Thứ Năm , 25 Tháng Tư 2024
Home / Tổng hợp / Một Đời Sống Tin Cậy

Một Đời Sống Tin Cậy

Bài trước:
https://huongdionline.com/2016/11/04/su-song-doi-doi/

“Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình.” Ha-ba-cúc 2:4

ha
Ha-ba-cúc 2:4 là một câu Kinh Thánh đặc biệt quan trọng bởi vì những chữ cuối cùng của câu được trích đến ba lần trong Kinh Thánh Tân Ước: Rô-ma 1:17; Ga-la-ti 3:11, và Hê-bơ-rơ 10:38. Sách Rô-ma nhấn mạnh về người công bình và làm thế nào những tội nhân lạc mất có thể được biện hộ (được xưng công bình) trước mặt Đức Chúa Trời. Ga-la-ti nhấn mạnh về cách sống của những Cơ Đốc Nhân, không căn cứ trên luật pháp Môi-se nhưng hoàn toàn bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời. Sách Hê-bơ-rơ nhấn mạnh về chữ “bởi đức tin”, và cụm từ này được tìm thấy ít nhất 19 lần trong thư tín Hê-bơ-rơ.
Tiên tri Ha-ba-cúc đã so sánh hai loại người vào thời của ông và của chúng ta ngày nay: những người kiêu ngạo, tự mãn không tin đến Đức Chúa Trời, và những người được cứu chuộc cũng như được xưng công bình bởi vì họ tin nơi Đấng Christ và kinh nghiệm được ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời dành cho họ. Một Cơ Đốc Nhân thật thì được cứu bởi đức tin (Ê-phê-sô 2:8-9) và sống bởi đức tin. “Vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy” (II Cô-rinh-tô 5:7).

Đức tin là gì?
Nhà phê bình H. L. Mencken đã định nghĩa đức tin như là “một niềm tin phi lý về những điều không chắc sẽ xảy ra”, và nhà văn khôi hài Mark Twain qua nhân vật của mình đã nói rằng, “đức tin là tin vào điều mà bạn biết không phải như vậy.” Tuy vậy, dầu biết hay không, thì mỗi ngày mọi người trên trái đất này đều sống bằng đức tin! Họ tin vào những lời chẩn đoán của bác sĩ, những toa thuốc và chuyên môn của các dược sĩ trong việc kết hợp các loại thuốc với nhau. Dầu vậy, đã là con người, thì ai cũng có thể phạm sai lầm. Một bác sĩ đã điều trị cho vợ tôi về bệnh viêm phổi, trong khi cơn đau trong lồng ngực của cô ấy thực chất là do dây chằng bị tổn thương. Và tất cả chúng tôi đều sai lầm. Cô ấy đã đi đến bác sĩ chuyên khoa để chữa bệnh đến hai lần. Sứ đồ Giăng đã viết: “Ví bằng chúng ta nhận chứng của loài người, thì chứng của Đức Chúa Trời trọng hơn; vả, chứng của Đức Chúa Trời, ấy là chứng mà Ngài làm về Con Ngài” (I Giăng 5:9). Nếu bạn đã từng đi thang máy, hỏi sự hướng dẫn từ một người lạ, ăn thử những thức ăn mẫu trong siêu thị, hay đầu tư tiền vào những người môi giới kinh doanh, bạn đã hành động bằng đức tin, bởi vì chúng ta hoàn toàn không có sự bảo đảm nào về những điều đã hứa hay những điều chúng ta mong đợi sẽ thật sự xảy ra.
Đức tin không phải là những trải nghiệm mơ hồ về “niềm tin không cần bằng chứng.” Điều nầy chẳng là gì ngoài một niềm tin hết sức mê tín và tin như thế là ngớ ngẩn. Niềm tin Cơ Đốc là sự tin chắc cách cá nhân vào danh Đức Chúa Trời và tin cậy hoàn toàn vào lời hứa của Chúa cũng như vâng theo ý muốn của Ngài. Chúng ta có rất nhiều bằng chứng minh chứng Kinh Thánh là xác thực và những lời hứa của Ngài đã được ứng nghiệm. Hãy nhớ rằng, “lời chứng của Đức Chúa Trời là trọng hơn” và luôn luôn là như vậy. Đức tin trong Chúa khiến chúng ta vâng phục Ngài mặc cho những cảm giác bên trong, những hoàn cảnh xung quanh chúng ta, hay những kết quả đã xảy ra trước đó. Áp-ra-ham đã tin Đức Chúa Trời sẽ dẫn ông vào đất hứa, và Ngài đã làm. Khi Áp-ra-ham không còn tin cậy và bắt đầu làm theo ý riêng của mình, Đức Chúa Trời đã uốn nắn ông. Đức tin không phải là một công cụ đặc biệt mà khi gặp trường hợp khẩn cấp chúng ta mới sử dụng đến, bởi vì chúng ta phải “bước đi bởi đức tin” suốt cả ngày và trọn cả đời sống mình.
Chúng ta phải học tập tin cậy Chúa trong mọi hoàn cảnh và trong mọi nhu cầu của đời sống chúng ta. Khi mẹ vợ tôi đi mua sắm, bà ấy đã cầu nguyện cho việc đỗ xe; khi tôi dời đến Chicago với gia đình mình, tôi đã cầu nguyện cho việc đỗ xe! Bạn hãy tỉnh thức và cầu nguyện khi bạn lái xe, bạn suy gẫm và cầu nguyện khi bạn mua sắm, và bạn cầu hỏi sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời khi bạn ra đi và thi hành chức vụ Chúa giao phó.
Hê-bơ-rơ 11 mô tả về hai dạng người tin Chúa, cả hai đều tin và kính sợ Đức Chúa Trời. Trong câu 1 – 35, tác giả nói về những con người mà nhờ đức tin của họ đã đem đến những chiến thắng vĩ đại và lạ lùng; nhưng ngay giữa câu 35 tác giả bắt đầu đề cập đến những anh hùng đức tin dường như chỉ nhận thất bại! Chữ “có kẻ khác” trong câu 35 có nghĩa là “khác nhưng cùng một bản chất”. Cả hai nhóm người này đều có đức tin thật nơi Chúa, nhưng nhóm người thứ hai khác hơn vì họ đã không nhận được sự đáp lời cách nhiệm mầu. Thay vào đó, họ phải chịu đau đớn cách nặng nề và một số họ thậm chí bị giết. Những con người này có đức tin không? Vâng, có! Và có phải Chúa đã đáp lời họ một cách lạ lùng không? Không! Nhưng Ngài giúp họ vững niềm tin để có thể chịu đựng những hoạn nạn hầu làm sáng danh Đức Chúa Trời trong sự tuận đạo của họ (Giăng 21:18-19). Cả hai nhóm người này đều có cùng một đức tin nhưng họ đã không nhận được sự đáp lời giống nhau; tuy nhiên, cả hai đều mang lại vinh hiển cho danh Đức Chúa Trời.

Khi tôi nghe những vị diễn giả cũng như các giáo viên dạy Kinh Thánh tuyên bố rằng Đức Chúa Trời luôn ban cho chúng ta mọi điều chúng ta cầu xin miễn là chúng ta có đức tin. Tôi đã lắc đầu và tự hỏi rằng không biết đã có bao nhiêu Cơ Đốc Nhân bị tổn thương sẽ thắc mắc về những đức tính của Đức Chúa Trời cùng những lẽ thật trong lời hứa của Ngài.
Khi tôi nghe những vị diễn giả cũng như các giáo viên dạy Kinh Thánh tuyên bố rằng Đức Chúa Trời luôn ban cho chúng ta mọi điều chúng ta cầu xin miễn là chúng ta có đức tin. Tôi đã lắc đầu và tự hỏi rằng không biết đã có bao nhiêu Cơ Đốc Nhân bị tổn thương sẽ thắc mắc về những đức tính của Đức Chúa Trời cùng những lẽ thật trong lời hứa của Ngài. Phao-lô đã có đức tin rất lớn khi ông cầu nguyện đến ba lần để “cái giằm xóc vào thịt” lìa xa ông, nhưng Chúa đã không làm (Giăng 21:18-19). Thay vào đó, Chúa ban cho ông ân điển để ông có thể chịu đựng được những hoạn nạn mà không than vãn, đó chính là sự ban cho mà ông cần. Sự thay đổi nhiệm mầu trong khi chúng ta chịu hoạn nạn thử thách có thể làm sáng danh Đức Chúa Trời hơn là khiến cho nó lìa xa chúng ta; trường hợp Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập tự giá đã chứng minh điều đó. Được giải cứu khỏi những nan đề và hoạn nạn là những kinh nghiệm tuyệt vời, nhưng trải nghiệm qua những nan đề đó cũng tuyệt vời không kém.
Bằng cách trả lời thành thật bốn câu hỏi đơn giản sau, chúng ta có thể biết rõ liệu chúng ta có đã cầu xin phải lẽ và bước đi bởi đức tin hay không?

t

Câu hỏi đầu tiên, những lời cầu nguyện của chúng ta có phù hợp với những lời dạy trong Thánh Kinh hay không? “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rô-ma 10:17). Khi tốt nghiệp trung học, tôi đã có sẵn một công việc tại một nhà máy địa phương, nhưng tôi đã hứa nguyện sẽ phục vụ một tuần tại lớp Thánh Kinh Mùa Hè ở Hội Thánh chúng tôi và tôi đã không thể đảm nhận được cả hai việc một lúc. Tôi đã cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn tôi qua lời Kinh Thánh, và trong khi đọc Kinh Thánh hằng ngày tôi bắt gặp Ma-thi-ơ 6:33, “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” Tin chắc nơi lời hứa này, tôi đã liên lạc đến nhà máy để hỏi xin liệu tôi có thể bắt đầu công việc một tuần sau đó không, và họ đã đồng ý. Nan đề đã được giải quyết!
Kinh nghiệm đó dường như rất bình thường khi tôi so sánh với những trải nghiệm sau đó. Khi vợ tôi và tôi hầu việc Chúa tại Hội Thánh đầu tiên, và khi Hội Thánh cần xây dựng nơi thờ phượng mới. Người tiền nhiệm của tôi đã rất khéo léo khi xây dựng khu Cơ Đốc Giáo Dục thật đơn sơ nhưng cũng đầy đủ tiện nghi gần bên cạnh nhà thờ, vì vậy mà chúng tôi đã có điều kiện dễ dàng để chăm lo cho các lớp Trường Chúa Nhật cũng như những công việc của Hội Thánh Chúa trong khi xây dựng nơi thờ phượng mới. Gia đình tôi và những người bạn thân thiết biết rằng tôi không phải là người có hiểu biết về cơ khí và máy móc, vì thế tôi đã có thời gian dành ra để học tiếng Hy Lạp hơn là tìm biết những thiết kế và các chi tiết kỹ thuật trong xây dựng. Giống như Sa-lô-môn, tôi vẫn còn trẻ và thiếu kinh nghiệm (I Sử ký 22:5), vì thế tôi đã cầu xin Chúa ban cho tôi những lời hứa từ trong lời Ngài.
Vào một sáng nọ trong giờ tĩnh nguyện hằng ngày, tôi đọc đến I Sử ký 28:20, khi Đa-vít nói với Sa-lô-môn rằng, “Hãy vững lòng bền chí mà làm; chớ sợ sệt, chớ kinh hãi chi, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời của cha, vẫn ở cùng con; Ngài chẳng hề từ bỏ con, cũng chẳng hề lìa khỏi con cho đến chừng các công việc cất đền của Đức Giê-hô-va được xong.” – Đó chính là lời hứa dành cho tôi! Đức Thánh Linh đã khắc sâu câu Kinh Thánh này vào trong tâm trí tôi và giúp tôi vượt qua mọi giai đoạn trong công việc xây cất Đền Thờ. Tôi thậm chí còn chưa từng xây một cái chòi chim từ bé đến giờ, nhưng Chúa đã ban cho tôi và Hội Thánh mọi điều chúng tôi cần để hoàn thành công trình đó.
Tôi không phải gợi ý để bạn chơi trò “bói Kinh Thánh” may mắn, và mở Kinh Thánh ở bất cứ đâu, nhắm mắt lại và đặt ngón tay vào một câu Kinh Thánh bất kỳ. Đó không phải là cách thể hiện của đức tin. Campbell Morgan kể về một người đàn ông đã sử dụng cách giải quyết đó và ngón tay của anh ấy đã đặt đúng câu Ma-thi-ơ 27:5, “(và Giu-đa) liền trở ra, đi thắt cổ.” Anh ta bắt đầu thử mở lại Kinh Thánh một lần nữa, và chỉ trúng vào Lu-ca 10:37, “Hãy đi, làm theo như vậy”. Nên nhớ rằng Chúa ban cho chúng ta những lời hứa không phải bởi vì chúng ta tìm kiếm chúng nhưng bởi vì chúng tìm kiếm chúng ta trong khi chúng ta tương giao và suy ngẫm lời Chúa mỗi ngày. Và cứ như vậy Chúa đã hướng dẫn tôi và vợ tôi khi chúng tôi cầu hỏi ý Chúa cho những quyết định quan trọng của cuộc đời mình.

images

Câu hỏi thứ hai chúng ta phải trả lời đó là: những điều chúng ta đang làm có đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời hay không? Áp-ra-ham là một ví dụ. Chúa đã nói ông và vợ sẽ sinh con trong tuổi già yếu, và họ đã như vậy. “Người chẳng có lưỡng lự hoặc hồ nghi về lời hứa Đức Chúa Trời, nhưng càng mạnh mẽ trong đức tin, và ngợi khen Đức Chúa Trời” (Rô-ma 4:20). Chúa không đáp lời cầu nguyện để thỏa mãn chúng ta hay làm cho chúng ta trở nên giàu có hoặc nổi tiếng. Nhưng Ngài đáp lời cầu nguyện để cho danh Ngài được vinh hiển. Trong quyển The Test of Life, Robert Law đã viết, “ Sự cầu nguyện là một công cụ năng quyền, không phải để ý muốn con người được hoàn thành nơi Thiên Đàng, nhưng để ý muốn của Đức Chúa Trời được nên ở trên đất.” Chúng ta xem xét động cơ của mình khi chúng ta cầu nguyện và hãy để cho Đức Thánh Linh dò xét tấm lòng của chúng ta. Chúa đã đáp lời cầu nguyện của chúng tôi rất nhiều, nhưng tôi đã phải trưởng thành hơn để biết tạ ơn Chúa vì Ngài đã không đáp ứng những lời cầu nguyện ích kỷ của bản thân chúng tôi.

images-1

Warren W. Wiersbe   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn