Thứ Tư , 24 Tháng Tư 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Kinh Thánh Được Xác Nhận Qua Những Bằng Chứng

Kinh Thánh Được Xác Nhận Qua Những Bằng Chứng

Các Phiên Bản Khác Nhau Của Kinh Thánh

Thẩm Quyền Kinh Thánh và Những Bằng Chứng Bên Ngoài Kinh Thánh
Những người hoài nghi hỏi rằng tại sao chúng ta không có những bằng chứng xác thực về sự hiện diện của Đức Chúa Giê-xu trên đất. Liệu có tồn tại bằng chứng khảo cổ và bằng chứng nào ở bên ngoài Kinh Thánh để minh chứng cho tuyên bố của chúng ta rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời?

khao
Những câu hỏi như thế đã được trả lời phần nào qua một khám phá được công bố vào năm 2002 và được kể là khám phá vĩ đại nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Kinh Thánh kể từ sau khi các cuộn sách Kinh Thánh tại Biển Chết được tìm thấy. Tâm điểm của sự chú ý là một nơi để hài cốt bằng đá vôi (hộp đựng hài cốt hoặc chiếc hòm). Được các sử gia xác định niên đại vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, chiếc hộp không có gì đáng kể bởi chúng ta có rất nhiều những chiếc hộp đá vôi như thế trong thời Đức Chúa Giê-xu. Điều đáng chú ý đó là dòng chữ khắc phía bên hông chiếc hộp: “Gia-cơ con của Giô-sép, em của Giê-xu.”
Trong thế kỷ thứ nhất Sau Công Nguyên, người ta có thông lệ đề tên người chết vào mặt bên cạnh của chiếc hộp hài cốt, và tên của người cha. Nhưng việc xác định danh tính của một người bởi tên của anh mình là điều cực kỳ bất thường trong thế giới cổ đại. Hơn thế nữa, việc không đưa ra thông tin chi tiết nào khác ngoại trừ tên của người anh chứng tỏ người anh ấy rất đáng để chú ý.
Chính vì vậy mà các sử gia đã ngay lập tức bị cuốn hút khi chiếc hộp được đưa ra ánh sáng. Rất nhiều sách báo đã được các học giả viết ra với nhiều ý kiến trái ngược. Giờ đây các sử gia đã rao ra kết luận rộng rãi rằng dòng chữ “em của Giê-xu” là giả, được khắc sau này so với dòng chữ gốc. Vậy chúng ta bị bỏ lại nơi mà chúng ta đã đứng trước đó.
Nhưng đó là một nơi tốt.
Những bằng cớ chứng minh về Đức Chúa Giê-xu bên ngoài Kinh Thánh
Có một nhà thơ tuyên bố về Đức Chúa Giê-xu rằng: “Tất cả các quân đội từng hành quân, tất cả mọi hải quân từng ra khơi, tất cả mọi nghị viên quốc hội từng ngồi vào ghế họp, và tất cả mọi vua từng cai trị, đặt lại cùng nhau, cũng không thay đổi sự sống trên trái đất này nhiều bằng chỉ một mình con người ấy.”1 Cơ Đốc Nhân trên hành tinh này nhiều hơn bất kỳ tín đồ thuộc các tín ngưỡng khác, và chính vì thế vị thế của người Cơ Đốc trên toàn cầu liên quan đến sự tồn tại và thần tánh của Đức Chúa Giê-xu là đã rõ. Thế nhưng liệu điều đó đã được kiểm chứng?2
Chúng ta tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Chúa bởi vì Kinh Thánh dạy chúng ta như thế. Nhưng kinh Koran dạy rằng Allah là Đức Chúa Trời duy nhất. Những người Phật Giáo làm theo những kinh kệ linh thiêng của họ, những người Hindu và rất nhiều các tôn giáo khác cũng vậy. Liệu chúng ta có những bằng chứng khác để minh chứng cho cam kết của chúng ta với Đấng Christ là Vua trên muôn Vua? Làm thế nào chúng ta bác bỏ tuyên bố cho rằng thần tánh của Đức Chúa Giê-xu là một giáo lý được suy luận ra từ nhiều thế kỷ sau khi Ngài chết?
Trước khi chúng ta trình bày câu trả lời của mình một cách có hệ thống, hãy nhớ một số sự thật về những bằng chứng chứng minh cho Đức Chúa Giê-xu bên ngoài Kinh Thánh:
– Các tin tức quốc tế trong thời của Đức Chúa Giê-xu rất có hạn, điều đó khiến cho các sử gia tại Rô-ma không chắc có hiểu biết về đời sống và chức vụ của Ngài tại xứ Palestin.
– Rất ít văn chương vào thời của Đức Chúa Giê-xu còn tồn tại cho đến ngày nay (xin xem chương bốn). Chính vì vậy chúng ta không quá ngạc nhiên nếu những ghi chú ngoài Kinh Thánh kể về Đức Chúa Giê-xu là có giới hạn.
– Vào thời Constantine (năm 312 sau Công Nguyên), Hội Thánh sở hữu uy quyền của nhà nước để tịch thu mọi văn chương chống lại Cơ Đốc. Họ cho rằng những người ngoại giáo đang báng bổ Đức Chúa Giê-xu và hủy bỏ rất nhiều các tác phẩm đó.
– Tính chất của những sự kiện liên quan đến cuộc sống của Đức Chúa Giê-xu trên đất, tập trung vào một quốc gia và tôn giáo nhỏ sẽ rất khó để thu hút sự quan tâm tại Rô-ma.
– Những nguồn tài liệu từ bên ngoài có thể đã được các nhà hùng biện chống lại Cơ Đốc Giáo gây ảnh hưởng.
– Các tài liệu Do Thái kể từ thời đại đó trở đi gặp vấn đề về độ đáng tin cậy lẫn vấn đề diễn giải.
Dù có những điều trên, bằng chứng lịch sử về đời sống của Đức Chúa Giê-xu, sự chết và phục sinh của Ngài là cực kỳ có ích trong việc xác thực thẩm quyền lời Chúa.

kh 2

Những người ngoại quốc nhắc đến Đức Chúa Giê-xu
Chúng ta sẽ bắt đầu với các sử gia Rô-ma. Họ đã đề cập đến Đức Chúa Giê-xu theo một cách nào đó. Thallus the Samaritan đã viết một cuốn lịch sử Hy Lạp và mối quan hệ giữa quốc gia này với Châu Á kể từ sau chiến tranh thành Troia cho đến thời của ông. Tài liệu không còn trong thời nay. Một nhà văn Cơ Đốc, Julius Africanus (khoảng năm 180-250 sau Công Nguyên) đã nhắc đến sự kiện Thallus, có thể được viết vào khoảng năm 52 sau Công Nguyên. Julius Africanus ghi rằng Thallus đã giải thích sự tối tăm vào ngày Giê-xu bị đóng đinh là nhật thực.3 Julius và Eusebius tin rằng Thallus đang nói đến sự đóng đinh của Đức Chúa Giê-xu, cho thấy rằng câu chuyện Đức Chúa Giê-xu chịu thương khó đã được những cộng đồng phi Cơ Đốc biết đến giữa thế kỷ thứ nhất. Cũng vậy, tuyên bố của Thallus chứng tỏ rằng những người chống đối Đạo Cơ Đốc đã cố bác bỏ các tuyên bố Cơ Đốc bằng những sự diễn giải hợp với tự nhiên khi nói về những sự kiện có thật được thuật lại.

Pliny the Elder, là một nhà văn vĩ đại chuyên viết theo thể thư tín và cũng là nhà quan sát tài ba trong thời của mình. Mười sách về thư từ của Pliny vẫn còn cho đến ngày nay. Pliny đã viết tài liệu tiếng Latin đầu tiên mà trong đó Đức Chúa Giê-xu được nhắc đến. Quyển sách thứ mười về các thư từ của ông, được biên soạn vào khoảng năm 112 sau Công Nguyên, chứa đựng rất nhiều những bức thư gửi cho Quốc Vương Trajan nói về việc cai trị tại Bithynia. Một trong số các bức thư đó liên quan đến vấn đề xử lý các Cơ Đốc Nhân. Trong bức thư đó ông đã mô tả nỗ lực của mình để khiến họ bỏ đi đức tin nơi Đấng Christ. Một trích đoạn trong mô tả của ông là: “Họ có thói quen hội họp vào những ngày cố định trước khi trời sáng, tại đó họ hát những lời thánh ca cho Đấng Christ như là một vị thần.”4
Pliny đã cho chúng ta sự mô tả ngoài Kinh Thánh về vấn đề thờ phượng Cơ Đốc trong thời xưa nhất, tài liệu vẫn còn cho đến ngày nay. Điều đó cho thấy từ thế hệ đầu tiên của phong trào Cơ Đốc, các Cơ Đốc Nhân đã tôn Đức Chúa Giê-xu là Thần. Thần tánh của Ngài không phải do sắc lệnh của Constantine vào hai thế kỷ sau đó, cũng không phải do sự tiến triển trong niềm tin qua nhiều thế hệ. Ngược lại, những người tin Chúa luôn biết rằng có Đức Chúa Giê-xu, và Ngài là Chúa của họ.
Tacitus (khoảng 55-120 sau Công Nguyên) là sử gia vĩ đại nhất của Rô-ma cổ đại. Một trong số các tác phẩm của ông là Annals (khoảng mười tám sách, bao quát khoảng thời gian từ sau khi Augustus qua đời năm 14 sau Công Nguyên cho đến sau khi Nero qua đời năm 68 sau Công Nguyên). Trong Annals 15:44 chúng ta thấy phần đề cập rõ ràng duy nhất đến Đấng Christ do người ngoại viết vào thời ban đầu. Nói về trận hỏa hoạn lớn tại Rô-ma trong thời cai trị của Nero, Tacitus đã tường thuật lại:
Hậu quả là, để loại bỏ bản báo cáo [nói rằng ông đã gây ra trận hỏa hoạn], Nero quy tội lỗi và giáng đòn tra tấn nặng nề nhất cho một tầng lớp bị ghét bỏ vì sự ghê tởm của họ, quần chúng gọi họ là Cơ Đốc Nhân. Christus, là người mà từ đó bắt nguồn danh xưng Cơ Đốc, đã chịu hình phạt cực độ trong thời cai trị của Tiberius dưới tay của một trong số những thống đốc của chúng ta, Pontius Pilatus, và một sự mê tín gây tai hại nhất… đã nổ ra.
Tacitus không phải là nhân chứng của những sự kiện đó. Nhưng ông ghi lại những sự việc đó như một sự thật trong lịch sử, ghi rằng Đức Chúa Giê-xu đã tồn tại, rằng Đức Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thập tự giá dưới tay Pontius Pilate, và rằng sau khi Đức Chúa Giê-xu qua đời, một “sự mê tín” đã xảy ra. “Sự mê tín” chỉ về một điều gì đó siêu nhiên, không phải là sự kiện lịch sử bình thường. Đó chính là sự phục sinh. Vậy trước năm 115 sau Công Nguyên chúng ta đã có bằng chứng về sự sống và sự chết của Đức Chúa Giê-xu cùng niềm tin của những môn đệ của Ngài rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết.
Gaius Suetonius Tranquillas (khoảng năm 65-135 sau Công Nguyên) là chánh thư ký của Quốc Vương Hadrian (năm 117-138 sau Công Nguyên). Là một sử gia Rô-ma với quyền được tiếp cận những ký thuật hoàng gia, những ghi chép của ông là đặc biệt đáng chú ý. Suetonius ghi lại rằng trong thời trị vì của Nero, “Hình phạt đã giáng trên các Cơ Đốc Nhân, một giáo phái tuyên xưng một niềm tin tôn giáo mới và gây nguy hại” (Nero 16:2). Sau đó, trong thời cai trị của Claudius: “Bởi vì người Do Thái tại thành Rô-ma không ngừng gây náo động dưới sự xúi giục của Chrestus, ông đã trục xuất họ khỏi thành” (Claudius 25:4). Việc trục xuất này xảy ra vào năm 49 sau Công Nguyên và được ghi lại trong Công vụ các sứ đồ 18:2.
Như vậy những chứng cớ của người ngoại viết về Đức Chúa Giê-xu chứng minh rằng Đạo Cơ Đốc đã được biết đến và được ghi lại tại Rô-ma trong thế kỷ đầu tiên sau khi Đức Chúa Giê-xu chịu chết và phục sinh. Các bằng chứng cũng xác nhận:
– Đức Chúa Giê-xu tồn tại như một nhân vật lịch sử.
– Những Cơ Đốc Nhân tin vào sự phục sinh của Ngài.
– Họ thờ phượng Ngài như một Chúa sống.

(Còn nữa)

James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn