Cách đây vài năm, hai người thân của tôi được chuẩn đoán mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Với tôi, điều khó khăn nhất khi khích lệ họ trải qua những đợt điều trị đó là sự mơ hồ, không chắc chắn. Nhiều lúc tôi mệt mỏi mong chờ được nghe một kết luận dứt khoát từ bác sĩ điều trị, thế nhưng việc đó thật hiếm hoi. Thay vì giải thích rõ ràng, các bác sĩ luôn bảo chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi.

Thật khó để chịu đựng tình trạng mơ hồ như vậy, tôi luôn tự hỏi lần xét nghiệm tiếp theo sẽ có kết quả thế nào. Sẽ còn bao lâu, vài tuần, vài tháng, vài năm hay vài chục năm trước khi cái chết chia lìa chúng tôi? Tuy vậy, dầu đang khoẻ mạnh, không bệnh tật gì, thì một ngày nào đó mỗi người chúng ta cũng sẽ qua đời—bệnh ung thư chỉ làm cho cái chết xuất hiện rõ ràng trước mắt thay vì kín giấu.

Tuy vậy, dầu đang khoẻ mạnh, không bệnh tật gì, thì một ngày nào đó mỗi người chúng ta cũng sẽ qua đời—bệnh ung thư chỉ làm cho cái chết xuất hiện rõ ràng trước mắt thay vì kín giấu.

Khi đối diện với lời nhắc nhở về sự hữu hạn của cuộc đời, tôi đã thốt lên những lời cầu nguyện như chính Môi-se đã từng cầu nguyện. Thi Thiên 90 cho chúng ta biết rằng dầu cuộc sống của mình giống như cây cỏ vốn sẽ tàn tạ và khô héo đi (c.5–6), nhưng chúng ta vẫn còn có nơi ở đời đời với Chúa (c.1). Giống như Môi-se, chúng ta có thể cầu xin Chúa dạy mình biết đếm từng ngày mình có để có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan (c.12) và làm cho đời sống ngắn ngủi của mình trở nên kết quả bởi những việc làm đẹp lòng Chúa (c.17). Sau hết, bài Thi Thiên này nhắc nhở chúng ta rằng niềm hy vọng của chúng ta không đặt nơi những chẩn đoán của bác sĩ, nhưng ở nơi Chúa là Đấng hiện diện “từ đời nầy qua đời kia.”