giường của con và đi về nhà Và người đàn ông đứng dậy và đi về nhà  (Mat-thi-ơ 9 :2-7).

Ngay cả khi đối mặt với bằng chứng này, một số thành viên giáo phái có thể  gặp rắc rối về sự hiểu biết rằng Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Gần đây, Linda đã gặp một người thuộc Chứng nhân Đức Giê-hô-va và  đứa con trai của ông tại  cửa nhà mình. Linda giải thích với người cha:  Anh là con nhưng đồng thời cũng là cha. Mặc dù anh có những vai trò khác nhau: ở vị thế này anh là cha, còn ở vị thế kia anh là con. Anh có 2 vai trò nhưng thực ra anh chỉ là một con người.  Cũng giống như anh, Đức  Chúa Trời chính là Đức Chúa Con và  Đức Chúa Cha, Ngài có những vai trò khác nhau nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất.

Linda tường thuật: Qua sự giải thích này, tôi có thể nhìn thấy họ chỉ mới hiểu một vài điểm nhỏ. Họ không trả lời, nhưng tôi cầu nguyện cho họ một ngày nào đó lòng họ sẽ được mở ra với Phúc âm .

Nếu tôi nhận được tín hiệu nhượng bộ từ người nghe, họ có vẻ như công nhận Chúa Jesus là Đức Chúa Trời. Lúc đó chúng ta có thể bắt đầu phần Trình Bày Chia Sẻ Chúa Jesus. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các câu Kinh Thánh trưng dẫn trong phần lời phản đối 17 Tôi không đủ tốt để hoàn tất phần trình bày này.

Thông thường, khi các thành viên giáo phái gõ cửa nhà bạn, họ đi theo nhóm gồm hai người, một người lớn tuổi và một người trẻ hơn. Người trẻ hơn rất có thể đang được huấn luyện. Tôi luôn luôn tập trung vào người trẻ tuổi này. Vào cuối buổi nói chuyện chúng tôi gặp nhau cách riêng tư, tôi cho cả hai thành viên số điện thoại của tôi. Bằng cách đó, nếu người lớn tuổi muốn nói chuyện với tôi sau này cách riêng tư, ông ta có thể gọi cho tôi, người trẻ cũng có thể như vậy.

Cũng vậy, hãy lưu ý rằng Chứng nhân Giê-hô-va không được phép cầu nguyện với bạn hoặc dùng các văn phẩm của bạn bởi vì họ xem bạn  là một người  vô đạo. Khi tôi mời họ và các thành viên giáo phái khác để cùng ngồi với tôi, tôi nói: Bất cứ khi nào tôi mở Kinh Thánh ra, trước tiên tôi luôn luôn cầu nguyện . Tôi cúi đầu và cầu nguyện theo sự bày tỏ của Phúc âm. Mắt và tai họ mở ra đang khi tôi cầu nguyện. Bằng cách này tôi có thể trình bày  Phúc âm một cách tổng quát, không bị gián đoạn.

Ngay cả khi bạn không phải là một chuyên gia nghiên cứu kỹ về các giáo phái, bạn chỉ cần nhẹ nhàng chia sẻ lời chứng về chính đời sống đức tin của bạn và chỉ ra một thực tế: Chúa Jesus là Đức Chúa Trời. Nhưng hãy nhớ, chúng ta là một trong thân thể Christ, và Đức Chúa Trời đã tạo ra những ân tứ khác nhau trong thân thể ấy. Bạn chỉ đơn giản là một người có đủ khả năng dẫn dắt cuộc đàm thoại: Nêu ra các câu hỏi và trưng dẫn Lời Kinh Thánh. Nếu bạn bị vướng mắc ở chỗ nào, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của một người trưởng thành hơn, mục sư hay chuyên viên chứng đạo chẳng hạn.  Bạn có thể trao cơ hội cho người đó thực hiện ân tứ của họ trong việc hướng dẫn các thành viên giáo phái đến với Chúa. Tôi đã thực hiện điều này với chính bản thân và đạt được những kết quả tuyệt vời.

  1. Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi.

Đôi khi tôi nghe lời phản hồi này: Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi.

Khi tôi nghe như thế, tôi mở Rô-ma 10:13, “Tất cả những ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu”, và yêu cầu thân hữu đọc lớn tiếng Lời trích dẫn.

Tôi có thể nhớ được khi đang ngồi tại một quày hàng với một người đàn ông trong nhà hàng, người này nói: Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi về tất cả những gì tôi đã làm. Tôi đã hủy hoại gia đình tôi, cuộc sống của tôi, và làm tổn thương rất nhiều người .

Tôi lật Rô-ma 10:13 và nói: Hãy đọc lớn tiếng câu này.

Sau khi anh ta đọc. Tôi hỏi: Lời này nói gì với anh?

Anh ta bắt đầu run rẫy.

Tôi giải thích:

–  Hãy xem, Lời này nói rằng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho một kẻ giết người có lòng ăn    năn?
– Vâng, đúng như thế.

Ngài sẽ tha thứ cho một kẻ cướp ngân hàng?

– Vâng, Ngài sẽ tha thứ.

Ngài có thể tha thứ cho một người đàn ông đã hủy hoại đời sống hôn nhân của mình và làm tổn thương người khác không?

Tôi ngạc nhiên biết bao khi anh ta hét lên: Tôi có thể  được tha thứ. Sau đó anh ấy gục đầu trên bàn và khóc!  Một lát sau, chúng tôi đã đã nắm tay nhau trong khi anh ta cầu nguyện xưng nhận tội lỗi và tiếp nhận Chúa.

  1. Làm thế nào Đức Chúa Trời yêu thương có thể gởi con người đến địa ngục?Văn hóa của chúng ta thường không nhạy cảm với những gì tội lỗi gây nên, bởi vì những bài học đạo đức của Cơ đốc giáo hiếm khi được dạy trong trường học. Theo cách đó, chúng ta trở nên có khuynh hướng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ không để con người đi vào địa ngục. Lời Chúa nhanh chóng chỉ ra đó là một quan điểm sai. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào thập tự giá. Nó nói lên tình yêu của Đức Chúa Trời, tại đó Chúa Jesus đã bị đóng đinh vì tội lỗi của cả nhân loại. Hành động này chứng tỏ tình yêu sâu thẳm, hoàn hảo của Đức Chúa Trời dành cho con người. Qua đó con người nhận được sự hòa thuận với chính Ngài.

Nhưng chúng ta cũng cần phải nói về sứ điệp khác của thập tự giá, đó là sự phán xét trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Chúng ta đều biết Chúa Jesus không bao giờ phạm tội trong tư tưởng, lời nói hoặc hành động. Tuy nhiên, trên thập giá, Chúa Jesus đã trở thành người mang tội lỗi.  Sách Thi thiên bày tỏ Đấng Christ đã kêu lên, “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi? Nhân sao Ngài đứng xa, không giúp đỡ tôi, và chẳng nghe lời rên siết tôi? “(Thi thiên 22:1)

Kinh Thánh cho chúng ta biết: Khi Chúa Jesus Christ trở thành người mang tội lỗi của chúng ta, Đức Chúa Trời đã quay lưng lại với Con Ngài. Đức Chúa Trời đã chất tất cả sự thịnh nộ trên Con yêu dấu của Ngài. Đây là một bức tranh công lý hoàn hảo của Đức Chúa Trời: Tội lỗi ngăn cách chúng ta với Đức Chúa Trời – không có ngoại lệ cho bất cứ ai. Và để phá bỏ sự ngăn cách đó, Chúa Jesus đã chết thế cho  tội lỗi chúng ta. Nếu điều này không phải là một vụ án mà bị cáo là toàn thể nhân loại được miễn truy tố vì Con Đức Chúa Trời đã gánh thay tất cả, bạn không nghĩ rằng  Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho Con yêu dấu của Ngài sao?

  1. Làm thế nào tôi có thể biết Kinh Thánh là đúng?

Như chúng ta đã thảo luận trong một chương trước, Đức Chúa Trời đã tuyên phán: Không ai có thể thay thế một gạch ngang trên chữ t, hoặc một dấu chấm trên chữ i  trong Lời vô ngộ của Ngài.

Tôi dành nhiều thời gian rao giảng Tin Lành cho các nhân viên trong một số nhà hàng nơi tôi cư trú. Tôi nhớ một ngày nọ, một người bồi bàn chưa tin Chúa tên là Danny nhìn thấy tôi  đang ngồi tại bàn ăn. Danny ghé lại và nói: Nè Bill, chúng tôi có một người mới đến mà tôi muốn anh gặp anh ta. Đó là Art, anh ta là chuyên gia về các số liệu thống kê

Tôi nghĩ thầm: Hãy đi gặp anh này xem sao.

Như thế, khi tôi quen với Danny, một người chưa tin Chúa. Anh này đem đến cho tôi một thân hữu khác để tôi chia sẻ Phúc âm, giống như là anh ta mang đến cho tôi chiếc bánh Pizza vậy.  Chúa thật hài hước biết bao!

Ngay lúc đó Art, một anh chàng cao kều trên tay cầm đồ uống Cô-ca-cô-la  đi vào.  Tôi quyết định đưa ra một câu hỏi thăm dò  xem thử Chúa có đang làm việc với người này hay không. Tôi nói:

Này Art, tôi biết bạn thích  các số liệu thống kê.

Vâng.

Tôi có bài toán này:  Tôi có một xu, mỗi ngày được nhân lên gấp đôi. Tổng số tiền sẽ là bao nhiêu trong 30 ngày liên tục?

Art hùng hồn tuôn ra:

–  Khởi đầu là: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256,…… cho đến khi anh nhận được $ 10 737 418,24.

Art đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ ngay trong lần đầu tiên. Tôi tiếp tục thử sức anh ta bằng một bài toán khó hơn:

  • Được rồi, anh cừ lắm. Bây giờ là một câu hỏi khó hơn: Đồng tiền kim loại có hai mặt, mặt hình và mặt chữ. Đương nhiên là anh cũng từng xem bóng đá. Muốn bốc thăm xem đội nào giao bóng trước, trọng tài ném một đồng tiền lên. Khi mặt hình nằm ngửa lên trên thì đội bóng A được giao bóng trước. Nếu mặt hình nằm sấp xuống dưới sân thì quyền giao bóng thuộc về đội B. Câu hỏi ở đây là: Cần có bao nhiêu người ném đồng tiền lên để một người nhận được mặt hình rơi xuống 30 lần liên tiếp?
  • Art chạy vào nhà bếp. Khi anh ta trở lại, anh cho biết sẽ cần hàng tỷ người đứng chung trong một hàng ném đồng tiền lên trong trò chơi sấp ngửa này để một người có thể nhận được mặt hình rơi xuống 30 lần liên tiếp.

Art nói đúng. Theo khảo sát của tạp chí “Tin hay không là tùy bạn ! Những sự Trùng hợp kỳ lạ”: Phải cần một tỉ người đứng chung trong một hàng  tung lên 10 đồng xu trong suốt 40 giờ để một người có thể nhận được đồng xu có mặt hình ngửa lên trên rơi xuống 50 lần liên tiếp. Và điều này chỉ xảy ra một lần duy nhất trong mỗi một chu kỳ thời gian 900 năm.

Từ một xác suất được thành lập như thế, tôi đã sẵn sàng chuyển đổi đề tài câu chuyện. Tôi nói: Đó là lý do tại sao tôi tin rằng Kinh Thánh là đúng. Nếu bạn tiếp nhận ba mươi lời tiên tri về sự ra đời, sự chết, và là sự sống lại của Chúa Jesus đã trở thành sự thật, thì điều này cũng giống như việc: Ném tung đồng xu lên để một người có thể nhận được đồng xu rơi xuống có mặt hình 30 lần liên tiếp.

Art hoàn toàn yên lặng. Tôi nói: Tôi không muốn làm mất thời gian đối với công việc của anh, nhưng khi anh quay trở về với công việc ngày hôm nay, hãy suy nghĩ điều này: Cần bao nhiêu người  ném tung đồng xu lên để một người có thể nhận được đồng xu rơi xuống có mặt hình ngửa lên trên 245 lần liên tiếp? Tôi chọn con số 245 vì nó là một ước tính phỏng chừng số lượng các lời tiên tri trong Kinh thánh đã được cho là đã trở thành sự thật.

Choáng váng, Art hỏi:

Chúng ta sẽ gặp lại trong một ngày khác được không?

Rất sẵn lòng.

Vài ngày sau đó tôi gặp lại con người dễ mến này và anh ta quyết định tiếp nhận Chúa Jesus Christ.  Chắc chắn trên cao kia các thiên sứ đang hát ngợi khen sau quyết định của anh ta.

  1. Làm thế nào tôi biết tôi có đủ niềm tin?

Khi  có ai đó nói với tôi rằng anh ta sợ rằng anh ta không có đủ đức tin để tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình, tôi cười và nói:

Nếu bạn có đủ đức tin  cầu xin Đấng Christ bước vào lòng bạn, thì bạn cũng có đủ đức tin để  tiếp nhận Ngài vào lòng bạn, Hãy hình dung Môi-se. Khi ông dẫn dân sự của ông ra khỏi xứ Ai Cập, ông gặp một rào cản khá lớn là Biển Đỏ. Khi quân đội của Pha-ra-ôn tiến sát gần Môi-se và các chi phái Y-sơ-ra-ên, thì Đức Chúa Trời hướng dẫn ông vượt qua Biển Đỏ. Môi-se đứng trên bờ, tự hỏi không biết mình có đủ đức tin không ? Điều đó không có cho đến khi ông đặt chân của mình xuống nước và nước biển rẽ ra. Đức Chúa Trời sẽ tôn trọng bước đầu tiên của bạn. Nếu bạn thực sự muốn biết Chúa Jesus là Chúa,  thì hãy đi bước đầu tiên và yêu cầu Ngài bước vào lòng bạn.

7. Tôi không thể sống cách sống của Cơ-Đốc-nhân.
Khi nghe câu này tôi nói: Tôi rất vui vì sự hiểu biết của bạn cho rằng một sự thay đổi là cần thiết. Nhưng không giống như quá khứ, bạn sẽ không phải tự mình thay đổi. Kinh Thánh nói trong Phi-líp 4:13, Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.
Đức Chúa Trời muốn ước muốn của bạn, chứ không phải khả năng của bạn. Bây giờ, bạn có mong muốn tiếp nhận Chúa Jesus Christ là Chúa của bạn không?”

Nếu thân hữu của bạn nói có, thì đó  là thời điểm hướng dẫn anh ấy cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

8. Tôi không tin Đức Chúa Trời.

Lời phản đối này thường nổi lên ở phần mở đầu của  Lời trình bày Chia sẻ  về Chúa Jesus. Khi gặp câu này, hãy hỏi: Tôi xin phép chỉ cho bạn thấy  những câu Kinh Thánh mà chúng thay đổi đời sống của tôi ? Tôi thích bày tỏ Lời Chúa, vì tôi thấy Đức Thánh Linh thường cảm động tấm lòng của người ta khi đọc Kinh Thánh. Tuy nhiên, đôi khi câu hỏi này sẽ nổi lên ở phần cuối của phần trình bày. Khi điều đó xảy ra, tôi nói: Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu, thì bạn có sẵn sàng dâng hiến cuộc sống của bạn cho Ngài không?
Nếu người ấy trả lời có, tôi cũng  hỏi: Bạn có sẵn sàng để kêu cầu một Đức Chúa Trời không hiện hữu để giúp bạn khắc phục sự vô tín của bạn không?

Chúng tôi cầu nguyện với nhau: Kính lạy Đức Chúa Trời, nếu Ngài thực hiện hữu, xin giúp đỡ để con tin.

Tôi nói với anh ta rằng hãy chờ xem những gì sẽ xảy ra trong tuần tới hay tháng tới. Chúng tôi thiết lập cuộc hẹn gặp lại trong một vài tuần lễ. Trong khi chờ đợi ngày đến hẹn, tôi cầu nguyện cho lẽ thật được bày tỏ trong cuộc sống của anh ta.

Điều này nhắc nhở tôi về thời gian một vài năm trước đây khi tôi được Gray, phóng viên của báo Colorado Springs phỏng vấn. Anh ấy muốn có một bài viết về cuộc sống của tôi trước khi tôi gặp Chúa Jesus Christ. Gray được thu hút bởi một thực tế là tôi đã đến thăm các nhà tù, nhà giam và chia sẻ đức tin chứ không phải là tôi bị giam trong đó rồi lợi dụng hoàn cảnh để giảng Phúc âm.

Gray dẫn tôi vào một phòng họp lớn, chỉ có hai người chúng tôi, và chúng tôi ngồi ở  dãy ghế được bọc nhiều lớp  da sang trọng. Tôi mang theo quyển  Kinh Thánh lớn bởi vì nếu Gray muốn chụp ảnh tôi, tôi muốn có hình thập tự giá trên Kinh Thánh để bày tỏ một biểu tượng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Gray nói:  Chúng ta hãy nói chuyện thẳng thắn nhé, Bill Fay. Tôi không tin Đức Chúa Trời, vì thế đừng cố gắng cải đạo tôi nhé!

Tôi mỉm cười: Cho dù có muốn đi nữa, tôi cũng không thể thay đổi tôn giáo của anh, nếu như anh không muốn.

Anh ta  lấy viết ra bắt đầu cuộc phỏng vấn: Nhân tiện đây, xin cho biết làm thế nào để anh cải đạo người ta?

Tôi cố gắng để không cười thành tiếng, vì tôi biết Cha thiên thượng đang hành động. Tôi nói:

Tôi thường hỏi năm câu hỏi.

– Các câu hỏi đó là gì?

Khi tôi trình bày được nửa chừng, anh ấy cắt lời tôi: Nè Bill, anh đang cố cải đạo tôi?

Tạm thời tôi dừng lại  các Câu hỏi Chia sẻ về Chúa Jesus của tôi  và tiếp tục buổi phỏng vấn của anh ấy. Gray hỏi tôi trong khoảng một giờ rưỡi. Khi cuộc phỏng vấn gần tới hồi kết thúc, tôi nghĩ chắc tới lượt tôi phản đòn trở lại đây. Với biểu hiện hòa nhã lịch sự cao nhất, tôi đề nghị: Anh có cho phép tôi trình bày bảy câu Kinh Thánh đã làm thay đổi cuộc đời tôi?

Hãy để ý rằng tôi đã không đặt gánh nặng lên Gray. Tôi tìm kiếm sự đồng thuận của anh ấy. Gray phải trở thành một người rất mất lịch sự nếu từ chối yêu cầu của tôi. Khi anh ấy nói vâng, tôi nhờ anh ấy đọc các Lời trích dẫn lớn tiếng, sau đó tôi hỏi anh ta về những gì Lời đó đã nói với anh. Tôi theo dõi vẻ bề ngoài của anh tan chảy khi quyền năng của Đức Chúa Trời bắt đầu vận hành trong tấm lòng anh.

Ngày hôm đó, anh  ta chưa tiếp nhận Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa, nhưng chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gặp nhau sau đó. Lần mới nhất gần đây, khi gặp lại anh ta nói: Tôi vẫn còn nhớ những câu Kinh Thánh đó.  Anh ta chưa dâng nộp đời sống của mình cho Đấng Christ. Nhưng Đức Chúa Trời có thể còn phải làm việc với anh ta. Quan điểm của tôi là: Luôn luôn sẵn sàng chia sẻ Kinh Thánh, nhưng không bao giờ cưỡng ép bất cứ ai.


  1. Tôi không tin rằng sự phục sinh đã xảy ra.

Bất cứ khi nào tôi tìm gặp một người có quan điểm này, tôi nói: Tôi vui mừng vì đây là điều duy nhất làm cho bạn ngộ nhận. Bởi vì Đức Chúa Trời đã cung cấp các bằng chứng đầy trọn của sự phục sinh cho chúng ta. Trong thực tế, bạn có thể thấy tiến sĩ Simon Greenleaf, một giáo sư trứ danh dạy Luật tại Trường Đại học Harvard đồng thời cũng là một nhà tư tưởng hàng đầu của quốc gia chúng ta, đã viết một quyển sách trong đó ông xem xét giá trị pháp lý về lời làm chứng của các sứ đồ trong sự sống lại của Đấng Christ.
Greenleaf kết luận rằng sự phục sinh của Đấng Christ là một trong những sự kiện hỗ trợ tốt nhất trong lịch sử đúng theo những bằng chứng được thực hiện tại các tòa án thực thi nghiêm túc pháp luật.

Bạn biết điều này trong Giê-rê-mi 29:13, Các ngươi sẽ tìm ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng ? Nếu bạn muốn thử nghiệm lòng bạn ngay bây giờ, tại sao bạn không cúi đầu và cầu nguyện: Lạy Chúa Jesus, nếu sự phục sinh  đã xảy ra, xin giúp con vượt qua được sự vô tín của chính mình.

 

Bạn có thể đọc lại câu chuyện này trong phần giới thiệu của chương 6 –  Đi tới một quyết định, hoặc xem phản hồi 9 trong phụ lục 3.


  1. Tôi muốn nghĩ về điều đó.

Tôi nhớ cuộc nói chuyện trong một nhà thờ tại một thị trấn nhỏ ở miền bắc Colorado. Vị mục sư yêu cầu tôi đứng ở cửa sau của nhà thờ và chào đón những người trên đường đi ra. Một nông dân tiến lại gần tôi, đó là Floyd. Tôi hỏi:

–  Chào buổi sáng, ông khỏe không?

 – Tôi khỏe.

– Ông có biết Chúa ?

– Không.

Tôi  nắm  lấy tay của người đàn ông to lớn này. Ông ta kéo tôi đi ra cửa, và tôi kéo ông ta trở lại.

–  Thưa ông, tại sao không?

– Tôi không biết. Tôi nghĩ là tôi cần  suy nghĩ về điều đó.

– Ông đã nghe tôi giảng. Nếu ông chết, ông sẽ về đâu?

– Địa ngục.

Thế thì, chúc ông một ngày tuyệt vời.

Một vài ngày sau đó, Floyd  gõ cửa của mục sư. Ông ta không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Ý tưởng về địa ngục  đã trở thành thực hữu đối với ông sau lần tiếp xúc với tôi, và ông sẵn sàng  dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa Jesus Christ. Vị mục sư quản nhiệm gọi điện thoại cho tôi chia sẻ tin vui.

  1. Tôi là một người tốt.

Tôi thích câu nói: “Một người không tin vào điều gì, ngoài chính anh ta, thì sống trong một thế giới rất nhỏ.”
Khi có người nào đó nói: Tôi là một người tốt. Tôi rất lịch sự hỏi:

Theo tiêu chuẩn của ai?

– Ý anh muốn nói gì?

– Để tôi cho bạn một ví dụ. Bạn đã bao giờ phạm tội giết người chưa?

– Chưa bao giờ.

Hãy kiểm tra điều này theo định nghĩa của Đức Chúa Trời. Bạn đã bao giờ tức giận, ghen ghét anh em của mình, gọi người khác là kẻ ngu ngốc. Bởi vì nếu bạn có như vậy thì theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, bạn là một kẻ giết người.

Trước khi người đó bị ngộp thở, tôi nhấn mạnh: Có bao giờ bạn nhìn người khác phái mà động lòng ham muốn hay không?

Tôi không dành cho người này cơ hội để trả lời. Tôi nói tiếp: Theo cách đó, nếu bạn nói không, tôi biết bạn đang nói dối. Theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, nếu bạn động lòng ham muốn với người khác phái, thì bạn đang phạm tội ngoại tình. Nếu bạn đặt một mối quan hệ, một công việc, hay các hoạt động của bạn lên cao hơn mối liên hệ giữa bạn với Đức Chúa Trời thì những thứ ấy đã trở thành thần tượng của bạn rồi.

Bởi vì Đức Chúa Trời là thánh khiết, những tiêu chuẩn của thế giới không thể so sánh với tiêu chuẩn hoàn hảo của Ngài. Ngài là quan tòa và cũng là bồi thẩm đoàn, chúng ta có trách nhiệm đáp ứng trước những tiêu chuẩn mà Ngài đã phê chuẩn. Trong thực tế, Kinh Thánh nói: Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy (Gia-cơ 2:10).

Tôi muốn bạn biết rằng: Tôi cũng như bạn, đã phạm tội. Sự khác biệt là tôi đã tìm thấy sự tha thứ qua Chúa Jesus. Và đó là sự tha thứ mà tôi đang tìm kiếm nơi bạn nếu bạn muốn.

  1. Tôi là một thành viên của một tôn giáo khác.

Dưới đây là một ví dụ về cách tôi chia sẻ đức tin của tôi với Lee, một thanh niên Nhật Bản theo Phật giáo tôi đã gặp ở một nhà thờ. Cô ấy đến Hoa Kỳ học Tiếng Anh và văn hóa. Một buổi sáng chủ nhật, tôi cảm thấy được hướng dẫn chia sẻ niềm tin của tôi với cô ấy, nhưng tôi muốn làm điều này bằng sự tôn trọng và yêu thương. Vì vậy, tôi hỏi cô:

Chân lý có thật sự quan trọng đối với bạn không?

Vâng, có.

– Tôi biết gia đình và văn hóa của bạn đã làm cho bạn có những niềm tin khác biệt với tôi. Có ai đó đã nói với bạn về Cơ đốc Giáo chưa ?

Chưa, nhưng tôi muốn biết về nó.

– Lee,  Có người nào đã dạy bạn cách nói dối  lần đầu tiên không?

– Không có ai cả.

Ở chỗ này, tôi dừng lại các câu hỏi và kể câu chuyện của A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen: Bằng cách nào tội lỗi đã đi vào vào thế gian, và nói với cô rằng tất cả mọi người  đều có một bản chất tội lỗi.

Cô ta ngạc nhiên: Tôi cũng có một bản chất tội lỗi!
Tôi mở Kinh Thánh ra và nhờ cô đọc lớn tiếng những Lời trích dẫn chia sẻ về Chúa Giê-xu. Khi tôi nghe cô ấy đọc đến câu thứ ba, tôi nhìn thấy cô ấy đã bắt đầu hiểu được Lời chúa nói gì. Nhưng tôi muốn cẩn thận hơn. Khi cô ấy kết thúc, tôi nói: Lee, tôi có cảm giác bạn lo sợ cho gia đình của bạn.

Lee bắt đầu khóc, và tôi đã không muốn thúc ép cô ta thêm nữa. Hội Thánh sáng hôm đó đã có niềm vui bất ngờ khi Lee là người đầu tiên đáp ứng lời kêu gọi tiếp nhận Chúa Jesus vào cuối buổi thờ phượng.

Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, biết Lee sẽ đến sáng hôm đó. Ngài đã sai một tín hữu người Nhật đến trong buổi lễ thờ phượng đó.  Người chị em  này dâng một bộ trang phục Nhật Bản và một cuốn Kinh Thánh Tiếng Nhật cho những ai cần chúng. Và chúng ta có thể đoán ra: Lee đã nhận bộ trang phục và cuốn Kinh Thánh phù hợp với nhu cầu của cô.

  1. Tôi là Đức Chúa Trời.

Ngày hôm nay có nhiều người chia sẻ niềm tin của họ. Họ tự nhận họ chính  là Đức Chúa Trời. Việc này xuất phát từ các tôn giáo Đông phương. Tôi thích hỏi họ: Tôi muốn sử dụng một chiếc xe hơi mới. Ông có thể sáng tạo ra cho tôi một chiếc? Chắc chắn một Đức Chúa Trời toàn năng như ông có thể làm được điều đó mà?
Sau đó tôi đề nghị họ đọc lớn tiếng những câu Kinh Thánh sau đây. Sau khi đọc từng câu tôi hỏi: Câu này nói gì với bạn?

  • Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác (Xuất 20:3)
  • Họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! Amen (Rô-ma 1:25)
  • Ngài đã giải cứu chúng ta khỏi uy quyền tối tăm và chuyển đưa chúng ta vào Vương Quốc của Con yêu dấu Ngài. Trong Đức Con chúng ta được cứu chuộc và tha tội.

Đức Con là hiện thân của Đức Chúa Trời vô hình, là trưởng nam trên tất cả vạn vật.  Vì mọi sự vật trên trời hay dưới đất, hữu hình hay vô hình, đều được sáng tạo trong Ngài, dù ngôi thứ, hoặc kẻ thống trị, giới lãnh đạo, bậc thẩm quyền, tất cả đều được dựng nên bởi Ngài và cho Ngài.  Ngài hiện hữu trước tất cả vạn vật và vạn vật được giữ vững trong Ngài (Cô-lô-se 1: 13-17)

Bạn cũng sẽ chỉ ra phân đoạn Kinh Thánh này bày tỏ chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất. Ngài không phải là tất cả mọi điều tồn tại trong vũ trụ. Nhưng Ngài là Đấng sáng tạo nên mọi vật, mọi loài và những tạo vật này được giữ vững trong Ngài. Bạn cũng có thể nói: Tôi không phải là  Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đang ở trong tôi. Anh (chị) có muốn Đức Chúa Trời cư trú bên trong anh (chị)?

  1. Tôi đang có quá nhiều lạc thú.

Bạn dự định nói gì với một người, khi người đó nói: Tôi đang hưởng thụ quá nhiều lạc thú ?

Một lần nữa chúng ta hãy trở về với Nguyên tắc Tại sao. Lúc đó bạn sẽ hỏi: Tại sao anh (chị) đang hưởng thụ các lạc thú?

Câu trả lời chúng ta thường nghe được là: Tôi thích các buổi tiệc.

Khi nghe câu này tôi nói: Nói một cách khác anh (chị) thích bước vào không khí, bối cảnh của các buổi liên hoan, ở đó có tình dục, ma túy và nhạc Rock mạnh mẽ, sôi động ?

Thông thường, có thể người đó sẽ e thẹn đỏ mặt.

Tôi tiếp tục: Tôi có một câu hỏi cuối cùng. Giả định là hôm nay bạn từ chối Chúa Jesus, nhưng cuối tuần này bạn phóng xe trên đường cao tốc và gặp tai nạn. Lúc đó bạn sẽ đi về đâu căn cứ vào Lời Kinh Thánh?

( Hãy chú ý là tôi luôn luôn dùng Kinh Thánh. Lời Chúa là uy quyền của tôi cho dù người đó có tin hay không.)

Người đó thì thầm: Tôi sẽ đi xuống địa ngục.

Khi đó tôi nói trong tình yêu và sự chân thành: Thế thì chúc anh (chị) một ngày vui vẻ và lái xe cẩn thận nhé.

Những người này thường lái xe cẩn thận trong suốt 48 giờ sau đó. Nhưng tôi đã nói như thế không chỉ để nhắc nhở họ về tỉ lệ tử vong trong tai nạn giao thông, nhưng cũng hy vọng sứ điệp tình yêu của Đức Chúa Trời và lẽ thật một ngày nào đó sẽ thẩm thấu vào trong tâm trí và tấm lòng của họ. Tôi không cố gắng để phán xét họ, nhưng tôi chuẩn bị cho họ trong một tương lai không xa, có thể là một tuần hoặc một năm sau đó họ sẽ tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa.

  1. Tôi là người Do Thái.

Khi một ai đó nói: Tôi không thể tin Chúa Jesus. Đương nhiên tôi sẽ hỏi: Tại sao?

Như bạn đã biết, vấn đề ở đây không phải là anh ta có thể tin hay là không thể tin Chúa Jesus. Nhưng nó nằm ở chỗ anh ta sẽ tin hoặc là anh ta sẽ không tin. Toàn bộ vấn đề này được phân tích trong tác phẩm “Người thợ mộc phi thường” của Josh McDowell. Tác giả nói rằng nhân loại chỉ có 3 sự lựa chọn dành cho Chúa Jesus: 1) Ngài là Đức Chúa Trời. 2) Ngài là người nói dối. 3) Ngài là người mất trí.

Điều đầu tiên tôi làm với một người Do Thái là có gắng khám phá người đó chịu ảnh hưởng của văn hóa Do Thái hay là tôn giáo Do Thái. Tôi đưa ra câu hỏi thăm dò: Anh (chị) có đi đến nhà hội  không?

Tôi thường nhận được câu trả lời không. Lúc đó tôi nói: Tôi tin rằng Chúa Jesus là Đức Chúa Trời theo như lời của Ngài đã công bố như thế. Tôi biết Ngài không phải là người nói dối bởi vì Ngài không bao giờ phạm tội. Hiển nhiên Ngài cũng không phải là người mất trí bởi vì đời sống và các bài giảng dạy của Ngài chứng tỏ Ngài có một tâm trí xuất chúng, quân bình, và có lòng yêu thương con người. Từ đó tôi chỉ có  thể tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời.  Chính lời Ngài đã xác nhận: Ta với Cha là một (Giăng 10:30).

Người Do Thái trong thời đó biết rất rõ lời công bố của Chúa Jesus. Họ nghe Ngài phán trong Giăng 8:58:

Đức Chúa Jesus  đáp: “Thật vậy, Ta bảo các người: Trước khi có Áp-ra-ham, Ta hằng hữu!”

 Họ liền lượm đá để ném Ngài.

Người Do Thái biết Ngài đã trưng dẫn những lời Đức Chúa Trời phán với Môi- se: Ta là Đấng Tự hữu, Hằng hữu. Đây là điều con phải nói với dân Y-sơ-ra-ên: ‘Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sai tôi đến với anh chị em.’ (Xuất Ê-díp-tô 3: 14)

Tôi muốn chỉ ra đặc tính của Đấng Christ. Có một cách rất hay để nhận diện những vấn đề lớn là thử quay trở về với những minh họa nhỏ hơn. Nếu chúng ta thành lập tiền đề đầu tiên Chúa Jesus thực sự là Giê-hô-va Đức Chúa Trời thì phần còn lại sẽ rất dễ dàng.

Nếu tôi gặp một người Do Thái sùng đạo Do Thái. Điều đầu tiên là tôi nhắc anh ta biết rằng Do Thái Giáo của anh ta chính là gốc rễ Cơ đốc giáo của tôi. Dĩ nhiên điểm khó khăn đầu tiên  của một người gốc Do Thái  sùng đạo Do Thái nằm ở chỗ: Công nhận Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Điểm khó khăn thứ 2 là tin rằng Chúa Jesus đã sống lại.

Tôi nói: Nếu một trong hai điểm trên đây là sự thật, anh có suy nghĩ đến việc thiết lập mối quan hệ cá nhân với Chúa Jesus để làm trọn vẹn tính cách Do Thái của anh?

Tôi thường mời người Do Thái viếng thăm một giáo đoàn của người Do Thái đã tiếp nhận Đấng Mê-si. Với cách đó, họ có thể thấy sự thờ phượng ở đây có vẻ như giống với Do Thái Giáo, và anh ta có cơ hội để nghe những lời làm chứng từ những người Do Thái  khác đã tìm thấy  Đấng Mê-si.

Chú ý là khi tôi hỏi một người quốc tịch Do Thái là anh ta có đến nhà hội Do Thái nào hay không. Đó là vì tôi muốn phân biệt anh ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Do Thái hay là đang thực hành đạo Do Thái. Nếu tôi nhận ra người đối diện sùng đạo Do Thái tôi sẽ hỏi: Bạn có bao giờ suy nghĩ đến một thực tế – Chúa Jeus đã tự xác nhận Ngài chính là Đức Chúa Trời?

Khi đó tôi sẽ mở Kinh Thánh trong sách Ê-sai 53: 1-12 và đề nghị anh ta đọc lớn tiếng:

1 Ai tin điều chúng tôi đã nghe?

Và cánh tay của CHÚA đã bày tỏ cho ai?

2 Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cây non;

Như cái rễ từ đất khô khan.

Người không có hình dung, cũng không uy nghi để chúng ta nhìn ngắm;

Người cũng không có bề ngoài để chúng ta ưa thích.

3 Người bị người ta khinh bỉ và ruồng bỏ;

Là người chịu đau khổ và biết sự đau ốm.

Người như kẻ giấu mặt trước chúng ta;

Người bị khinh bỉ; chúng ta cũng không xem người ra gì.

4 Thật, chính người đã mang những bệnh tật của chúng ta

Và gánh những đau khổ của chúng ta.

Nhưng chúng ta lại tưởng

Người bị Đức Chúa Trời đánh, phạt và bị khổ sở.

5 Chính người bị đâm vì sự vi phạm của chúng ta,

Bị chà đạp vì sự gian ác của chúng ta.

Hình phạt người chịu để chúng ta được bình an,

Vết thương người mang để chúng ta được chữa lành.

6 Tất cả chúng ta đều như chiên đi lạc,

Mỗi người đi theo đường lối riêng của mình.

Nhưng CHÚA đã chất

Tội lỗi của tất cả chúng ta trên người.

7 Người bị áp bức và khổ sở

Nhưng không hề mở miệng.

Như chiên bị dẫn đi làm thịt,

Như cừu câm nín đứng trước kẻ hớt lông;

Người không hề mở miệng.

8 Người đã bị ức hiếp, xử đoán và giết đi.

Những người đồng thời với người có ai suy xét rằng

Người bị cắt đứt khỏi đất người sống

Là vì tội lỗi dân Ta đáng bị đánh phạt.

9 Người ta đã đặt mồ người chung với những kẻ ác

Và khi chết người được chôn với một người giàu có,

Dù người đã không hành động hung bạo

Và miệng không hề lừa dối.

10 Nhưng CHÚA bằng lòng để người bị chà đạp và đau đớn

Khi người dâng mạng sống mình làm tế lễ chuộc tội.

Người sẽ thấy dòng dõi mình, các ngày của người sẽ lâu dài

Và nhờ tay người, ý của CHÚA sẽ được thành đạt.

11 Do sự thống khổ của linh hồn mình

Người sẽ thấy ánh sáng.

Nhờ sự hiểu biết của mình người sẽ hài lòng.Người công chính tức là tôi tớ Ta sẽ

àm cho nhiều người được công chính

Và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ.

12 Cho nên Ta sẽ chia phần cho người cùng với những người vĩ đại

Và người sẽ chia chiến lợi phẩm với những kẻ mạnh.

Vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết,

Bị liệt vào hàng tội nhân.

Nhưng thật ra chính người đã mang lấy tội lỗi của nhiều người

Và cầu thay cho những kẻ tội lỗi.

Sau khi anh ta đọc xong tôi sẽ hỏi: Theo anh sự mô tả này chỉ về ai?

Tôi cũng hỏi: Tại sao các Hội  đường Do Thái từ chối đọc phân đoạn Kinh Thánh này trong sách Ê-sai?

Tôi tiếp tục đưa ra các câu hỏi khác lôi kéo sự chú ý của anh ta: Anh có biết tại sao các của lễ dâng không còn nữa trong đền thờ? Tôi chờ đợi câu trả lời của anh ta, và hỏi tiếp:

Có phải Chúa Jesus là  Chiên Con được dâng lên cho Đức Chúa Trời?

Tôi không thúc ép anh ta chấp nhận ý tưởng của tôi. Chủ đích của tôi là giữ câu chuyện ở mức độ thân thiện, nồng ấm. Nếu anh ta có tín hiệu muốn nghe thêm, tôi sẽ mời ant ta đến gặp một mục sư người Do Thái đã công nhận Đấng Mê-si chính là Chúa Jesus, người này thường là một chuyên gia về Cựu Ước giỏi hơn tôi nhiều. Một người Do Thái như thế rất nhạy cảm với thân hữu của tôi đem đến.

Khi tôi chuẩn bị chia sẻ về Đấng Christ với những người thuộc Do Thái Giáo. Tôi xem chính mình là một người ở tuyến  sau. Và tôi rất sẵn lòng đưa thân hữu của tôi đến gặp các chuyên viên chứng đạo cho người Do Thái. Bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của một mục sư hoặc một tín hữu gốc Do Thái.

Nếu tôi biết được thân hữu của tôi không đến các Hội đường Do Thái, khi đó tôi xem anh ta là một người Do Thái tự do, không bị ảnh hưởng bởi Do Thái Giáo. Tôi sẽ hướng dẫn người này tìm ra lời giải đáp cho sự phản đối 2, “ Các giáo phái có phải là câu trả lời ?

  1. Tôi không phải là tội nhân.

Đôi khi bạn đang chia sẻ Lời trích dẫn Chia sẻ Chúa Jesus, và bạn mở ra trong Rô-ma 3:23, Vì mọi người đều đã phạm tội… Thân hữu của bạn có thể cắt ngang, và câu chuyện diễn tiến theo hướng này:

Thân hữu: Từ trước tới nay tôi chưa phạm tội, tôi không giết người, ăn trộm hay là thực hiện các tội lỗi hiển nhiên khác.

Bạn: ( Không tranh luận hay giải thích về tội  lỗi là gì. Thay vì vậy bạn mở Phúc âm Ma-thi-ơ 22:37) Anh thử đọc lớn câu này xem. 

Thân hữu: (đọc) Đức Chúa Jesus đáp: “Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”.

Bạn: Anh có bao giờ yêu mến Đức Chúa Trời  hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí và khả năng của anh?

Thân hữu: Chưa bao giờ.

Bạn: Đó chính là tội lỗi.

  1. Tôi không đủ tốt.

Câu nói phản đối này cũng giống như câu: Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi. Tuy nhiên câu trả lời của tôi thì khác biệt. Ví dụ, khi nghe câu này tôi sẽ hỏi Tại sao? Sau khi lắng nghe câu trả lời tôi nói:

Nói chung tất cả chúng ta đều như vậy. Chúng ta tốt chưa đủ. Đây chính là nan đề. Chỉ có hai con đường đến thiên quốc: 1) Chúng ta là người hoàn hảo không bao giờ phạm một tội lỗi nào trong lời nói, việc làm hay suy nghĩ; 2) Chúng ta được tái sinh.

Tôi có thể được tái sinh bởi việc tiếp nhận công tác cứu chuộc mà Chúa Jesus đã hoàn thành và chính Ngài là Đấng gánh thay mọi tội lỗi cho tôi. Ngài có quyền năng tha thứ tôi qua sự giáng sanh, sự chết và sự phục sanh của Ngài. Khi tôi tin Ngài, và nhận sự tha thứ, chính lúc ấy Ngài tẩy sạch mọi tội lỗi tôi đã phạm trước kia. Về phần mình, tôi chọn việc tiếp nhận sự tha thứ của Ngài vì tôi biết mình không bao giờ đủ tốt để là một người hoàn hảo cả.

Ê-phê-sô 2: 6-9 nói, Thật vậy, nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh chị em được cứu rỗi, đây không phải tự sức anh chị em, nhưng là một tặng phẩm Đức Chúa Trời ban,  cũng không phải do công đức anh chị em làm, để không ai có thể khoe mình.

Tôi cũng đưa người này đến với Lời Chúa trong Rô-ma 10:9-10, Vì nếu miệng ngươi xưng nhận Đức Jesus là Chúa và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu;  Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và xưng nhận nơi miệng thì được sự cứu rỗi.

Kế tiếp tôi cũng đưa thân  hữu tôi đến câu số 13 và đề nghị anh ấy đọc lớn tiếng: Tất cả người nào kêu cầu danh Chúa đều được cứu.

Tôi hỏi: Tất cả mọi người có bao hàm anh trong đó không?

Lúc này tôi yên lặng chờ đợi quyền năng của Lời Chúa hành động.

  1. Tôi chưa sẵn sàng.

Nếu thân hữu nói rằng tôi chưa sẵn sàng. Tôi hỏi tại sao? Rất nhiều khi lý do của người đó nghe rất ngớ ngẩn không hợp lý, mà chính họ cũng thấy như thế. Trong trường hợp này, bạn có thể nói: Anh/chị có thực sự giữ ý tưởng này khi đối diện với Đức  Chúa Trời?

Câu này có thể là tất cả những gì bạn cần nói để bày tỏ sự quan tâm đến lời phản đối của họ. Nếu người đó có dấu hiệu muốn tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa, bạn hãy hướng dẫn họ cầu nguyện.

Một lần nữa, lưu ý là đôi khi sự phản đối của người khác không dễ dàng xử lý chút nào. Thân hữu của bạn có thể nói như thế này: Tôi chưa sẵn sàng bởi vì thông tin này quá mới đối với tôi. Phải có thời gian để suy nghĩ tính toán giá phải trả cho nó.

Nếu gặp trường hợp này, bạn nên dừng lại phần trình bày của bạn. Hãy cầu nguyện giao phó người đó trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Bạn có thể nói: Tôi rất thích thú  được nói chuyện với anh. Tôi sẽ cầu nguyện cho anh, hy vọng tôi sẽ nói chuyện thêm với anh trong một ngày rất gần đây? 

Bằng cách này bạn không gây áp lực hay thúc ép người đó, và bạn cũng đã xin phép được quay trở lại chủ đề này trong tương lai. Bạn không cần phải thu hoạch một quyết định vội vàng, không chân thật cho Đấng Christ.

Khi bạn chia tay với người đó, đừng ra đi không trở lại trong cảm giác thất bại. Bạn đã gieo ra hạt giống và bởi ân điển của Chúa nó sẽ nảy mầm sau đó. Trong khi đó hãy tiếp tục bao phủ thân hữu của bạn trong lời cầu nguyện và tìm kiếm những cơ hội khác để chia sẻ với người đó thêm nữa.

Hãy học tập khiêm nhường và cảm tạ Đức Chúa Trời là bạn đã không thất bại khi rao giảng cho người khác. Bạn đang vâng phục Đấng Christ, và chừng nào thân hữu của bạn còn sống, chúng ta vẫn còn hy vọng một ngày nào đó người ấy sẽ có quyết định tiếp nhận Chúa.

  1. Tôi không chắc là tôi được cứu.

Thỉnh thoảng bạn gặp một ai đó đã cầu nguyện tiếp nhận Chúa, nhưng người đó có cảm giác không chắc chắn về sự cứu rỗi của mình. Khi tôi đối diện với trường hợp này, tôi chỉ vào đồng hồ đeo tay của người đó và nói: Đó là một cái đồng hồ rất đẹp. Nếu anh đánh mất nó, tự nhiên là anh sẽ nhớ nó khi anh muốn xem giờ. Còn nếu anh không bao giờ có một cái đồng hồ, anh sẽ không bận tâm hay lo lắng gì về nó cả. Có phải anh đã cảm thấy không thích thú khi anh lo lắng là mình chưa được cứu? Anh không cần phải lo là đã đánh mất những gì mà anh không thực sự có.  Tôi cho rằng trước đây anh đã tiếp nhận Chúa vào lòng anh, như vậy anh không cần phải lo sợ là Đấng Christ không ở trong anh. Điều này là một xác nhận tuyệt vời cho tôi biết rằng anh đã được cứu bởi vì mối quan tâm của anh trong việc này.

Chúng ta hãy nhìn vào Rô-ma 8:38-39, Vì chúng tôi tin chắc rằng không có sự chết, sự sống, các thiên sứ, các giới quyền lực, việc bây giờ, việc tương lai, các năng lực,  bề cao, bề sâu, hay tạo vật nào khác có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta.

Tôi hỏi: Đoạn Kinh Thánh này nói gì với anh?

Tôi cũng mở ra trong Ê-phê-sô 1:13-14 và đề nghị anh ta đọc: Anh chị em được kết hiệp trong Chúa Cứu Thế khi nghe đạo chân lý tức là Phúc Âm đã cứu rỗi anh chị em và cũng ở trong Ngài sau khi tin, anh chị em được Đức Chúa Trời niêm ấn bằng Thánh Linh như đã hứa.  Đức Thánh Linh là Đấng bảo chứng cho cơ nghiệp của chúng ta cho đến khi chúng ta nhận trọn sự cứu chuộc và ca ngợi vinh quang Ngài.

Tôi nói: Tôi muốn anh biết rõ một điều: Ngay khi anh mời Chúa Jesus bước vào lòng anh, anh đã được cứu. Đức Chúa Trời bảo đảm rằng một ngày kia anh sẽ ở với Ngài trên thiên đàng.

Sự lo sợ mà anh có cũng là kinh nghiệm bình thường của hầu hết các cơ đốc nhân. Nhưng anh phải khắc phục điều này để vươn tới sự trưởng thành trong đức tin. Anh có thể tìm thấy thêm sức mạnh của đời sống tâm linh qua việc đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, thông công với các tín hữu khác. Hãy cho phép tôi giúp anh bước khởi động. Tôi có thể đón anh đi nhà thờ vào Chúa nhật tới được không?

  1. Tôi luôn luôn tin tưởng Đức Chúa Trời.

Khi nghe câu này, tôi nói:   Có một sự thật là ma quỉ cũng tin như vậy, và thậm chí là nó còn nhìn thấy Đức Chúa Trời. Gia-cơ 2:19 nói: Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ.

Sự khác biệt giữa niềm tin của anh và ma quỉ là gì? Anh có sẵn sàng tiếp  nhận Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa của anh?

  1. Tôi đã làm quá nhiều điều xấu.

Hãy đọc phần: “Tôi không đủ tốt” trả lời cho sự phản đối số 17 trong chương này.

  1. Tôi đã thử rồi nhưng không đi tới đâu.

Điều đầu tiên tôi phải làm là xác nhận người đó được cứu hay chưa được cứu. Tôi hỏi: Anh thử cái gì?

Trong trường hợp này tôi không biết là anh ta đã thử nghiệm điều gì. Có phải là anh ta đã làm một điều gì đó mang màu sắc tôn giáo? Tôi muốn anh ta phải nói ra.

Anh ta có thể nói như thế này: Tôi thử cầu nguyền một lần nọ, nhưng không có gì xảy ra. Tôi nhìn vào mắt anh ta và hỏi: Có vẻ như điều anh nói là thật. Hãy cho tôi hỏi một câu: Anh đã cầu nguyện như thế nào?

Hầu như đến 60% người được hỏi trả lời như thế này: Ồ, tôi nghĩ là như thế. Tuy nhiên dường như không chắc lắm.

Tôi hỏi tiếp: Vào lúc đó, anh có dâng đời sống của anh cho Đấng Christ?

Bạn có thể ngạc nhiên với lời chứng buồn cười này. Ví dụ, tôi nhớ có lần tôi gặp một mục sư của một Giáo phái lớn.  Không dễ dàng để hỏi ông ta có được cứu hay không. Vì thế tôi hỏi một câu hỏi khác: Thưa mục sư, ông có thể cho tôi biết ông đã tìm thấy mối liên hệ với Đức Chúa Trời như thế nào?

Ông ta trả lời: Nè anh bạn trẻ, vào một ngày nọ tôi đang lái xe trên đường và nghe tiếng chim hót líu lo. Vào lúc đó tôi đã biết Đức Chúa Trời.

Nếu đó là lời chứng cho đời sống thuộc linh của ông ta thì dường như có cái gì đó sai trật.

Bây giờ hãy khảo sát xem, thân hữu của bạn có một lời chứng mà nói lên những gì Kinh Thánh dạy dỗ hay không? Nếu không có, hãy hỏi người đó: Anh có thể nhìn vào Đức Chúa Trời và nói với Ngài rằng anh đã được tái sinh?

Nếu anh ta nói không, bạn có thể tiếp tục: Chúng ta hãy dành ít phút đọc các câu Kinh Thánh này. Anh hãy đọc lớn tiếng và cho tôi biết Lời đó nói gì với anh? Nếu người này có thiện chí và đi theo đề nghị của bạn, lúc đó bạn sẽ từng bước hướng dẫn anh ta qua các câu hỏi và Lời trích dẫn để anh ta có một hiểu biết rõ ràng hơn về Phúc Âm.

  1. Niềm tin của tôi có tính chất riêng tư.

Khi nghe như thế tôi hỏi câu đầu tiên: Tại sao?

Tôi hỏi như thế để tìm ra sự thật đằng sau câu trả lời đó. Chỉ như vậy tôi mới có hy vọng  xử lý bất kỳ lời phản đối nào.

  1. Các bạn tôi sẽ nghĩ tôi khùng nếu tôi chấp nhận Chúa Jesus.

Một lần nữa tôi áp dụng “Nguyên tắc tại sao”. Tôi hỏi: Tại sao họ lại nghĩ là anh /chị khùng?

  • Các bạn tôi thích các buổi liên hoan và vui vẻ với nhau. Nếu tôi bỗng nhiên từ bỏ cuộc chơi, họ sẽ nghĩ chắc là tôi có cái gì khó khăn lắm đây.
  • Được rồi. Bây giờ tôi xin phép hỏi bạn một câu: Nếu họ thực sự là những người bạn tốt của anh, họ sẽ không vui mừng và hồi họp vì Đức Chúa Trời vĩ đại của hoàn vũ đang cư trú bên trong anh và tha thứ mọi tội lỗi của anh? Và còn nữa, khi họ thấy đời sống anh thay đổi, có thể lắm họ cũng muốn điều anh đang có.
  1. Cuộc tranh luận này sẽ không bao giờ kết thúc.

Người nói câu này là một người thích lý sự, có khuynh hướng tranh cãi không bao giờ nhượng bộ ai. Khi tôi chạm trán với mẫu người này, phản ứng đầu tiên của tôi là cầu nguyện: Lạy Chúa, con đang  gặp một con người khó khuất phục, xin giúp con yêu con người này cho đến khi anh ta hiểu rõ Phúc âm.

Thông thường mẫu người này luôn luôn chống đối. Vì thế tôi có chủ tâm là tránh né bất cứ thứ gì có thể dẫn đến tranh cãi với anh ta. Tôi thường hỏi anh ta như thế này: Tại sao anh nổi giận? Tại sao khi Phúc âm được bày tỏ thì anh chống đối? Tôi cũng hỏi một câu hỏi then chốt: Nếu  các lý do anh đưa ra không chánh đáng và những gì tôi trình bày về Phúc âm của Chúa Jesus là đúng, anh sẽ nghĩ gì?

Nếu anh ta nói với tôi rằng anh ta sẽ không tin, khi ấy tôi hỏi: Tại sao? Câu trả lời của anh ta sẽ cho tôi biết  phương cách để giải quyết vấn đề ở chỗ này. Còn nếu anh ta nhất định từ chối Phúc âm, tạm thời tôi dừng lại không cần nói thêm gì nữa. Nhưng điều này không có nghĩa là tôi bỏ  cuộc, không còn cầu nguyện hay cảm hứng để nói chuyện với anh ta nữa. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi anh ta để có thể quay trở lại chủ đề này trong  một ngày đẹp trời  khác.

Nhưng nếu người này có những dấu hiệu sẵn sàng tin nếu Phúc âm là chân lý. Khi đó tôi sẽ nói: Tuyệt lắm, tôi cũng giống như anh. Tôi cũng nói với anh ta về trải nghiệm của tôi trước đây. Tôi cũng đã từng lý sự và vô tín với những gì Chúa Jesus đã tuyên phán. Tôi thích đưa ra lời làm chứng cá nhân, vì tôi được nhắc nhở trong Khải huyền 12:11, Họ đã chiến thắng nó. Bởi huyết Chiên Con. Và bởi lời chứng mình;   

Thân hữu sẽ đến với Đấng Christ xuyên qua quyền năng của Phúc âm và bởi lời chứng của chúng ta.

Kế tiếp, tôi sẽ tìm cách chuyển hướng câu chuyện để có thể chia sẻ các câu Kinh Thánh. Tôi sẽ nói những câu như thế này: Tôi đã nói cho anh biết về cá nhân tôi. Bây giờ anh hãy cho tôi biết anh đã từng gặp điều nào làm anh khó chịu nhất? Anh có nỗi lo sợ nào không? Anh có sợ phải chết không? Tại sao bố mẹ của anh đã làm anh thương tổn? Anh sẽ tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời hay là anh  sợ hãi khi phải đối diện với sự chết? Có ai đó đã từng yêu thương anh? Anh có bao giờ cảm thấy cô đơn?

Những gì tôi đang cố gắng ở đây là tìm ra sự thật đằng sau sự cố thủ của anh ta. Nếu anh ta hé mở những gì đang cố gắng giấu kín và bày tỏ sự lắng nghe, lúc đó tôi rất sẵn lòng chia sẻ Phúc âm cho anh ta.

Nếu anh ta cự tuyệt Phúc âm, bạn không cần phải bực dọc. Trước đây khi chưa tiếp nhận chân lý Phúc âm, có lẽ bạn cũng cảm thấy việc đi nhà thờ, cầu nguyện hay đọc Kinh Thánh đều buồn chán. Sở dĩ có điều này bởi vì Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta: Nhưng người thiên nhiên không thể nhận những ân phúc do Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban, vì cho rằng đó là những điều ngu dại; họ cũng không thể hiểu nổi vì phải nhờ Đức Thánh Linh mà suy xét. (1 Cô-rin-tô 2:14).

Một lần nọ, tôi vào thăm một nhà tù. Tại đây tôi gặp một cảnh sát điều tra xuất sắc đến từ Pueblo, Colorrado. Jack đã từng bắt nhiều người và tống giam họ vào tù trước đây. Anh ta nổi tiếng là người phá vỡ những vụ án gai góc nhất đồng thời cũng là  một người thích tranh cãi. Tôi lại gần anh ta, tự giới thiệu mình và đưa ra một lời mời thăm dò: Jack, có phiền không nếu như anh ăn trưa với tôi? Tôi sẽ giới thiệu với anh một vài cựu tù nhân mà đã bị anh bắt trước đây?  Anh có ngại không?

  • Không việc gì tôi phải e ngại cả.
  • Rất tốt, tôi cũng sẽ giới thiệu vợ tôi với anh. Đây không phải là sự sắp đặt từ trước đâu nhé.

Trong buổi ăn trưa, Bruce  vốn là một tù nhân đã thi hành xong án phạt. Anh này xuất hiện với những hình xâm  từ trên mũi chạy xuống tới các đầu ngón chân, trước đây bị tống giam với các thành tích bắt cóc và giết người.  Bruce chia sẻ lời chứng cá nhân với Jack. Sau đó khi Jack trở về giải trình chuyến đi của anh ta tại sở cảnh sát, chúng tôi được biết anh ấy đã nói với các đồng nghiệp:  Các bạn không thể tin được là tôi đã ăn trưa với ai. Đức Chúa Trời có làm việc trong nhà tù đó. Tôi chưa bao giờ nghe những câu chuyện lạ lùng ấy trước đây.   

Mặc dù Jack chưa tiếp nhận Chúa, tôi vẫn tiếp tục chia sẻ Phúc âm với anh ta. Tôi có thể nhìn thấy Chúa đang làm việc. Tôi vẫn cầu nguyện cho anh ta mỗi ngày. Bất cứ khi nào lo nghĩ đến anh ta tôi lại tìm gặp anh ta và kiên trì với câu chuyện Phúc âm.  Đôi khi tôi cũng có ý nghĩ sẽ dừng lại không tiếp tục theo đuổi nữa, nhưng tôi được nhắc nhở Chúa không bao giờ bỏ cuộc với tôi.

Vì thế tôi cầu nguyện: Lạy Chúa, cho đến khi Ngài bày tỏ một điều gì khác. Nếu không thì con sẽ tìm kiếm mọi cơ hội để đưa người này đến nhà thờ. Con trông đợi nhìn thấy cuộc đời anh ta được thay đổi.

Có thể điều mong đợi đó chưa đến, nhưng tôi cảm thấy đây là một phần trong tiến trình làm trưởng thành đời sống của tôi. Vì vậy tôi cảm thấy dễ chịu với những trường hợp không như ý.

  1. Hội Thánh này chỉ muốn tiền của tôi.

 

Khi nghe câu này tôi trả lời: Có bao giờ Hội Thánh đòi hỏi tiền bạc từ nơi anh? Sự thực là Hội Thánh có lạc hiến, nhưng chỉ trong phạm vi những thuộc viên chính thức, lâu năm của Hội Thánh. Và Hội Thánh không kêu gọi dâng hiến đối với những  người khách viếng thăm.

Đức Chúa Trời không cần tiền của anh. Nhưng khi anh trở thành một Cơ đốc nhân, một điều gì đó xảy ra trong lòng của anh. Anh dâng hiến bởi vì lòng anh muốn. Nếu anh dâng hiến mà lòng không vui vẻ thì anh không nên dâng.

Hội Thánh không cần tiền của anh; Hội Thánh muốn anh giao thác đời sống anh cho Chúa Jesus. Anh có sẵn sàng chưa?

 

  1. Có nhiều con đường đến với Đức Chúa Trời.

 

Khi nghe câu này tôi nói:

–          Anh  nói đúng. Tất cả con đường đều tìm đến với Đức Chúa Trời. Nhưng đây là vấn đề, anh sẽ nói gì khi đến gặp Ngài? Liệu Đức Chúa Trời cũng sẽ gặp anh như là Cứu Chúa của anh hay như Đấng phán xét anh?
Hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi-líp 2:10-11).
  1. Có quá nhiều tôn giáo trên thế giới.

 

Một số người nói: Có quá nhiều tôn giáo trên thế giới, và tôi không biết là làm thế nào mà một người có thể biết được tôn giáo nào là đúng. Tôi trả lời:

–          Tôi khám phá ra rằng các tôn giáo trên thế giới chia ra làm 2 nhóm. Hãy tưởng tượng, các tôn giáo không phải là Cơ đốc giáo nằm phía bên tay trái của tôi – phái Mormon, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, và bất cứ giáo phái nào có hậu tố là “ism” trong Anh ngữ – và Cơ đốc giáo nằm phía bên tay phải của tôi. Những giáo phái nằm bên tay trái tôi tuyên bố hai điều riêng biệt sau đây: (a) Chúa Jesus không phải là Đức Chúa Trời, hoặc Ngài không phải là một Đức Chúa Trời duy nhất. Ngài có thể là một đại tiên tri, một giáo sư hoặc một người tốt nhưng không phải là một Đấng Cứu Thế;  (b) Nếu anh làm đủ một số công tác tôn giáo bằng những nỗ lực riêng của anh như: khủng bố, ăn kiêng, hoặc làm việc thiện thì anh có thể nhận lãnh một sự cứu rỗi nào đó.-          Hai sự tuyên bố trên không thể đúng được. Tôi sẽ sẵn sàng thú nhận rằng nếu những tôn giáo trên là đúng thì đức tin tôi hiện có chỉ là vô nghĩa. Còn anh có dám nói rằng đức tin của anh hiện có là vô nghĩa nếu như Cơ đốc giáo là đúng không? Chúng ta hãy xem xét một vài bằng cớ để biết ai trong hai chúng ta là sai nhé.-          Cơ đốc giáo tuyên bố rằng Jesus là Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta qua hình hài Chúa Jesus là Người đã sống trên đất, chết trên thập tự giá và phục sinh để chúng ta có sự sống đời đời. Cơ đốc giáo tuyên bố rằng:
Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).
Có thể nào cả 2 sự dạy dỗ này đều đúng? Tất cả chúng  ta phải quyết định đặt niềm tin của mình trên quan điểm này hoặc quan điểm kia. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ hóa giải ngòi nổ dẫn đến tranh cãi nhờ một lời giải thích rõ ràng.
  1. Có quá nhiều bản dịch của Kinh Thánh.

 

Bạn xem lại phần “Có quá nhiều bản dịch..” trong chương 5 hoặc xem

Phần giải đáp 29 trong Phụ lục 3.

  1. Có quá nhiều lỗi trong Kinh Thánh.

 

Bạn có thể đọc lại phần này trong chương 5, hoặc xem lời giải đáp 30 trong phụ lục 3.

  1. Có quá nhiều người đạo đức giả trong Hội Thánh.

Khi nghe câu này tôi nói:

Anh hoàn toàn đúng. Có những người đạo đức giả trong Hội Thánh. Tôi rất vui vì anh có quan tâm đến điều này, bởi vì nếu như anh tham dự vào một Hội Thánh hoàn hảo thì nó sẽ không còn hoàn hảo nữa. Chúa Jesus nói chúng ta hãy bước theo Ngài chứ không phải theo những kẻ đạo đức giả.Tôi vui mừng vì anh biết sự khác nhau giữa một người đạo đức giả và một người chân thật. Thật thú vị, anh biết như thế chứng tỏ anh đã dấu hiệu của một người trưởng thành.(Mỉm cười) Nếu anh tiếp nhận Chúa và rồi tôi thấy anh cư xử như một người đạo đức giả, tôi sẽ nhắc nhở anh về cuộc nói chuyện này nhé. Anh có sẵn sàng cầu nguyện chưa?Jan, một trong những người bạn của Linda đã nói với cô ta mới đây: Tôi băn khoăn về những thầy giảng Tin Lành trên TV, họ là những người muốn khán giả gởi tiền cho họ để đổi lấy lời cầu nguyện và các phép lạ. Nếu đó là Cơ đốc giáo thì tôi chẳng muốn dính líu vào.Linda trả lời: Nhiều thầy giảng cơ đốc là chân thật, còn một số khác thì không. Bạn hãy suy nghĩ theo cách này: Nếu tôi trình bày sai sự thật như là một kẻ môi giới địa ốc để chiếm đoạt tiền bạc của bạn, điều đó có nghĩa là mọi người môi giới đều bất lương sao?

Jan đáp: Dĩ nhiên là không.

– Một người nào đó nói về Đấng Christ không có nghĩa là người ấy đại diện cho Ngài. Chỉ có Đấng Christ biết rõ lòng của người ấy.

– Tôi đã không suy nghĩ như thế trước đây.

Linda hỏi:

Bạn có thể nào để một người không chân thật trình bày với bạn về tình yêu của Đức Chúa Trời?

Linda kể tiếp câu chuyện còn lại : Hiện nay Jan vẫn còn đang tiếp tục tìm hiểu Phúc âm, nhưng ít nhất là rào cản ngộ nhận này đã được phá bỏ trên lộ trình của cô ta.

32. Còn về gia đình tôi thì sao?

Bạn có thể đọc chủ đề này trong phần: Tôi sợ bạn bè và người thân sẽ xa lánh, hoặc xem Lời giải đáp 32 trong phụ lục 3.

33. Những người chưa bao giờ nghe Phúc âm sẽ như thế nào?

Linda có cơ hội chia sẻ  Phúc âm với một người bạn lâu năm. Người này hỏi:

– Những người chưa bao giờ nghe Phúc âm sẽ như thế nào?

– Nhưng đó không phải là anh, đúng không?

– Đúng như thế

– Câu hỏi này dành cho anh: Kinh Thánh nói gì đối với số phận những người nghe Phúc âm mà không tin?

– Họ sẽ đi địa ngục.

– Anh đã nghe Phúc âm. Anh có tin không?

– Vâng, tôi tin.

Linda vui mừng hướng dẫn anh ấy tiếp nhận Chúa.

34. Tại sao Đức Chúa Trời cho phép những điều xấu xảy ra?

 

Không dễ dàng để xử lý với lời phản đối này, nhưng bạn phải tin cậy Đức Thánh Linh. Tôi nhớ có lần tôi đang nói chuyện với khoảng sáu trăm em thanh thiếu niên trong một khóa hội thảo chuyên đề. Trong suốt kỳ hội thảo tôi theo dõi phản ứng khác thường của một em ngồi ở dãy ghế sau của phòng nhóm. Vào giờ giải lao tôi tiến lại gần em bắt đầu câu chuyện:

Chào em, em tên gì?

– Patty.

– Em có thường xuyên đi nhóm ở Hội Thánh này?

– Không.

– Em đã gặp Chúa Jesus Christ?

Cô gái đáp lớn tiếng:

Không.

-Tại sao vậy, Patty? 

Trong vài phút sau đó, khi nghe câu chuyện của Patty, tôi trở nên người không còn làm chủ được cảm xúc của mình. Tôi chưa bao giờ trải nghiệm một cảm xúc nào như thế trong suốt những năm trước đây. Patty trả lời câu hỏi của tôi một cách bực dọc trong sự cay đắng:

Đức Chúa Trời ở đâu khi Ngài  để cho cha tôi lạm dụng tình dục với tôi khi tôi còn là một bé gái 10 tuổi? Chúa là loại thần linh nào mà để cho tôi bị bố dượng chiếm đoạt trong những năm sau đó cho đến khi tôi lên 13 tuổi? Chúa là ai khi Ngài để cho tôi bị mục sư của tôi hãm hiếp? Tại sao Đức Chúa Trời để cho những bạn bè tôi bị thương tổn  nặng nề trong một trận hỏa hoạn?

Tôi tìm ra sự hỗ trợ tinh thần khi nghe câu chuyện này. Tôi nghĩ đến trường hợp của chúa Jesus khi Ngài đối diện với những câu hỏi khó của những người Pha-ri-si. Trong Giăng 8: 4-5, họ nói: Thưa Thầy, người đàn bà nầy bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình,  nên chiếu theo luật Môi-se, những hạng đàn bà ấy phải bị ném đá xử tử, còn Thầy thì dạy thế nào?

Nếu Chúa Jesus trả lời hãy ném đá, họ sẽ cáo buộc Chúa là kẻ giết người. Còn nếu Chúa trả lời không ném đá, họ sẽ coi như Chúa vi phạm luật Môi-se. Những người này cho rằng họ đã đưa Chúa vào bẫy. Tôi học được bài học từ câu trả lời của Chúa. Chúa để cho họ bàn luận với nhau. Và rồi Ngài đưa ra một câu hỏi:  Người nào trong các người chưa từng phạm tội, hãy ném đá người nầy trước đi ? (câu 7).

Nói cách khác Chúa muốn hỏi: Còn các ngươi thì sao? Các ngươi là những người vô tội sao?

Tôi áp dụng câu trả lời này của Chúa để tiếp tục câu chuyện với Patty. Tôi nhẹ nhàng hỏi: Nè Patty, Ai đã dạy cho em nói dối lần đầu tiên?   Em nhìn tôi qua dòng nước mắt rồi trả lời: Không có ai cả.

–          Em nói đúng. Hãy nhớ lại câu chuyện trong vườn Ê-đen của A-đam và Ê-va. Trước đó khi họ chưa bất tuân mạng lệnh của Chúa, khu vườn rất hoàn hảo. Không có điều ác vì không có tội lỗi. Nhưng khi A-đam và Ê-va bất tuân lời Chúa mà ăn trái cấm, tội lỗi đã vào trong thế gian và vào trong chúng ta. Đó là lý do tại sao không cần phải dạy một người cách nói dối, lường gạt, ăn cắp, ham muốn xác thịt hay đố kỵ với người khác. Đó là một phần bản chất con người chúng ta. Nhưng điều này cũng chưa trả lời thỏa đáng câu hỏi của em. Tại sao Đức Chúa Trời không ngăn cản những người đã làm tổn thương em? Tại sao Chúa không bảo vệ các bạn em trong trận hỏa hoạn? Tôi sẽ trả lời những câu hỏi này của em nếu em cho phép. Nhưng em sẽ không thích?

–          Ông cứ nói đi.

–          Câu trả lời của tôi là tôi không biết tại sao những điều ấy xảy ra. Nhưng tôi biết điều này: Em có thể chọn sống cuộc đời còn lại trong nỗi đau của mình đã gặp hoặc em tiếp tục tiến bước đi lên và quên đi nỗi đau ấy. Em muốn chọn điều nào?

Patty đã chọn điều thứ hai. Em quì xuống cầu nguyện tiếp nhận Chúa theo sự hướng dẫn của tôi. Và sau đó em nói thêm: Lạy Chúa nếu Ngài tha thứ cho tất cả những người làm tổn thương con. Con có một điều hứa nguyện: Con cũng muốn tha thứ cho họ.

Thật đáng ngạc nhiên! Tôi nhìn thấy vẻ đẹp trong lời cầu nguyện của Patty khi quyền năng Đức Thánh Linh đang hành động. Ngài là nguồn năng lực của chúng ta. Xuyên qua Ngài chúng ta có thể giải quyết những câu hỏi khó và đem sự chữa lành đến.

35. Bạn không thể biết được lẽ thật là gì.

 

Có một khó khăn là chúng ta bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Nền văn hóa đó dạy chúng ta: Không có cái gì tuyệt đối cả, không có cái đúng, không có cái sai và không có lẽ thật. Tôi có vài cách xử lý sự phản đối này. Tỉnh thoảng tôi chỉ đơn thuần hỏi: Tại sao? Rồi sau đó lắng nghe câu trả lời.

Tuy nhiên đôi khi tôi quan sát thân hữu và hỏi mượn cái đồng hồ của cô ấy. Tôi cho đồng hồ vào túi của tôi. Tôi cứ tiếp tục thản nhiên nói chuyện bình thường có vẻ như quên mất cái đồng hồ. Tự nhiên sau hđó vài phút cô ấy sẽ hỏi: Xin ông trả lại đồng hộ của tôi? Lúc này tôi nói: Lẽ thật của tôi là sẽ lấy đồng hồ của những người không tin vào lẽ thật.

Nhưng dĩ nhiên tôi vẫn phải trả lại đồng hồ cho cô ấy. Tôi nói: Cô có quan điểm là không có điều gì đúng và cũng không có điều gì sai. Vậy đâu có gì sai khi tôi chiếm đoạt đồng hồ của cô?

Khi cô ta lúng túng, tôi nói tiếp: Hãy thành thật nhé, cô không thể che giấu sự thật đằng sau quan điểm này. Bây giờ tôi xin phép chia sẻ một vài câu Kinh Thánh mà đã tác động mạnh mẽ lên cuộc đời tôi?

Một lần kia khi tôi đang ngồi trong một nhà hàng thì một người bạn cũ tiến lại gần tôi: Chào Bill, tôi nhận ra anh ngồi ở đây. Tôi nghe nói đời sống anh có thay đổi so với trước đây. Tôi muốn biết dự thay đổi đó. Tôi cũng là thành viên của tôn giáo.

Từ tôn giáo cảnh báo cho tôi biết phải cảnh giác. Tôi đoán cô này thuộc Giáo phái Tân Thời Đại (Một giáo phái từ chối những giá trị của xã hội hiện đại phương Tây, và xây dựng trên những ý tưởng và niềm tin tôn giáo của riêng họ).   Tôi mời cô ấy uống cà phê và  hỏi: Lẽ thật có quan trọng với cô hay không?

–          Anh không thể biết được lẽ thật là gì?

Tôi nhìn qua phía bên kia bàn và nói: Bây giờ tôi chắc là cô sẽ không có bất kỳ vấn đề gì nếu tôi dùng tay đánh cô.

Cô ta nhìn tôi ngỡ ngàng. Môi dưới của cô ta bắt đầu run lên.

Tôi hỏi:

–          Tôi có gì sai sao?

–          Tôi đã bị đánh một lần trước đây.

Tôi nhìn thẳng vào mắt cô ta và hỏi: Tại sao người khác đánh  cô là một hành động sai?

Cô ấy thực sự choáng váng khi tôi đặt vấn đề theo cách suy nghĩ triết lý của cô. (Triết lý của cô ta là trên đời nầy không có gì đúng mà cũng chẳng có gì sai). Cô ấy không thể trả lời tại sao một hành động bạo lực đối với phụ nữ là một điều sai. Cuối cùng không thể chờ đợi lâu hơn nữa, tôi nói: Hãy để tôi giải thích với cô, hành động đó sai bởi vì Đức Chúa Trời bảo như thế.

Vài ngày sau đó cô ta gọi điện thoại cho tôi: Những điều anh nói làm tôi suy nghĩ. Tôi có thể gặp được Đức Chúa Trời, Đấng mà anh đã giới thiệu hay không?

Tôi vui mừng báo tin cho các bạn biết, cô ấy đã gặp được Đức Chúa Trời sau đó. Danh của Ngài là Jesus Christ.

36. Bạn phải nghĩ là bạn tốt hơn tôi.

Tôi trả lời như thế này: Trước hết, tôi không tốt hơn bất kỳ ai. Tôi chỉ đơn giản là tốt hơn lúc trước. Cũng giống như tất cả mọi người tôi đã vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và bị kết án dành cho địa ngục. Nhưng bởi ân điển và tình yêu, Đức Chúa Trời đã sai một người đến giới thiệu cho tôi biết Chúa Jesus. Việc này đã làm cho tôi nhận thức ra một vấn đề: Tôi thật là dơ bẩn trong hiện diện của một Đức Chúa Trời thánh khiết. Tôi cầu xin Chúa tha tội và bước vào tấm lòng tôi. Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của tôi. Không cần so sánh là tôi tốt hơn bạn, nhưng điểm khác biệt giữa tôi và bạn, đó là tôi đã được tha thứ mọi tội lỗi. Bây giờ tôi trao cho bạn một cơ hội mà trước đây người khác đã cho tôi.

Ôn tập

 

Chúng ta hãy ôn tập xử lý một sự phản đối:

–          Bạn:  Anh/chị có sẵn sàng mời Chúa Jesus Christ bước vào cuộc đời anh/chị?

–          Thân hữu: Không.

–          Bạn: Tại sao?

–          Thân hữu: Tôi chưa sẵn sàng.

–          Bạn: Tại sao?

Bạn có thể đọc lại trong Phụ lục 3. Những điều này sẽ trang bị cho bạn trở nên sắc bén hơn khi chạm trán với lời phản đối.

Chương 9

PHÁT TRIỂN VÀ GIỮ GÌN CÁC MỐI QUAN HỆ BÊN NGOÀI CỘNG ĐỒNG CƠ ĐỐC

Tại sao chúng ta đi vào trong thế giới chia sẻ đức tin với những người chưa tin Chúa. Có phải họ đang hạnh phúc trong mái ấm của họ và không muốn bị người khác quấy rầy? Thế giới sa ngã này dường như không quan tâm gì cả đến Phúc âm. Nhưng chúng ta không để cho thực tế này ru ngủ và lừa dối chúng ta. Có nhiều lý do bạn phải làm chứng cho người khác.

·         Đấng Christ đã chết cho họ.

Rô-ma 5:8 nhắc nhở chúng ta: Nhưng Đức Chúa Trời đã tỏ tình yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Chúa Cứu Thế đã chết thay cho chúng ta.

Đây là Tin mừng, Bởi vì tất cả chúng ta là tội nhân. Chúa không chỉ yêu chúng ta, nhưng Ngài còn chết vì chúng ta. Ngài đã chết cho những bạn bè, gia đình, người thân quen của chúng ta là những người chưa được cứu.

·         Chúa cũng yêu thương họ.

Lu-ca 19:10 bày tỏ: Vì Con Người đã đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất. Đây là lý do chúng ta phải đi vào trong thế giới. Trong Ma-thi-ơ 9:36-38 chúng ta nhìn thấy tấm lòng của Chúa Jesus đối với đoàn dân đông:

Nhìn thấy đoàn dân đông đảo, Ngài động lòng thương xót, vì họ bị hà hiếp và khốn đốn như đàn chiên không người chăn.  Ngài bảo các môn đệ: “Mùa gặt thật trúng, nhưng thợ gặt thì ít.  Vậy, hãy cầu xin Chúa mùa gặt sai thêm thợ gặt vào đồng lúa của Ngài.

·         Họ cần Đấng Christ.

Hôm nay, Chúa Cứu thế vẫn còn yêu đoàn dân đông. Số lượng hiện tại của đoàn dân đông chắc chắn là lớn hơn, nhưng nhu cầu của họ hôm nay hay hôm qua là giống nhau. Họ cần Người chăn bầy nhân từ; họ cần tình yêu, sự tha thứ, sự thương xót và sự giúp đỡ của Ngài.

Nhiều người bị khủng hoảng, chết đuối trong hôn nhân tan vỡ, ma túy, rượu, cảnh cô đơn, và đời sống không có mục đích. Sự cô đơn, trống vắng của họ chỉ được lấp đầy trong mối quan hệ với chính Đức Chúa Trời. Cho dù họ là ai, thuộc tầng lớp nào, nhưng nếu ở bên ngoài Đấng Christ, thì cuộc đời của họ trống rỗng.

·         Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta trở nên “Tay đánh lưới người”.

Chúng ta có được kêu gọi trở nên tay đánh lưới người? Trong Ma-thi-ơ 4:19, Chúa Jesus phán: “Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các người trở nên tay đánh lưới cứu người.” 

Tay đánh lưới người là người ném ra phao cứu sinh cho những ai đang vùng vẫy tìm lối thoát trong biển đời tuyệt vọng. Thực tế là những người chưa tin đang ở trong tình trạng tuyệt vọng và họ cần được cứu nhờ vào tình yêu và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cần có những người bạn chưa tin.

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta đi vào trong mùa gặt của Ngài. Nếu bạn đang sống một cách cô lập với thế giới và chỉ kết bạn với các anh chị em trong Hội Thánh, trong các nhóm học Kinh Thánh bạn sẽ không bao giờ kinh nghiệm sự vui mừng khi chia sẻ đức tin của bạn cho những người chưa tin. Đời sống thuộc linh của bạn trở nên khô hạn vì bạn đã phớt lờ đi

sự kêu gọi làm việc trên cánh đồng của Chúa. Bạn sẽ đánh mất cảm giác của sức sống sinh động vốn có từ sự vâng phục Đại mạng lệnh.

Đức chúa Trời không kêu gọi rồi che giấu bạn trong thế giới này. Ngài kêu gọi bạn đi vào trong thế giới. Người chưa tin không thể biết chúa Jesus nếu chúng ta giữ bí mật những thuộc tính của Ngài. Chúng ta phải đi ra và nói cho người khác biết Ngài là ai. Hãy nhớ Rô-ma 10:15, Bàn chân của người truyền giảng Phúc Âm xinh đẹp biết bao.

Ma-thi-ơ 28:19 nhắc nhở chúng ta “đi và môn đồ hóa”. Chúng ta cần ra đi bởi vì chúng ta không thể môn đồ hóa người khác khi giữa chúng ta và họ có một khoảng cách.

Sứ điệp Tin mừng của chúa Jesus tiếp tục lay động từ tấm lòng này đến tấm lòng khác. Nếu bạn bước đi trong sự vâng phục, lẽ thật bất biến của Phúc âm sẽ được mang đến với những người mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn chia sẻ Tin Lành.Không có sự trùng khớp ngẫu nhiên.Đức Chúa Trời sai phái nhiều người đến trong cuộc sống của tôi.  Một số người chỉ đi thoáng qua, một số khác ở lại vài tháng hoặc vài năm. Có lẽ Chúa sẽ dùng tôi như một ống dẫn nước để bày tỏ cho họ thấy Tin Lành của con Ngài. Vì lý do này tôi tin rằng sự hiện diện của họ trong cuộc đời tôi không phải là một sự trùng khớp ngẫu nhiên.Nói về sự trùng khớp ngẫu nhiên, tôi có một câu chuyện. Tôi đang dạy “Làm thế nào để chia sẻ chúa Jesus không sợ hãi” cho một nhóm Cơ đốc nhân chuyên về luật. Vào cuối ngày thứ hai của khóa học, một người đàn ông tên là Larry Kelly đến gặp tôi và nói: Tất cả những nghi ngờ của tôi đã ra đi.Tôi chưa hiểu anh chàng này muốn nói về cái gì. Tôi hỏi lại:

–          Ông muốn nói ý gì?

–          Tôi đã sẵn sàng.

–          Sẵn sàng để làm gì?

–          Tôi muốn dâng đời sống tôi cho Chúa Jesus.

Tôi rất ngạc nhiên. Xét cho cùng đây là một hội nghị kêu gọi sự hứa nguyện của tín hữu. Tôi hỏi: Anh đến  đây như thế nào?

Larry kể cho tôi nghe câu  chuyện của anh ta. Anh ta nói: Cách đây một tuần, chúng tôi gặp một trận bão tuyết dữ dội. Văn phòng của tôi phải đóng cửa hôm đó, vì vậy tôi quyết định lau chùi tầng hầm để chuẩn bị một phòng riêng cho con trai tôi dưới đó.

Khi tôi đang làm việc, tôi cảm thấy khó hiểu, bực dọc về sự thực hữu của Đức Chúa Trời. Tôi xếp lại các quyển sách trên lầu và một quyển rơi xuống ở đầu cầu thang. Tôi nhặt nó lên, ngạc nhiên vì đó là một quyển nói về chúa Jesus. Tôi ngạc nhiên bởi vì tôi không biết là mình có một quyển sách như thế. Ngay lúc đó tôi quyết định đọc các trang bìa của nó.

Sau khi đọc xong tôi vẫn còn mơ hồ. Và tôi chợt nhớ là trong khu vực tôi sống có một nhà sách cơ đốc. Vì vậy tôi lái xe tới đó trong trận bão tuyết.

Khi tôi xuất hiện tại  nhà sách. Bruce, người bán sách rất ngạc nhiên vì tôi đã đến trong một thời điểm như  thế. Lúc đó tôi là khách hàng duy nhất của anh ta, vì vậy chúng tôi có thời gian tán gẫu. Tôi hỏi Bruce xem thử anh ta có quyển sách nào nói về sự nghi ngờ hay không. Không có loại sách này tại đó nhưng anh ta bắt đầu chú ý đến tình trạng tranh đấu bên trong của tôi về việc tin hay không tin. Khi anh ấy biết tôi là luật sư, anh ấy thông báo cho tôi biết về khóa hội thảo cơ đốc dành cho các nhân viên trong ngành luật cách thị trấn của chúng tôi 80 dặm. Đó là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Bởi vì trước đó tôi cũng có biết việc này từ một thân chủ. Dầu vậy tôi không muốn đi. Nhưng vợ tôi lại nhắc tôi việc này vào những phút cuối cùng trước khi khóa hội thảo bắt đầu. Vì vậy bây giờ tôi có mặt ở đây.

Bạn không thích đường lối làm việc của Đức Chúa Trời sao? Chúng ta hãy nhìn vào bảng liệt kê của cái gọi là sự trùng khớp ngẫu nhiên. Trong trường hợp của Larry, đầu tiên anh ấy có một sự phân vân về Đức Chúa Trời, sau đó là một quyển sách rơi ra từ trên giá sách. Rồi một thân chủ giới thiệu cho anh ta về khóa hội thảo cơ đốc, việc này cũng được nhắc  lại lần nữa từ người bán sách. Larry đã đến khóa hội thảo và tìm thấy Đức Chúa Trời. Và bởi sự trùng khớp ngẫu nhiên, tôi gặp anh ta và đưa anh ta đến một Hội Thánh đặt nền tảng trên Lời Chúa trong khu vực anh ta sống. Bây giờ anh ta là thành viên của một nhóm học Kinh Thánh gồm 70 người, ở đó đức tin anh ta tiếp tục tăng trưởng.

Đừng bao giờ phớt lờ những con người mà Chúa cho phép xuất hiện trong cuộc đời bạn có vẻ như một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Thay vào đó hãy tìm kiếm phương cách để xây dựng  mối quan hệ.  Khi đó bạn có thể sử dụng những hướng dẫn từ sách này thiết lập một cây cầu với người khác.

Xây dựng các mối quan hệ

Có nhiều phương cách để xây dựng các mối quan hệ. Chúng ta bị giới hạn  chỉ trong tính sáng tạo của chúng ta và động cơ của chúng ta là làm đẹp lòng Chúa.

·         Gặp gỡ những người láng giềng

Một điều đáng tiếc là ngày hôm nay cảm giác về đời sống cộng đồng, sự nối kết giữa những người trong cùng khu vực trở nên rất mong manh. Có lẽ bạn phải thay đổi tình trạng này trong  nơi bạn sống bằng cách đi đến với những người hàng xóm tự giới thiệu chính mình và làm quen với họ. Bạn có thể liên lạc với chính quyền địa phương để biết làm thế nào tổ chức một buổi gặp gỡ những người láng giềng trong ngôi nhà của bạn. Và khi những người hàng xóm đến nhà của bạn, lúc này bạn hãy tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa để giới thiệu Phúc Âm cho họ.  Bạn có thể nói rằng kẻ trộm đến để cướp phá và hủy diệt, nhưng Chúa Jesus đã đến để ban cho nhân loại sự sống đời đời. Bạn cũng có thể xin phép chính quyền địa phương để làm người tài trợ cho một hoạt động xã hội nào đó giúp đỡ cho các trẻ em trong khu vực.

·         Nhu cầu cần cầu nguyện

Bạn có thể đi ra gặp những người hàng xóm với lời đề nghị: Tôi là một con người thường xuyên cầu nguyện tìm kiếm giải pháp cho mọi nan đề. Tôi có một quyển sổ tay ghi chép những nhu cầu cần cầu nguyện. Anh/chị có nhu cầu nào cần cầu nguyện hay không?

Sau đó một thời gian, bạn có thể gặp lại người hàng xóm đã nhờ bạn cầu nguyện và hỏi: Tôi hơi tò mò một chút, anh/chị đã nhận được giải pháp cho vấn đề cầu nguyện trước đây chưa?

Nếu nan đề cầu nguyện đã được giải quyết, lúc này có lẽ là thời điểm thuận tiện cho bạn trình bày 5 câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus. Còn nếu không, bạn vẫn đang xây dựng một mối quan hệ.

·         Tham dự một buổi chiếu phim Video

Có một ý tưởng khác được gợi ý cho bạn trong lần tới. Nếu bạn gặp cả hai vợ chồng người hàng xóm, bạn có thể nói với người chồng:  Chào John, tôi biết anh rất quan tâm đến vấn đề đời sống hôn nhân gia đình. Chúng tôi có một bữa ăn nhẹ và  xem phim video tại nhà tôi vào tối  thứ 3 tuần này để hoàn thiện đời sống hôn nhân của anh. Nó chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Anh đến với chúng tôi nhé?

Một đề nghị như vậy, liệu người chồng có dám từ chối ngay trước mặt vợ của anh ta?

·         Tham dự các buổi liên hoan nhẹ với các câu chuyện.

Bạn cũng có thể mời những người hàng xóm đến  vui hưởng các bữa ăn nhỏ nhân sự kiện của ngày lễ tình nhân, hay bất kỳ một ngày nào khác có ý nghĩa. Mục đích của việc này là để mọi người có dịp ngồi lại và chia sẻ các câu chuyện của họ với nhau.

Nếu buổi gặp gỡ những người láng giềng xảy ra trong thời gian có lễ giáng sinh, bạn có thể yêu cầu mọi người chia sẻ kỷ niệm về một kỳ Lễ giáng sinh đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời của họ. Bạn có thể mời một đôi vợ chồng cơ đốc ở một nơi khác đến chia sẻ ý nghĩa thực sự của lễ giáng sinh.

Bạn có thể lấy ra một quyển sổ và đề nghị mọi người ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của họ. Trước khi họ ghi các thông tin, bạn nói: Nếu anh/chị nào quan tâm đến ý nghĩa thực sự của Lễ giáng sinh, xin vui lòng đánh dấu * bên cạnh tên của mình. Bạn có thể tặng cho mỗi người một món quà giáng sinh nhỏ kèm theo một sách truyền đạo đơn. Bạn nên khích lệ họ đọc quyển sách này để tìm thấy mối liên hệ thực sự với Đấng Christ.

Trong khoảng thời gian sau đó, bạn có thể gọi điện thoại để thăm dò xem có người nào bạn có thể đến gặp trực tiếp tại nơi ở của họ để đưa ra các câu hỏi và nhớ mang theo Kinh Thánh sẵn sàng trưng dẫn Lời Chúa.

Chúng ta nên làm theo cách như thế bởi vì người láng giềng của bạn sẽ giới thiệu cho bạn những người quen khác của họ mà bạn không thể tiếp xúc được nếu không có sự giới thiệu này.  Những buổi gặp nhau để uống cà-phê tại nhà riêng có thể được tổ chức trong các ngôi nhà khác nhau trong khu vực của bạn. Trong một thị trấn nhỏ ở Texas, 150 người đã đến gặp nhau trong một phòng giải trí, và bây giờ họ đang chờ đợi một mục sư.

·         Những mối liên hệ đặc biệt.

Chúng ta có thể xây dựng các mối quan hệ xuyên qua các mối liên hệ chung như: Các sở thích, hoạt động thể thao, thể dục thể hình, đi xe đạp và các nhóm chơi lăn bóng gỗ.

·         Những hành động tử tế.

Những hành động tử tế giống như điện lực: nó có thể giúp cho một ai đó nhìn thấy ánh sáng. Một trong những cách ưa thích của tôi để gây ảnh hưởng trên người khác là dùng xẻng xúc tuyết trên đường lái xe vào các ngôi nhà của những người láng giềng trong khu vực tôi đang cư trú vào những ngày tuyết rơi. Khi họ mệt mỏi từ chỗ làm việc trở về, họ không thể tin được là các lối đi đầy tuyết đã được dọn dẹp. Với một chút sáng tạo bạn có thể nghĩ ra cách để giúp đỡ gia đình bạn bè và những người hàng xóm của bạn.

·         Tổ chức những bữa tiệc đông người.

Trong một khu vực rộng lớn, bạn cũng có thể chia sẻ đức tin của bạn một cách hiệu quả thông qua những bữa tiệc có nhiều người tham dự. Nếu có thể được, bạn nên tổ chức một bữa ăn nhẹ mà mỗi người chỉ tốn một đô-la. Đây là cơ hội mà bạn có thể kéo mọi người lại với nhau trong khu vực bạn sống cũng giống như trong Hội Thánh của bạn. Tôi biết có một Hội Thánh đã tổ chức một buổi nướng thịt ngoài trời cho khoảng vài trăm người. Các thành viên của Hội Thánh đã hòa lẫn với những bạn hữu chưa tin Chúa, và chis sẻ Chúa Jesus không sợ hãi theo như cách họ đã được huấn luyện. Kết quả là đã có 238 người quyết định tin Chúa trong dịp đó.

Bạn có thể đặt mua một quyển sách hướng dẫn về cách tổ chức các sự kiện thuộc loại này. Đó là quyển “Bữa tiệc truyền giảng Phúc Âm đông người”, của Hội Truyền Giáo Bắc Mỹ tại số 1-800-233-1123. Nếu bạn thực sự quan tâm đến vấn đề này, xây dựng những cây cầu cho việc truyền giảng Phúc Âm, bạn có thể liên lạc với Tim Knopps tại Học viện Timothy Ministry tại số 405-478-2186 hoặc viết thư cho ông ấy theo địa chỉ: 11 311 Golf Leaf Lane, Oklahoma City, OK 73131-3258.

·         Các phục vụ cộng đồng.

Có lẽ bạn cũng muốn Hội Thánh của bạn có tinh thần phục vụ cộng đồng. Hãy nghĩ ra vài cách mà Hội thánh có thể tác động lên cộng đồng. Có lẽ lớp học Trường Chúa Nhật hoặc một Ban thanh niên trong Hội thánh đi ra một khu phố mua sắm nào đó và xin phép rửa các cửa kính của những chiếc xe hơi đang đỗ lại. Sau khi rửa xong bạn có thể để lại một thông điệp: Chúng tôi rửa các cửa kính xe cho bạn bởi vì Đức Chúa Trời yêu bạn. Và bên dưới thông điệp đó hãy để lại địa chỉ của Hội Thánh bạn.

·         Những người bạn cũ.

Nếu bạn có một người bạn cũ, anh ấy chưa bao giờ nghe đến Phúc Âm, và bạn được Đức Thánh Linh cáo trách nhắc nhở phải giới thiệu Phúc Âm cho anh ấy. Bạn có thể gọi điện thoại: Tôi cần chia sẻ với anh/chị một số thông tin quan trọng. Chúng ta sẽ dành thì giờ để gặp nhau ở một nơi nào đó?

Bạn có thể chọn một nơi yên tĩnh không có ai quấy rầy, không có trẻ con làm sao lãng tâm trí. Trong một nơi chốn như thế, bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng một lời xin lỗi: Anh/chị biết đấy, tôi phải xin lỗi anh/chị vì tôi chưa nói cho anh/chị biết điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.  Tôi chưa nói cho anh/chị biết làm thế nào để thiết lập  mối liên hệ cá nhân với Chúa Jesus Christ. Tôi muốn anh/chị biết điều này.

Phản ứng tự nhiên của thân hữu có thể là: Anh không có gì để xin lỗi…

Bạn có thể nói tiếp: Ồ không, tôi phải xin lỗi bởi vì nếu anh chị qua đời trước khi chúng ta  gặp nhau hôm nay. Tôi biết anh chị sẽ đi về đâu. Tôi không muốn chỉ mỗi mình tôi được sống đời đời vì tôi yêu anh chị rất nhiều. Tôi muốn chia sẻ với anh chị phương cách mà chúng ta có thể gặp nhau trong cõi đời đời. Tôi muốn nói với anh chị làm thế nào để thiết lập mối quan hệ cá nhân với Chúa Jesus Christ.

Phần tiếp theo bạn có thể phỏng vấn họ với 5 câu hỏi được dùng để chia sẻ Chúa Jesus. Và rồi đưa thân hữu đến với các phần Kinh Thánh trưng dẫn.

·         Nối kết trở lại với những người bạn đã gặp trong quá khứ.

Làm thế nào bạn có thể đi ngược lại khoảng thời gian trước  đây? Bạn đã từng có những mối quan hệ đã bị gãy đổ, gây tổn thương cho cả hai phía trước đây? Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhận ra là chờ đợi thời điểm đúng lúc của Đức Chúa Trời.

Tôi đã học cách đơn giản để nhận ra lúc nào Chúa hường dẫn tôi viết thư hay gọi điện thoại nối lại các mối liên hệ cá nhân. Tôi làm việc này khi bất thình lình một cái tên nào đó trong quá khứ hiện ra trong tâm trí của tôi.

Có người hỏi tôi: Bill nè, sẽ tốt hơn nếu anh cầu nguyện trước cho những người này và chờ đợi để gặp họ?

Tôi trả lời: Cầu nguyện là việc đương nhiên, nhưng tôi không chờ đợi để gặp họ trong một thời điểm nào đó. Bởi vì tôi đang thắc mắc là tại sao tên của người đó không đến trong tâm trí của tôi sớm hơn?

Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời  đặt để tên của một người nào đó trong tâm trí tôi vào lúc này. Bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, đây là lúc tôi phải hành động. Tôi cầu nguyện tức thì và di chuyển theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

Có một lần Chúa đặt trong tâm trí tôi tên của Thomas, một luật sư đã từng khởi kiện tôi trước đây. Tôi đã gặp anh ta cách đây 10 năm rồi, và bây giờ tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với anh ta. Tôi cầu nguyện và gọi điện thoại thăm dò xem anh ấy có hứng thú để đi ăn cơm trưa với tôi hay không.

Tôi biết đây là một tình huống khó khăn. Tuy nhiên Thomas đã nhận ra tôi sau khi tôi tự giới thiệu.. Anh ấy nhận lời mời ăn cơm trưa với tôi. Tôi đã chia sẻ với anh ấy những thay đổi tận gốc rễ trong cuộc đời tôi. Tôi cảm ơn Thomas vì anh ấy là một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời cho cuộc đời tôi.

Tôi đã nói lên lời chứng cá nhân với Thomas. Mặc dù anh ấy không phản hồi, nhưng tôi đã có đặc ân gieo trồng một hạt giống.

Vài năm sau đó, tên của Thomas lại hiện ra trong tâm trí tôi. Tôi điện thoại và mời anh ấy đi ăn trưa. Lần này Thomas đi cùng với một bạn gái của anh ta. Cô ấy là Meredith, một tín hữu cơ đốc. Tôi đoán anh này kéo cô bạn gái đi ăn trưa vì cho rằng tôi và người bạn gái của anh có niềm tin giống nhau. Một lần nữa tôi khuyên anh ta tiếp  nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa, nhưng anh ấy vẫn im lặng.

Tuy nhiên Meredith đi nhà thờ, nơi tôi đang giảng dạy và cô ấy mời Thomas cùng đi nhà thờ. Thế là chúng tôi lại gặp nhau.  Trong một buổi nhóm sau đó, tôi gặp Thomas, và tôi vẫn kiên nhẫn phỏng vấn anh ta: Anh phải có một niềm tin nào đó chứ?

Lần này anh ta cười và nói: Anh biết tôi tin ai mà.

Tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, tôi hỏi lại: Anh phải nói cho tôi biết là anh tin cái gì?

Thomas trả lời: Tôi đã dâng tấm lòng tôi cho Chúa Jesus.

Các bạn chắc biết tâm trạng tôi trong lúc đó hồ hởi ra sao!

Bạn thấy đó, sự tể trị về thời gian của Chúa là hoàn hảo. Ngài có thể dùng những mối liên hệ trong quá khứ để xây ghép tương lai.              ••

  • Nơi làm việc

Một người khôn ngoan đã nói: “Đức tin của một người không được đánh giá qua những gì anh ta nói, nhưng là những gì anh ta làm.”

Nhiều người tại nơi làm việc của bạn đang theo dõi bạn. Và tôi hy vọng tính chính trực, nhân cách và lối cư xử của bạn sẽ giống như một ngôi sao đang chiếu sáng. Các đồng nghiệp của bạn sẽ ghi nhận tốt về bạn nếu bạn làm việc nghiêm túc. Bạn được hoan nghênh qua cung cách của bạn.

Tôi thường hỏi trong các buổi hội thảo về vấn đề làm chứng tại sở làm. Và tôi sẽ nói một lời làm người khác phải ngạc nhiên:  Tôi không tin bạn sẽ chia sẻ đức tin tại chỗ làm. Nếu người chủ trả cho bạn 2 đô-la trong một giờ, ông ta không muốn bạn dùng thời gian làm việc để chia sẻ đức tin.

Gia sư Dave Nicholl đã nói: Tôi luôn luôn chia sẻ đức tin trong thì giờ riêng của tôi. Tôi cố  gắng tôn cao Chúa là người thầy và huấn luyện viên tốt nhất. Qua cung cách của tôi người khác sẽ  cho tôi cơ hội để tôi thiết lập  các mối quan hệ. Khi tôi chia sẻ đức tin với các sinh viên và gia đình của họ, đó là thì giờ của riêng tôi.

Dave đã nói đúng. Bạn không nên dùng thì giờ của công ty để làm chứng. Tuy nhiên có một sự khác biệt giữa sát hạch và chia sẻ. Bạn đã học biết cách sát hạch một người chưa tin bằng  cách hỏi 5 câu hỏi để chuẩn bị chia sẻ về chúa Jesus. Việc này chỉ tốn một ít thời gian. Bạn có thể đưa ra các câu hỏi trong thời gian giải lao uống cà-phê hay trong một cuộc nói chuyện ngắn ở hành lang nơi làm việc.

Nhưng khi đồng nghiệp của bạn có quan tâm muốn biết nhiều hơn về Phúc Âm, bạn có thể hẹn gặp người đó trong một thời điểm và nơi chốn thích hợp. Có thể là hẹn nhau đi ăn tối, đi tới một buổi học Kinh thánh, hoặc là mời đến nhà thờ.

Nếu bạn là người chủ hay một người ở vị trí quản lý, hoặc nếu bạn đang điều hành một phòng khám bệnh trong tư cách là một bác sĩ. Trong trường hợp này bạn phải rất thận trọng, bởi vì những người ta nhận thức rằng bạn có một uy quyền nào đó trên họ.

Thực ra bạn phải ý thức là sự thuận lợi đến từ Đức Thánh Linh, không phải là uy quyền của bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải lắng nghe cẩn thận những thông tin mà các nhân viên của bạn cung cấp. Có thể một ai đó nói như thế này: “Đời sống là tồi tệ”. “Tôi không biết phải làm gì”. “Tôi đang bất mãn với chồng tôi”. “Các con tôi đang làm tôi muốn nổi khùng lên”. “Dường như tôi chẳng có lúc nào khỏe cả”. “Mẹ tôi đang hấp hối”. Bạn cũng phải đọc được các ngôn ngữ của cơ thể. Có lẽ một trong các nhân viên của bạn có biểu hiện bối rối, giận dữ, lãnh đạm…Tình thế này là lúc bạn có thể đến bên họ và hỏi: Anh/chị ổn chứ?

Nếu nhân viên của bạn tuôn ra tất cả nỗi thống khổ của họ, bạn phải kiên nhẫn lắng nghe. Có thể đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn nhẹ nhàng, lịch sự đưa ra lời đề nghị: Anh biết đó, tôi cũng đã từng có những nỗi thống khổ giống như anh đã trải qua nhưng tôi đã tìm được giải pháp cho vấn đề của tôi.

Nếu anh ấy hỏi về giải pháp mà bạn đã tìm thấy, đó là lúc bạn xin phép để chia sẻ. Trong trường hợp này tôi nhanh chóng nhận ra tôi phải làm gì.

Chúng ta sẽ thảo luận về sự chia sẻ đức tin tại nơi làm việc một cách chi tiết hơn trong chương 11.

  • Làm một người tế nhị

Lịch sự, tế nhị với người khác là một điều rất quan trọng. Hãy luôn ghi khắc vào lòng lời nhắc nhở của Chúa Jesus: Vậy thì, bất cứ những gì con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều ấy cho họ (Ma-thi-ơ 7:12).

Nói một cách khác, bạn phải tìm ra những phương cách để giúp đỡ người khác. Bạn phải giữ luôn chủ tâm đó. Nếu để nó bay đi thì thật hối tiếc cho bạn. Bởi vì khi bạn chăm sóc người khác trong tình yêu họ sẽ thấy ánh sáng nơi bạn. Chúa Jesus đã dạy trong Ma-thi-ơ 5:14-16, Các con là ánh sáng của thế gian. Một thành xây trên ngọn đồi sẽ không bị che khuất.  Không ai thắp đèn rồi đặt trong Nt: dưới thùng

thùng nhưng đặt trên chân đèn để soi sáng mọi người trong nhà.  Vậy, hãy chiếu ánh sáng của các con trước mặt thiên hạ như thế, để họ thấy các công việc tốt đẹp của các con mà tôn vinh Cha các con ở trên trời.

 

  • Một người bạn trong đau khổ

Mọi người đều có khuynh hướng giải bày những khó khăn, tuyệt vọng, tình trạng cô đơn của họ cho một người nào đó. Khi gặp trường hợp này, trước hết chúng ta phải lắng nghe trong tình yêu thương, trong sự đồng cảm. Chúng ta không chỉ  nghe thân hữu nói, nhưng cũng lắng nghe tiếng phán của Chúa trong lòng mình để nhận ra chúng ta phải yêu thương người đang nói bằng cách nào.  Khi ai đó đang bày tỏ những nỗi phiền muộn của họ, hãy cẩn thận đừng lấy ra một câu Kinh Thánh trưng dẫn và nói: Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn.

Khi chúng ta nói: Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn, chúng ta cũng đưa ra một sự đáp lời như: Điều đó chắc khủng khiếp lắm. Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi có thể làm gì bây giờ? Bạn muốn tôi làm gì?

Đôi khi một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật hay một tấm bưu ảnh nào đó được để lại trên bàn của thân hữu hay gởi đến nhà của họ qua đường bưu điện nói lên được tấm lòng quan tâm của chúng ta dành cho người đó. Chúng ta phải làm một điều nào đó khác biệt và cụ thể để bày tỏ rằng chúng ta thực sự chú ý đến những nhu cầu sâu xa trong tâm hồn họ. Có lẽ bạn cần có  thì giờ để cắt một thước Anh cỏ dại, hoặc xúc tuyết trên đường lái xe vào nhà của người đó, hay là gởi  một món quà tặng sau khi cùng ăn cơm tối. Tất cả những điều này có thể xây dựng một mối quan hệ ràng buộc khi thân hữu của bạn đang có nhu cầu tìm một ai đó để cảm thông.

Hãy chú ý, tôi không đề nghị bạn đưa ra các câu hỏi để chia sẻ về Chúa Jesus trong các trường hợp này. Đây là thời điểm bạn chỉ đơn thuần chiếu ánh sáng vào trong bóng tối. Khi bạn làm như thế, hầu như chắc chắn người bạn đang đau khổ kia sẽ biết bạn thuộc mẫu người nào. Bạn biết điều này: một trong những khí cụ  để giảng Tin Lành quyền năng nhất là tình yêu thương. Tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng trong tương lai Chúa sẽ ban cho bạn nhiều cơ hội để chia sẻ đức tin cho nhiều người hơn.

  • Những ý tưởng khác

 

Để chia sẻ đức tin của bạn hãy mời một ai đó đi mua sắm chung, hoặc là đi ăn, uống cà-phê với nhau.

Không sợ hãi

Có một lần kia tôi đang giảng dạy cho một kỳ hội thảo, tôi phân công một nhóm tín hữu đi ra ngoài thực hành phỏng vấn 5 câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus. Một chị em đến nói với tôi: Tôi sẽ đi phỏng vấn những người cùng chơi trong đội ném bóng gỗ với tôi.

Khi tôi gặp lại chị ấy trong tuần lễ sau đó chị ấy nói:   Nè Bill, tôi đã chơi bóng với những chị em này trong suốt 5 năm. Khi tôi hỏi họ những câu hỏi mà anh dạy tôi, tôi hơi ngỡ ngàng vì tất cả họ đều đã kinh nghiệm sự tái sinh và đang tham gia vào các Hội Thánh.

Thật ngạc nhiên! Nếu không dành thời gian phỏng vấn người khác bạn sẽ không bao giờ biết họ đứng ở đâu và họ cũng không biết gì cả về đức tin của bạn. Chúng ta sẽ không để điều này xảy ra.

Nhưng bạn có thể nói: Tôi sợ khi chia sẻ đức tin với bạn bè, họ sẽ mời tôi ra khỏi nhà của họ và đóng cửa lại. Lúc đó tôi sẽ làm gì?

Những cánh cửa đóng kín

Khi tôi chia sẻ đức tin của tôi với một người bạn nhưng cô ấy từ chối Phúc âm. Phản ứng đầu tiên của tôi là cảm giác tổn thương vì bị khước từ. Nhưng tôi có một sự nhắc nhở trong lòng: Cô ta đang từ chối Chúa Jesus. Lời Chúa cho tôi biết như thế.

Tôi hít thở thật sâu và thưa với Chúa:  Được rồi, thưa Chúa. Con sẽ chờ đợi những cơ hội khác Ngài ban cho.

Nhưng giống như một người đánh cá, tôi không bỏ cuộc công việc đang làm. Nếu Đức Chúa Trời đặt một ai đó trong tấm lòng tôi, có lẽ tôi sẽ thay đổi cách câu cá. Tôi sẽ cố gắng thử một phương pháp khác biệt hoặc là thay đổi địa điểm đi câu.

Trong suốt thời gian làm người lưới cá tôi không quá tập chú vào lưỡi câu của tôi đến nỗi quên đi các cơ hội đánh bắt cá khác. Thay vào đó tôi đã học biết qua kinh nghiệm: Chúa có thể dùng những tình huống này để gia tăng sự cầu nguyện của tôi, Ngài dạy tôi cách ra đi và chờ đợi.

Chúng ta không ra đi với những hy vọng và giấc mơ của chúng ta, nhưng chúng ta phải tin cậy Đức Chúa Trời. Cuối cùng Đức Chúa Trời mong muốn tình yêu của chúng ta dành cho người khác là kết quả của mối tâm giao của chúng ta với  Đấng Christ.

Trong suốt 20 năm qua tôi đã gặp nhiều người luôn cảm thấy khó chịu và không quan tâm gì cả trong mối quan hệ với Đấng Christ. Điều đó không sao. Tôi tiếp tục chờ đợi thời điểm hành động của Đức Chúa Trời, vì rất có thể trong tương lai lòng của những người này sẽ mở ra với Phúc âm.

Như bạn đã thấy, trong mọi lúc tôi luôn tranh thủ mọi cơ hội và bước vào câu chuyện của người khác tìm cách chia sẻ Phúc Âm. Có thể nói Phúc âm không bao giờ bị đóng lại trên môi tôi.

Mục đích của tôi thiết lập các cây cầu nối kết tình bạn không phải là để đưa ra 5 câu hỏi chia sẻ Phúc Âm mỗi khi tôi gặp một người nào đó, nhưng là quan tâm đến đời sống con người và tỏ cho họ biết tôi yêu thương họ.

Chúng ta không thể quên một điều: chúng ta chia sẻ Phúc Âm bởi vì chúng ta yêu người khác. Cũng rất dễ nản lòng khi chúng ta thể hiện tình yêu dành cho thân hữu nhưng không được họ phản hồi tích cực. Một người bạn đã nói với tôi về mục sư của cô ấy là một người ngã lòng. Cứ mỗi lần ông ta cố gắng chia sẻ Phúc Âm, ông ta đều nhận được câu trả lời từ phía người nghe: Không chấp nhận.

Nếu điều này xảy ra với bạn, tôi xin nhắc bạn nhớ: Đức Chúa Trời vui lòng khi bạn vâng phục Ngài.  Khi một thân hữu nói không với Phúc âm. Vấn đề này thuộc về bạn hay là về Chúa?  Có thể đây là tiến trình Chúa muốn thánh hóa chúng ta để chúng ta cảm biết tâm trạng Ngài như thế nào khi Ngài bị những người Ngài yêu thương chối bỏ.

Khi bạn khảo sát chính tấm lòng của bạn, đừng tìm kiếm lý do để bỏ cuộc. Thay vì vậy hãy tìm ra lý do để vâng phục mạng lệnh Chúa giống như Chúa Jesus đã làm. Thậm chí khi Chúa đối diện với thập thự giá, Ngài cũng không thối lui.

Có lẽ bạn cần phải tránh xa việc nài nỉ hay dùng áp lực ép buộc một ai đó tiếp nhận Phúc âm. Bạn không cần một quyết định giả vờ tiếp nhận Đấng Christ từ người khác. Sự ao ước duy nhất của bạn là trông đợi một quyết định qui đạo chân thật của thân hữu, người đó phải được sanh ra trong quyền năng Đức Thánh Linh. Nếu bạn cố gắng ép buộc một ai đó chấp nhận sự cứu rỗi, bạn phải xin lỗi họ: “Tôi thật sự xin lỗi vì tôi đang cố gắng thúc ép anh trở nên một cơ đốc nhân. Bây giờ tôi nhận ra sự lựa chọn này là của anh không phải của tôi. Hãy tha thứ cho tôi vì tôi đã tạo áp lực lên quyết định của anh.”

Elaine, một cô gái đã đính hôn với Rick nói: “Tôi không biết điều Bill chia sẻ cho đến khi tôi xin lỗi vì đã cố gắng áp đặt ý muốn của tôi lên Rick. Cuối cùng thì anh ấy  đã có nhận thức đúng về Phúc Âm. Trước đó có một trận chiến về đề tài cứu rỗi giữa hai chúng tôi, chứ không phải là một sự tranh đấu trong lòng của anh ấy.”

Hãy nhớ đôi khi con người không có sự phản hồi tích cực đối với thập tự giá. Ngay cả khi Chúa bị đóng đinh, người ta cũng rủa sả Ngài, trấn lột quần áo, nhạo báng, nhổ vào mặt Ngài. Nhưng Chúa vẫn thành tín. Đó là sự kêu gọi cao hơn của chúng ta. Dĩ nhiên luôn luôn có hy vọng trong những phút cuối cùng dành cho sự qui đạo. Nhưng điều này không phải là động cơ của chúng ta. Động cơ của chúng ta là bước đi bởi đức tin, không bởi mắt thấy. Chúng ta rao giảng Phúc âm trong sự vâng phục Chúa và tin cậy Ngài là Đấng ban cho những kết quả.

Giữ gìn những mối quan hệ

Làm thế nào chúng ta có thể duy trì các mối quan hệ với những người bạn chưa chấp nhận Phúc âm? Khi một người xuất hiện trong cuộc đời tôi và họ biết tôi đang làm gì, họ  không mong đợi tôi chia sẻ đức tin. Tôi sẵn lòng vui vẻ chấp nhận việc này. Tôi chỉ dành thì giờ bày tỏ cho họ biết rằng tôi yêu họ. Nhiều khi việc đó làm họ khó chịu. Họ sẽ hỏi tôi: Anh vẫn còn làm việc cho các Hội Thánh? Anh còn đọc kinh Thánh?

Thỉnh thoảng tôi chỉ đơn giản trả lời: Vâng. Trong những tình huống như thế này, tôi chờ đợi một bi kịch không thể tránh được sẽ đến trong cuộc sống của họ. Tôi biết chuyện đó sẽ đến bởi vì không có ai tránh khỏi được những tổn thương khi đi qua cuộc đời này. Khi tình huống đó xảy ra, tôi sẽ có mặt ở đó để bày tỏ tình yêu và sự cảm thông.

Phong cách Truyền bá phúc âm

Chương này thực sự bàn về phong cách truyền bá Phúc Âm. Đối với tôi, phong cách truyền bá phúc âm là khi chúng ta sống trong một đường lối  cởi mở, sẵn sàng bị tổn thương, chu đáo trong mọi việc, và phù hợp với tính chính trực của nhân cách. Bằng cách này người khác có thể bị hấp dẫn bởi động cơ và sự khác biệt của chúng ta. Sự hậu thuẫn  cho phương cách này là phải có một tình yêu chân thật với con người và một đời sống tin kính với Đức Chúa Trời. Bởi vì những yếu tố đó sẽ tuôn chảy ra từ tấm lòng chúng ta và kéo con người đến với Chúa.

Chúa Jesus đã sống một đời sống quân bình hoàn hảo của phong cách truyền bá Phúc âm. Ngài sẵn sàng đụng chạm đến những con người không thể đụng chạm, yêu thương những người khó yêu thương, dạy dỗ sửa trị những người khó dạy dỗ. Mọi điều Chúa Jesus làm trên căn bản tình yêu của Ngài đối với Cha thiên thượng và đối với con người. Vì vậy hãy luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh chị em có hy vọng đó (Phi-e-rơ 3:15).

Chương 10

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA TIN CHÚA

Đời sống cầu nguyện của chúng ta là thước đo cho những lĩnh vực khác trong đời sống thuộc linh của chúng ta. Vì lý do này tôi khích lệ bạn sử dụng thì giờ để cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện của bạn phải bao hàm sự ngợi khen, thờ phượng, xưng tội, cầu thay cho bản thân và người khác.

Khi cầu nguyện, bạn nhận thức về sự hiện diện của Đức Chúa Trời nhiều hơn trong chính đời sống của bạn. Trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17 khích lệ chúng ta: “cầu nguyện không ngừng”. Đây là một lời khuyên lớn bởi vì nếu chúng ta liên tục tương giao với Đức Chúa Trời, chúng ta cũng được dầm thấm trong hiện diện của Ngài. Tôi thích sự trình bày của Mẹ Tê-rê-sa trên danh thiếp của bà: Kết quả của sự yên lặng là CẦU NGUYỆN, Kết quả của cầu nguyện là ĐỨC TIN, Kết quả của đức tin là TÌNH YÊU, Kết quả của tình yêu là PHỤC VỤ, Kết quả của phục vụ là BÌNH AN.

Xuyên qua sự cầu nguyện chúng ta được hướng dẫn tới đức tin, tình yêu, phục vụ và bình an. Jim Cymbala, một mục sư ở Brooklin, New York đồng tình với điều này khi ông kể lại câu chuyện của ông trong sách “Gió mới, Lửa mới”. Ông liên hệ điều này khi ông đi tới một thời điểm mà trừ phi Đức Chúa Trời hành động can thiệp nếu không thì hội chúng nghèo mà ông đang chăn dắt tại Brooklyn đi tới chỗ kết thúc. Không chỉ nhà thờ nhỏ của ông đang phụ trách gặp nan đề, ông cũng không thể chịu nỗi với thời tiết lạnh giá của mùa Đông đã kéo dài nhiều tháng ở đó. Cuối cùng bố mẹ vợ của Cymbala đã gởi ông đến St. Peterburg, Florida  để nghỉ ngơi và điều trị bệnh sung huyết của phổi. Một ngày kia vị mục sư trẻ này có mặt trên một chiếc thuyền câu cá cùng với 20 du khách. Anh ấy ngồi trên thuyền và yên lặng cầu nguyện: “Lạy Chúa con không biết làm thế nào để trở nên một mục sư thành công. Con chưa được huấn luyện. Tất cả những gì con biết đó là Carol và con đang làm việc giữa thành phố New York, chung quanh là những người đang chết, nghiện ngập ma túy, hưởng thụ chủ nghĩa vật chất. Nếu Phúc âm đầy quyền năng…..”

Anh ấy chưa kết thúc lời cầu nguyện thì những giọt nước mắt đã rơi ra. Anh cảm nhận tiếng phán của Chúa từ trong lòng: “Nếu con và vợ con hướng dẫn dân sự kêu cầu danh Ta, con sẽ không bao giờ thiếu thốn các sứ điệp tươi mới để rao giảng. Ta sẽ cung cấp tiền bạc thỏa mãn mãn mọi nhu cầu cho Hội Thánh và cho gia đình của con. Và con sẽ không dám nghĩ về một tòa nhà đủ lớn cho đám đông nhiều người mà ta sẽ đem họ tới để đáp lời sự cầu nguyện của con”.

Khi mục sư Cymbala trở về Brooklyn, ông nói với hội chúng: Nếu chúng ta  kêu cầu Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng giữ lời hứa sẽ đáp lời cầu nguyện, đem những người chưa được cứu về với Ngài, và đổ đầy Đức Thánh Linh giữa vòng chúng ta. Còn nếu chúng ta không kêu cầu Đức Chúa Trời, Ngài hứa là không có gì xảy ra.  Đơn giản là như thế. Những gì tôi giảng hoặc là những lời chúng ta công bố thì không thành vấn đề. Tương lai của Hội Thánh này sẽ tùy thuộc vào thì giờ cầu nguyện của chúng ta.

Tính đến hôm nay Cymbala là mục sư quản nhiệm Hội Thánh Brooklyn trên 25 năm. Trong suốt thời gian qua hội chúng này đã gia tăng từ 20 thành viên lên đến trên 6000 tín hữu. Đức Chúa Trời tiếp tục làm công việc của Ngài xuyên qua sự cầu nguyện của Hội Thánh.

Mục sư Cymbala đã nói đúng: Không cầu xin thì không nhận lãnh. Chúa Jesus đã dạy chúng ta: Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con.  Vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp và ai gõ, cửa sẽ mở (Ma-thi-ơ 7:7-8)

Điều hiển nhiên là: Nếu bạn không cầu xin, bạn sẽ không nhận được thứ gì. Chúng ta có thể bước vào trong tấm lòng của Đức Chúa Trời chỉ xuyên qua sự cầu nguyện.

Cầu nguyện trước khi chia sẻ

Tôi không thể không suy nghĩ về một khoảng thời gian cô đơn. Lúc đó tôi đã chia sẻ đức tin, nhưng tôi chưa cầu nguyện cho các thân  hữu tôi tiếp xúc. Bây giờ nếu có cơ hội gặp lại, tôi yên lặng cầu nguyện để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời.

Tôi có một danh sách tên của những thân hữu để cầu nguyện cho họ mỗi ngày. Một số tên những người này có trong sự cầu nguyện của tôi trải nhiều năm, một số khác chỉ trong khoảng thời gian ngắn hơn. Tôi sắp xếp tên của những người bà con đến những người nổi tiếng mà Chúa đã đặt để họ trong lòng tôi.

Kathie Grand hiểu được tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho người chưa tin. Cô ấy cầu nguyện cho 2500 người chưa tin trong mỗi tuần. Không lâu trước đó Kathie và Paul, chồng cô đáp chuyến bay từ Atlanta ta đến Denver, cô ấy đã gặp một thượng nghị sĩ. Người đàn ông này đã được cô cầu nguyện trong suốt 7 năm qua. Ông này ngồi bên cạnh Kathie, và cô ấy đã nói chuyện với ông ta trong khoảng hơn 3 giờ bay. Cuối cùng Kathie hỏi: Ông có biết Phúc âm là gì không?

Ông ta trả lời: Tôi không biết.

Kathie khám phá ra vị chính khách 66 tuổi này chưa bao giờ nghe Phúc âm trước đó.

Kathie hỏi: Ông có đồng ý cho phép tôi trưng dẫn một số câu Kinh Thánh hay không?

Ông ta đáp: Được thôi.

Thế là Kathie áp dụng bài đã thuộc, trưng dẫn các câu gốc Kinh Thánh trình bày về Chúa Jesus. Sau này cô ấy nói: Khi chính trị gia này đọc lớn tiếng các câu Kinh Thánh, tôi có thể thấy Đức Thánh Linh đang hành động.

Người đàn ông này không tiếp nhận Chúa vào ngày hôm đó, nhưng Kathie biết rằng cô không thất bại vì cô đã vâng phục Chúa trong việc cầu nguyện và chia sẻ đức tin cho người này. Cô ấy nói: Việc này là một thời khắc đáng ghi nhớ trong cuộc đời tôi.

Tôi cũng biết chắc một điều: quyền năng của lời cầu nguyện làm nên sự khác biệt trong cuộc sống của người chưa tin Chúa.

Cách đây vài năm tôi gặp Ted, một viên chức chính quyền liên bang làm việc trong ngành Hành pháp  ra ngoài để đánh gôn. Nhóm chơi gôn của chúng tôi hôm đó có Ted, một cơ đốc nhân khác tên là  Zane và tôi. Đang khi chơi với nhau, tôi hỏi Ted: Anh có đi nhóm ở nhà thờ nào không?

Anh ta nói liền một mạch 5 nhà thờ khác nhau. Tôi lại hỏi tiếp: Nếu qua đời anh sẽ về đâu?

Anh ta bước lại gần tôi 2 bước và trả lời trong sự khó chịu: Nè, Bill Fay anh biết chính xác là tôi sẽ về đâu sau khi chết kia mà!

Tôi bước lại gần anh ta hơn nữa, hai khuôn mặt của chúng tôi đối diện với nhau, tôi mỉm cười: Anh Ted, tôi hoàn toàn không có manh mối nào cả để biết rằng anh sẽ về đâu sau khi từ giã cõi đời.

Tôi liếc mắt nhìn Zane đang đứng một bên, anh ấy bắt đầu cầu nguyện cho Ted. Khi anh ấy đang cầu nguyện, tôi cảm nhận tấm lòng của Ted tan chảy. Ted nói: Anh nói đúng, tôi không biết tôi sẽ về đâu.

Và ngay sau đó, Ted đã làm theo hướng dẫn của chúng tôi. Anh ta dâng đời sống của mình lên cho Chúa Jesus Christ. Tôi được thuyết phục là quyền năng của lời cầu thay làm tan chảy tấm lòng băng giá của những ai đề kháng với Đức Chúa Trời.

Cầu nguyện cho những người chưa tin Chúa là một hành động khôn ngoan. Phải cầu nguyện trước khi bạn chuẩn bị chia sẻ Phúc Âm. Sự cầu nguyện giúp bạn sẵn sàng chia sẻ Chúa Jesus như thế nào? Để kích hoạt tiến trình này, bạn có thể cầu nguyện cho:

  • Những cơ hội

Truyền giảng Phúc âm là một tiến trình đưa con người vào trong sự thánh hóa. Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta bước vào trong mối tâm giao sâu đậm với Ngài. Khi tôi dành thì giờ cầu nguyện cho những người hư mất, tôi cầu xin Chúa mở mắt và lòng tôi nhìn thấy những điều kỳ diệu. Trong thì giờ yên tĩnh mỗi buổi sáng tôi cầu xin Chúa ban cho tôi có đặc ân chia sẻ đức tin cho một ai đó mà lòng của họ đã chuẩn bị cho việc tiếp nhận Phúc âm. Trong đường lối đó  tôi luôn có sự nhạy bén cầu hỏi Chúa khi tôi gặp một ai đó: Lạy Chúa đây có phải là người mà Ngài gởi đến cho con hôm nay?

Phương cách này làm cho tâm trí tôi mở ra và sẵn sàng chuyển động theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

  • Tình yêu

1 Cô-rinh-tô 13:1 bày tỏ: Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nhưng không có tình yêu thương thì tôi chỉ như tiếng cồng khua vang hay chập chỏa inh ỏi.

Thật là khó khăn để chia sẻ Phúc âm khi tình yêu của chúng ta dành cho người khác đã trở nên nguội lạnh. Từ lý do này chúng ta thấy một điều quan trọng là chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tình yêu đối với con người, giúp đỡ cho chúng ta thấy được những tấm lòng tan vỡ trong đau khổ và nghe được tiếng khóc than của họ. Loại cầu nguyện này khiến chúng ta nắm bắt được tấm lòng của Chúa đối với người hư mất. Khi ấy chúng ta chia sẻ Chúa Jesus cho người khác không phải vì trách nhiệm nhưng là vì tình yêu. Tình yêu làm nên sự khác biệt.

Ê-phê-sô 3:17-19 nói: Tôi cầu xin, bởi đức tin, Chúa Cứu Thế ngự trong lòng anh chị em để khi đã đâm rễ và lập nền trong tình yêu thương,  anh chị em có đủ sức cùng tất cả thánh đồ hiểu thấu chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu của tình yêu ấy.  Và để biết được tình yêu của Chúa Cứu Thế, là tình yêu vượt quá sự hiểu biết, anh chị em sẽ được đầy dẫy mọi sự sung mãn của Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta bắt đầu yêu người khác và nhìn họ bằng cái nhìn của Chúa, chúng ta sẽ thấy một đoàn dân đông  đang ở trong bóng tối. Theo khảo sát của FBI, chúng ta có các số liệu sau đây tại đất nước Hoa Kỳ:

  • Cứ mỗi 21 phút xảy ra một vụ giết người.
  • Cứ mỗi 5 phút xảy ra một vụ cưỡng dâm.
  • Cứ mỗi 36 giây xảy ra một vụ ăn cướp.
  • Cứ mỗi 29 giây xảy ra một vụ hành hung nghiêm trọng.

Khi chúng ta yêu người khác chúng ta sẽ thấy những người đang ở trong sự tối tăm là những người mà Đấng Christ đã yêu thương và chết thay cho họ. Chúng ta cũng biết rằng chỉ có một hy vọng duy nhất cho họ là được tái sinh nhờ vào mối liên hệ với Chúa Jesus Christ. Chúng ta cầu nguyện để họ có thể nhìn thấy  điều này.

  • Những người khác sẽ thấy Đấng Christ trong bạn

Đời sống cầu nguyện bền đỗ liên tục sẽ làm cho người khác thấy  Đấng Christ trong đời sống của chúng ta. Chúng ta phải có ước muốn trở thành thỏi nam châm hấp dẫn, thu hút người khác đến với Ngài.

Điều này chỉ xảy ra khi chúng ta có một đời sống cầu nguyện tâm giao gần gủi với Chúa Jesus Christ. Chúng ta sẽ có những ánh mắt sáng lên vì sự vui mừng bên trong lòng của chúng ta. Tôi cầu  nguyện xin Chúa làm cho bạn bè và những người thân của bạn khao khát niềm vui bạn đang có và họ cũng muốn được trải nghiệm nó.

  • Tính dũng cảm

Cũng giống như các sứ đồ, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban sự dũng cảm để truyền bá Phúc Âm. Một ngày kia sau khi Đấng Christ đã phục sinh và trở về trời, các sứ đồ bị bắt vì giảng dạy Đạo Chúa trong đền thờ. Trước khi  được phóng thích khỏi nhà giam họ cũng bị đe dọa từ những người quản lý nhà hội. Làm thế các sứ đồ đối phó với điều này? Họ tập họp trên một phòng cao và cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa đoái xem các sự đe dọa của họ và ban cho các đầy tớ Ngài lòng đầy dũng cảm để rao giảng lời Chúa. Và trong khi họ cầu nguyện, điều gì đã xảy ra? Họ đang cầu nguyện thì phòng họp rúng động. Tất cả đều được đầy dẫy Thánh Linh, rao giảng lời Đức Chúa Trời cách dũng cảm (Công vụ 4: 29, 31). Sự dũng cảm đến với họ là kết quả của sự cầu nguyện.

  • Quyền năng

Sự cầu nguyện làm cho bạn nhận thức quyền năng của Chúa ở trong bạn. Ê-phê-sô 1:18-19 nói, Tôi cầu xin Đức Chúa Trời soi sáng con mắt trong lòng anh chị em để hiểu thấu niềm hy vọng của ơn Ngài kêu gọi là gì, thế nào là cơ nghiệp giàu có vinh quang của Ngài giữa vòng các thánh,  và thế nào là quyền năng vĩ đại siêu việt Ngài dành cho anh chị em, là những người tin, theo như năng lực mạnh mẽ của Ngài hành động.

Chúng ta cần trở nên mạnh mẽ trong quyền năng của Đức Chúa Trời. Về căn bản chúng ta cũng có cùng một quyền năng giống như quyền năng đã khiến Chúa Jesus sống lại từ trong kẻ chết ở bên trong chúng ta! Chúng ta hoàn toàn không thiếu quyền năng. Xuyên qua sự cầu nguyện, chúng ta trở nên mạnh mẽ trong Chúa và trong sức mạnh quyền năng của Ngài (Ê-phê-sô 6:10)

Làm thế nào để cầu nguyện cho người lạc lối.

Đức Chúa Trời trả lời sự cầu nguyện của chúng ta dành cho những người đang hư mất? Hãy hỏi Big Earl câu này. Anh ấy đã ở trong tù 26 năm và 20 năm khác được tự do. Hai người bạn trong tù của anh ấy là Tony và Don đã làm chứng cho anh ấy vào một đêm kia. Phản ứng đầu tiên của Big Earl là một cú đấm vào miệng của Don làm anh này gãy luôn 2 cái răng. Don bình thản đứng lên: Anh có thể đánh tôi lần nữa nếu anh muốn, nhưng tôi sẽ không bao giờ thôi cầu nguyện cho anh.

Trong đêm đó khi Big Earl nằm trong phòng giam Đức Thánh Linh phán với anh: Em gái của anh đã cầu nguyện cho anh trong suốt 25 năm.

Big kể lại rằng tiếng phán đó nghe rất rõ giống như một người nào đó đang nói, vì thế anh nhìn chung quanh xem thử có ai ẩn núp hay không. Không có ai cả. Tiếng phán  của Thánh Linh Đức Chúa Trời đâm thủng tấm lòng anh. Big Earl rơi xuống khỏi giường ngủ và nhận thức tội lỗi của mình

Khi Don và Tony lại gần Big vào sáng hôm sau, họ nhìn thấy người đàn  ông đô con, cao hơn 6 foot đang đứng đó với những giọt nước mắt rơi xuống thấm ướt chiếc gối.  Đức Chúa Trời đã làm việc trong tấm lòng của Big Earl vì cớ lời cầu nguyện của cô em gái anh ta.

Thi thiên 2:8 nói, Hãy cầu xin Ta, Ta sẽ ban cho con các nước làm cơ nghiệp,
Và toàn thể quả đất làm tài sản.

Chúng ta cầu nguyện cho sự cứu rỗi của người khác, không phải vì chúng ta tin họ xứng đáng để cứu rỗi, nhưng vì chúng ta tin vào tình yêu, quyền năng, sự thông sáng và nhơn từ của Đấng Christ. Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta biết rằng Đấng Christ ao ước tất cả mọi người nhận biết Ngài là Chúa. Chúng ta cũng cầu nguyện xin Chúa gởi thêm những thợ gặt vào trong cánh đồng truyền giáo.

Đời sống cầu nguyện của tôi đã được cách mạng hóa sau khi tôi đọc quyển sách “Chìa Khóa vào Vương quốc: Cầu nguyện theo Lời Chúa” của Kathie G. Grant, một người bạn của tôi. Kathie dạy những nguyên tắc kỳ diệu về sự cầu nguyện theo ý muốn Đức Chúa Trời xuyên qua Lời của Ngài. Cô ấy chỉ ra trong Giăng 15:7, Nếu các con cứ ở trong Ta và các lời của Ta vẫn ở trong các con, hãy cầu xin điều gì mình ước muốn thì sẽ được.

Cô ấy giải thích sự cầu nguyện là đàm thoại với Đức Chúa Trời, nghe tiếng phán của Chúa xuyên qua Lời của Ngài, rồi sau đó phản hồi với Chúa cũng trên căn bản Lời Ngài. Cô ấy nói:  Đi trước sự cầu nguyện thì cũng giống như cố gắng làm theo ý muốn của Chúa mà không cần sự hà hơi của Đức Thánh Linh để làm cho mạnh mẽ và kết quả. Sẽ không hoàn thành được bất cứ điều gì nếu tách rời Đức Thánh Linh.

Những phần tiếp theo sau đây minh họa, hướng dẫn chúng ta đọc Lời Chúa và cầu nguyện cho những bạn hữu chưa tin Chúa trong một tuần. Nội dung này xuất phát từ sách của Kathie “Chìa Khóa vào Vương quốc: Cầu nguyện theo Lời Chúa”.

Hướng dẫn: Trước tiên hãy đọc câu Kinh Thánh, rồi sau đó cầu nguyện theo Lời Chúa.

Ngày 1

Tít 3:5

Ngài cứu chúng ta không phải vì những việc công chính chúng ta làm, nhưng vì lòng thương xót của Ngài. Chúa cứu chúng ta bằng việc rửa sạch của sự tái sinh và sự đổi mới bởi Đức Thánh Linh

Lạy Cha thiên thượng.

Ngài cứu chúng con và những người thân yêu của chúng con vì lòng thương xót của Ngài, không bởi sự công bình riêng của chúng con.

Amen.

Ngày 2

1 Phi-e-rơ 3:18

Vì Chúa Cứu Thế đã chết cho tội lỗi một lần đầy đủ cả, Đấng công chính cho người không công chính, để đem anh chị em đến với Đức Chúa Trời.

Lạy Cha thiên thượng.

Bởi vì Chúa Cứu Thế đã chết cho chúng con một lần đủ cả. Ngài đã đem chúng con đến với Ngài. Bây giờ chúng con cầu xin Ngài cũng đem những người này đến với Ngài ( nói rõ tên của các thân hữu)

Vì cớ sự chết của Chúa Jesus Christ, những người này được đến với Ngài.

Amen.

Ngày 3

1 Giăng 2:2

Chính Ngài là lễ vật hy sinh chuộc tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng tội lỗi của cả thế gian nữa.

Lạy Cha thiên thượng.

Bởi vì Ngài đã ban Chúa Jesus Christ làm của lễ chuộc tội cho toàn thể nhân loại. Chúng con áp dụng của lễ này cho tất cả dân tộc trên trái đất, hầu cho mọi người có thể đi đến chỗ tin cậy Ngài giống như chúng con  vậy. Chúng con biết một điều: Chúa Jesus đã hoàn tất sự cứu chuộc cho tất cả mọi người. Ngài đã trả giá một lần đủ cả, và điều này có giá trị pháp lý cho tất cả mọi người.

Trong danh của Ngài.

Amen.

Ngày 4

Công vụ 2:21

Và ai cầu khẩn Danh Chúa đều sẽ được cứu

Lạy Cha nhân từ.

Chúa thật nhân từ khi tất cả tội nhân đều được kêu cầu danh của Con Ngài. Đó là bởi vì Ngài đã trả giá cho tất cả mọi người. Xin Chúa sai phái các tín hữu ra đi để nói về danh của Ngài, bởi vì nhiều người sẽ không thể kêu cầu đến một danh mà họ chưa bao giờ nghe.

Trong danh Chúa Jesus Christ.

Amen.

Ngày 5

2 Cô-rin-tô 4:4

…những người vô tín mà thần đời này đã làm mờ tối tâm trí để họ không thấy ánh sáng Phúc Âm tỏa vinh quang của Chúa Cứu Thế, chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời.

 

Lạy Cha thiên thượng.

Xin Chúa bày tỏ sự thương xót của Ngài trên những người vô tín giống như Ngài đã làm cho chúng con trước đây. Trong quá khứ chúng con cũng bị đui mù bởi ma quỉ. Nhưng bởi sự thương xót mà Ngài đã soi sáng chúng con dẫn chúng con tới sự tin cậy Chúa Jesus và nhận ơn cứu rỗi. Xin Chúa cũng hãy làm điều này cho những người chưa tin Ngài hôm nay.

Vì sự vinh hiển của Con Ngài.

Amen.

Ngày 6

Cô-lô-se 4:3-6

Xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi để Đức Chúa Trời mở cửa cho chúng tôi truyền giảng sứ điệp về sự huyền nhiệm của Chúa Cứu Thế, chính vì đó mà tôi bị xiềng xích.  Xin cầu nguyện để tôi có thể công bố sứ điệp ấy rõ ràng như tôi phải nói.  Hãy đối xử khôn khéo với người ngoài, và tận dụng thì giờ.  Lời nói của anh chị em phải có ân hậu và nêm thêm muối ngõ hầu anh chị em biết cách đối đáp với mọi người.

Lạy Cha thiên thượng.

Chúng con cầu xin Ngài mở ra một cánh cửa để chúng con giảng Phúc Âm cho mọi người. Chúng con cũng cầu nguyện cho tất cả các anh chị em nhân sự các Hội Thánh, mục sư hoặc nhà truyền giáo giảng Tin Lành khác trên thế giới. Xin Chúa mở cửa để  sứ điệp Phúc âm đến với mọi dân tộc. Chúng con cầu nguyện cho các đầy tớ Ngài chia sẻ sứ điệp trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Chứng con cũng cảm tạ Chúa về quyển sách “Chia sẻ Chúa Jesus không sợ hãi” của Bill Fay. Trong đó anh ấy đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho công tác chứng đạo. Xin Chúa cho nhiều cơ đốc nhân khác trên thế giới nắm bắt được phương pháp này. Cũng hãy nhắc nhở chúng con khéo léo, tinh tế với tất cả  mọi người và nắm bắt mọi cơ hội cho công tác truyền giáo. Xin ban cho chúng con những lời nói nhân hậu và nêm thêm muối trong mỗi cuộc đàm thoại.

Tất cả trong ý muốn của Đức Chúa Trời.

Amen.

Ngày 7

Giăng 16:24

Cho đến bây giờ, các con chưa hề nhân danh Ta cầu xin điều gì cả. Hãy cầu xin đi, các con sẽ nhận được để các con hưởng trọn niềm vui.

Lạy Cha thiên thượng.

Chúng con cầu xin trong danh quán quân của Con Ngài: xin hãy đáp lời sự cầu nguyện của chúng con cho những người đang hư mất. Xin hãy làm cho sự vui mừng của chúng con được đầy trọn khi chúng con rao truyền Đấng Christ là di sản lớn nhất cho thế giới này.

Chúng con cầu nguyện trong danh trên hết mọi danh.

Amen.

Trong sách của Kathie có nhiều câu Kinh Thánh trích dẫn và bạn có thể áp dụng nó để cầu nguyện luân phiên. Những điều này sẽ giúp bạn khởi động đời sống cầu nguyện. Tôi cũng khích lệ bạn dâng lên những lời cầu nguyện đầy ý nghĩa khác trong thì giờ cầu nguyện riêng tư với Chúa.

Danh sách những người cần cầu nguyện.

Sẽ rất hữu ích nếu bạn liệt kê ra một danh sách những người chưa tin Chúa để cầu nguyện cho họ. Và như Kathie nói: “Sẵn sàng cầu nguyện cho bất cứ ai”. Bạn có thể liệt kê tên của những người bạn, gia đình, đồng nghiệp, các chính trị gia, chính quyền, những nhân vật nổi tiếng trên phim ảnh, các bác sĩ, y tá, thư ký, nhân viên tiếp tân, thợ hớt tóc, láng giềng, hay nói tóm lại là liệt kê tên của bất cứ ai mà bạn có thể liên hệ. Nếu danh sách cầu nguyện quá dài, bạn có thể luân phiên cầu nguyện cho tất cả mọi người trong vòng một tuần.

Tôi bị lôi cuốn khi đọc nhật ký cầu nguyện hằng ngày của Kathie Grant. Danh sách cầu nguyện của cô liệt kê ra tất cả những người từ ngôi sao phim ảnh đến những kẻ lang thang trên đường phố. Tôi  cũng tìm thấy ngày mà Kathie bắt đầu cầu nguyện cho Bức tường Berlin sẽ bị kéo đổ xuống. Nhưng khi tôi tìm thấy chính tên của tôi và vào thời điểm mà cô bắt đầu cầu nguyện cho tôi, tôi mới nhận ra sự vĩ đại trong chức vụ cầu nguyện của cô. Đây là một lời nhắc nhở đầy mạnh mẽ về tầm quan trọng của sự cầu thay. Phải chăng việc tên của tôi xuất hiện trong danh sách cầu nguyện của Kathie là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tôi muốn nói lên điều ấy như sau: “Càng cầu nguyện càng có những sự trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra”. Thật ra, Đức Chúa Trời phán với chúng ta trong Phi-líp 4:6-7 như sau: Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Và sự bình an của Đức Chúa Trời vốn vượt quá sự hiểu biết sẽ canh giữ lòng và ý tưởng của anh em trong Christ Jesus.

Tôi tạ ơn Chúa vì Đức Chúa Trời đáp nhận những lời cầu nguyện của chúng ta cho những người vô tín. Tôi chính là một minh chứng sống động.

Chương 11

CHÚNG TA HÃY ĐI

 

Một lần nọ một người đã nói với bạn của mình rằng anh cần chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ cơ hội nào đến. Bạn không bao giờ biết khi nào đó có thể sự chuẩn bị của bạn sẽ cứu lấy cuộc đời của một ai đó. Lời khuyên này trở nên rõ ràng đối với người bạn của tôi vào một buổi tối khi anh đang ăn trong một nhà hàng. Sau đây là câu chuyện của anh:

Một người đàn ông thình lình nốc cạn cốc nước trên bàn rồi đứng dậy, mặt ông đỏ lên và mắt lồi ra. Một mẫu thịt nướng mắc vào cổ họng và ông ta không thể thở được. Tôi ngó quanh khắp phòng với hi vọng một ai đó sẽ chạy lại và thực hiện động tác xốc người để giúp ông đẩy miếng thịt nướng ra khỏi cổ họng. Nhưng mọi người đều không sẵn sàng giúp ông. Tôi liền đẩy chiếc ghế ra sau và chạy lại bên ông. Khi tôi vòng hai cánh tay tôi qua ngực ông và  xốc lên, miếng thịt nướng văng ra khỏi cổ họng và tôi có thể nghe thấy tiếng thở sâu của ông.

Sau đó một vài người chạy lại bên tôi và biểu lộ sự tán dương với những gì tôi đã làm. Một người đàn ông đã nói: Tôi rất biết ơn khi anh biết phải làm gì. Anh có thể chỉ cho tôi biết nơi nào tôi có thể học kỹ năng ấy không? Tôi muốn được huấn luyện trước.

Vợ của người đàn ông mà tôi giúp nhờ người thu ngân chuyển lại cho tôi một mẫu giấy. Trong đó viết : Cảm ơn anh. Chồng tôi muốn cảm ơn anh nhưng rất yếu không thể nói được. Chúng tôi vô cùng cảm ơn vì anh đã sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi đúng lúc.

Nhưng có lẽ tôi là người nhát sợ nhất lúc đó. Không phải lòng can đảm tạo nên sự khác biệt mà lý do bởi vì tôi đã được huấn luyện trước. Kinh nghiệm này đã dạy tôi rằng mình cần phải trở thành một hy vọng cho những người đang cận kề nơi vực thẳm.

Các bạn thấy đó: Chỉ cần biết động tác xốc người đã có thể cứu lấy mạng sống thuộc thể của một người huống chi biết cách để chia sẻ Chúa Jesus với lòng không sợ hãi bạn có thể cứu lấy sự sống đời đời cho một ai đó. Và bạn không bao giờ biết được khi nào người khác cần mình.

Chẳng hạn một lần nọ bản kê khai tài khoản của tôi có một lỗi trong việc ghi nợ. Vì vậy tôi đến ngân hàng để gặp nhân viên kiểm tra lại. Một cô gái trẻ tên là Krista đã giúp đỡ tôi giải quyết vấn đề. Khi tôi chuẩn bị rời khỏi ngân hàng, Krista đã nói: À thưa ông nhân tiện cũng báo cho ông biết là hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của tôi tại ngân hàng này.

Tôi hỏi lại: Thật vậy sao? Tôi sẽ nhớ cô đấy. Không chỉ bởi vì cô giải quyết vụ việc cho tôi mà còn vì cô là một người rất tốt bụng.

Tôi hầu như định dừng lại cuộc nói chuyện với Krista. Và sẽ rất dễ dàng cho tôi để bước ra khỏi cửa cùng với câu nói tạm biệt: Krista chúc cô có một cuộc sống tốt. May mắn nhé.

Tuy nhiên thay vì vậy, tôi quyết định lợi dụng cơ hội này để chia sẻ đức tin với cô, vì vậy tôi đã hỏi Krista bằng câu hỏi mở lời yêu thích của mình: Krista, tôi thắc mắc là cô đã đến nhà thờ ở đâu chưa?

– Vâng tôi đã đến một lần với bạn tôi.

– Thế có ai nói cho cô biết sự khác biệt giữa tôn giáo và mối tương giao với Chúa Jesus Christ chưa?

– Chưa. Vậy sự khác biệt là gì?

Tôi nói rằng: Nếu cô cho phép tôi sẽ trình bày chi tiết hơn.

Và tôi ngồi lại với cô, lấy ra cuốn Kinh Thánh Tân Ước và đề nghị Krista đọc lớn tiếng Lời trích dẫn. Sau đó, khi Đức Thánh Linh bắt đầu hành động, Krista đã rơi lệ. Tôi hỏi: Krista cô có sẵn sàng tiếp nhận Jesus Christ không?

Krista trả lời: Vâng…có. Và ngay tại đó cô đã tiếp nhận Chúa.

Câu hỏi tôi muốn đặt ra cho bạn là: Điều gì xảy ra nếu tôi không sẵn lòng chia sẻ với Krista? Điều gì xảy ra nếu tôi để cơ hội này trôi qua? Điều gì xảy ra nếu tôi chỉ chú tâm đến việc xử lý lỗi về việc ghi nợ trong tài khoản và tỏ ra không lịch sự, không có tình yêu thương với Krista?

Đầu tiên và cũng là điều lớn nhất, chúng ta cần vâng theo mạng lệnh của Chúa là yêu những người xung quanh mình. Chúng ta cần trò chuyện với hàng xóm bằng sự tôn trọng. Cô-lô-se 4:6 nói rằng: Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.

Khi chúng ta sống đời sống đầy tình yêu thương với những người xung quanh, chúng ta sẽ tận dụng được những cơ hội mà Đức Chúa Trời đặt trước chúng ta.

SỰ VÂNG PHỤC ĐEM LẠI HIỆU QUẢ

 

Tôi thường nghe các anh chị em mình nói rằng họ muốn có một sự phục hưng, một sự phục hưng mà Đức Chúa Trời hành động và thay đổi lòng của từng con người, gia đình, cộng đồng và quốc gia. Nhưng tôi lại thắc mắc: Phải chăng chúng ta đang chờ đợi Đức Chúa Trời hành động trước? Nếu một nông dân không cày xới và gieo giống, liệu anh ta có phải chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời vì đã không thu hoạch được gì?

Chúng ta có giống người nông dân lười biếng này không? Có thể tất cả chúng ta đều muốn sự phục hưng, nhưng sự phục hưng sẽ không đến trừ phi chúng ta quăng xa sự bất phục trong lòng mình. Sự phục hưng sẽ không đến trừ phi chúng ta gieo hạt giống Tin lành của Jesus Christ.

Chúng ta cần đáp ứng lại. Lần gần nhất bạn chia sẻ niềm tin của mình hay nói chuyện với một người bạn có tâm trạng bất an là khi nào? Lần gần nhất bạn khóc lóc và cầu nguyện cho một ai đó tiếp nhận Chúa là khi nào? Lần gần nhất bạn nói về Chúa cho một người nào đó chưa biết Chúa trong gia đình mình là khi nào?

Vào ngày phán xét, chẳng phải kẻ lừa dối, kẻ giết người, kẻ đồng tính, hay kẻ gian dâm sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Trời, mà chính là những người chia sẻ đức tin phải bị phán xét trước. Những Cơ đốc nhân bị phán xét trước rồi sau đó mới đến những người đã từ chối Phúc âm mà Cơ đốc nhân rao ra. Họ đứng đó nhìn lên chờ chúng ta là những Cơ đốc nhân trong khi chúng ta phải nhìn vào mắt Đức Chúa Trời và khai trình về mỗi việc làm của mình, việc đã làm hoặc không làm, mỗi lời nói của chúng ta nói ra và những điều biết mà không nói. (Ma-thi-ơ 12:36). Chúng ta có cảm thấy lúng túng và xấu hổ chăng vì chúng ta đã không thực hiện Đại mạng lệnh của Ngài: Vậy hãy đi, dạy dỗ muôn dân, làm báp-tem cho họ trong danh Cha, Con và Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 28:19)

Chúng ta có buồn vì đã bỏ qua nhiều lời cầu thay, nhiều sinh tế chưa dâng lên hay những giọt nước mắt chưa tuôn ra cho những người xung quanh? Khi chúng ta nhìn lại sau lưng mình, nhìn vào những khuôn mặt của bạn bè và người trong gia đình mình phải bị đoán xét, họ sẽ cảm giác thế nào?

Tôi không tin Đức Chúa Trời bắt buộc chúng ta phải vâng phục Ngài vì đó không phải là phương cách của Ngài. Tình yêu không bắt buộc bạn phải làm gì đó. Nhưng nếu chúng ta không vâng phục Đức Chúa Trời và bỏ qua mạng lệnh của Ngài, Ngài sẽ để cho chúng ta trải nghiệm về một đời sống thuộc linh khô hạn.

Khi đến thăm nhiều Hội thánh khác nhau, tôi để ý thấy rằng đức tin của Cơ đốc nhân đang trở nên yếu hơn và lòng họ cứng cỏi hơn. Vì sao vậy? Cơ-đốc-nhân không kinh nghiệm được sự vui mừng từ Chúa vì họ đã không chia sẻ đức tin của mình  cho người khác. Khi nghiên cứu Kinh Thánh chúng ta thấy Phi-lê-môn câu 6 nói: Tôi cầu xin rằng anh em sẽ nhiệt thành chia sẻ đức tin anh em, để anh em hiểu thấu mỗi việc lành chúng ta có trong Đấng Christ.

Tôi tin Đức Chúa Trời sẽ kỷ luật chúng ta để thu hút sự chú ý của chúng ta. Tôi tin rằng nếu chúng ta không hạ mình quỳ gối xuống cầu nguyện, đất nước này sẽ tuột xuống dốc và bị lãng quên. Đức Chúa Trời sẽ quy trách nhiệm trên chúng ta vì chúng ta đã im lặng không chia sẻ đức tin của mình với những người mà Ngài đặt để trước mặt chúng ta.

Thời điểm đã đến

Bây giờ thì bạn đã nhận ra rằng khi chia sẻ đức tin của mình, bạn sẽ không bao giờ bị thất bại, hãy sẵn sàng để bắt đầu vâng phục Đức Chúa Trời. Đừng giống như nhiều anh em đến với tôi trong nước mắt. Nhiều anh chị em nói với tôi rằng họ được Chúa thúc giục nói về Ngài cho bạn mình nhưng rồi cuối cùng họ đã không làm. Một chị em đã nói: Tôi biết là Đức Chúa Trời đang thúc giục tôi chia sẻ về Ngài cho một người bạn trong bệnh viện. Nhưng tôi đã quá bận rộn, và khi tôi nghe nói bạn mình – Lee đã đỡ hơn, tôi đã quên đi luôn sự thúc giục ấy. Tôi đã nghĩ rằng còn nhiều thời gian mà. Nhưng hai tuần sau đó, tôi không ngờ rằng Lee qua đời.

Chị em ấy gục đầu xuống đau khổ nói: Giá như tôi đã không do dự vào lúc đó.

Nhiều anh chị em khóc lóc khi họ kể cho tôi nghe những câu chuyện của họ. Họ hỏi tôi: Anh có nghĩ rằng Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho tôi chăng?

Họ có cảm thấy xấu hổ vì đã im lặng. Họ biết rằng Đức Chúa Trời muốn sử dụng họ như một sứ giả rao báo Phúc âm, nhưng họ đã lờ đi. Bây giờ đã quá muộn.

Chúng ta không biết được ngày mai ai sẽ ra đi. Thậm chí chúng ta cũng không chắc ngày mai mình còn sống không. Những gì chúng ta làm hôm qua đã xong rồi. Điều còn lại là hãy nắm lấy những phút giây mà Đức Chúa Trời ban cho bạn ngày hôm nay.

Chỉ duy nhất một điều được kể là chúng ta chọn điều gì ngày hôm nay – đó là những giây phút mà chúng ta sống cho Chúa Jesus Christ. Tôi không bao giờ muốn phải đứng trước mặt Đức Chúa Trời để Ngài hỏi rằng: Bill, tại sao con hổ thẹn khi nói về Con ta là Jesus Christ cho một ai đó khi còn ở thế gian? Tôi sẽ phải đứng trước mặt Ngài khai trình nhiều điều tồi tệ, nhưng tôi hy vọng điều ấy sẽ không xảy ra. Tôi muốn đứng trước mặt Ngài theo cách giống như sứ đồ Phao-lô trong Rô-ma 1:16, Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Do Thái, sau là người Hy-lạp.

 

Bạn có mang gánh nặng không?

Một số Cơ đốc nhân  có sự hiểu lầm. Họ thường nói với tôi rằng họ có một gánh nặng cho một người bạn, người thân hay một ai đó. Điều tôi cố gắng giúp họ hiểu là khi Đức Chúa Trời hướng dẫn bạn, đó không phải là lúc chỉ đi về nhà và cầu nguyện về điều đó. Đó là lúc bạn phải đáp ứng ngay. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị hoàn cảnh đó, thậm chí trước khi sáng thế.

Nếu Đức Chúa Trời muốn bạn chờ đợi, vậy Ngài sẽ đưa cho bạn hướng dẫn vào ngày hôm sau. Nếu Ngài muốn bạn làm điều gì đó ngày hôm qua, Ngài thậm chí đã hướng dẫn bạn ngày hôm kia rồi. Nhưng nếu khi Ngài đặt để một ai đó như Susan hay John vào tâm trí bạn, thì chính lúc đó là thời điểm thích hợp.

Lee Strobel đã nói trong văn phẩm Suy nghĩ của Harry và Marry – những người không             thuộc nhà thờ: Hầu như mỗi ngày chúng tôi phải quyết định có nên rao giảng Phúc âm không. Chúng tôi phải chọn lựa hoặc phải giúp đỡ những người mình gặp biết về Chúa hay cứ để họ không biết gì. Chúng tôi phải quyết định hoặc liều lĩnh bắt lấy đời sống của họ cho Chúa hay cứ để đó và hy vọng một người nào khác sẽ làm điều đó… Chúng tôi phải có những quyết định ngay tức khắc có nên dừng lại không nói về Phúc âm hay tiếp tục chia sẻ cho họ về những điều thuộc linh, và có nhiều lần chúng tôi đã bỏ cuộc, thối lui.”

Chúng ta không nên thối lui. Chúng ta phải mạnh dạn nói chuyện với những người chung quanh và chỉ cho họ con đường đến với Chúa.

Hãy vâng phục với sự kêu gọi cao cả của anh em.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa, trách nhiệm của chúng ta không chỉ đơn giản là mở đầu một cuộc nói chuyện. Đó chính là sự vâng phục với Đại mạnh lệnh của Chúa. Xin hãy nhớ rằng, sự thành công là biết chia sẻ đức tin và sống đời sống biểu lộ Đấng Christ. Đó không chỉ là hướng dẫn một người nào đó đến với Đấng Christ. Nhưng mục tiêu của chúng ta xa hơn, như một anh em đã nói: “Đức Chúa Trời không bao giờ kêu gọi chúng ta để trở nên một người thành công, Ngài kêu gọi chúng ta để trở nên một môn đồ trung tín.”

Nếu vâng phục Chúa trong việc chia sẻ đức tin của mình, đời sống Cơ đốc của bạn sẽ không bao giờ bị trì trệ vì Lời Chúa trong Phi-lê-môn câu 6 đảm bảo cho điều này.

Việc rao giảng Phúc âm không chỉ là việc bạn muốn chia sẻ Phúc âm với ai đó,vì ngay cả khi bạn từ chối chia sẻ, Đức Chúa Trời cũng có cách làm cho các viên đá phải kêu lên. Việc rao giảng Phúc âm liên quan tới sự kinh nghiệm Đức Chúa Trời cách cá nhân. Nếu bạn vâng phục Ngài, Ngài sẽ dẫn bạn đi trên một hành trình tuyệt vời mà bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai.

Từ khi gặp Chúa năm 1981 đến nay tôi đã có cơ hội tiếp xúc từng người một và chia sẻ đức tin của mình 25 ngàn lần. Tôi vui mừng khi nhìn thấy Đức Thánh Linh tiếp tục thay đổi đời sống của những con người mà tôi đã chia sẻ.

Xin hãy nhớ rằng, bắt đầu từ những chương đầu tiên trong cuốn sách này tôi đã nói rằng có hai loại Cơ đốc nhân trên thế giới:

  1. Những người bàn luận về người lầm đường lạc lối.
  2. Những người nói chuyện trực tiếp với người lạc lối.

Đây là lúc bạn cần vâng phục Chúa và sống đời sống của một Cơ đốc nhân thực sự. Đây là lúc bạn phải là một Cơ đốc nhân nói chuyện với những người lạc lối – là người sẽ chết đời đời nếu không có Chúa.  Bạn không bao giờ xấu hổ về Phúc âm rao ra. Đây là lúc bạn cần phải là một Cơ đốc nhân tạo ra sự khác biệt. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi một người nào đó một trong năm câu hỏi về Phúc âm. Nhưng quan trọng hơn là bạn cần có thái độ vâng phục chứ không chỉ là hỏi một ai đó những câu hỏi. Và khi người ấy chấp nhận bạn, họ sẽ kinh nghiệm được một sự vui mừng có một không hai trong mối liên hiệp sâu nhiệm với Chúa Jesus Christ. Đây là lúc chúng ta chia sẻ Chúa Jesus với lòng không sợ hãi. Đức Chúa Trời muốn bạn kinh nghiệm được sự vui mừng của Ngài. Vì vậy hãy sẵn sàng. Đã tới lúc chúng ta phải ra đi.

Phụ lục 1

 

Tóm lược cách chia sẻ về Chúa Jesus

 

Những câu hỏi bắt chuyện mẫu:

  1. Tôi có câu hỏi này dành cho anh được không?
  2. Những nan đề nào lớn nhất mà con người phải đối mặt ngày hôm nay?
  3. Môn thể thao bạn yêu thích là gì? Con người cần bao nhiêu tiền để trở nên hoàn hảo?
  4. Bạn có đi nhà thờ nào không?
  5. Bạn có thể cho tôi hỏi nhanh năm câu hỏi được không?
  6. Bạn đã biết về niềm tin của tôi. Bạn có thể kể cho tôi biết về niềm tin của bạn được không?
  7. Bạn có cảm thấy không chắc chắn về hi vọng trong cuộc sống của mình không?
  8. Có người nào đã nói cho bạn về sự khác nhau giữa tôn giáo và việc thiết lập mối quan hệ với Chúa Jesus chưa?
  9. Tôi xin phép bạn để nói về bảy câu Kinh Thánh mà đã thay đổi cuộc đời tôi được không?
  10. Cần có bao nhiêu người ném tung đồng tiền lên, và rồi một người nhận được đồng tiền rơi xuống có mặt hình ngửa lên 30 lần liên tiếp? ( Cần cả hàng tỉ người) Có một lý do khiến tôi tin Kinh Thánh là lẽ thật vì có đến ba mươi lời tiên tri về sự sanh ra, sự chết và sự phục sinh của Chúa Jesus đã được ứng nghiệm. Điều đó cũng giống như một người nhận được đồng xu có mặt hình rơi xuống liên tiếp 30 lần trong trò chơi tung ném đồng tiền sấp ngửa.
  11. Chân lý có quan trọng với bạn không?
  12. Bạn có bao giờ nghe một ai đó giải thích về Cơ đốc giáo chưa?
  13. Xin thứ lỗi cho tôi vì từ trước đến giờ tôi chưa kể cho bạn nghe về điều quan trong nhất trong cuộc đời tôi. Tôi xin lỗi vì tôi chưa nói cho bạn cách làm thế nào để có mối tương giao cá nhân với Chúa Jesus Christ, bây giờ tôi muốn bạn biết điều đó.
  14. Bạn biết không tôi cũng có nhiều nan đề trong cuộc sống, nhưng tôi đã tìm thấy một giải pháp cho những nỗi đau khổ của tôi.

Năm câu hỏi để chia sẻ về Chúa Jesus

 

Năm câu hỏi này giống như cái phễu hứng nước. Bạn có thể bắt đầu bằng câu nào trước cũng được, nếu cảm thấy người nghe có thiện chí hãy tiếp tục chia sẻ các Lời trích dẫn về Chúa Jesus.

  1. Bạn có loại niềm tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?
  2. Theo bạn biết Chúa Jesus là ai?
  3. Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?
  4. Bạn sẽ đi về đâu nếu tối nay bạn qua đời? Nếu bạn lên thiên đàng, hãy nói cho tôi biết tại sao?
  5. Nếu những gì bạn tin vào từ trước đến giờ là sai, vậy bạn có muốn biết niềm tin nào là đúng không?

Ghi chú: Bạn có thể bắt đầu bằng câu hỏi: Tôi có thể chia sẻ cho bạn một vài câu Kinh Thánh được không? Nếu câu trả lời là có, hãy mở Kinh Thánh ra. Nếu câu trả lời là không, khi đó đừng làm gì cả. Nhưng hãy nhớ rằng bạn chưa thất bại. Bạn đã vâng phục Chúa khi chia sẻ Phúc âm, còn kết quả tùy thuộc vào Ngài.

Những câu Kinh Thánh để chia sẻ về Chúa Jesus

 

Ghi chú: Hãy yêu cầu thân hữu  đọc lớn tiếng câu Kinh Thánh. Sau đó, hãy hỏi: Lời này nói gì với bạn? Nếu anh ấy đưa ra câu trả lời sai, hãy nói với anh ấy: Xin hãy đọc lại lần nữa. Tiếp tục như vậy cho đến khi người bạn ấy hiểu được ý chính câu Kinh Thánh.

  1. Rô-ma 3:23 – Vì mọi người đều đã phạm tội

Vì mọi người đều đã phạm tội hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời

Câu này nói gì với bạn?

  1. Rô-ma 6:23 – Tiền công của tội lỗi là sự chết

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban tứ của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Christ Jesus Chúa chúng ta.

Câu này nói gì với bạn?

  1. Giăng 3:3 – Phải được tái sanh.

Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.

Vì sao Chúa Jesus đến thế gian để chịu chết?

  1. Giăng 14:6 – Ta là đường đi.

Đức Chúa Jesus đáp rằng Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.

Câu này nói gì với bạn?

  1. Rô-ma 10:9-11 – Nếu ngươi xưng nhận.

Vậy nếu miệng ngươi xưng nhận Jesus là Chúa và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn.

Câu này nói gì với bạn?

  1. II Cô-rin-tô 5:15 – Không còn sống cho chính mình nữa.

Lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.

Câu này nói gì với bạn?

  1. Khải-thị 3:20 – Ta đứng trước cửa mà gõ

Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.

Câu này nói gì với bạn?

Năm câu hỏi cam kết

 

  1. Bạn có phải là một tội nhân không?
  2. Bạn muốn được tha tội không?
  3. Bạn có tin Jesus Christ đã chết trên thập tự vì bạn và đã sống lại?
  4. Bạn có sẵn sàng giao phó đời sống mình cho Jesus Christ?
  5. Bạn có sẵn sàng mời Chúa vào đời sống và tấm lòng của mình?

Lời cầu nguyện của tội nhân

Lạy Cha thiên thượng, con đã phạm tội cùng Ngài. Con muốn tội lỗi con được tha. Con tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá và đã sống lại. Cha ôi, con giao phó đời sống con vào tay Ngài. Con muốn tiếp nhận Chúa Jesus vào đời sống con, tấm lòng con. Con cầu nguyện trong danh Jesus. Amen.

Nguyên tắc Tại sao?

Bạn:                 Bạn có sẵn sàng tiếp nhận Chúa Jesus vào đời sống mình?

Thân hữu:        Không.

Bạn:                 Tại sao?

Thân hữu:        Tôi chưa sẵn sàng.

Bạn:                 Tại sao?

Những câu hỏi và hướng dẫn cho tân tín hữu.

  1. Có bao nhiêu tội lỗi mà Đấng Christ đã phải trả giá?
  2. Đấng Christ nhớ bao nhiêu tội của anh?
  3. Chúa Jesus Christ sống ở đâu?
  4. Hãy cầu nguyện với tôi. (Tín đồ mới cần cầu nguyện nói ra những gì trong lòng họ.)
  5. Ai đã cầu nguyện cho anh?
  6. Anh có biết bạn của anh đi nhà thờ ở đâu không?
  7. Anh có biết số điện thoại bạn anh. Hãy gọi cho người ấy ngay.
  8. Anh đi đến với nhà thờ với tôi nhé?
  9. Hãy đọc Phúc Âm Giăng.
  10. Ngày mai tôi sẽ điện thoại  để xem thử sau khi anh đọc Phúc âm Giăng, Lời Chúa có trở nên khác biệt đối với anh hay không?

Ghi chú: Bạn có thể tìm thấy phần tham khảo nhanh để trả lời những sự phản đối của thân hữu trong phụ lục 3.

Phụ lục 2

Hướng dẫn chia sẻ Kinh Thánh.

 

Đừng e ngại với những chỉ dẫn sau đây. Chúng rất dễ hiểu. Xin hãy lấy bút mực và bút dạ quang để đánh dấu vào Kinh Thánh của bạn như sau:

  1. Trang đầu tiên của Kinh Thánh hãy ghi số trang( **) của câu Kinh Thánh Rô-ma 3:23.
  2. Tô màu Rô-ma 3:23.
  3. Ghi số trang( **) câu Kinh Thánh Rô-ma 6:23 ở lề trên ngay tại trang Kinh Thánh Rô-ma 3:23. Vì tôi thường ngồi đối diện với thân hữu mình nên tôi xoay cuốn Kinh Thánh lại trước mặt anh ấy. Theo cách như vậy những ghi chú tham chiếu ở lề trên cuốn Kinh Thánh bây giờ sẽ nằm gần trước mặt thân hữu. Trong lúc thân hữu đọc to câu Kinh Thánh, bạn có thể tiếp tục nhìn những ghi chú mình ghi dễ dàng ngay trên trang đó.
  4. Tô màu Rô-ma 6:23 và đánh số trang( **) câu Kinh Thánh Giăng 3:3 ở trên lề.(*)
  5. Khoanh tròn chữ “tội lỗi”.
  6. Gạch chân chữ “sự chết”.
  7. Ghi chữ “địa ngục” bên trên chữ “chết”.
  8. Tùy theo bản Kinh Thánh bạn đang dùng, hãy gạch chân chữ “trong” hay chữ “qua”.
  9. Tô màu Giăng 3:3 và ghi số trang( **) câu Kinh Thánh Giăng 14:6 ở lề trên.(*)
  10. Vẽ ký hiệu chữ thập và ký hiệu … bên cạnh Giăng 3:3.
  11. Tô màu Giăng 14:6 và ghi số trang( **) của câu Kinh Thánh Rô-ma 10:9-11 ở lề trên.(*)
  12. Tô màu Rô-ma 10:9-11 và ghi số trang( **) câu Kinh Thánh 2 Cô-rin-tô 5:15 ở lề trên.(*)
  13. Tô màu 2 Cô-rin-tô 5:15 và ghi số trang( **) câu Kinh Thánh Khải-thị 3:20 ở lề trên.9(*)
  14. Tô màu Khải-thị 3:20.

Ghi chú: Bạn có thể chép lại những câu hỏi để chia sẻ về Jesus, những câu hỏi liên hệ đến tội lỗi và những câu hỏi tiếp tục cuộc nói chuyện ở trang đầu hoặc trang cuối cuốn Kinh Thánh.

_____________________

* Nhớ xoay cuốn Kinh Thánh lại để viết ghi chú ở lề trên gần bạn nhất.

** Bạn có thể ghi số trang / tham chiếu Kinh Thánh.

Phụ lục 3

 

36 CÂU KINH THÁNH TRẢ LỜI NHỮNG PHẢN ĐỐI CỦA THÂN HỮU

Danh sách những câu trả lời sau đây có thể được tìm thấy trong phụ lục này cũng như trong chương 8.

  1. Một cơ-đốc-nhân đã làm tôi tổn thương.
  2. Các Giáo phái là câu trả lời?
  3. Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi.
  4. Làm sao mà Đức Chúa Trời yêu thương như vậy lại đem con người xuống địa ngục được?
  5. Làm sao tôi biết được Kinh Thánh là đúng?
  6. Làm thế nào tôi biết được là mình có đủ đức tin hay không?
  7. Tôi không thể sống theo cách sống của Cơ đốc nhân.
  8. Tôi không tin Đức Chúa Trời.
  9. Tôi không tin có sự phục sinh.
  10. Tôi muốn suy nghĩ thêm.
  11. Tôi là một người tốt.
  12. Tôi là thành viên của một tôn giáo khác.
  13. Tôi là Đức Chúa Trời.
  14. Tôi đang có quá nhiều vui thú.
  15. Tôi là người Do-thái.
  16. Tôi không phải là một tội nhân.
  17. Tôi không đủ tốt đâu.
  18. Tôi chưa sẵn sàng.
  19. Tôi không chắc là tôi có được cứu không.
  20. Tôi luôn tin vào Đức Chúa Trời.
  21. Tôi đã làm quá nhiều điều xấu.
  22. Tôi đã thử điều này nhưng nó không đi tới đâu cả.
  23. Niềm tin của tôi mang tính chất riêng tư.
  24. Các bạn tôi sẽ nghĩ là tôi bị điên nếu tôi tiếp nhận Jesus.
  25. Cuộc tranh luận này sẽ không bao giờ kết thúc.
  26. Hội Thánh chỉ muốn tiền của tôi thôi.
  27. Có nhiều con đường đến với Đức Chúa Trời mà.
  28. Trên thế giới này có quá nhiều tôn giáo.
  29. Kinh Thánh có nhiều bản dịch khác nhau.
  30. Có quá nhiều lỗi trong Kinh Thánh.
  31. Trong Hội Thánh có quá nhiều người đạo đức giả.
  32. Còn gia đình tôi thì sao?
  33. Thế còn những người chưa bao giờ nghe Phúc âm thì sao?
  34. Tại sao Đức Chúa Trời để những điều xấu xảy ra?
  35. Bạn không thể nói chắc được lẽ thật là gì?
  36. Bạn phải nghĩ là bạn tốt hơn tôi.

Cách sử dụng phần này:

Chẳng hạn bạn quan tâm đến câu trả lời cho thắc mắc: Thế còn gia đình tôi thì sao?

Hãy tìm câu hỏi này trong danh mục các câu hỏi bên trên. Bạn sẽ tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này bằng 3 cách:

  1. Theo thứ tự bảng chữ cái (chỉ áp dụng cho bản gốc tiếng Anh)
  2. Ở trang ….. (bổ sung sau)
  3. Câu hỏi thứ 32.

Ghi chú: Nếu bạn muốn tham chiếu đến toàn bộ những minh họa và câu chuyện cho câu hỏi: Còn gia đình tôi thì sao?  xin bạn hãy mở ra chương 8. Tại đó bạn sẽ tìm thấy câu trả lời theo thứ tự bảng chữ cái hoặc xếp theo số câu.

Câu trả lời cho những sự phản đối:

  1. Một cơ-đốc-nhân đã làm tôi tổn thương
Bạn: –          Tôi rất tiếc về những gì đã xãy ra. Anh có thể nhận lời xin lỗi của tôi thay cho những Cơ đốc nhân đã làm anh tổn thương?-           Anh có bao giờ cố gắng yêu thương một ai đó để rồi cuối cùng không đạt được gì cả không? Anh có sự quan tâm đến bạn mình, nhưng rốt cuộc không được gì. Anh có bao giờ suy nghĩ rằng có thể người bạn Cơ đốc của anh đã cố gắng và khao khát nói về Chúa Jesus cho anh nghe nhưng người ấy đã không biết cách nói như thế nào và đã làm tổn thương anh?-          Chúa Jesus cũng không thích những hành vi thô lỗ. Nhân tiện đây anh hiểu như thế nào về Jesus?
  1. Các Giáo phái là câu trả lời?
Bạn: –          Nếu những gì bạn đang tin là không đúng, vậy bạn có muốn biết điều gì chúng ta tin là đúng không?-           Chúa Jesus Christ là ai? Có thú vị không khi chính Chúa nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời? ( Đọc lớn tiếng câu Kinh Thánh sau.)
Đọc: –          “Ta và Cha là một” (Giăng 10:30)
Bạn: –          Theo bản dịch này câu Kinh Thánh trên nghĩa là Chúa Jesus và Cha Ngài có cùng bản chất.
Đọc: –          “Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài.” ( Giăng 14:7).-          “Chúa là Đức Chúa Trời, ĐẤNG HIỆN CÓ, ĐÃ CÓ, VÀ CÒN ĐẾN là Đấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga” (Khải-thị 1:8).
Bạn: –          Chúng ta biết rằng đây là lời Chúa Jesus nói vì phần cuối của sách này kết thúc bằng câu Kinh Thánh sau:
Đọc: –          “Đấng làm chứng cho những điều ấy, phán rằng: Phải, ta đến mau chóng.  A-men, lạy Đức Chúa Jesus, xin hãy đến”. (Khải-thị 22:20).
Đọc: –          “Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên.  Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả” (Cô-lô-se 1:15-16).-          “Trước khi chưa có Áp-ra-ham đã có ta!” (Giăng 8:58).-          “Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se: Ta là Đấng Ta Là. Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Ta Là đã sai ta đến cùng các ngươi.” (Xuất Ai-cập ký 3:14).
Bạn: –          Người Do-thái đã muốn ném đá Jesus vì họ biết Chúa Jesus tự nhận mình là Đức Chúa Trời khi Ngài tự xưng chính Ngài là Đấng Tự hữu, Hằng hữu. Ngài đã dùng danh xưng thần thượng như đã ghi trong Xuất Ai-cập ký 3:14.
Đọc: –          “Bởi cớ đó, dân Giu-đa càng kiếm cách nữa để giết Ngài, chẳng những vì Ngài phạm ngày Sa-bát thôi, mà lại vì Ngài gọi Đức Chúa Trời là Cha mình, làm ra mình bằng Đức Chúa Trời.” (Giăng 5:18).-          “Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi! Đức Chúa Jêsus phán: Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” (Giăng 20: 28-29).-          “Còn khi Ngài đưa Con đầu lòng mình vào thế gian, thì phán rằng: Mọi thiên sứ của Đức Chúa Trời phải thờ lạy Con.”(Hê-bơ-rơ 1:6)
Bạn: –          Chúa Jesus có bao giờ phạm tôi không?
Đọc: –          “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.” (Hê-bơ-rơ 4:15).
Bạn: –          Ai có quyền tha thứ tội ngoài Đức Chúa Trời? Nếu Jesus không phải là Đức Chúa Trời, làm sao chính Ngài lại có thể tha tội và Ngài cũng không phạm tội?
Đọc: –          “Nầy, có người đem lại cho Ngài một người đau bại nằm trên giường. Đức Chúa Jêsus thấy đức tin của các người đó, thì phán cùng người bại rằng: Hỡi con, hãy vững lòng, tội lỗi con đã được tha…Vả, hầu cho các ngươi biết Con người ở thế gian có quyền tha tội. Rồi Ngài phán cùng người bại rằng: Hãy đứng dậy, vác lấy giường, mà trở về nhà ngươi. Người bại liền dậy mà trở về nhà mình.” (Ma-thi-ơ 9:2-6).
Bạn: –          Tại sao Chúa Jesus lại cho phép người ta thờ phượng Ngài nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời?
Đọc: –          “Người thưa rằng: Lạy Chúa, tôi tin; bèn sấp mình xuống thờ lạy Ngài.” (Giăng 9:38).
Bạn: –          Tôi xin phép chia xẻ cho bạn một vài câu Kinh Thánh đã thay đổi cuộc sống tôi nhé? (trình bày các câu Kinh Thánh về chia sẻ Chúa Jesus) hoặc tôi xin phép kể cho bạn nghe làm thế nào Đấng Christ đã thay đổi cuộc sống tôi?
Ghi chú: Một vài người ngộ nhận Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha là hoàn toàn giống nhau. Nếu gặp thắc mắc này, bạn có thể giải thích như sau:
Bạn: –          Tôi vừa là một người con và cũng là một người anh trong gia đình mình (bạn có thể dùng cách khác). Mặc dù tôi có vai trò khác nhau vừa là một người con, vừa là một người anh trong gia đình, nhưng tôi chỉ là một. Đức Chúa Trời vừa là Cha cũng vừa là Con. Ngài có vai trò khác nhau, nhưng Ngài vẫn là một. Anh có muốn tìm hiểu về Ngài không?

Ghi chú: Jesus nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Nếu Ngài là một người tốt và không bao giờ phạm tôi, vậy làm sao Ngài có thể nói dối được? Ngài cũng cho phép con người thờ lạy Ngài và tha tội cho họ. Làm thế nào Ngài có thể làm được điều này nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời?

  1. Đức Chúa Trời không thể tha tội cho tôi.

 

Đọc: Phàm kẻ nào kêu cầu danh Chúa đều được cứu” (Rô-ma 10:13).
Bạn: –          Anh hiểu câu này như thế nào?-          Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho một kẻ giết người đã ăn năn không?-          Ngài có thể tha thứ cho một kẻ cướp ngân hàng?-          Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho anh không?-          (Nếu thân hữu trả lời có) Vậy chúng ta hãy cầu nguyện nhé.

Ghi chú thêm: Xem thêm phần giải đáp thắc mắc: “Tôi không phải là người đủ tốt”.

  1. Làm thế nào mà Đức Chúa Trời yêu thương lại để con người đi vào địa ngục?
Bạn: Tại sao Đức Chúa Trời cho phép Con Ngài là Jesus chết trên thập giá vì chúng ta nếu như sự chết của Jesus không có ý nghĩa nào?
Đọc: –          “Đấng thật đã không tiếc chính Con Ngài, nhưng đã phó Con ấy cho hết thảy chúng ta”( Rô-ma 8:32).-          “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, song sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Christ Jesus Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).
Bạn: –          Chúa Jesus chết cho chúng ta để chúng ta không phải xuống địa ngục.
Đọc: Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! (Rô-ma 5:8-9).
Bạn: Nếu anh từ chối Đấng Christ và tặng phẩm của Ngài, theo Kinh Thánh điều gì sẽ xảy ra với bạn?Chúa Jesus không bao giờ phạm tội dù là trong suy nghĩ, lời nói hay việc làm. Nhưng trên thập tự giá Ngài đã mang tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời quay lưng với Ngài và đổ cơn thạnh nộ trên Ngài. Điều này mô tả một cách hoàn hảo sự đoán xét công bình của Đức Chúa Trời. Sẽ không có trường hợp ngoại lệ cho sự phán xét tội lỗi. Đây chính là lý do Chúa Jesus phải chịu chết thay cho chúng ta. Vậy chẳng lẽ bạn chưa tin rằng Đức Chúa Trời đã không tiếc chính Con Ngài hy sinh vì chúng ta. Bạn muốn được tha thứ bởi sinh tế chuộc tội này không?
  1. Làm thế nào tôi biết được là Kinh Thánh nói đúng?
Bạn: –          Cần có bao nhiêu người ném đồng tiền kim loại lên không để rồi một người nhận được đồng tiền rơi xuống có mặt hình ngửa lên 30 lần liên tiếp? (một tỉ người)-          Có một lý do khiến tôi tin Kinh Thánh là lẽ thật vì có đến ba mươi lần Kinh Thánh ký thuật những lời tiên tri về sự sanh ra, sự chết và sự phục sinh của Jesus cuối cùng đã được ứng nghiệm. Điều này giống như một người nhận được đồng tiền rơi xuống có mặt hình ngửa lên  30 lần liên trong trong trò chơi sấp ngửa này.-          Cần có bao nhiêu người ném đồng tiền kim loại lên không để cho một người nhận được đồng tiền có mặt hình rơi xuống ngửa lên 245 lần liên tiếp? Tôi đưa ra con số này vì trong Kinh Thánh có khoảng 245 lời tiên tri đã được ứng nghiệm.
Đọc: –          “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. ( 2 Phi-e-rơ 1:21).
Bạn: –          Tôi có thể chia sẻ cho bạn một số câu Kinh Thánh đã thay đổi cuộc đời tôi nhé?

Ghi chú thêm: Xem thêm phần giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Có nhiều bản dịch khác nhau của Kinh Thánh” trong phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Làm thế nào tôi biết tôi có đủ đức tin?

 

Bạn: –          Nếu anh có đủ đức tin để mời Đấng Christ bước vào tấm lòng của anh thì anh cũng có đủ đức tin để tiếp nhận Ngài đến cư trú bên trong anh.-          Hãy liên tưởng đến Môi-se. Khi ông dẫn dân sự ra khỏi Ai-cập, dân sự đã phải đối mặt với một trở ngại lớn là Biển Đỏ. Khi quân đội của Pha-ra-ôn đã cận kề Môi-se và dân sự Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời hướng dẫn Môi-se vượt qua Biển Đỏ. Môi-se đứng trên bãi biển và phân vân liệu mình có đủ đức tin. Đức tin đã không cho đến khi ông đặt bước chân đầu tiên  xuống biển thì mặt nước phân rẽ ra. Đức Chúa Trời sẽ quý báu bước chân đầu tiên của anh. Nếu anh thật sự muốn biết Jesus là Chúa, hãy đặt bước chân đầu tiên và mời Ngài ngự vào lòng anh. Anh đã sẵn sàng chưa?

Ghi chú thêm: Xem phần trả lời thắc mắc: “Tôi không chắc là mình có được cứu không” và “Tôi đã thử việc này nhưng không đi tới đâu” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi không thể sống theo phong cách của cơ đốc nhân.

 

Bạn: Tôi rất vui vì anh cũng đã hiểu rằng là Cơ đốc nhân thì cần có một sự thay đổi. Nhưng không giống như những việc khác, lần này không phải chỉ một mình anh thay đổi thôi.
Đọc: Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13).
Bạn: Đức Chúa Trời muốn ước muốn của anh, chứ không phải khả năng của anh. Ngài muốn tấm lòng khao khát của anh. Bây giờ anh có khao khát đi theo Jesus Christ là Chúa của anh không?

Ghi chú thêm: Nếu thân hữu  nói rằng “có”, hãy hướng dẫn anh ấy cầu nguyện.

  1. Tôi không tin Đức Chúa Trời

 

Bạn: (Nếu thân hữu có thắc mắc này ngay khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy hỏi anh ấy tại sao?)Tôi xin phép chia sẻ cho anh một vài câu Kinh Thánh mà đã thay đổi cuộc đời tôi nhé? ( Đưa ra các câu Kinh Thánh về cách chia sẻ Chúa Jesus).Nếu thân hữu có thắc mắc này ngay khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy hỏi anh ấy tại sao?Nếu anh được thuyết phục rằng Đức Chúa Trời hiện hữu, anh có sẵn sàng giao phó đời sống anh cho Ngài? Chẳng lẽ nào anh lại sẵn sàng yêu cầu một Đức Chúa Trời không hiện hữu giúp đỡ  khắc phục sự vô tín của anh?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, nếu Ngài có thật xin hãy giúp con tin Ngài.
Bạn: Chúng sẽ sẽ nói chuyện sau vài ngày/tuần nữa nhé.

Ghi chú thêm: Nếu thấy cần giúp đỡ thân hữu nhiều hơn, hãy giới thiệu cho anh ấy đọc cuốn “Người Thợ Mộc Phi Thường” của Josh McDowell.

  1. Tôi không tin có sự sống lại

 

Bạn: Tôi rất vui vì đây là thắc mắc duy nhất của bạn. Thực ra Đức Chúa Trời đã cho chúng ta những bằng chứng đầy trọn không thể chối cãi được về sự phục sinh của Ngài. Việc này đã được đem ra thảo luận  tại Đại Học Harvard, và cuối cùng đã đi tới kết luận: Những bằng chứng không thể chống lại  được về sự sống lại của Jesus Christ đã được chứng minh.
Đọc: Các ngươi sẽ tìm kiếm ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng” ( Giê-rê-mi 29:13).
Bạn: Nếu anh muốn thử lòng của mình, tại sao anh không cúi đầu xuống ngay bây giờ?
Cầu nguyện: Chúa Jesus, nếu quả có sự phục sinh của Ngài, xin hãy giúp con vượt qua sự vô tín của con.Ghi chú: Nếu thân hữu sẵn sàng, bạn có thể giúp anh ấy cầu nguyện.
Cầu nguyện: Con là một tội nhân, con muốn Ngài tha tội cho con. Con muốn tin rằng Chúa Jesus đã chết trên thập tự vì tội lỗi con.
Bạn: Bạn đã cầu nguyện. Đức Chúa Trời sẽ giúp bạn tin Ngài.

 

Ghi chú thêm: Nếu thân hữu muốn xem những câu Kinh Thánh chứng minh thần tính của Đấng Christ, hãy xem phần giải đáp thắc mắc “Các Giáo phái có phải là câu trả lời?” Những phần giải đáp thắc mắc khác có thể hỗ trợ thêm nằm ở các  lời phản đối: “Tôi là tín đồ của một tôn giáo khác”, “Có nhiều tôn giáo trên thế giới”, “Tôi là người Do Thái” và “Có nhiều con đường đến với Đức Chúa Trời.”

  1. Tôi muốn suy nghĩ về việc này
Đọc: Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Christ Jesus Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).
Bạn: –          Qua câu Kinh Thánh này, anh sẽ đi đâu khi anh chết?-          Lái xe cẩn thận. (hoặc) Chúc một ngày vui vẻ.-          (Nếu thân hữu trả lời là sau khi chết sẽ xuống địa ngục với lòng sợ hãi và run rẫy) Vậy anh có sẵn sàng tiếp nhận Jesus Christ là Cứu Chúa của anh?

Ghi chú thêm: Nếu thân hữu nói là anh ấy chưa sẵn sàng, bạn nên kết thúc cuộc nói chuyện, nhưng phải nhớ đưa cho anh ấy số điện thoại của bạn phòng trường hợp anh ấy muốn gọi lại cho bạn trong vài ngày sau. Tiếp tục cầu nguyện cho anh ấy. Bạn cũng có thể xem phần giải đáp thắc mắc “Tôi chưa sẵn sàng” trong phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi là một người tốt
Bạn: –          Anh là người tốt theo tiêu chuẩn của ai?-          Có bao giờ anh giết người chưa?Chú ý: Sau khi thân hữu trả lời câu hỏi thứ nhất, đừng để anh ấy có thời gian trả lời câu hỏi thứ hai.
Bạn: –          Chúng ta hãy xem xét cách nhìn của Đức Chúa Trời. Có bao giờ anh nổi giận, ghen ghét ai đó, gọi họ là đồ ngu? Bởi vì nếu làm thế theo cách nhìn của Đức Chúa Trời là anh đã phạm tội giết người.-          Có bao giờ anh nhìn vào một người khác phái và động lòng ham muốn?-          Nếu câu trả lời anh là không, tôi xin nói rằng anh đã phạm tội nói dối. Nếu  anh có động lòng ham muốn, thì theo nhãn quan của Đức Chúa Trời anh đã phạm tội tà dâm.-          Có bao giờ anh thiết lập một mối quan hệ, một công việc hay một hoạt động nào đó cao hơn mối quan hệ giũa anh và Đức Chúa Trời? Bởi vì nếu như vậy, những điều đó chính là hình tượng trong lòng anh.-          Vì sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, không có cách nào để dò lường  được tiêu chuẩn hoàn hảo của Ngài. Vì Đức Chúa Trời vừa là Đấng Phán Xét vừa là Bồi thẩm đoàn nên chúng ta cần vâng phục Ngài.
Đọc: Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy” (Gia-cơ 2:10).
Bạn: Tôi muốn anh biết một điều: Tôi cũng là người tội lỗi giống như anh. Sự khác biệt là tôi nhận được sự tha thứ qua Chúa Jesus. Anh có muốn được tha thứ không?

 

Ghi chú thêm: Hãy nhớ tỏ lòng yêu thương với thân hữu. Đức Chúa Trời vẫn tể trị cuộc đời của anh ấy. Xem phần trả lời thắc mắc “Tôi không phải là một tội nhân” trong phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi là tín đồ của một tôn giáo khác
Bạn: –          Có bao giờ anh được ai đó giới thiệu về Cơ đốc giáo chưa?-          Ai chỉ cho anh cách nói dối lần đầu tiên?-          Hầu hết mọi người đều nói dối. Không ai dạy cho tôi nói dối. Cha mẹ và bạn bè tôi không dạy tôi nói dối. Tự tôi đã nói dối. Nói dối ra từ bản chất tội lỗi của chúng ta.-          Tôi sẽ kể cho anh nghe câu chuyện về A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen. Trước khi họ bất tuân lời Đức Chúa Trời, khu vườn rất hoàn hảo. Không có điều ác vì không có tội lỗi nào cả. Nhưng khi A-đam và Ê-va không vâng lời Chúa và ăn trái cấm, tội lỗi đã vào trong thế gian và vào trong chúng ta. Vì lý do đó mà không cần phải dạy một người biết cách nói dối, lừa gạt, ăn trộm, tư dục nổi dậy hay ghen tị người khác. Đó là một phần bản chất con người của chúng ta.-          Tôi sẽ chỉ cho bạn một vài câu Kinh Thánh giải thích về vấn đề này.  (Đưa ra các câu Kinh Thánh về cách chia sẻ Chúa Jesus).

 

Ghi chú thêm: Xem phần trả lời thắc mắc “ Các Giáo phái có phải là câu trả lời?” “Có nhiều tôn giáo trên thế giới này”, “Tôi là người Do-thái”, và “Có nhiều con đường để đến với Đức Chúa Trời” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi là Đức Chúa Trời.

 

Bạn: –          Tôi muốn có một chiếc xe hơi mới, bạn có thể sáng tạo ra một chiếc cho tôi không? Chắc chắn một Đức Chúa Trời toàn năng như bạn có thể làm  được điều đó.
Đọc Ngươi sẽ không có thần nào khác trước mặt ta”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3).
Bạn: Anh hiểu câu này như thế nào?
Đọc: Vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men” (Rô-ma 1:25).
Bạn: Anh hiểu câu này như thế nào?
Đọc: Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội. Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. (Cô-lô-se  1:13-17).
Bạn: Câu này nói gì với bạn?Qua lời Kinh Thánh này, Đức Chúa Trời là duy nhất. Ngài không phải là “muôn vật”, nhưng Ngài là Đấng Sáng Tạo và mọi sự đứng vững trong Ngài.Tôi không phải là Đức Chúa Trời, nhưng Ngài ở bên trong tôi. Anh có muốn Đức Chúa Trời ở bên trong anh không?

 

  1. Đời sống tôi vui vẻ lắm rồi.

 

Bạn: –          Tại sao?-          (Nhắc lại câu trả lời của thân hữu. Ví dụ:) Nói theo cách khác, anh tham dự những bữa tiệc mà ở đó có tình dục, ma túy, nhạc Rock.-          Vì đã tham gia vào những việc này, anh sẽ về đâu khi anh qua đời?-          Lái xe cẩn thận. (hoặc) Chúc một ngày tốt lành.-          (Nếu thân hữu trả lời là “địa ngục” với lòng sợ hãi và run rẫy) Anh có sẵn sàng tiếp nhận Chúa Jesus là Cứu Chúa của anh không?

 

Ghi chú thêm: Bạn nên kết thúc cuộc nói chuyện với thân hữu vào lúc này, nhưng nhớ đưa cho anh ấy số điện thoại, dự phòng trường hợp anh ấy muốn gọi lại cho bạn vài ngày sau đó. Hãy tiếp tục cầu nguyện.

  1. Tôi là người Do-thái

 

Ghi chú: Khi một ai đó nói anh ấy không tin Chúa Jesus, tôi sẽ hỏi  tại sao. Nếu anh ấy nói anh ấy là một người Do-thái, thì câu chuyện sẽ đi theo hướng này:

Bạn: Anh có đi đến nhà hội ở đâu không?Anh có biết rằng đạo Do-thái là nguồn gốc của Cơ đốc giáo không?Tôi tin rằng Jesus là Đấng Christ, Đấng Mê-si. Anh có biết là Ngài tự nhận Ngài là Đức Chúa Trời không?
Đọc: Ta và Cha là một” (Giăng 10:30).
Bạn: Tôi chắc rằng Ngài không nói dối vì Ngài không bao giờ phạm tội. Chắc chắn Ngài không ngu dại vì cuộc đời và sự dạy dỗ của Ngài chứng tỏ Ngài là Đấng khôn ngoan, kiên định và yêu thương người khác. Vì lẽ đó, tôi chỉ có thể tin Ngài là Đức Chúa Trời.Vào thời bấy giờ người Do-thái biết Chúa Jesus tự nhận mình là ai vì họ đã cố tìm cách giết Ngài khi Ngài nói:
Đọc: Trước Áp-ra-ham đã có ta!” (Giăng 8:58).
Bạn: Người Do-Thái biết là Ngài đang nối kết danh Ngài với danh thần thượng của Đức Chúa Trời trong Xuất Ê-díp-tô ký 3:14.
Đọc: Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng tự hữu hằng hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô ký 3:14).
Bạn: Nếu Chúa Jesus là Đấng Mê-si và Ngài cũng đã sống lại từ sự chết đều đúng, vậy anh có muốn có một mối tương giao thân mật cá nhân với Ngài để làm trọn vẹn tính cách Do Thái của anh không?

Ghi chú thêm:

Vào lúc này, bạn có thể mời thân hữu đến thăm giáo đoàn Mê-si cùng với bạn để anh ấy thấy cách người Do-thái biểu lộ đức tin của họ với Đấng Christ.  Bạn có thể tặng anh ấy cuốn sách “Người Thợ Mộc phi Thường” của McDowell hoặc Phúc âm Giăng để đọc. Xem thêm phần giải đáp thắc mắc “Tôi là tín đồ của một giáo phái khác”, “Có nhiều tôn giáo trên thế giới”, “Làm sao tôi biết được là Kinh Thánh có đúng không?”, và “Các Giáo phái có phải là câu trả lời” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

Bạn: (Nếu tôi đang nói chuyện với một người đang theo Do thái giáo, tôi sẽ hỏi anh ấy.) “Có bao giờ anh thắc mắc về việc Chúa Jesus tự nhận mình là Đức Chúa Trời không?
Đọc: Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì.Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.

Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.
Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng.

Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt?

Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng.

Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng.

Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ.
Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội.

(Ê-sai 53:1-12).

Bạn: Anh nghĩ là những câu Kinh Thánh này nói về ai?Theo anh thì tại sao nhiều nhà hội không cho phép đọc phân đoạn Kinh Thánh này trong sách Ê-sai?Anh có biết tại sao việc dâng sinh tế trong đền thờ đã chấm dứt?(Chờ đợi thân hữu trả lời xong) Có phải tại vì Chúa Jesus chính là chiên con sinh tế dâng lên cho Đức Chúa Trời?

Ghi chú thêm: Tôi không thúc ép. Mục tiêu của tôi là có một cuộc nói chuyện trong tinh thần ấm áp, thân thiện để tiếp tục có những cuộc trò chuyện khác sau này. Nếu thấy thân hữu có sự quan tâm, tôi sẽ mời anh ấy gặp một mục sư địa phương người Do Thái đã chấp nhận Chúa Jesus là Đấng Mê-si, ông này  am hiểu về Cựu-ước hơn tôi. Một mục sư người Do Thái sẽ nhạy cảm với văn hóa và cảm giác của người Do Thái.

Nếu tôi xác định rằng người bạn của tôi không đến dự lễ trong nhà hội, khi đó tôi có thể xem anh ấy là người Do-thái tự do, tôi sẽ chỉ cho anh ấy những câu Kinh Thánh về Đấng Christ để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Các Giáo phái có phải là câu trả lời?”

16.Tôi không phải là một tội nhân

 

Đọc: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi” (Ma-thi-ơ 22:37).
Bạn: –          Có bao giờ anh yêu mến Đức Chúa Trời với cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí và sức lực của mình chưa? Chưa phải không? Đó chính là tội lỗi.-          Chúng ta hãy xem phần Kinh Thánh tiếp theo.

 

17.Tôi không đủ tốt

 

Bạn: Tại sao?
Nói chung tất cả chúng ta đều như vậy. Chúng ta tốt chưa đủ. Đây chính là nan đề. Chỉ có 2 con đường đến thiên quốc: 1) Chúng ta là người hoàn hảo không bao giờ phạm một tội lỗi nào trong lời nói, việc làm hay suy nghĩ; 2) Chúng ta được tái sinh. Tôi có thể được tái sinh bởi việc tiếp nhận công tác của Chúa Jesus đã hoàn thành và chính Ngài là Đấng gánh thay mọi tội lỗi cho tôi. Ngài có quyền năng tha thứ tôi qua sự giáng sanh, sự chết và sự phục sanh của Ngài. Khi tôi tin Ngài, và nhận sự tha thứ, chính lúc ấy Ngài tẩy sạch mọi tội lỗi tôi đã phạm trước kia. Về phần mình, tôi chọn việc tiếp nhận sự tha thứ của Ngài vì tôi biết mình không bao giờ đủ tốt để là một người hoàn hảo.
Đọc: Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).“Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:9-10).“Phàm ai kêu cầu danh Chúa đều được cứu” (Rô-ma 10:13).
Bạn: Câu này có áp dụng được cho anh không? Anh có sẵn sàng để Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của anh?

Ghi chú thêm: Xem phần giải đáp thắc mắc “Đức Chúa Trời không thể tha thứ tôi” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi chưa sẵn sàng
Bạn: –          Tại sao? (Hãy để thân hữu trả lời)-          Bạn có dám trả lời như vậy trước mặt Đức Chúa Trời không?(Nếu anh ấy trả lời không) Anh có sẵn sàng mời Đấng Christ vào lòng anh chưa?

 

Ghi chú thêm: Khi bạn hỏi thân hữu “Tại sao không” anh ấy có thể trả lời rằng “Tôi chưa sẵn sàng vì điều này còn mới mẻ với tôi. Tất cả điều này hoàn toàn mới, và tôi muốn xem xét kỹ hơn.” Lúc đó hãy kết thúc cuộc nói chuyện và hãy để Đức Chúa Trời hành động trong anh ấy. Hãy nói một điều gì đó đại loại như “Tôi rất vui khi có cơ hội nói chuyện với anh, tôi sẽ cầu nguyện cho anh. Hẹn gặp anh sau vài ngày hay vài tuần nữa nhé?”

Xem phần trả lời cho thắc mắc “Tôi phải suy nghĩ thêm về việc này” trong phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi không chắc là tôi được cứu hay không

Ghi chú: Có đôi khi bạn sẽ gặp những người thật sự mong muốn tiếp nhận Chúa vào lòng, nhưng vẫn cảm thấy là mình không được cứu.

Bạn: –          Anh có một chiếc đồng hồ đeo tay đẹp. Nếu mất đi anh sẽ nhớ đến nó khi anh muốn coi giờ. Nhưng nếu anh chưa bao giờ có một cái đồng hồ đeo tay, anh sẽ không lo lắng phải tìm cách giữ nó hay lo lắng rằng nó sẽ bị mất đi.-          Anh có thấy thú vị khi anh lo lắng mình không được cứu? Anh không thể lo lắng đánh mất một điều gì đó mà không phải của mình. Tôi chắc rằng trước khi anh mời Chúa vào lòng mình, anh đã không băn khoăn thắc mắc rằng liệu Chúa có ở trong anh hay không?-          Tôi tin chắc rằng anh đã được cứu vì anh có quan tâm về điều này.
Đọc: –          “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô-ma 8:38-39).
Bạn: –          Câu này nói gì với anh?
Đọc: –          “Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài” (Ê-phê-sô 1:13-14).
Bạn: –          Anh ơi tôi chỉ muốn cho anh biết rằng ngay giây phút anh mời Đấng Christ vào lòng mình, anh đã được cứu. Đức Chúa Trời bảo đảm rằng trong tương lai anh sẽ ở trong nước của Ngài.-          Hầu hết các Cơ đốc nhân cũng có cảm giác sợ hãi như anh. Nhưng anh phải chiến thắng nỗi sợ hãi này để anh có thể trưởng thành trong đức tin. Để lớn lên trong đức tin anh có thể đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và dành thời gian ở với các Cơ đốc nhân khác.-          Tôi sẽ giúp anh bắt đầu. Chúa nhật tuần sau tôi đón anh đi nhóm nhé?

Ghi chú thêm: xem phần trả lời thắc mắc “Làm thế nào tôi biết được mình có đủ đức tin không?” và “Tôi đã thử điều này, nhưng không có kết quả gì” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi luôn tin vào Đức Chúa Trời
Đọc: Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ” (Gia-cơ 2:19).
Bạn: –          Tôi vui vì anh tin vào Đức Chúa Trời. Điều đó thật tốt. Nhưng ma quỉ cũng tin như vậy. Thật ra ma quỉ còn thấy Đức Chúa Trời. Vậy điểm khác biệt của anh là gì?-          Anh có muốn nhận Jesus là Đấng Cứu rỗi anh?

 

  1. Tôi đã làm nhiều điều xấu.

Ghi chú thêm: Xem phần giải đáp thắc mắc “Tôi không đủ tốt” hoặc “Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho tôi” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Tôi đã cố gắng thử nhưng cuối cùng không kết quả
Bạn: –          Anh đã thử cái gì?-          (Nếu thân hữu nói vài điều như “Tôi thử cầu nguyền một lần nọ, nhưng không có gì xảy ra”) Rõ ràng điều đó là đúng. Anh có tin vào lời cầu nguyện lúc đó của anh không?-          (Thông thường là anh ấy sẽ không chắc chắn 100%). Hãy kể cho tôi nghe về giây phút anh cầu nguyện và giao phó đời sống anh vào tay Đấng Christ.-          (Lời làm chứng của anh ấy có chân thật không) Chúng ta hãy dành vài phút để xem lại Kinh Thánh nhé. Anh hãy đọc lớn lên và cho tôi biết ý nghĩa những câu Kinh Thánh này.-          (Nếu lời làm chứng của anh ấy không thật lắm) Nếu anh chưa bao giờ cảm thấy khao khát đọc Kinh Thánh hay thông công với các Cơ đốc nhân khác, tôi e  rằng anh chưa được tái sinh.

–          Anh có muốn chắc chắn không?

–          (Nếu anh ấy nói là có) Chúng ta hãy xem xét lại Kinh Thánh để anh hiểu rõ hơn về Phúc âm.

(Giúp anh ấy đọc các câu Kinh Thánh chia sẻ về Chúa Jesus và hướng dẫn anh ấy cầu nguyện)

Ghi chú thêm: Xem phần giải đáp thắc mắc “Làm thế nào tôi biết mình có đủ đức tin?” hoặc “Tôi không chắc mình được cứu” trong phần phụ lục này hoặc chương 8.

  1. Niềm tin của tôi là riêng tư
Bạn: –          Tại sao?-          Nếu những gì anh tin là không đúng, vậy anh muốn biết điều gì là đúng không? Tôi xin phép chia sẻ cho anh vài câu Kinh Thánh được chứ?

 

Ghi chú thêm: Bạn đang cố gắng hiểu thắc mắc của thân hữu. Có thể anh ấy bị một Cơ đốc nhân khác làm tổn thương trong quá khứ. Nếu anh ấy kể bạn nghe về một sự tổn thương nào đó do một Cơ đốc nhân, hãy xem thêm phần giải đáp thắc mắc “Một Cơ đốc nhân làm tôi tổn thương” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Bạn bè sẽ nói tôi bị điên nếu tôi tin Chúa
Bạn: –          Tại sao?-          Nếu họ thật sự là bạn của anh, chẳng lẽ họ sẽ không vui mừng và cũng sợ hãi vì Đức Chúa Trời của vũ trụ này sống trong anh và có quyền tha thứ hết tội lỗi của anh? Và cuối cùng khi họ thấy sự thay đổi của anh họ cũng sẽ muốn có điều ấy.
Đọc –          “Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn” (Lu-ca 15:10)
Bạn –          Anh có sẵn sàng chưa?
  1. Sự tranh luận này sẽ không bao giờ kết thúc.
Bạn: –          Tại sao anh lại giận dữ?-          Tại sao anh lại chống đối với Phúc âm?-          Giả sử những gì tôi nói với anh về Phúc âm và về Chúa Jesus là đúng, khi đó anh sẽ làm gì?-          (Nếu anh ấy nói rằng anh sẽ không tin) Tại sao vậy? (Ngược lại)Thật tốt, tôi cũng như anh. (Bạn có thể chia sẻ đôi điều về việc Chúa Jesus đã làm thay đổi đời sống của bạn cho anh ấy nghe).

–          (Cố gắng làm anh ấy mở lòng ra với một vài câu hỏi sau:) Tôi đã kể cho anh khá nhiều về đời sống của tôi. Điều gì đã gây cho anh nhiều tổn thương như vậy? Anh sợ hãi chăng? Anh có sợ sự chết? Cha mẹ anh có làm tổn thương anh? Việc tiếp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời làm anh sợ chăng? Có ai yêu anh bao giờ chưa? Anh có bao giờ cảm thấy cô đơn?

–          Anh có muốn tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của anh?

Ghi chú thêm: Đừng cảm thấy thất bại nếu thân hữu không đáp lại những gì bạn chia sẻ. Hãy tiếp tục cầu nguyện cho anh ấy.

  1. Hội Thánh này chỉ cần tiền của tôi
Bạn: Có bao giờ Hội Thánh đòi tiền của anh? Quả thật là các Hội Thánh cần tiền dâng hiến. Nhưng thường chỉ có các Cơ đốc nhân nhóm lâu năm là những người sẵn sàng dâng hiến chứ không phải là những người mới tin.Đức Chúa Trời không cần tiền của anh. Nhưng khi anh trở thành một Cơ đốc nhân, một điều gì đó xảy ra trong lòng của anh. Anh dâng hiến bởi vì lòng anh muốn. Nếu anh dâng hiến mà lòng không vui vẻ thì anh không nên dâng.Hội Thánh không cần tiền của anh; Hội Thánh muốn anh giao thác đời sống anh cho Chúa Jesus. Anh có sẵn sàng chưa?
  1. Có nhiều con đường đến với Đức Chúa Trời.
Bạn: Anh  nói đúng. Tất cả con đường đều tìm đến với Đức Chúa Trời. Nhưng đây là vấn đề, anh sẽ nói gì khi đến gặp Ngài? Liệu Đức Chúa Trời cũng sẽ gặp anh như là Cứu Chúa của anh hay như Đấng phán xét anh?
Đọc: Hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi-líp 2:10-11).

Ghi chú thêm: Xem thêm phần giải đáp thắc mắc “Các Giáo phái là câu trả lời”, “Tôi là một tín đồ của một tôn giáo khác”, “Tôi là Đức Chúa Trời”, “ nhiều tôn giáo trên thế giới”, “Tôi không tốt đủ” và “Tôi không tin vào lẽ thật” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8

  1. Có nhiều tôn giáo trên thế giới
Bạn: –          Tôi khám phá ra rằng các tôn giáo trên thế giới chia ra làm 2 nhóm. Hãy tưởng tượng, các tôn giáo không phải là Cơ đốc giáo nằm phía bên tay trái của tôi – phái Mormon, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, bất cứ giáo phái nào có hậu tố là “ism” trong Anh ngữ – và Cơ đốc giáo nằm phía bên tay phải của tôi. Những giáo phái nằm bên tay trái tôi tuyên bố hai điều riêng biệt sau đây: (a) Chúa Jesus không phải là Đức Chúa Trời, hoặc Ngài không phải là một Đức Chúa Trời duy nhất. Ngài có thể là một đại tiên tri, một giáo sư hoặc một người tốt nhưng không phải là một Đấng Cứu Thế;  (b) Nếu anh làm đủ một số công tác tôn giáo bằng những nỗ lực riêng của anh như: khủng bố, ăn kiêng, hoặc làm việc thiện thì anh có thể nhận lãnh một sự cứu rỗi nào đó.-          Hai sự tuyên bố trên không thể đúng được. Tôi sẽ sẵn sàng thú nhận rằng nếu những tôn giáo trên là đúng thì đức tin tôi hiện có chỉ là vô nghĩa. Còn anh có dám nói rằng đức tin của anh hiện có là vô nghĩa nếu như Cơ đốc giáo là đúng không? Chúng ta hãy xem xét một vài bằng cớ để biết ai trong hai chúng ta là sai nhé.-          Cơ đốc giáo tuyến bố rằng Jesus là Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta qua hình hài Chúa Jesus là Người đã sống trên đất, chết trên thập tự giá và phục sinh để chúng ta có sự sống đời đời. Cơ đốc giáo tuyên bố rằng:
Đọc –          “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).
Bạn: –          Có thể nào cả 2 sự dạy dỗ này đều đúng?-          Tôi có thể chia sẻ với anh vài câu Kinh Thánh đã làm thay đổi cuộc đời tôi?

Ghi chú thêm: Xem phần giải đáp thắc mắc “Phải chăng các Giáo phái là câu trả lời?”, “Có nhiều tôn giáo trên thế giới”, “Có nhiều con đường đến với Đức Chúa Trời”, “Tôi là tín đồ của một tôn giáo khác”, “Tôi là người Do-thái”, và “Làm thế nào tôi biết được Kinh Thánh là đúng” trong phần phụ lục này hoặc trong chương 8.

  1. Kinh Thánh có nhiều bản dịch
Bạn: –          Anh nói đúng. Nhưng anh có biết rằng tất cả bản dịch đều thống nhất với nhau?-          Chúng ta hãy xem Rô-ma 3:23

 

Ghi chú thêm: Thắc mắc này thường được hỏi khi bạn bắt đầu chia sẻ những câu Kinh Thánh về Chúa Jesus.

  1. Kinh Thánh có quá nhiều lỗi
Bạn: –          (Đừng khó chịu với thắc mắc này. Thay vì thế, với tất cả tình yêu thương bạn có thể, hãy trao cho thân hữu cuốn Kinh Thánh).Anh có thể chỉ cho tôi chỗ nào Kinh Thánh có lỗi không?
Thân hữu –          Uhm, tôi không thể
Bạn –          Tôi cũng không. Chúng ta hãy xem Rô-ma 3:23.

Ghi chú thêm: Xem phần giải đáp thắc mắc “Làm thế nào tôi biết Kinh Thánh là đúng?” trong phần phục lục này hoặc trong chương 8.

  1. Có nhiều người đạo đức giả trong Hội Thánh.
Bạn: –          Anh hoàn toàn đúng. Có những người đạo đức giả trong Hội Thánh. Tôi rất vui vì anh có quan tâm đến điều này, bởi vì nếu như anh tham dự vào một Hội Thánh hoàn hảo thì nó sẽ không còn hoàn hảo nữa.-          Chúa Jesus nói chúng ta hãy bước theo Ngài chứ không phải theo những kẻ đạo đức giả.-          Tôi vui mừng vì anh biết sự khác nhau giữa một người đạo đức giả và một người chân thật.-          (Mỉm cười) Nếu anh tiếp nhận Chúa và rồi tôi thấy anh cư xử như một người đạo đức giả, tôi sẽ nhắc nhở anh về cuộc nói chuyện này nhé.-          Anh có sẵn sàng cầu nguyện chưa?

Ghi chú: Một vài thân hữu của bạn có thể sẽ phê bình những thầy giảng Tin Lành mà họ xem trên TV và những người trình bày sai sự thật về  Đấng Christ, nếu gặp tình huống này, bạn có thể nói:

Bạn: –          Nếu tôi trình bày sai sự thật như là một kẻ môi giới địa ốc để chiếm đoạt tiền bạc của anh, điều đó có nghĩa là mọi người môi giới đều bất lương sao? Dĩ nhiên là không. Một người nào đó nói về Đấng Christ không có nghĩa là người ấy đại diện cho Ngài. Chỉ có Đấng Christ biết lòng của người ấy. Anh có thể nào để một người không chân thật trình bày với anh về tình yêu của Đức Chúa Trời? Vậy anh có sẵn sàng để cầu nguyện chưa?
  1. Còn gia đình tôi thì sao?
Thân hữu: –          Còn gia đình tôi thì sao?
Đọc: –          “Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta” (Ma-thi-ơ 10:37-38).
Bạn: –          Anh hiểu câu này như thế nào?
Đọc –          “Các ngươi tưởng ta đến đem sự bình an cho thế gian sao? Ta nói cùng các ngươi, không, nhưng thà đem sự phân rẽ.  Vì từ nay về sau, nếu năm người ở chung một nhà, thì sẽ phân ly nhau, ba người nghịch cùng hai, hai người nghịch cùng ba;  cha nghịch cùng con trai, con trai nghịch cùng cha; mẹ nghịch cùng con gái, con gái nghịch cùng mẹ; bà gia nghịch cùng dâu, dâu nghịch cùng bà gia” (Lu-ca 12:51-53).
Bạn: –          Anh hiểu câu này như thế nào?-          Anh có sẵn sàng cầu nguyện chưa?

 

  1. Thế còn những người chưa bao giờ nghe Phúc âm thì sao?
Bạn: –          Nhưng đó không phải là anh, đúng không?-          Kinh Thánh nói gì đối với số phận những người nghe Phúc âm mà không tin?-          Anh đã nghe Phúc âm. Anh có tin không?

 

Ghi chú thêm: Bạn có thể yêu cầu thân hữu đọc lớn câu Kinh Thánh sau: “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:20).

  1. Tại sao Đức Chúa Trời để những điều tồi tệ xảy ra?

Ghi chú: Cứ để thân hữu tiếp tục nói. Việc của bạn là chỉ nghe. Khi anh ấy nói xong:

Bạn: –          Thế còn anh thì sao? Ai dạy cho anh nói dối lần đầu tiên?-          Tôi sẽ kể cho anh nghe về câu chuyện A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen. Trước khi bất tuân lời Chúa, khu vườn rất hoàn hảo. Không có điều ác vì không có tội lỗi. Nhưng khi A-đam và Ê-va bất tuân lời Chúa mà ăn trái cấm, tội lỗi đã vào trong thế gian và vào trong chúng ta. Đó là lý do tại sao không cần phải dạy một người cách nói dối, lường gạt, ăn cắp, ham muốn xác thịt hay đố kỵ với người khác. Đó là một phần bản chất con người chúng ta.-          Chúa Jesus đã thay đổi đời sống tôi. Ngài đã tha thứ và dạy dỗ tôi để lựa chọn sự tốt lành của Ngài. Anh cũng muốn tiếp nhận sự tha thứ của Ngài chứ?Ghi chú: Nếu thân hữu đã từng gặp một bi kịch trong quá khứ, hãy tiếp tục:
Bạn: –          Anh có thể thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời để điều đó xảy đến cho anh. Nhưng đây là những sự chọn lựa của anh. Anh có thể chọn sống cuộc đời còn lại trong nỗi đau của mình đã gặp hoặc anh tiếp tục tiến bước đi lên và quên đi nỗi đau ấy. Anh muốn chọn điều nào?
  1. Anh không thể biết lẽ thật là gì.
Bạn: Tại sao?Ghi chú: Với thắc mắc này, bạn cần duy trì sự thân thiện với thân hữu càng nhẹ nhàng càng tốt
Bạn: Tôi mượn cái đồng hồ đeo tay của anh được không? ( Mượn bất cứ cái gì của anh ấy). Cho cái đồng hồ vào túi của bạn. Khi thân hữu đòi lấy lại, hãy mỉm cười:-Không. Lẽ thật của tôi là chiếm đoạt đồng hồ của những ai mà không tin lẽ thật. (Khi thân hữu chống đối, hãy hỏi,)-Tại sao chiếm đoạt như vậy là sai?Khi bạn đang lắng nghe, hãy mỉm cười và trao lại cái đồng hồ cho anh ấy. (Có thể anh ấy sẽ nói, “ Bởi vì…”): Làm thế nào anh biết được? Anh vừa mới nói với tôi rằng không có điều gì đúng, cũng không có điều gì sai. Vậy tôi chiếm lấy cái đồng hồ của anh thì có gì sai?Tôi sẽ nói cho anh biết tại sao điều đó là sai. Bởi vì Đức Chúa Trời phán như vậy. Anh hiểu không, anh không thể trốn tránh đằng sau câu nói rằng không thể biết được lẽ thật. Tôi chia sẻ với anh một vài câu Kinh Thánh mà đã làm thay đổi cuộc đời tôi nhé?
  1. Anh phải nghĩ là anh tốt hơn tôi
Bạn: –          Tôi không tốt hơn anh. Tôi chỉ đơn giản là tốt.-          Cũng như anh, tôi đã không vâng theo mạng lệnh và điều răn của Đức Chúa Trời và bị định phải xuống địa ngục. Nhưng bởi ân điển và tình yêu vô hạn của Chúa mà Ngài đã sai một người đến để nói với tôi về Chúa Jesus. Điều đó làm tôi nhận ra rằng mình thật sự đầy tội lỗi trong hiện diện của Đức Chúa Trời.-          Tôi xin Đức Chúa Trời tha tội cho tôi, và Ngài đã tha thứ. Điều đó không làm tôi tốt hơn anh; nhưng bởi điều ấy tôi được tha thứ.-          Ngay bây giờ tôi đang trao cho anh cơ hội mà tôi đã nhận được trước kia.-          Anh có muốn được tha thứ và được tái sinh để có một mối quan hệ thân thiết  với Chúa Jesus?

 

 

Phụ lục 4

SỰ GIAO VIỆC

 

Trách nhiệm của bạn là đánh dấu các câu Kinh Thánh và các câu hỏi liên quan trong cuốn Kinh Thánh dùng để rao giảng Phúc âm của mình, rồi sau đó hãy chia sẻ về 5 câu hỏi đầu tiên với ít nhất một thân hữu trong tuần này. Hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời hướng dẫn. Trông đợi cơ hội đến. Hãy gọi điện cho những người mà Đức Chúa Trời đặt trong lòng bạn. Nếu muốn thực tập trước, bạn có thể chia sẻ với một người bạn, hoặc tự thực tập với chính mình. Hãy vâng phục sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và chia sẻ Chúa Jesus bằng một ý chí không sợ hãi.

  • Tôi sẽ không còn là một cơ-đốc-nhân im lặng nữa.
  • Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những người mà Đức Chúa Trời đặt để trong tôi để tôi có thể chia sẻ Chúa Jesus cho họ.
  • Từ khi tôi hiểu quyền năng phục sinh của Đấng Christ sống trong tôi và tôi không hụt mất điều gì nếu vâng giữ mạng lệnh của Đức Chúa Trời, tôi sẽ vâng phục mạng lệnh ấy đi ra và rao giảng.
  • Tôi sẽ sống một đời sống như được mô tả trong Phi-lê-môn câu 6 để Đức Chúa Trời có thể hoàn thành lời hứa của Ngài trên đời sống tôi.

Tôi cầu xin anh  năng động trong việc chia sẻ đức tin của anh, để anh có thể hiểu thấu được mọi việc lành mà chúng ta có trong Đấng Christ” (Phi-lê-môn câu 6).

Ký tên: _________________________________ Date: _______________________

 

PHỤ LỤC  5

LỜI CHỨNG CỦA BILL FAY

 

Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả. Cha tôi là phó giám đốc của một công ty Thức ăn tổng hợp, công ty này có một dây chuyền sản xuất thức ăn đông lạnh được gọi là Birds Eye.

Tôi lớn lên trong hoàn cảnh sung túc. Khi trở thành một thanh niên trẻ, điều tôi quan tâm nhất là làm thế nào để kiếm được nhiều tiền như cha tôi trước khi ông đánh mất hết tiền bạc. Nhưng tôi đã chậm trễ. Tôi chứng kiến cha mình mất đi trong tình cảnh cơ cực tại một bệnh viện dành cho cựu viên chức mà không có một đồng xu dính túi nào.

Tôi đã quyết định điều tương tự sẽ không xảy ra đối với mình. Tôi muốn sẽ là người số một trên đỉnh cao của sự thành công và chắc chắn đạt được những gì thế gian này có thể đem lại cho mình bất luận phải trả giá như thế nào.

Năm 16 tuổi, tôi đã làm cho người yêu mình có thai và chúng tôi lấy nhau. Không lâu sau đó tôi vào Đại học và tại đó tôi đã làm một số việc không đúng quy định của nhà trường. Chẳng hạn như việc thi cử của tôi trở nên dễ dàng hơn nhiều khi tôi khám phá ra rằng trong phòng in sách của trường luôn có những bài kiểm tra được in ra trước khi giáo viên đưa cho sinh viên làm. Tôi cũng được một người đàn ông dạy cho cách trở thành một tay cờ bạc bịp chuyên nghiệp. Và tôi bắt đầu kiếm tiền suốt quãng thời gian sinh viên với bộ bài 52 lá.

Sau khi tốt nghiệp, tôi ly dị vợ, thăng tiến trong nghề nghiệp và cưới một người phụ nữ khác. Cô ấy là một người rất tốt và dễ chịu, cho phép tôi làm bất cứ cái gì tôi muốn vào mọi lúc.

Tôi được thuê làm việc cho tập đoàn Atlanta vào năm 22 tuổi. Tôi được mọi người công nhận là tài giỏi nhất trong mọi công việc tôi điều hành. Tôi là người buôn bán giỏi số một, người quản lý Quận giỏi nhất và chắc chắn sẽ là người quản lý toàn khu vực giỏi nhất.

Tôi thích chơi đánh gôn vì qua đó tôi có cơ hội tiếp cận với những thành viên của câu lạc bộ gôn 19 lỗ nổi tiếng để dụ họ chơi đánh bài với tôi. Và qua đó tôi đã kiếm được nhiều tiền.

Cuộc sống của tôi quay cuồng theo cách như vậy. Vì có danh tiếng trong giới bài bạc nên tôi được mời đến Las Vegas như một vị khách VIP. Khi đến đó, tôi bị ấn tượng bởi quyền lực, những chiếc xe Li-mu-zin sang trọng, những người phụ nữ ăn diện sặc sỡ với tiền bạc rủng rỉnh. Tôi đã tự nghĩ rằng nếu mình có những thứ này thì cuộc sống mình sẽ tốt biết bao.

Một buổi tối nọ, tôi đến xem một vài tay cờ bạc giàu có đang chơi đánh bài Bacara. Tôi bị thu hút bởi những gã này vì họ sử dụng tiền mặt để chơi thay cho các thẻ tiền, và cũng dễ hiểu khi thấy chiếc bàn họ đang chơi Bacara chất đầy hàng triệu đô-la.

Một hôm, tôi thấy một người đàn ông chơi bài và liên tục thua. Chỉ trong 20 phút ông ta mất 200.000 đô-la. Sau khi uống một vài cốc rượu tôi quay sang ông ta và nói: “Chắc ông thật sự không biết mình đang làm điều gì nhỉ?”

Ông ta trả lời: “ Này chàng trai khôn ngoan, nếu anh thật sự thông minh, tại sao anh không chỉ cho tôi cách chơi đi?”

Ông ta mời tôi băng sang đường để đến cung điện Sê-sa. Khi tôi bước vào nơi đó với ông, tôi nhận ra rằng những người ở đó biết ông ta. Người chủ sòng bài mặc áo khoác màu đen liếc mắt lên nhìn ông ta và đám đông dạt ra hai bên khi ông ta bước tới bàn chơi Bacara. Ông thì thầm vào tai của gã phục vụ bàn chơi bài, rồi ông dọn sạch bàn và hủy bỏ luật giới hạn tiền khi chơi bài. Ông đặt cược 50 ngàn đô-la dễ dàng như khi bạn kêu hầu bạn phục vụ một ly sữa rồi ông đưa tiền cho tôi. Ông nói: “Chàng trai khôn ngoan, hãy chơi đi”.

Tôi cảm thấy nóng người lên. Trong khoảng mười lăm phút sau tôi đã đem về hơn 250 ngàn đô-la. Người đàn ông này sau đó không chỉ trở thành bạn của tôi mà còn là người đỡ đầu cho tôi. Tôi bắt đầu liên hệ với Mafia – một tổ chức xã hội đen, và bắt đầu vận chuyển tiền bạc của Mafia đi khắp nơi trong nước.

Mặc dù có những mối liên hệ bất hợp pháp như thế nhưng tôi vẫn tiếp tục giữ cho cuộc sống mình đi lên – thành công nối tiếp thành công, thăng tiến nối tiếp thăng tiến. Lúc bấy giờ tôi là một quản lý của của một tập đoàn lớn ở Houston. Tôi rất kỳ quái đến mức một ngày nọ khi đang nói chuyện qua điện thoại với một phụ nữ ở thành phố Kansas, tôi hỏi cô ấy: “Trông cô như thế nào?”

Cô ấy nói rằng cô rất hấp dẫn, và tôi hỏi: “Cô muốn điều gì trong cuộc sống?”

Khi nghe cô ấy nói: “Quyền lực và tiền bạc” tôi đã đáp chuyến bay đến gặp cô ấy. Tôi mời cô ấy đi ăn và đưa ra đề nghị: “Chúng ta lấy nhau nhé?”.

Tôi trở về nhà gặp người vợ đã chung sống với nhau mười hai năm để thông báo với cô ấy rằng tôi sắp ra đi. Sau đó tôi lên chiếc xe Ca-đi-lac và chạy đến thành phố Kansas để đón người tình mới của mình, rồi tôi đến Denver và trở thành một trưởng quản lý của một tập đoàn đa quốc gia với số vốn hàng triệu đô-la .

Một buổi chiều, tôi  đang đứng trong văn phòng và nhìn vào chiếc bàn gỗ sang trọng của mình. Người tài xế chiếc Li-mu-zin riêng của tôi ở bên ngoài. Tôi có một tài khoản tiền khổng lồ, những chiếc nhẫn kim cương, đồng hồ Ro-lex và những đồ trang sức bằng vàng. Tôi suy nghĩ: “Tiếp theo của mình là gì? Mình đã có cả tiền hợp pháp và bất hợp pháp. Mình có cả quyền lực hợp pháp và quyền lực trong giới xã hội đen. Nhưng mình vẫn còn thiếu một điều gì đó”.

Tôi nhanh chóng gạt bỏ suy nghĩ ấy. Tôi không thể suy nghĩ quá lâu về việc ấy. Tôi tiếp tục nỗ lực để trở thành một tay chơi bóng Ten-nis đập tường có thứ hạng quốc gia và đã rất gần với mục tiêu ấy. Nhưng cho dù làm cái gì đi nữa thì tôi cũng cảm thấy nó như một thú tiêu khiển thoáng qua.

Không ai biết được tôi đã cô đơn dường nào. Người vợ thứ ba của tôi đã quyết định bỏ tôi đi theo một gã khác. Cũng bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà tôi đã không thuê xã hội đen đi giết cô ta.

Sau đó tôi gặp người vợ hiện tại của mình – Peggy. Khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò, tôi quyết định mình phải xây dựng một cái gì đó to lớn, mới và độc đáo. Vì tôi thấu hiểu được sự cô đơn của con người nên tôi đã xây dựng một tòa nhà vĩ đại trên đảo tại Lakewood, Colorado. Nơi ấy trở thành một trong những nhà chứa gái mãi dâm lớn nhất ở Mỹ.

Một ngày nọ tôi dẫn Peggy đến Las Vegas để cho cô ấy thấy người ta phục vụ tận tình cho tôi như thế nào. Trớ trêu thay khi chúng tôi đang ngồi chơi tại bàn, cái nơi đã diễn ra không biết bao nhiêu cảnh ngu dại của con người thì người đại diện của tôi gọi điện thoại tới. Anh ấy nói: “Thưa ông, cảnh sát có lệnh bắt ông”.

Phản ứng của tôi lúc đó là: “Vì sao tôi bị bắt, tôi đã làm gì?”

Anh ấy nói: “Họ bất ngờ ập vào kiểm tra nhà chứa gái mãi dâm của chúng ta. Bây giờ tin tức đã phát tán trên các phương tiện truyền thông”.

Tôi kinh hoàng hỏi lại: “Tại sao?”

Tôi quay về nhà, bị bắt và được hưởng án treo. Điều này dạy tôi một bài học là: “Đừng bao giờ để bị bắt nữa”.

Tay tôi sạch sẽ nhưng lòng của tôi thì không thay đổi. Tôi biết rằng nếu mình bị bắt, tôi sẽ bị bỏ tù từ sáu đến tám năm. Nhưng tôi vẫn tiếp tục làm ăn để chứng tỏ là không có điều gì xảy ra.

Công ty của tôi không thích việc người quản lý của công ty bị đưa lên các báo suốt tuần, vì vậy họ đã sa thải tôi. Tôi không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục làm kinh tế và kiếm được nhiều tiền. Vì vậy như thế nào đi nữa thì tôi vẫn là người chiến thắng, nhưng có một điều gì đó tôi thấy không ổn.

Trong nhiều năm sau đó tôi tìm kiếm sự yên bình. Bởi kế hoạch của Đức Chúa Trời, tôi đã tìm thấy sự bình an tại một nông trại chăn nuôi trong một thung lũng xa xôi. Tôi ngồi trên cánh đồng rộng khoảng 8.500 mẫu Anh ở trên núi. Mỗi lần đến đó tôi đều cảm thấy rất tuyệt. Nhưng khi quay về nhà thì cảm giác ấy không còn, thực tại cuộc sống quay cuồng bao phủ tôi. Khi lái xe về nhà tôi cảm thấy đau nhói ở bụng và nước mắt rơi ra. Tôi không hiểu tại sao lúc ra về lại khó khăn như vậy. Một ngày nọ tôi đã khám phá ra được điều này. Tôi nhận thấy rằng Cơ đốc nhân có mặt khắp mọi nơi trong khu vực trại chăn nuôi này. Bởi vậy nên tôi chú ý tới họ. Họ có cái nhìn vui vẻ trong ánh mắt, nếu tôi chọc ghẹo họ, họ sẽ đưa cho tôi xem lời Kinh Thánh.

Vào Chúa Nhật của Lễ Phục Sinh khi đang ở tại khu nông trại, tôi đã quyết định làm một điều mà bất cứ người nào dù không phải là Cơ đốc nhân cũng làm vào Chúa Nhật Lễ Phục Sinh: đi đến nhà thờ. Tôi cưỡi ngựa xuống đồng cỏ và nghe một người thanh niên tên là  Bob Foster giảng một bài mà tôi không bao giờ quên. Anh ta nói: “Có một sự khác nhau giữa ‘hạnh phúc’ và ‘sự bình an bên trong’. Hạnh phúc giống như mùi của một chiếc xe hơi mới, một cuộc hẹn hò mới, ký được một vụ làm ăn lớn, ma túy hay thỏa mãn tình dục. Bạn được đem lên cao. Bạn ‘hạnh phúc’, nhưng không mãi mãi được. Anh ta nói thêm: Có những điều còn cao hơn những điều ấy. Một vài điều hạnh phúc có thể kéo dài nhưng cuối cùng rồi cũng kết thúc”.

Tôi tự nhủ: Anh này nói đúng. Đó chính là cuộc sống của mình – thành công, những thứ đạt được, công việc, địa vị, rồi… không có gì cả.

Bob giải thích: “Sự bình an bên trong thì khác.”

Lời của anh ấy đã đụng chạm tôi mạnh mẽ. Tôi biết mình không có sự bình an bên trong, và tôi tự hỏi làm cách nào để đạt được điều ấy.

Anh ấy tiếp tục nói: “Bạn chỉ có thể có sự bình an bên trong khi đến với Chúa Jesus.”

Tôi nghĩ: “Thôi được rồi, hãy để tôi yên…”

Tôi leo lên ngựa, cưỡi ra khỏi đồng cỏ và lái xe quay lại Denver.

Khoảng thời gian sau đó, các Cơ đốc nhân liên tục đến với tôi để nói về một người tên là Jesus Christ. Khi họ nói về Chúa Jesus cho tôi, tôi sỉ nhục, bắt bớ và chống đối họ. Nhiều người trong số họ đã bỏ đi và tin rằng họ đã thất bại. Nhưng tôi không bao giờ quên những cái tên, khuôn mặt, lời nói, bất cứ ai trong họ mà đã nói với tôi về Chúa Jesus.

Sau đó Đức Chúa Trời đem đến cho tôi Paul và Kathie Grant. Paul, một Cơ đốc nhân người Do-thái ngồi tại nhà cầu nguyện trong một buổi sáng kia : “Chúa ơi, hôm nay con muốn đến sân Ten-nis đập tường để chia sẻ đức tin của mình cho người khác”.

Sau đó khi đến sân ten-nis, tôi đẩy cửa bước vào và thấy anh ấy. Tôi buột miệng: “Anh đang làm cái gì đây vào ngày lễ sám hối của người Do-thái? Tại sao anh không ra ngoài và làm những việc giống như một người Do-thái làm trong ngày lễ của họ?”

Anh ấy trả lời: “Tôi cũng là một Cơ đốc nhân. Ngày lễ sám hối là ngày người Do-thái xin Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi cho họ. Nhưng tôi không phải làm điều đó vì tôi đã tiếp nhận sự tha thứ qua Chúa Jesus là Đấng Cứu Chuộc tôi”.

Tôi cười chế nhạo và nói: “Thôi nào, Hãy để tôi yên..

Sau đó vài tháng, tôi gặp lại bác sĩ Paul trong phòng khám của anh ta, tôi đưa ra những câu hỏi có chủ tâm làm cho anh ta mất đi một khoảng thời gian quí báu để khám bệnh.

Tôi nghĩ: “Gã này thật ngu ngốc, tại sao gã lại ngồi đây và để mình hỏi chuyện với gã trong khi phòng khám của gã đầy bệnh nhân đang chờ?

Tuy vậy Paul chính là người bạn thật sự đầu tiên của tôi. Anh ấy đã gọi điện thoại hỏi thăm khi tôi bị bắt vì vụ nhà chứa gái mãi dâm của tôi. Lúc bấy giờ tôi nhận được hàng trăm cuộc gọi – những cuộc gọi từ người đại diện nhà chứa hỏi xem danh sách khách hàng có bị tôi khai ra trong bản tường trình, và những cuộc gọi từ những người đàn ông muốn biết thông tin về các cô gái phục vụ. Nhưng Paul thì khác. Anh đã gọi đến và hỏi tôi: “Anh vẫn ổn chứ?”.

Paul không để tôi có thời gian trả lời. Anh tiếp tục hỏi: “Anh có suy nghĩ về việc đến nhà thờ với tôi và Kathie chưa?” Tôi quay sang Peggy và nói: “Chúng ta hãy đến đó, nhưng làm gì thì làm, em nhớ đừng có ký tên vào bất cứ yêu cầu nào của họ.”

Tại nhà thờ, tôi nghe Paul giảng luận rất lâu như thể anh ta không định dừng lại. Sau đó tôi nhận ra một người đàn ông khác đang nhóm ở nhà thờ là người mà tôi đã phát tờ quảng cáo về nhà chứa của tôi. Khi tôi hỏi anh ta rằng anh có muốn đến đó chăng, anh ta đáp lại: “Đó không phải là sự quan tâm trong đời sống tôi”. Câu trả lời của anh gây ấn tượng mạnh cho tôi, và dù việc đó đã xảy ra nhiều năm trước nhưng tôi vẫn không quên.

Sau đó cặp Paul – Kathie dẫn tôi và Peggy về nhà của họ và  chúng tôi được nghe lời làm chứng đầu tiên của họ. Trước đó tôi chưa bao giờ nghe những lời như vậy. Trông Katie rất thuần khiết khi diễn tả mối liên hệ của cô ấy với Chúa Jesus, và tôi nghĩ: Không biết cô ta nói có thật hay không?

Khi cô ấy đem ra một bình trà để trước mặt tôi, tôi đã bối rối. Lúc trước tôi từng là một tay đánh bạc thuê và tôi đã đặt cược 100.000 đô-la vào một trò chơi thể thao.  Và lần cuối cùng gần đây tôi phải trì hoãn trò chơi cá cược này chỉ bởi vì một bình trà.

Sau đó Kathie chia sẻ về đời sống của cô ấy. Cô ấy kể về thời gian cô ấy bị quấy rối tình dục, về khoảng thời gian cô ấy là tình nhân của một người đàn ông Indonesia nổi tiếng là “ông vua dầu hỏa” và làm thế nào mà cô ấy đã trải qua được bốn tình huống khó khăn khác nhau trong cuộc đời.

Tôi ngồi đó và không tin một lời nào cô ấy nói. Tôi nghĩ rằng cô ấy đang cố gắng bịa ra mọi chuyện để dụ tôi tham gia vào tôn giáo của cô ấy. Khi chúng tôi ra về, tôi nói với Peggy: “Câu chuyện đó có vẻ tốt đối với họ, nhưng đối với chúng ta thì cần phải về nhà và suy nghĩ lại.”

Sau đó có một việc không ngờ tới xảy ra cho tôi, phòng cảnh sát Lakewood ở Colorado quyết định cần phải có một đợt ra quân thi hành công lý. Một buổi tối nọ, họ sai một nữ cảnh sát mặc thường phục đến nhà tôi. Cô ta mời tôi mua một cái Ti-vi được lấy trộm của người khác. Tôi trả 200 đô-la để mua và rồi bị bắt sau đó. Tôi bị phạt 250.000 đô-la. Và bởi vì cảnh sát phải đi truy quét một các nhóm tội phạm lừa đảo vào tối thứ sáu nên tôi đã phải ở trong nhà giam vào ngày cuối tuần.

Vào ngày thứ hai khi được trả tự do, một cảm giác hoảng sợ ập trên tôi. Tôi nhận ra là mình đã phạm tội trong thời gian thử thách tạm tha bổng từ vụ nhà chứa. Và tôi có thể sẽ bị bỏ tù từ sáu đến tám năm.

Tôi nhớ lại mình đã ngồi tại chiếc bàn ăn dưới bếp và bắt đầu  rơi lệ với những giọt nước mắt cá sấu, không phải tôi khóc vì ăn năn mà vì quá hoảng sợ. Tôi suy nghĩ cách nào để thoát khỏi tình trạng này. Tôi nghĩ đến ma túy và rượu mạnh, nhưng tôi không muốn đời sống mình rắc rối thêm nữa. Tôi đã nghĩ đến việc trốn chạy, vì vào lúc đó tôi cũng có đủ tiền. Tôi thậm chí đã nghĩ đến việc tự tử. Nhưng bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi đã không làm những điều đó.

Khi ấy, Đức Chúa Trời bắt đầu sử dụng người vợ vô tín của tôi. Cô ấy nói với tôi “Tại sao chúng ta không gọi cho người đàn ông mà đã làm lễ kết hôn cho chúng ta?

Tôi đáp lại: “Anh không muốn làm cái  chuyện vớ vẩn đó.

Nhưng Đức Thánh Linh mạnh mẽ hơn sự ngang bướng của tôi. Sau đó tôi đã gọi điện cho vị mục sư trước đây đã tổ chức lễ cưới cho chúng tôi. Tôi đã nói với ông trong nước mắt: “Tôi muốn sự bình an thật bên trong cuộc sống của mình”.

Ngày hôm sau, tôi lái xe trên con đường tám mươi lăm dặm để đến ngôi nhà thờ nhỏ  trong vùng quê của ông ấy. Khi tôi bước vào bên trong nhà thờ, thậm chí ở đó còn không có miếng thảm trải trên nền nhà đầy bụi. Nhưng vài phút sau đó, nền nhà ướt đẫm những giọt nước mắt của tôi. Vào lúc mười giờ sáng, ngày bốn tháng tư năm 1981 tôi đã hiểu được ý nghĩa của việc gặp Chúa Jesus Christ và tiếp nhận Ngài là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Đức Chúa Trời đã nắm lấy và hướng dẫn đời sống tôi. Bằng chứng về sự thay đổi đó là một lần khi tôi đang lái xe xuống núi. Tôi đã có một ý nghĩ quan tâm đến người khác lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Tôi bắt đầu nhớ lại đứa con gái của tôi đã bị bỏ rơi nhiều năm trước đây. Và lần đầu tiên tôi đã tự hỏi chính mình: “Tammy đâu rồi?”

Khi trở về nhà tôi nhận thấy những bằng chứng chứng tỏ Đức Chúa Trời đang hành động trong đời sống tôi. Mặc dù tôi đã không nghe tin tức gì về Tammy trong hai mươi ba năm qua, nhưng nó đã để lại một tin nhắn trong máy điện thoại của tôi. Nó đã nói với tôi một lời đặc biệt mà một đứa con gái nói với bố của mình. Nó nói: “ Con thấy tên của bố trên  các tờ báo vì bố bị cảnh sát bắt, con muốn gặp bố”.

Không lâu sau tôi gặp con gái mình và xin nó tha thứ. Sau đó tôi có niềm vui sướng lớn nhất trong đời của mình. Tôi cầm tay con gái mình trong khi nó sẵn sàng giao phó tấm lòng và đời sống nó cho Chúa Jesus Christ.

Mặc dù tôi đã hoàn toàn sẵn sàng để vào tù, nhưng Đức Chúa Trời đã có một kế hoạch khác cho tôi. Ngay cả khi những người trong băng nhóm Mafia lúc trước không giúp đỡ gì khi tôi hầu tòa và nhiều người khác liên quan phải bị xử, nhưng một phép lạ đã xảy ra. Tòa án không những bỏ qua tội của tôi mà còn không cho phép các cấp cảnh sát địa phương tiếp tục tra xét tôi. Tôi bước ra khỏi phiên tòa, cảm giác tự do trong thế giới này, nhưng quan trọng hơn là Đấng Christ đã buông tha tôi khỏi tội lỗi.

Hai năm sau, tôi cầu nguyện xin Chúa cho tôi có một cơ hội để quay lại sở cảnh sát ở Lakewood và kể lại cho những người cảnh sát ở đây làm cách nào mà Đức Chúa Trời đã thay đổi đời sống tôi. Một ngày nọ, viên trợ lý cảnh sát trưởng đang ăn trưa thì tôi vào quán ăn. Ông đẩy ghế ra sau, đứng dậy  chỉ tay vào tôi và nói: “Ngay cả Đức Chúa Trời cũng chẳng thể nào cứu  con người kia”.

Một ai đó liền nói: “Sao ông không tự đi tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với anh ấy?”

Tôi không bao giờ quên cái ngày mà tôi hẹn viên trợ lý cảnh sát trưởng đó đi ăn trưa. Ông nhận lời mời đến ăn với tôi và nói: “Tôi đến đây để tìm hiểu xem cái mà anh gọi là lẽ thật của đời sống anh là gì.” Sau đó ông ấy nói: “Khi tôi nói với mọi người ở sở cảnh sát rằng tôi sẽ đến gặp anh, một thám tử tại sở đã đề nghị đi theo để theo dõi và bảo vệ tôi”.

Vào chính ngày đó, tôi nắm lấy tay của người đã từng lên kế hoạch bắt tôi trong cả hai lần và chúng tôi đã cầu nguyện cùng nhau. Ba tháng sau, viên cảnh sát này giới thiệu với tôi một nữ cảnh sát mà sau này là một Cơ đốc nhân nhiệt thành, chính người này trước đó đã bắt và nhốt tôi phía sau xe để dẫn độ về Sở. Chúng tôi đã đi đến nhà thờ cùng với nhau. Cô ấy sau này là một trong những người bạn trong Chúa thân nhất của tôi.

Nếu Đức Chúa Trời có thể thay đổi đời sống của tôi, Ngài cũng có thể thay đổi đời sống bạn. Sau đây là năm bước đơn giản để biết về Jesus Christ:

  1. Xưng nhận với Đức Chúa Trời rằng bạn là một tội nhân.
  2. Bạn mong muốn tội mình được tha.
  3. Tin rằng Chúa Jesus Christ đã chết trên thập giá vì bạn và Ngài đã sống lại.
  4. Sẵn sàng giao phó đời sống bạn cho Ngài.
  5. Tiếp nhận Ngài là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của bạn.

Để tiếp nhận Chúa, hãy cầu nguyện đơn giản bằng cách nói ra những lời sau: “Lạy Cha thiên thượng, con là một tội nhân. Con muốn mọi tội con được tha. Cha ơi, con tin trong lòng rằng Chúa Jesus Christ đã chết trên thập tự vì con và Ngài đã sống lại. Con giao phó đời sống con cho Ngài. Con trước kia đã xa cách Lời Ngài và ý muốn Ngài, giờ đây con quay về để bắt đầu lại. Cha ơi, con muốn Chúa Jesus ngự vào lòng con. Xin đầy dẫy vào trong lòng con Cha ơi. Xin hãy ngự vào đời sống, vào trong lòng con, Chúa Jesus. Con yêu Ngài. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus Christ. Amen.”

Nếu bạn đã cầu nguyện tiếp nhận Chúa như vậy, tôi xin chào mừng bạn bước vào vương quốc đời đời của Ngài. Hãy kể cho ai đó nghe về sự hứa nguyện này của bạn. Một điều quan trọng nữa là bạn nên tìm đến và tham gia nhóm họp tại một Hội Thánh mà ở đó Chúa Jesus Christ được tôn cao, mọi người tin Kinh Thánh và giảng dạy Kinh Thánh.

Xin Chúa ban phước cho bạn trên hành trình bước theo Ngài.

 

 

CÁC CHÚ GIẢI CUỐI CÙNG

Chương 3

  1. Michael P. Green ( biên tập), Minh họa cho các bài giảng theo Kinh Thánh (Grand Rapids, Michigan. :Baker Book House, 1990).

Chương 6

  1. John D. Woodbridge (tổng biên tập), Những người chinh phục xuất sắc ( Chicago, Illinois : The Moody Bible Institute of Chicago, 1992 ), Trang 145 – 46.

Chương 8

  1. Ripley Entertainment, Tin hay không – Những sự trùng hợp kỳ lạ (New York: Tom Doherry Associates, 1990).
  2. Josh McDowell, Người Thợ Mộc phi thường. (Wheaton, Illinois: Tyndale House publishers, Inc., 1977).

Chương 10

  1. Jim Cymbala, Gió mới, Lửa mới (Grand Rapids, Michigan: Zondervan Publishing House, 1997), trang 24, 25, 27.
  2. Kathleen G. Grant, Chìa khóa vào Vương quốc: Cầu nguyện theo Lời (O. Box 001, Littleton, Colo. 80121), trang 94, 95, 97-101, 103. Nền tảng Bánh sự sống (1995), 303-781-6484, fax: 303-781-6585; sử dụng theo sự cho phép.

Chương 11

  1. Lee Strobel, Inside the Mind of Unchurched Harry and Marry: Làm thế nào đến được với những người tránh né Chúa và Hội Thánh ( Grand Rapids, Michigan: Zondervan Publishing House, 1993), trang 83.

GIỚI THIỆU CÁC TÁC GIẢ

William Fay

Bill tốt nghiệp trường Kinh Thánh Denver năm 1987, ông đã chia sẻ niềm tin của mình trực tiếp cho hơn 25 ngàn người. Từ năm 1981, ông đã giảng dạy cách tiếp xúc với tội nhân cho các Hội Thánh khắp nơi trên thế giới và khiến cho 100 % những người nghe qua bài giảng của ông tiếp tục chia sẻ đức tin của họ với tội nhân ngay tuần kế tiếp.

Bill đã viết một chuỗi các bài viết về cách chia sẻ về Chúa Jesus không sợ hãi cho tạp chí Cơ đốc LifeWay Christian Resources và ông cũng đã viết xong tất cả những chú giải chi tiết trong cuốn Tân Ước Chia sẻ về Chúa Jesus mà không sợ hãi. Cuốn sách của ông nói về cách chia sẻ đức tin mà không gây tranh cãi với người nghe đã được in ra 3.5 triệu cuốn. Chương trình phát thanh mang tên “Hãy tiến lên với Bill Fay” hiện tại đang được phát sóng trên hơn 100 trạm phát thanh từ Nome, Alaska, Valdosta, đến Georgia.

Bạn có thể liên hệ với Bill Fay tại địa chỉ: Bread of Life Foundation, P.O Box 22293, Denver, CO 80222.

Linda Evans Shepherd (đồng tác giả)

Linda là một tác giả đã đạt được giải thưởng về sách. Những cuốn sách gần nhất của bà bao gồm Encouraging Hands – Encouraging Hearts: How to be a good Friend (Servant), Heart-Stirring Stories of  Romance và cuốn Heart-Stirring Stories of  Love (Broadman và Holman, 2000).

Bà là một phát thanh viên có tiếng trong nước và là thành viên của Tổ chức phát thanh quốc gia. Bạn có thể liên hệ với Linda tại hộp thư: 6421, Longmont, CO 80501, hoặc truy cập vào trang web của bà tại http://www.sheppro.com, tại đây bà có đăng “ Các câu hỏi khảo sát về cách chia sẻ Chúa Jesus”. Bạn bè và gia đình bạn có thể trả lời những câu hỏi này trên trang web.

 

Các nguồn tài liệu khác để giúp bạn cách chia sẻ về Chúa Jesus

Chúng tôi hy vọng bạn đã nắm bắt được bài học trong sách này. Và chúng tôi cũng hy vọng bạn sẽ có cơ hội để chia sẻ đức tin của bạn, như vậy bạn sẽ mở ra cánh cửa cho nhiều người chưa được cứu.

Ngoài cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, chúng tôi giới thiệu một số các sách tham khảo liên quan khác. Mỗi cuốn được biên soạn để giúp bạn học tập và áp dụng các quy tắc  tiếp xúc để làm chứng của William Fay và giúp bạn chia sẻ Chúa Jesus với lòng không sợ hãi.

Share Jesus Without Fear Workbook (Cuốn bài tập Chia sẻ Chúa Jesus không sợ hãi) – Cuốn sách bài tập này giải thích các quy tắc đơn giản theo ba bước để làm chứng và đem lại cho bạn sự khích lệ và tự tin hơn. Sách cũng hướng dẫn người đọc học Kinh Thánh và thực hành năm ngày một tuần trong suốt thời gian ba tuần. 0-7673-3059

Share Jesus Without Fear Kit – Cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ bạn cần với bài học gồm bốn phần chỉ trong một cuốn sách tổng quát. Sách cũng bao gồm một cuốn bài tập, một cuốn hướng dẫn giáo viên, một băng video (không có phụ đề) và một băng cát-sét để giúp người đọc xem lại tổng quan và củng cố lại bài học. 0-7673-3057-9

Share Jesus Without Fear Leader’s Guide – Có phần tách biệt và nằm trong bộ công cụ, phần dàn bài rõ ràng với hướng dẫn đơn giản để lên kế hoạch và thực hành bài học theo bốn phần dựa theo băng video.0-7673-3058-7

Share Jesus Without Fear: Students Reaching Students – Bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy được những người trẻ thật dễ dàng có thể chia sẻ về Chúa Jesus một cách tự nhiên và tự tin với người khác. Với cách bài học gồm năm phần nói về cách tiếp xúc để làm chứng mà không có bất cứ áp lực gì, bạn sẽ hoàn toàn tin cậy vào quyền năng hành động của Đức Thánh Linh. 0-7673-3820-0

CrossSeekers: Fearless, Sharing an Authentic Witness – Trang bị cho sinh viên Đại học cách chia sẻ đức tin với người khác. Được soạn dựa trên cuốn Share Jesus Without Fear. 0-7673-9865-3 ( Đã xuất bản tháng 7 năm 1999).

Testifique de Cristo sin Temor – Phiên bản tiếng Tây-ban-nha của cuốn Share Jesus Without Fear. 0-7673-9091-1

Share Jesus Without Fear New Testament – Sách bỏ túi trình bày dàn bài về cách làm chứng và cách đánh dấu trong Kinh Thánh của William Fay. Sách bố trí thuận tiện với những khe đánh dấu ở mặt bên của sách. Đã có phiên bản King James và phiên bản New International. KJV 1-5581-9793-1 NIV 1-5581-9794-X

Để biết thêm thông tin đặt mua sách, vui lòng gọi 1-800-458-2772 hoặc ghé tiệm sách Cơ đốc LifeWay. Việc đặt mua có thể qua fax (615) 251-5933, email: [email protected], hoặc liên hệ qua website: www.lifeway.com./

Người biên dịch: Phạm Hơn, mục sư của Calvary Chapel Vietnam. Ông còn có bút danh là Tường Vi – một cây bút dự thi truyện ngắn của VIẾT CHO NIỀM TIN. Mọi lời góp ý, phê bình về bản dịch xin quí vị gởi về: [email protected].

Người tuyển chọn và xin bản quyền của sách: Lê Tự Quyền, mục sư của The Living God Church – OR, USA.

– The end –

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn