Thứ Năm , 28 Tháng Ba 2024
Home / Tổng hợp / 5 BÀI HỌC VỀ LÃNH ĐẠO

5 BÀI HỌC VỀ LÃNH ĐẠO

5 BÀI HỌC VỀ LÃNH ĐẠO của Mục sư Martin Luther King Jr.

images

Một buổi sáng năm 1965, Robert Ellis Smith, lúc đó vừa tốt nghiệp Đại học Harvard, đã nhận được một cuộc gọi điện thoại mà sẽ thay đổi cuộc sống của mình. Ở đầu dây bên kia là một người bạn học cũ đang khởi đầu cho một tờ báo ở Montgomery, Ala. Người này đang chuẩn bị cho một chuyên đề của tờ báo là Phong trào Nhân quyền (quyền bình đẳng của người da màu). Giọng nói đầu dây bên kia hỏi Smith, cựu chủ tịch của The Harvard Crimson và yêu cầu anh cố vấn cho chuyên đề này. Không chút do dự, anh tiếp nhận công việc mới và đi đến Deep South.
Người tiến cử Robert Ellis Smith đề nghị:
“Hiện nay (tại thời điểm đó) không có nhiều báo chí cho các cộng đồng dân cư nhỏ, vì vậy chúng ta đi bước đột phá và tập chú vào chuyên đề của chúng ta. Tờ báo sẽ có tên Tin Tức Miền Nam. Chúng ta muốn xuất bản một ấn phẩm cho cả người da đen và da trắng, đây sẽ là một ý tưởng mới tại thời điểm này.”

Những năm sau đó, Robert Ellis Smith phỏng vấn huyền thoại Martin Luther King Jr. “Tôi gọi Tiến sĩ King để yêu cầu ông viết một phần cho quyển sách về lãnh đạo của chúng tôi”.
Những bài học lãnh đạo từ Martin Luther King sau đây được ông sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh cho đến ngày nay.

king

1. Đừng đánh giá thấp nhân viên bên dưới
Người lãnh đạo không nên đánh giá thấp ngay cả những nhân viên cấp thấp nhất trong tổ chức của họ.
“Sự khôn ngoan hiện diện trong mọi người ngay cả trong những người khiêm tốn nhất”, Smith nhớ lại. “Ông đã dạy tôi không bao giờ đánh giá thấp bất cứ ai. Họ có trí tuệ, kinh nghiệm và nhiều điều khác.”

2. Kiểm soát nỗi sợ hãi
King không che giấu nỗi sợ hãi. Ông đã sợ hãi trước mỗi lời nói và lo lắng rằng quan điểm của ông sẽ không được mọi người đón nhận. Nhưng thay vì trốn chạy nỗi sợ hãi, ông đối mặt với nó, ôm chặt nó và kiểm soát nó.
“Không nên lo sợ sự sợ hãi, bạn nên đồng hành với nó”. King sẵn sàng để nắm lấy sự sợ hãi của mình là một bài học lớn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Smith cho biết, các doanh nhân có thể sợ cạnh tranh và công nghệ mới trong môi trường kinh doanh ngày nay, nhưng thay vì e ngại, chúng ta phải phải đối mặt với chúng và không cần sợ sự thay đổi.

3. Khuyến khích khả năng sáng tạo, chịu áp lực để sáng tạo.
Mỗi khi Martin Luther King đến thăm một thành phố mới để truyền bá thông điệp của mình, các nhà lãnh đạo cộng đồng sẽ đổ lỗi cho ông về việc ông không đi theo “các chuẩn mực truyền thống”. King luôn có những ý tưởng mới.
Các chủ doanh nghiệp nhỏ ngày nay có thể sử dụng bài học này trong các tổ chức của chính họ bằng cách khuyến khích các ý tưởng mới. Đương nhiên phải chấp nhận những áp lực để có những sáng tạo đột phá.

4. Biết “tại sao”.
Pressley, người sáng lập của tổ chức The Premier Athlete, một công ty phát triển vận động viên nói: “Tôi nghĩ rằng bài học lãnh đạo lớn nhất của Tiến sĩ King chuyển cho doanh nghiệp của tôi là để đảm bảo đội ngũ của tôi biết lý do tại sao chúng tôi làm những gì chúng tôi đang làm”. Vấn đề không phải là chỉ để tạo ra lợi nhuận. Mục đích, nguyên nhân, động cơ và niềm tin của bạn là gì?
Thay vì nói, “Tôi có một kế hoạch” Martin Luther King nói, “Tôi có một giấc mơ”. Bài phát biểu của ông đã truyền cảm hứng cho cả một thế hệ. Pressley khuyến cáo các chủ doanh nghiệp nhỏ sử dụng thực tế này để nói chuyện với các nhân viên về những gì họ tin. Lý do thực sự cho việc kinh doanh của mình là gì? Bằng cách này, người lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh, giống như King đã làm.

5. Lôi cuốn tất cả mọi người
Marin Luther King lấy cảm hứng từ sự tham gia của cộng đồng trong các phong trào dân quyền, Ông khích lệ họ thực hiện một điều gì đó lớn hơn bản thân họ.
“Trong một doanh nghiệp nhỏ, những thành viên được khích lệ khi họ cảm thấy như họ là một phần của một cái gì đó đặc biệt. Martin Luther King thường nói ông lấy cảm hứng từ sự tham gia của mọi người”, vì vậy bài học ở đây là phải có được những người tham gia vào chương trình của bạn.

 

Translated by Tuong Vi

Sơ lược tiểu sử Mục sư Martin Luther King Jr
Sinh ngày: 15 tháng 1, 1929 tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ
Mất ngày: 4 tháng 4, 1968 (39 tuổi) tạI Memphis, Tennessee, Hoa Kỳ

Học vị: Tiến sĩ Thần học
Học: Đại học Morehouse, Chủng viện Thần học Crozer, Đại học Boston
Công việc: Mục sư, Lãnh tụ Phong trào Dân quyền Mỹ
Tôn giáo: Tin Lành Baptist
Con cái: Yolanda Denise-King, Martin Luther III, Dexter Scott,Bernice Albertine

Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.
King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” trước hàng ngàn người tụ tập về đây. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác.
Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Đến năm 1986, ngày kỷ niệm dành cho Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội. 

 

Read more:

http://soha.vn/quoc-te/bai-dien-van-bat-hu-ve-giac-mo-cua-muc-su-martin-luther-king-2013112715142599.htm   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn