Thứ Ba , 19 Tháng Ba 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Thẩm Quyền Kinh Thánh Và Các Phép Lạ

Thẩm Quyền Kinh Thánh Và Các Phép Lạ

Các Sách Ngụy Kinh

Thẩm Quyền Kinh Thánh và Các Phép Lạ

Vào tháng 12 năm 1961 khi tiếp đãi một nhóm các chủ nhân Giải Nobel tại Nhà Trắng, Tổng thống John Kennedy đã thiết đãi nhóm này như những thiên tài xuất chúng nhất từng quy tụ tại Tòa Bạch Ốc này, có lẽ chỉ trừ một lần khi Thomas Jefferson đến ăn tối tại đó.

Thực ra Jefferson là một người đàn ông đa tài. Thông thạo tiếng Hy Lạp, tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Latin, ông có thể dễ dàng đọc Kinh Thánh Tân Ước tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ nguyên bản của Kinh Thánh Tân Ước. Ông rất thích thú với những lời dạy về đạo lý của Đức Chúa Giê-xu. Ông tin rằng “hệ thống giáo lý của Đức Chúa Giê-xu là bác ái và cao thượng nhất… từng được dạy, và do đó hoàn hảo hơn bất kỳ lời dạy nào của các triết gia cổ đại.”1

Tuy nhiên, Jefferson cảm thấy tiếc nuối vì nhiệm vụ giữ gìn những lời dạy ấy “được giao cho những con người thất học và ngu dốt nhất; họ lại còn viết lách từ trí nhớ nhưng mãi cho đến sau khi các sự việc đã trôi qua.” Kết quả là, “các giáo lý mà Đức Chúa Giê-xu thật sự đã dạy dỗ đều mắc phải khiếm khuyết, và những phần mà Ngài thật sự đã dạy được chuyển đến chúng ta thì đã bị cắt xén, trình bày sai, và thường không thể hiểu được.”2

Ký thuật “đã bị cắt xén” về cuộc đời và công việc của Đức Chúa Giê-xu bao gồm những yếu tố phép mầu mà Jefferson không thể dung hòa với quan điểm thần giáo tự nhiên của ông. Với Jefferson, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của cả hoàn vũ, là Đấng không can thiệp vào hoạt động của các tạo vật mà Ngài dựng nên. Đức Chúa Trời cho phép thế giới hoạt động theo những quy luật tự nhiên mà Ngài đã đưa vào trong sự vận hành của thế giới. Chính vì vậy Jefferson tự xem mình là “một Cơ Đốc Nhân, theo nghĩa duy nhất mà Chúa [Đức Chúa Giê-xu] muốn bất cứ ai cũng đều trở nên như vậy. Chân thành gắn bó với các giáo lý của Ngài hơn bất kỳ điều nào khác, ông gán cho chính Ngài tất cả sự xuất sắc của con người; và tin rằng Ngài không bao giờ tuyên bố điều gì khác.”3

Kết quả là Jefferson loại bỏ khỏi các sách Phúc Âm mọi điều liên quan đến phép lạ, chỉ giữ lại những tuyên bố đạo lý của Đức Chúa Giê-xu. Từ đó dẫn đến việc “Kinh Thánh của Jefferson” đúc kết như sau: “Đức Chúa Giê-xu nằm tại đó, một tảng đá lớn được lăn đến đậy ngôi mộ đá, Ngài tạ thế.”4

First-Quarto-of-King-James-Bible

Thomas Jefferson không phải là người đầu tiên hoặc cuối cùng chối bỏ thẩm quyền Kinh Thánh bởi vì Kinh Thánh ghi lại những phép lạ. Có một thời kỳ khi khoa học và niềm tin tranh luận với nhau đã khiến nhiều người tin rằng chấp nhận các phép lạ là một suy nghĩ ngây thơ, nếu không nói là nguy hiểm. Giờ đây, như chúng ta sẽ thấy nhiều chi tiết hơn trong chương tiếp theo, sự việc đã khác trước. Phong trào hậu hiện đại đã mở cánh cửa cho quan điểm “duy linh” với mọi thể loại niềm tin bước vào, dù điều đó có dựa trên phép lạ hay không. Những tuyên bố về tâm linh có thể là lẽ thật “của tôi” mà không cần phải là lẽ thật “của bạn.”

Tuy nhiên, tôi vẫn thường nói chuyện với những người phải tranh chiến để hòa hợp thuyết duy vật của khoa học với những câu chuyện trong Kinh Thánh. Họ không tin rằng ngày nay con người có thể bước đi trên mặt nước, và vì thế họ tự hỏi làm thế nào để chấp nhận tuyên bố của Kinh Thánh Tân Ước nói rằng Đức Chúa Giê-xu đã làm điều đó. Họ đã không chứng kiến bằng chứng hiển nhiên về sự chữa lành thiên thượng, nên họ phải tranh chiến với những tuyên bố trong Kinh Thánh nói về việc Đức Chúa Giê-xu thực hiện những phép mầu như thế.

Vài năm trước, tôi đã dành thời gian để tiếp chuyện một nhà địa chất, ông đã đến Hội Thánh chúng ta và đang tìm hiểu về Cơ Đốc Giáo. Khó khăn lớn nhất của ông đó là ông không thể hòa hợp kiến thức của mình về nguồn gốc trái đất với những gì Kinh Thánh dạy về sự sáng tạo. Ông không thể tin Đấng Christ là Chúa của mình nếu ông không tin vào Quyển Sách bày tỏ Đấng Christ cho ông.

Bạn sẽ nói gì với một người bác bỏ phép mầu? Chúng ta hãy học cách mà cuộc đối thoại này giúp chúng ta khẳng định thẩm quyền Kinh Thánh trong ngày hôm nay.

Tầm quan trọng của phép lạ

  1. S. Lewis định nghĩa “phép lạ” là “một sự can thiệp vào tự nhiên bởi năng lực siêu nhiên.”5 Ngay từ đầu bài luận của mình, ông đã đề cập đến những thuật ngữ của cuộc tranh luận: một số người tin rằng bên ngoài thế giới tự nhiên thì không còn tồn tại điều gì khác (người theo chủ nghĩa tự nhiên), trong khi những người khác thì tin rằng có những điều nào đấy tồn tại bên cạnh thế giới tự nhiên (người theo chủ nghĩa siêu nhiên). Câu hỏi là: quan điểm của ai đúng?6

Ngay từ ban đầu, quan điểm của Kinh Thánh đã đứng về phía chủ nghĩa siêu nhiên. “Các dấu kỳ” “phép lạ” và “quyền năng” được thể hiện trong cả Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước. Những “dấu kỳ” phi thường đã củng cố cho thẩm quyền của Môi-se (Xuất Ê-díp-tô ký 3:12; 4:3-8), và cho thông điệp của Đức Chúa Trời (Các quan xét 6:17; Ê-sai 38:7; Giê-rê-mi 44:29). “Các phép lạ” đi theo cùng với các dấu kỳ (Xuất Ê-díp-tô ký 7:3; Phục truyền luật lệ ký 26:8; cũng xem trong Xuất Ê-díp-tô ký 15:6-7).

Trong Tân Ước, các phép mầu của Đức Chúa Giê-xu là “dấu kỳ” (Giăng 2:11; 6:2; 9:16; 11:47). Cũng như sự phục sinh của Christ (Ma-thi-ơ 12:39-40) và những việc diệu kỳ của các sứ đồ thực hiện (Công vụ các sứ đồ 2:43; 4:16, 30; 8:13; 14:3). “Các phép lạ” diễn tả những việc diệu kỳ đó và được dùng với từ “dấu kỳ” (Giăng 4:48; Công vụ. 6:8; 14:3).7

Phần lớn mục vụ của Đức Chúa Giê-xu được chứng minh bởi các phép mầu mà Ngài đã thực hiện. Ngài tuyên bố rằng, “Nhưng ta có một chứng lớn hơn chứng của Giăng; vì các việc Cha đã giao cho ta làm trọn, tức là các việc ta làm đó, làm chứng cho ta rằng Cha đã sai ta.” (Giăng 5:36). Một phần của “công việc” này là “những việc [phép mầu] mà Chúa Giê-xu nhân danh Cha thực hiện (Giăng 10:25).

Khi Giăng Báp-tít sai các môn đồ đến hỏi Đức Chúa Giê-xu rằng có phải Ngài thật là Đấng Mê-si không, “đang lúc ấy Đức Chúa Giê-xu vừa mới chữa lành nhiều người đau ốm, bịnh tật, và bị quỷ ám, và Ngài cũng vừa chữa lành nhiều người mù khiến mắt họ thấy được. Ngài trả lời và nói với họ, ‘Các ngươi hãy về nói lại với Giăng những gì các ngươi đã thấy và nghe. Người mù được thấy, người què được đi, người phung được sạch, người điếc được nghe, người chết được sống lại, và người nghèo được nghe giảng tin mừng.” (Lu-ca 7:21-22).

Đức Chúa Giê-xu kêu gọi những người hoài nghi về Ngài rằng: “Nếu Ta không làm những việc của Cha Ta, đừng tin Ta. Nhưng nếu Ta làm, dù các ngươi không tin Ta, hãy tin những việc Ta làm, để các ngươi biết và hiểu rằng Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha.” (Giăng 10:37-38). Ngài cũng nói những lời tương tự với các môn đồ mình: “Khi Ta nói Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, hãy tin Ta; bằng không, hãy dựa vào những việc Ta làm mà tin Ta.” (Giăng 14:11).

justin-martyr-also-known-as-just-saint-justin-ad-100165-was-an-early-D990J2

Những Cơ Đốc Nhân thời kỳ đầu tiên hiểu rõ tầm quan trọng của phép mầu đối với thần tánh của Đức Chúa Giê-xu và đạo của Ngài. Origen (khoảng năm 185-254) tuyên bố rằng nếu không có các phép lạ thì các sứ đồ sẽ chẳng lắng nghe Chúa Giê-xu. Thánh tử đạo Justin  (bị hành hình năm 165) biện luận cho Đức Chúa Giê-xu Christ đã chữa lành người bệnh và khiến người chết sống lại. Athanasius (khoảng năm 296-373) tuyên bố các phép mầu Đức Chúa Giê-xu đã thực hiện chứng minh cho thần tánh của Ngài. Gregory ở xứ Nyssa (khoảng năm 330-395) nói rằng các phép lạ của Đức Chúa Giê-xu khiến các môn đệ tin vào thần tánh của Ngài.8

Từ thời Tân Ước cho đến ngày nay, những người khẳng định quan điểm của Kinh Thánh đều chấp nhận quan điểm siêu nhiên. Chúng ta tin rằng các phép lạ trong Kinh Thánh đều là những sự kiện có thể nhận thấy được, có thể được chứng thực bằng mắt hoặc bằng tai. Những phép lạ này đòi hỏi phải có một Đấng siêu nhiên, chứ không chỉ là một điều gì đó mơ hồ. Cũng vậy, các phép mầu này được thực hiện trong bối cảnh giải cứu. Không chỉ dừng lại tại đó, các phép mầu nhằm dẫn dắt những người được nhận phép mầu và những người chứng kiến phép mầu đến với thực tại tâm linh.

Nếu các phép mầu không xảy ra, toàn bộ mục đích của niềm tin Cơ Đốc sẽ thất bại. Quan điểm của Kinh Thánh không chỉ đơn thuần là triết lý sống. Thay vào đó, người tin Chúa tin quyết rằng phúc âm là “quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin.” (Rô-ma 1:16). Nếu Đức Chúa Trời không thể hoặc không thi hành các công việc siêu nhiên, không một linh hồn nào có thể được giải phóng khỏi địa ngục để đến nơi thiên đàng. Con người sẽ không được biến đổi từ sự chết để bước đến sự sống.

Riêng sự cứu rỗi đã là một phép mầu quan trọng bậc nhất. Nếu Thomas Jefferson nói đúng và Đấng Tạo Hóa không can thiệp vào tạo vật của Ngài, thì tại sao Phao-lô nói, “Và nếu Đấng Christ không sống lại thì đức tin của anh em cũng vô ích, và anh em vẫn còn ở trong tội lỗi mình… Nếu hi vọng của chúng ta trong Đấng Christ chỉ hướng về cuộc sống nầy mà thôi, thì trong tất cả mọi người, chúng ta là những người thảm hại hơn hết” (I Cô-rinh-tô 15:16-17, 19).

Từ chối công việc siêu nhiên đồng nghĩa với hành động từ chối thẩm quyền thiên thượng của Kinh Thánh và niềm tin biến đổi mà Kinh Thánh bày tỏ và khích lệ. Chính số phận đời đời của chúng ta đang bị đe dọa.

(Còn nữa)

James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn